[TT Hữu ích] Những hồi ức của một lính Hải quân

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,687 Mã lực
Cảm ơn bác TaiMV, bác tranvuhoang2005, bác springsea đã có nhời động viên nhà cháu. (b)

@ bác springsea:
-Chi tiết ‘1 tàu của ta dùng tốc độ cao thoát được ra ngoài, rút theo lệnh của trên. Tuy nhiên chứng kiến đồng đội bị địch oanh kích thảm khốc nên cả tàu đã quay lại chiến đấu’ và chi tiết ‘chiến sỹ này đã dùng dao găm đâm một chuẩn đô đốc Mỹ’ thật là thấm đẫm chất huyền thoại liêu trai.
Huyền thoại này có được, chắc là do lính Hải quân, được yêu quý quá, mà ra đấy thôi, bác à.

Với tư cách cùng là lính của 1 lữ - lữ 172, nhà cháu xin cảm ơn huyền thoại yêu quý trên ạ. ~o)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,687 Mã lực
Cảm ơn bác Baoleo, em chắc bác biết tên liệt sỹ hải quan cựu học sinh VĐ, cũng hy sinh ngay5/8/64?! Bác có thể gọi tên anh ấy giúp em được không?? Em không thể tìm được.
Bác lamthitvit kính,
Những người, đã từng qua Hải quân, rồi về sống ở Hà Nội, thì nhiều lắm.

Nhưng, những người con: sinh ra, lớn lên, học trọn 10 năm phổ thông ở Hà Nội, rồi nhập ngũ vào quân chủng Hải quân, thì hiếm lắm bác ạ.
Từ khi thành lập quân chủng Hải quân của ta (năm 1955) đến nay, nhà cháu chửa thấy Bộ Quốc phòng tuyển tân binh Hải quân ở Hà Nội bao giờ cả.
Bởi thế cho nên, nhà cháu mới bẩu, lính Hà Nội gốc, mà nhập ngũ Hải quân, thì hiếm lắm.
Theo nhà cháu biết, lính Hải quân người Hà Nội, thì đâu như chỉ có anh Ngô Huy Hoàng (một thần tượng của nhà cháu- chính là người mà bác đang muốn tìm), thêm vài người nữa, và….nhà cháu mà thôi. X_X

Xin gửi bác lamthitvit và các bác trong OF, câu chuyện về anh Hoàng, người mà bác lamthitvit đang hỏi tìm.


Tháp pháo mũi.

Những năm tháng chiến tranh đánh trả máy bay Mỹ, hải quân vùng 1 có rất nhiều chiến sỹ hy sinh trong các cuộc đánh trả máy bay giặc.
Đặc biệt trong trận đầu đánh máy bay Mỹ ngày 05/08/1964, hải quân Việt Nam có hai tấm gương tiêu biểu là anh Đặng Đình Lống và anh Ngô Huy Hoàng, pháo thủ tháp pháo mũi 40 ly, trên hai tầu tuần tiễu 79 tấn khác nhau. Cả hai anh đều hy sinh trong trận này. Sau trận đánh, một trong hai anh, được đưa về an nghỉ ở Khe Chè, bên cạnh quân cảng Cái Lân, đất của đơn vị tôi.
Năm 1984, quân chủng tổ chức quy tập lại mộ liệt sỹ, các anh được chuyển đi. Lúc này tôi được tham dự nên xin kể lại một chút hồi ức về các anh.

Trước hết, xin nói qua một chút về tháp pháo mũi.
Đối với hải quân tất cả các nước và đối với tất cả các loại tầu chiến đấu, tháp pháo mũi hay còn gọi là tháp pháo 1, là tháp pháo có tầm quan trọng bậc nhất. Lý do là ở vị trí đó, pháo hạm có phạm vi xạ giới rộng nhất, gần đạt 360 độ (trừ việc quay nòng bắn vào đài chỉ huy). Vì thế, từ khẩu đội trưởng đến pháo thủ thành viên của tháp pháo mũi đều là những người ưu tú nhất của con tầu. Đại khái các bác cứ hình dung: thành viên tháp pháo mũi giống như lớp chọn trong nhà trường ấy. Đỉnh của đỉnh.
Cả anh Lống và anh Hoàng đều là pháo thủ của tháp pháo mũi, đủ biết là trong lúc bình thường, các anh cũng là những người xuất sắc, nói gì đến trong chiến đấu.

Vì tôi và anh Hoàng đều là đồng hương Hà Nội phố, nên xin kể về anh Hoàng.
Anh Hoàng là con trai của Kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh, một trưởng lão trong làng kiến trúc sư từ thời Tây. Ông chính là người chịu trách nhiệm thiết kết và giám sát thi công Lễ đài Độc Lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2 tháng 9 năm 1945. Sau này, ông là Ủy viên Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước (hàm thứ trưởng). Nói như thế để thấy rằng: với vị thế của 1 gia đình dòng dõi, anh Hoàng hoàn toàn có thể nấp vào một chỗ nào đấy bình yên. Nhưng không, người con trai Hà Nội hào hoa ấy, đã tình nguyện vào Hải quân, mà lại vào vị trí của tháp pháo mũi.
Trận ngày 05/08/1964 diễn ra. Lúc đó, các tầu hải quân của ta còn đang neo trong quân cảng. Khi máy bay Mỹ đến, tầu của ta vừa bắn trả, vừa cơ động ra khỏi cửa Lục (phà Bãi Cháy bây giờ) để ra vịnh Hạ Long, nơi có vùng nước rộng hơn, để dễ cơ động.
Khi ra khỏi cửa Lục thì anh Hoàng đã bị thương rồi. Một mảnh bom cắm vào bụng làm ruột lòi ra. Anh Hoàng đã lột áo buộc ngang bụng, nghiến răng tiếp tục nạp đạn cho khẩu đội. Khi tầu ra đến vịnh, tầu anh Hoàng cùng 2 tầu 79 tấn khác hợp thành một biên đội bắn mãnh liệt. Lúc này, ba tầu 79 tấn của ta có số nòng pháo gần tương đương toàn bộ số nòng pháo cao xạ của mặt trận Điện Biên Phủ (ĐBP là 24 nòng 37 ly, còn 3 tầu là 18 nòng từ 20 đến 40 ly). Hỏa lực mạnh của hải quân làm phi công Mỹ khiếp vía, không dám coi thường, và bọn chúng đã tập chung hỏa lực, để đánh phá các tầu của ta.
Lúc này, anh Hoàng bị thương lần thứ hai. Một loạt đạn 20 ly của máy bay giặc đã bắn trúng tầu và anh Hoàng bị gẫy chân, khụy xuống. Nén đau, anh Hoàng đã tháo thắt lưng hải quân, tự buộc mình vào tháp pháo cho khỏi ngã, và ấn tiếp băng đạn cuối cùng cho đồng đội, rồi mới chịu gục xuống….

Năm 84, lúc bốc mộ anh Hoàng, đơn vị tôi đã tìm thấy chiếc quân hiệu và chiếc khóa thắt lưng của anh Hoàng, vẫn còn sáng chói.
Tôi đã đặt lại chiếc quân hiệu vào chỗ nằm mới của anh, hy vọng ngôi sao sáng ấy, sẽ tiếp tục dẫn đường cho anh. Còn chiếc khóa thắt lưng, cũng có ngôi sao, nhưng được khắc chìm vào mặt khóa, tôi giữ lại. Định bụng sẽ mang về, tìm cái dây thắt lưng nào vừa, sẽ thay vào để dùng nó. Hơi sến một tý nhưng lúc đó tôi coi anh Hoàng là thần tượng và muốn học theo anh.
Tiếc rằng thắt lưng của thời anh Hoàng to bản hơn thời của tôi, nên không dùng được. Sau này, khi tôi ra quân, tôi đã tặng lại cho cậu Vang-trưởng ban chính trị.
Hy vọng, đơn vị tôi vẫn còn kỷ vật này.



 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,687 Mã lực
MỘT NGƯỜI LÍNH TRONG MUÔN NGÀN

Anh đi bộ đội - sao trên mũ
Mãi mãi là ngôi sao-sáng dẫn đường


Sau đây là những mảnh hồi ức, của một người lính, có nick là “baoleo”, một người lính nằm trong số muôn vàn những người lính của Cụ Hồ.
Tập hợp các bài viết này, được chia thành 2 phần:

PHẦN 1: GIA ĐÌNH TÔI , và
PHẦN 2: MỘT NGƯỜI LÍNH TRONG MUÔN NGÀN


PHẦN 1: GIA ĐÌNH TÔI

Những đấng sinh thành:

Ông nội của cha tôi và bố của cha tôi, đều là các quan to của triều đình nhà Nguyễn.
Cụ nội tôi là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, thời vua Khải Định.
Còn ông nội tôi là Giám đốc Sở Giáo dục Tiên Lãng, thời vua Bảo Đại.
Tuy làm quan, nhưng các cụ và ông tôi, đều được lòng người.
Chẳng thế mà, hồi cải cách, gia đình tôi không bị đưa ra sân vận động để đấu tố.
Điều may ấy nó phụ thuộc vào:
Điều kiện cần là: Cụ và ông tôi đều ăn ở đức độ với mọi người.
Điều kiện đủ là: lúc đó, ông bà tôi có 3 con đang ở bộ đội chủ lực. Được Chính phủ tặng ‘Bảng Vàng danh dự’.
Tuy nhiên, toàn bộ sản nghiệp, thì bị Cách mạng tịch thu hết.
Khi baoleo tôi đã là Sỹ quan Hải quân, bà nội tôi vẫn nhớ:
-Khi bố mày và chú Trọng, chú Thành, còn đang cùng các đại đoàn chủ lực của Cụ Hồ, mải mê đánh giặc nơi chân trời, góc bể. Thì ở nhà, cách mạng vào thu ráo cả.
Còn sót lại mỗi cái cối thủng. Hôm sau, Cách mạng cũng vào vét nốt. Đội bẩu: cái cối thủng cũng lấy, để bần-cố làm cái nén cà.
:P
Cụ nội tôi-quan đầu tỉnh Thái Nguyên

 

Bung To

Xe container
Biển số
OF-31819
Ngày cấp bằng
20/3/09
Số km
5,609
Động cơ
520,604 Mã lực
Bài 10: Nốt vĩ thanh trầm của biên đội tầu phóng lôi:

Sau khi được trả về, các thủy binh nhanh chóng được trên cho ra quân.
Họ lập tức chìm vào trong triệu triệu người dân Việt và khuất lấp dưới lớp-lớp khói bụi thời gian.
Năm 2004, nhân kỷ niệm 40 năm sự kiện đánh tầu Ma-Đốc, bói mãi, mới tìm ra vài người.

Nhưng hy vọng chúng ta hôm nay, sẽ mãi nhớ về những thủy binh của biên đội tầu phóng lôi đánh tầu Ma Đốc nói riêng, và các chiến sỹ Hải quân nói chung – những người luôn có số phận bi hùng.

Chợt liên tưởng. Dạo này, đang có các bài viết về các lực lượng ‘CSB’ và ‘Kiểm ngư’ trong cuộc chiến chống quân Trung Quốc, đang xâm lấn chủ quyền nước ta trên vùng biển Hoàng Sa. Nói ngay cho nó vuông, ‘CSB’ và ‘Kiểm ngư’, cũng chính là anh em Hải quân mà ra.
Các đ/c ấy, đến nay, mới chỉ nhận được lời biểu dương từ các lãnh đạo. Chưa có huân chương, càng chưa có danh hiệu anh hùng.
Các lãnh đạo vẫn đang hô hào anh em ‘CSB’ và ‘Kiểm ngư’ tiếp tục hy sinh, và các lãnh đạo sẽ ghi nhớ.

Chợt nhớ tới cuộc chiến chống quân Trung Quốc 10 năm. Từ năm 1979 đến năm 1989. Có nhiều vạn huân chương, nhiều chục anh hùng được tuyên. Cùng với đó là nhiều chục nghìn chiến sỹ, âm thầm cống hiến, chiến đấu mà không có huy chương.
Tuy nhiên, chỉ sau đúng có năm. Đến năm 1990, sau Hội nghị Thành Đô, tất cả các chiến sỹ âm thầm, lẫn chiến sỹ được huân chương, và cả những chiến sỹ được tuyên anh hùng, đột nhiên bị biến mất và lãng quên. Đến tận hôm nay- giữa tháng 5/2014.
Lại lo, sự hy sinh-cống hiến của các anh em ‘CSB’ và ‘Kiểm ngư’, bị câu chuyện trên lặp lại. Có khi, đối tượng tác chiến của anh em, bị dấu mất cả tên, chỉ còn là ‘tầu lạ’ của ‘nước lạ’, như bấy lâu nay mà thôi.

Thôi, bỏ qua !
Các cụ trong OF à, lần uống rượu gần nhất tới đây, các cụ hãy giành 1 chén, để uống cho Hải quân nhà cháu, các cụ nhá.
Chiến tranh mà cụ !
Luôn có những người lính quên mình vì Tổ quốc.
Có thể chiến công của họ không được ghi nhận đầy đủ nhưng lòng dân vẫn ghi nhớ họ.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,687 Mã lực
Chiến tranh mà cụ !
Luôn có những người lính quên mình vì Tổ quốc.
Có thể chiến công của họ không được ghi nhận đầy đủ nhưng lòng dân vẫn ghi nhớ họ.
Bác Bung To kính,
Những người lính chiến thì không bao giờ đòi hỏi Tổ quốc hay nhân dân - một chút gì cho những hy sinh của họ.
Bài viết trên, chỉ muốn nhắm vào đối tượng là các lờ-đờ ngày hôm nay thôi, bác à.~o)
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
hôm nay thấy các LĐ trao bằng khen cho 2 thuyền trưởng 4033 và 4034
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,687 Mã lực
Người lính Cụ Hồ thế hệ đầu tiên

Bố tôi thuộc lớp những người lính đầu tiên của Cụ Hồ. Tất nhiên là ngoại trừ 34 cụ từng đánh trận Phay Khắt – Nà Ngần.
Bố tôi là lính của Trung đoàn thủ đô năm 1946.
Sáu đó, bố tôi học Lục quân khóa 7 bên Trung Quốc – chuyên ngành Công binh.
Chiến dịch Điện Biên, bố tôi ở Ban Công binh, trực thuộc Sở Chỉ huy của Đại tướng.

Năm 1954, bố tôi trong đoàn quân về tiếp quản Hà Nội.

Thời gian sau, bố tôi cưới mẹ tôi, một cô thợ thêu của Hà Nội.

Và rồi tôi và các em ra đời, với một lý lịch về thành phần bản thân, vẫn thường ghi là ‘gia đình quân nhân cách mạng’.

 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,687 Mã lực
Lính Cụ Hồ thế hệ thứ hai

Với thành phần lý lịch như đã dẫn, baoleo tôi chỉ có mỗi con đường, là trở thành lính thế hệ thứ hai của Cụ Hồ.
Số phẩn đẩy xuôi dòng, tôi trở thành sỹ quan – kỹ sư – Đ. viên




Người con trai thứ hai của bố mẹ tôi, rồi cũng thành lính Cụ Hồ nốt.
Năm 1978-1979, khi các bạn tôi trong các sư đoàn bộ binh, đang ào ạt vượt sông Mê Kông trên bến phà Niếc Lương để tiến vào Pnông-Pênh, thì em trai tôi, cùng sư đoàn tên lửa phòng không 367, đang đảm nhận nhiệm vụ càn quét bầu trời, giữ yên bình không gian, để bộ binh xung phong.




Con út của bố mẹ tôi, lấy chồng cũng là lính.
Chú em rể của tôi, nằm trong đội hình sư đoàn 320 ở Cam Pu Chia, thời điểm Tướng Kim Tuấn hy sinh.
Cô con gái út của bố mẹ tôi, cũng là Đ. viên, giống như chồng.
Ngày nay, ngày nào cô em gái tôi cũng xuất hiện trên báo, với chức danh là Tổng Biên Tập của một tờ Tạp chí chuyên ngành.
 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,687 Mã lực
Thế hệ thứ ba của Lính Cụ Hồ

Vợ chồng tôi chỉ có một cháu trai- con một.
Cháu là con lính Hải quân, nên mỗi khi có lễ trọng, là cháu lại diện bộ đồ Hải quân.
Tưởng chỉ là vui thế thôi. Ai dè….
Lớn lên, cháu sang Anh học. Và cháu đã được Hải quân Hoàng gia Anh, cấp bằng Chỉ huy của Hải quân Hoàng gia.

 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,687 Mã lực
Thế hệ thứ tư của Lính Cụ Hồ

Vợ chồng tôi đã có cháu nội.
Mẹ tôi, tức là cụ của cháu, mỗi khi sang nhà chắt chơi, thường hay nựng:
Cụ còn nhớ ông nội mày, mặc bộ quần áo mầu xanh hòa bình, được cụ thêu hình “ông tiều phu gánh củi”, lẫm chẫm ra đầu ô ngóng cụ đi làm về. Thế mà nay, cụ đã có chắt rồi. Thời gian nhanh quá.
Vâng, tôi còn thấy thời gian nhanh hơn.
Bởi đã thấy rằng: hồi chỉ mới 7 tháng tuổi, cháu đã thích nghịch máy điện toán. Mỗi khi bố mẹ cháu dùng com-piu-tơ, cháu liền bò đến, lấy tay đập đập vào máy.

Có lẽ nào chăng, khi lớn lên, cháu sẽ trở thành lính của ‘Kị Hồ’, chiến đấu ở đơn vị: Cục Tác chiến Điện tử ???




 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Anh của cụ Baoleo đẹp quá, hôm nào e cũng xin mượn ảnh các cụ cựu binh HQ scan đưa lên đây. Các cụ ngày xưa chụp ảnh đẹp như tài tử Hồng Kông :D.
Cuối tuần rảnh e sẽ up một số trận hải chiến của lữ 171 ở vùng biển Tây Nam. Một số trận khá hoành tráng với quy mô hơn chục tàu tham chiến của 2 bên.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,687 Mã lực
PHẦN 2:

MỘT NGƯỜI LÍNH TRONG MUÔN NGÀN



Bài học đầu tiên trong đời sỹ quan: Phân công chuyên môn trong quân ngũ.

Lứa sỹ quan nhà cháu, chuẩn bị tốt nghiệp ra trường, đúng vào thời điểm quân xâm lược Trung Quốc nổ súng tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc của ta –tháng 02 năm 1979.
Về chuyện này, Baoleo nhà cháu đã kể trong loạt hồi ức: ‘Ngày 17/02/1979 – Bạn làm gì ? Ở đâu’, và đã được bác pain trích đăng trong CAT: "Chiến tranh bảo vệ BGPB 1979- 1989 theo lời kể của người trong cuộc"
Chuyện này không kể lại nữa.

Lại nói về loại lính, được Quân đội gửi ra học ở các trường đại học ngoài dân sự, trước khi được đeo lon thiếu úy và phân về các đơn vị, đều có đợt tập chung ‘tẩy não’.

Đợt ‘tẩy não’ vào tháng 9 năm ấy của nhà cháu, đều là lính đã tốt nghiệp đại học ở các trường trong và ngoài nước, có vài thằng còn có bằng phó tiến sỹ ở Nga. Tất cả bọn lính nhà cháu đợt ấy, đều là lính có hộ khẩu gốc ở Hà nội.

Việc đầu tiên khi đến với mỗi đơn vị, là lại phải khai lý lịch, trong đó có mục chuyên môn, học vấn.
Cán bộ khung của nhà cháu hồi ấy (cấp C và đặc biệt là cấp B) phần lớn là lính nhập ngũ chống Mỹ từ những năm 6x, sau ngày 30/04/1975, các anh ấy được đào tạo bổ túc trong Trường sỹ quan lục quân 2 ở Bình Dương trong 9 tháng, nên văn hóa thực của thực của các anh đó, phần lớn chưa hết cấp 3.
Vì thế phải quản lý hội ‘nhều ný nuận’ như hội nhà cháu, các bố ấy cũng có phần nơi tay.

Và việc phân công biên chế trong C của hội nhà cháu, thì cán bộ khung thường là dựa vào chuyên môn của từng thằng.

Và chuyện gì phải đến đã đến.
C trưởng ra lệnh tập chung toàn đơn vị để phân chia về các phân đội. C trưởng dõng dạc hô:
-Đồng chí Lương!?
-Có.!! Thằng Lương “cốm” phồng bộ ngực lép cố hiên ngang đáp lại (thằng này gầy và có 1 túi cốm can xi mang theo để ăn chống thiếu chất, nên được anh em đặt cho biệt danh là Lương “cốm”)

C trưởng hùng hồn phân công:
-Xét về chuyên môn, đồng chí là phó tiến sỹ -sinh vật học, có liên quan đến vật sống, nên nay phân công làm …trợ lý y tá đại đội.

Trả cần tẩy não, ngay từ lúc ấy, hội ‘nhều ný nuận’ nhà cháu, đã được ‘ngộ’ ngay ra được, phân công theo chuyên môn- trong quân đội được thi triển dư lào. Hị hị.:))

Nhà cháu tại thời điểm tháng 02/1979.

 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,687 Mã lực
Gác đêm

Thời huấn luyện để ‘tẩy não’, nhà cháu được coi như binh nhì.
Vậy nên, gác đêm là chuyện không thể thoát.
Đêm khuya thanh vắng, sợ ma là chuyện muôn thủa, nhưng còn có cái đáng sợ hơn. Đó là không hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu quan trọng.
Mà trang bị thì có gì?. Nhõn khẩu AK không đạn. Thậm trí còn được dặn là không được kéo quy lát hoặc bóp cò khan. Vì làm như thế, kẻ xấu nó biết là súng không đạn, nó nhẩy xổ vào cướp súng thì có mà tù ….rũ xương với quân pháp.

Anh Phàn, chính trị viên của thời ‘tẩy não’ nhà cháu, là người Nam Hà, lính chống Mỹ, bản chất nông dân, khá tốt tính. ‘Chính viên’ tư vấn cho bọn ‘đầu bò’ nhà cháu là: các cậu nên nuôi 1 con lợn, đợi đến khi mãn hạn tẩy não, trước khi đeo lon về đơn vị mới, ngả ra mà làm bữa liên hoan.

Cả bọn lấy làm: chí phải. Nói là làm, hôm sau mấy thằng vào nhà dân mua được con lợn giống cỡ đâu như 20 cân hơi.
Kể từ hôm đó, con lợn trở thành vật gia bảo, là tài sản quý giá, là mục tiêu quan trọng nhất cần phải bảo vệ của đại đội đầu bò, đóng quân trên 1 quả đồi cằn cỗi gần phố Lả của đất Sơn Tây.
Điều lệnh canh gác đối với cánh đầu bò tạch tạch xè như nhà cháu, thì chỉ cần đọc qua 1 lần là thuộc như cháo chảy.
Cả bọn đều nhớ rõ lời ê a của đại trưởng: Việc canh gác có ngay từ khi hình thành quân đội trên thế giới, và sẽ tồn tại vĩnh cửu cho đến khi không còn quân đội tồn tại. Đều như như bánh răng đồng hồ và chính xác như kim giây, kim phút. Cứ 2 tiếng là 1 phiên. Khi bàn giao ca gác là phải bàn giao cả mục tiêu phải bảo vệ. Rõ chửa.

Mà như đã nói, trên cái quả đồi khô cằn ấy có cái cóc gì đâu, ngoài mấy cái lán tranh, vách liếp trống hơ, trống hoác, chứa lũ ‘tẩy não’ đầu bò đầu bướu nhà cháu, mà ai cũng ngại nhận.
Vậy là chỉ còn có mỗi con lợn gia bảo là mục tiêu quan trọng tối thượng cần bảo vệ mà thôi.

Mà cũng chẳng cần phải ai nhắc nhở, thằng nào cũng lo mất con lợn. Mất thì đi đứt bữa tươi đánh chén, được mong đợi nhất kể từ khi khoác lại bộ áo lính lên người.
Thế là cứ 2 tiếng 1 lần, thằng gác trước bàn giao cho thằng gác sau (có ghi sổ đàng hoàng) là: Lợn vẫn còn.
Hai thằng bàn giao cho nhau bằng cách lấy cái sào dài chọc vào chuồng lợn cho đến khi nghe thấy tiếng kêu eng éc mới thôi.
Đêm cũng như ngày, nắng cũng như mưa, 2 tiếng 1 lần, chính xác và vĩnh cửu, con lợn lại thảm thiết rú lên từng hồi dài.

Rồi thì cũng đến ngày liên hoan.
Cả bọn hăm hở phá chuồng, bắt lợn. Hy vọng sẽ tóm được chú ỉn ngót tạ. Vì canh gác kỹ thế cơ mà.

Hỡi ôi, năm thằng chỉ túm ra được 1 con lợn cỡ to bằng một quả bí xanh, không hơn không kém. Những cái đầu nóng nhất đã hình dung ra câu chuyện trinh thám An nam là ta bị bọn gián điệp Trung Quốc nó lừa.
Nhưng cũng còn có thằng tỉnh táo hơn. Đó là thằng An (bây giờ-06/2014, đã là anh An- Giáo sư-tiến sỹ-viện Mắt trung ương) phân tích rằng: thế còn là may đấy. Suốt ba tháng ròng, cứ 2 tiếng/1 lần lại bị chọc vật nhọn vào người để kêu gào. Không được ăn, không được ngủ, thì đến thép cũng phát bệnh thần kinh suy nhược, chứ nói gì đến lợn.

'Anh' An bây giờ, ngồi bên tay phải nhà cháu, trong một lần họp mặt kỷ niệm.

 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,837
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Các bác đều đã lớn tuổi cả .. trông ai cũng khỏe mạnh ..
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Đọc bài gác đêm của cụ Baoleo mà em cười vỡ bụng =))
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,687 Mã lực
Nhà cháu xin cảm ơn các bác đã có nhời động viên.
Nhà cháu xin kính chúc các bác nhiều vại nhá (b)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,687 Mã lực
Trong bộ quân phục của chiến sỹ Hải quân.

Rồi thì cũng qua thời ‘tẩy não’ đầy vui tươi.
Tạm biệt phố Cò, phố Lả của đất Sơn Tây, nhà cháu được phân về Hải quân.

Trong các kiểu quân phục của quân đội ta, thì quân phục Hải quân là ‘cổ hủ’ nhất.
Bởi từ khi thành lập quân chủng (năm 1955) đến tận bây giờ (2014), vẫn không hề có một sự thay đổi nào, cả về mầu sắc lẫn kiểu dáng.
Các cụ Hải quân hồi 5 x mặc thế nào, các cháu Hải quân giờ ở Trường Sa (2014), vẵn mặc như thế.
Chả bù cho cánh bộ binh hay các quân chủng khác, được mặc quân phuc kiểu mới liên tằng. Híc! X_X

Những ngày đầu về Quân chủng, nhà cháu lại một lần nữa, lại được ‘đi học’, để tập làm quen với một Quân chủng thật là đặc biệt.

Nhà cháu lúc này, đầy bỡ ngỡ trong một căn cứ bên bờ biển.


 
Thông tin thớt
Đang tải
Top