- Biển số
- OF-159708
- Ngày cấp bằng
- 7/10/12
- Số km
- 1,004
- Động cơ
- 360,454 Mã lực
Càng về cuối mùa, mưa càng ác liệt. Cơn lũ rừng trong đêm kéo nguyên cái cây cổ thụ còn nguyên cành lá tươi nằm dọc theo suối. Hôm trước không thấy gì, nhưng sáng hôm sau sớm dậy đã thấy lù lù giữa dòng nước đục ngầu. Khung cảnh bờ suối lở toang hoác, trông khác hẳn. Không biết lũ đã cuốn nó từ đâu trên thượng nguồn về đến đoạn này thì mắc lại. Một thằng lính cối ra suối đánh răng. Bờ đất chỗ nó ngồi bị nước xói, lở cái ùm. Lũ cuốn nó luôn...Chới với ra giữa dòng, may túm được cái cành của cây này. Nó trụ lại, leo lên một cái cành to, ngồi chễm chệ rồi mới bắt đầu kêu cứu ầm ĩ. Trên một cành cây khác còn một con trăn đang nằm cuộn khúc. Các nạn nhân của nước đang hoảng hồn, chẳng buồn để ý đến nhau. Lũ mới là cái đáng sợ nhất...Chúng tôi chập dây võng, buộc vào đá ném ra cho nó bám rồi lôi vào.
Anh Việt chính trị viên phó C1 đi tập huấn ngoài trung đoàn cùng anh Được, chính trị viên tiểu đoàn. Đi đến chỗ ngoặt vuông của con suối, chỗ lán khẩu đội DK.82, thấy nước réo ầm ầm. Cái cầu gỗ tự làm, theo kiểu cầu khỉ của Nam bộ, dài khoảng hơn 10m rung lên bần bật dưới sức chảy của dòng lũ, đã bắt đầu xiêu. Đi qua được cái cầu này quá như làm xiếc. Có lần ra trung đoàn bộ lĩnh pin về tối, tôi cũng không dám đi qua cầu mà cởi đồ chấp nhận lội suối, dù nước mùa khô lạnh căm. Cái cầu này đã bị lũ cuốn mấy lần rồi nay mới làm lại.
Hai thầy trò cởi đồ và túi mìn, gói trong tấm nilon do anh Được mang sang trước. Anh Được qua đầu tiên an toàn. Anh Việt qua sau, đi đến giữa cầu thì lảo đảo rồi rơi cái tõm. Khẩu AK tròng cổ, níu anh ấy mất tăm tích trong dòng nước đục ngầu. Ai cũng kinh hoảng nhưng không kịp phản ứng. Một lát sau, mới thấy ngoi được đầu lên và tấp dần xuôi vào bờ. Khẩu súng vẫn còn nguyên trên cổ. Tuy chắc cũng có hớp vài ngụm nước, nhưng anh Việt là người bơi giỏi nên thoát chết. Anh ấy vốn dân đánh cá, quê ở vùng biển Quảng Xương, Thanh Hoá. Ngày còn ở nhà, buổi trưa nắng chang chang chạy ra đón mảng về, phải ngắt hai cái lá sen mang theo. Chạy một mạch qua trảng cát nóng. Đến khi bàn chân rát bỏng, không chịu được nữa thì trải đôi lá sen xuống dẫm lên. Chân nguội đi, lại nhặt lá lên chạy tiếp. Ba lượt như thế mới ra đến biển. Lúc đó cặp lá sen đã giòn rụm như lá khộp, lá tếch mùa khô rừng này. Bồ Đề Lạt Ma xưa dùng thuyền đi chở đạo, còn ông này dẫm lá sen đi đón cá. Tâm Phật với cá tươi đều thơm như nhau, chẳng có gì là mâu thuẫn cả, vì nó thực là đời.
Lũ về, chúng tôi làm lưỡi câu đi câu chạch. Lưỡi câu mua ngoài dân toàn loại to đùng, dùng để câu cặm chứ không câu cá nhỏ được. Đầu tiên xin đoàn vài cái ghim giấy. Mang về hơ lửa cho nóng đỏ, duỗi thẳng ra. Lấy sống dao găm trần đoạn đầu cho hơi dẹt. Dùng lưỡi dao đột ngạnh trong đoạn dẹt đó, sau đó mài thật nhọn mũi. Mượn thằng Phượng bọ cái “panh” uốn đoạn ghim thành hình cái lưỡi câu theo cỡ mong muốn. Nhớ là đoạn mũi hơi vẹo so với thân cho lưỡi câu dễ đóng cá. Chặt đuôi, đập dẹt nốt đoạn cuống lấy chỗ bám để buộc dây câu. Cái lưỡi câu đã thành hình, mỗi tội mác thép do gia nhiệt nên hơi non. Giờ thì phải tôi thép cho cứng lại. Lại tiếp tục hơ cho hơi đỏ lưỡi trên lửa bấc đèn. Nhớ là hơi đỏ thôi đấy! Đỏ rực lên thì lưỡi câu giòn, không dẻo, bẻ quá là gẫy. Sau đó dùng “panh” gắp ra, nhúng thật nhanh vào cái chôn chén đựng dầu lau súng. Xèo…! Lấy tay gại gại kiểm tra. Bén rồi là xong cái lưỡi câu.
Chạch suối ngày thường không biết chúng nó chúi ở đâu, nhưng lũ lên, nước đục chạch đi ăn nhiều. Chạch suối hay tụ ở chỗ bờ lở, nước xoáy quẩn ngược nên phải quấn thật nhiều chì cho mồi mau chìm. Chúng tôi bẻ đầu đạn AK, cậy vỏ đồng ra để lấy chì. Giữa vỏ đồng là lõi thép hình côn là một lớp chì quấn mỏng. Có đạn AR.15 thì càng tốt, vì trong ruột đầu đạn này toàn chì. Câu chạch cũng là một cái thú giết thời gian. Đôi khi ba bốn cái cần câu châu vào một chỗ xoáy nước mà vẫn kéo được liên tục. Những con chạch phàm ăn bằng ngón tay, bụng vàng ệnh, thân lốm đốm hoa đen, có khi còn nửa khúc giun trên lưỡi câu vẫn nuốt chửng. Thỉnh thoảng lại dính câu con cá bò vàng óng. Chiều tối chạch mới ăn rộ. Có khi mưa chiều muộn, trùm áo mưa chịu lạnh, ngón tay mắc mồi và ngấm nước đã xun hết lại mà vẫn chưa muốn về.
Anh Việt chính trị viên phó C1 đi tập huấn ngoài trung đoàn cùng anh Được, chính trị viên tiểu đoàn. Đi đến chỗ ngoặt vuông của con suối, chỗ lán khẩu đội DK.82, thấy nước réo ầm ầm. Cái cầu gỗ tự làm, theo kiểu cầu khỉ của Nam bộ, dài khoảng hơn 10m rung lên bần bật dưới sức chảy của dòng lũ, đã bắt đầu xiêu. Đi qua được cái cầu này quá như làm xiếc. Có lần ra trung đoàn bộ lĩnh pin về tối, tôi cũng không dám đi qua cầu mà cởi đồ chấp nhận lội suối, dù nước mùa khô lạnh căm. Cái cầu này đã bị lũ cuốn mấy lần rồi nay mới làm lại.
Hai thầy trò cởi đồ và túi mìn, gói trong tấm nilon do anh Được mang sang trước. Anh Được qua đầu tiên an toàn. Anh Việt qua sau, đi đến giữa cầu thì lảo đảo rồi rơi cái tõm. Khẩu AK tròng cổ, níu anh ấy mất tăm tích trong dòng nước đục ngầu. Ai cũng kinh hoảng nhưng không kịp phản ứng. Một lát sau, mới thấy ngoi được đầu lên và tấp dần xuôi vào bờ. Khẩu súng vẫn còn nguyên trên cổ. Tuy chắc cũng có hớp vài ngụm nước, nhưng anh Việt là người bơi giỏi nên thoát chết. Anh ấy vốn dân đánh cá, quê ở vùng biển Quảng Xương, Thanh Hoá. Ngày còn ở nhà, buổi trưa nắng chang chang chạy ra đón mảng về, phải ngắt hai cái lá sen mang theo. Chạy một mạch qua trảng cát nóng. Đến khi bàn chân rát bỏng, không chịu được nữa thì trải đôi lá sen xuống dẫm lên. Chân nguội đi, lại nhặt lá lên chạy tiếp. Ba lượt như thế mới ra đến biển. Lúc đó cặp lá sen đã giòn rụm như lá khộp, lá tếch mùa khô rừng này. Bồ Đề Lạt Ma xưa dùng thuyền đi chở đạo, còn ông này dẫm lá sen đi đón cá. Tâm Phật với cá tươi đều thơm như nhau, chẳng có gì là mâu thuẫn cả, vì nó thực là đời.
Lũ về, chúng tôi làm lưỡi câu đi câu chạch. Lưỡi câu mua ngoài dân toàn loại to đùng, dùng để câu cặm chứ không câu cá nhỏ được. Đầu tiên xin đoàn vài cái ghim giấy. Mang về hơ lửa cho nóng đỏ, duỗi thẳng ra. Lấy sống dao găm trần đoạn đầu cho hơi dẹt. Dùng lưỡi dao đột ngạnh trong đoạn dẹt đó, sau đó mài thật nhọn mũi. Mượn thằng Phượng bọ cái “panh” uốn đoạn ghim thành hình cái lưỡi câu theo cỡ mong muốn. Nhớ là đoạn mũi hơi vẹo so với thân cho lưỡi câu dễ đóng cá. Chặt đuôi, đập dẹt nốt đoạn cuống lấy chỗ bám để buộc dây câu. Cái lưỡi câu đã thành hình, mỗi tội mác thép do gia nhiệt nên hơi non. Giờ thì phải tôi thép cho cứng lại. Lại tiếp tục hơ cho hơi đỏ lưỡi trên lửa bấc đèn. Nhớ là hơi đỏ thôi đấy! Đỏ rực lên thì lưỡi câu giòn, không dẻo, bẻ quá là gẫy. Sau đó dùng “panh” gắp ra, nhúng thật nhanh vào cái chôn chén đựng dầu lau súng. Xèo…! Lấy tay gại gại kiểm tra. Bén rồi là xong cái lưỡi câu.
Chạch suối ngày thường không biết chúng nó chúi ở đâu, nhưng lũ lên, nước đục chạch đi ăn nhiều. Chạch suối hay tụ ở chỗ bờ lở, nước xoáy quẩn ngược nên phải quấn thật nhiều chì cho mồi mau chìm. Chúng tôi bẻ đầu đạn AK, cậy vỏ đồng ra để lấy chì. Giữa vỏ đồng là lõi thép hình côn là một lớp chì quấn mỏng. Có đạn AR.15 thì càng tốt, vì trong ruột đầu đạn này toàn chì. Câu chạch cũng là một cái thú giết thời gian. Đôi khi ba bốn cái cần câu châu vào một chỗ xoáy nước mà vẫn kéo được liên tục. Những con chạch phàm ăn bằng ngón tay, bụng vàng ệnh, thân lốm đốm hoa đen, có khi còn nửa khúc giun trên lưỡi câu vẫn nuốt chửng. Thỉnh thoảng lại dính câu con cá bò vàng óng. Chiều tối chạch mới ăn rộ. Có khi mưa chiều muộn, trùm áo mưa chịu lạnh, ngón tay mắc mồi và ngấm nước đã xun hết lại mà vẫn chưa muốn về.