- Biển số
- OF-159708
- Ngày cấp bằng
- 7/10/12
- Số km
- 1,004
- Động cơ
- 360,454 Mã lực
Nuôi sáo trong đơn vị hồi đó như một phong trào. Dưới đại đội 1, thằng Đặc nuôi một con sáo đen. Thằng Căn ra dân cũng xin được bọn trẻ con một con sáo đá. Giống sáo đá lông màu ghi pha đen, cổ quàng khoanh lông trắng, lớn con lắm mồm, nhưng có vẻ chậm chạp hơn sáo đen. Sáo đá thì nhiều thằng bảo quê chúng nó gọi là cà cưỡng. Về chuyện giống loài, tên gọi này thì đã khởi đầu cho nhiều trận cãi nhau, quê tao quê mày.
Sáo đen thằng Đặc làm cho nó cái lồng. Con sáo đá của thằng Căn đầu tiên nuôi trong ống bơ. Nhưng nó lớn nhanh lắm, cái ống bơ chật nên lại gửi sang cái lồng sáo đen. Tuy vậy, cái giống sáo nó cũng không hiếu chiến như gà chọi hay họa mi. Chúng nó chung lồng nhưng không mổ nhau khi còn non. Chỉ tranh ăn những khi có châu chấu hai thằng bắt về.
Rồi sáo biết bay chuyền, rồi nhớn nhao trưởng thành thành “ông kẹ” sáo do được lính chiều, chuyên gây phiền phức. Hai thằng đi chơi đi nhậu đâu là huýt sáo theo cho nó oai. *** sáo tanh lòm, ỉa trắng vai áo lính mà bọn nó vẫn chịu được. *** ai vừa mũi người ấy, ăn chơi phải nghiến răng. Có điều sáo còn thích phẹt cả vào áo của thằng Tào anh nuôi khi đang phơi nữa. Thằng này thì kỹ tính sạch sẽ, mà lại không yêu động vật lắm, nên có lần nó rình vồ được quả tang, dọa bóp chết toi. May nó nghĩ thế nào lại tha. Cả hội đang đánh tiến lên, một con sáo nhảy vào cắp cái bút bi ghi điểm, bay ra suối thả cái tõm. Điên ruột...
Đoạn vĩ thanh về cặp sáo này. Lính 78 ở đơn vị tôi, đến năm 82, từ khi có Luật NVQS thì được chiếu cố hơn. Tác chiến dài ngày không phải đi nữa. Chỉ có xuống anh nuôi giúp việc lặt vặt hoặc tăng gia rau cỏ cải thiện...chờ đợt ra quân gần Tết. Gia tài có gì đâu? Mấy chục phụ cấp tiền Rịa lẫn tiền Việt. Anh em còn ở lại, trong bữa nhậu chia tay, góp vào mỗi người cho một ít như người ta bỏ phong bì đám cưới bây giờ. Màn mới lĩnh đem mắc cho chó để liên hoan. Ra chợ làm đôi tông Thái gan gà, ít xấp vải Tháilan, đôi cục xà bông Camay, cái hộp quẹt ga sơn mài… nhét vào cái bồng lép kẹp là lên đường về quê mẹ.
Chuyến xe về nước, trên thùng tất nhiên ngoài những cái bồng lép cũng có cả những cái ba lô căng phồng thuốc Samit, kem đánh răng 3 màu, vải ốt pho Thái...Sợ bẹp cái lồng sáo, hai thằng để lên trên đống ba lô. Sáo thì không phân biệt được ba lô lép của chủ, ba lô đầy của sĩ quan đi buôn. Cứ buồn ỉa là nó phẹt lung tung. Mấy ông sĩ quan đi "công tác" nhờ xe lính ra quân, giắt K.59 tưởng mình to, dọa quăng cái lồng sáo đi thì bị một trái nặng nặng tròn tròn gõ cái "cốp" vào mũ. Từ đó thôi không dám “hót” nữa. Đời thằng lính chiến cùi, có cái lồng sáo là quý nhất, có họa khùng điên mới dây vào với chúng nó làm gì ?
Trạm Long Bình, hành quân bộ ra ga Hố Nai, lên tàu hồi hương trên chuyến tàu áp Tết...Đến ga Đà Nẵng tàu dừng nghỉ lâu. Cả sân ga xanh rì áo lính tràn xuống ăn uống, rửa ráy. Chợt thấy tiếng kêu thất thanh ở hàng cơm bên cạnh. Hóa ra là hai con sáo thừa cơ lao vào cướp cá cơm với tôm kho của người ta đang ăn. Bộ đội cười rộ lên...Mấy cô mấy bà đang dùng bữa chắc đã có chồng, nhưng hẳn là chưa thấy một giống chim nào láo như thế! Không hổ danh chim bộ đội. Thằng Căn vỗ bốp bốp vòi nước máy đang chảy gọi:" Sáo tắm, sáo tắm!" Hai con sáo sà xuống, xòe cánh, vãy đuôi quạt nước tung tóe, la chí chóe. Dân tình bâu cả lại xem sáo tắm trên sân ga. Có người nằng nặc đòi trả 700 đồng đôi sáo cọc cạch này. Một số tiền khá lớn lúc đó, nhưng chúng nó dứt khoát không bán. Ai lại đi bán đồng đội bao giờ?
Qua đèo Hải Vân, ra đến đất Quảng Bình. Tàu bắt đầu chạy nhanh... Một con châu chấu ở đâu lạc vào bậu trên cửa sổ tàu. Thằng Đặc nhanh tay vồ được. Nó dứ dứ cho con sáo đen của nó, nhưng con đá lại giật được. Vẫn sẵn thuộc tính sở hữu, thiên vị nên nó mở lồng, túm con đá, lấy lại con châu chấu cho con đen ăn. Con châu chấu hơi to, con đen cặp ngang mỏ, lừa lựa xoay dọc để nuốt. Đã thế lại còn chui khỏi lồng, nhảy lên bậu cửa tàu để lảng xa con đá. Hấp! Một cơn gió phất qua, bạt con đen khỏi ô cửa sổ. Thằng Đặc nhoài mình ra khỏi ô cửa gọi ời ời, sáo ơi, sáo à...Tiếng gọi của nó lạc đi trong tiếng bánh sắt nghiến ray ầm ầm....
Con sáo đen vẫn còn bay đuổi theo đoàn tàu mãi mới đuối hơi, rồi mất tích trong bầu trời phía sau...
Con sáo đá thằng Căn mang về quê, thôn Mai Hiên, Mai Lâm huyện Đông Anh nuôi. Một thời gian sau cũng chết. Chắc vì nó cũng nhớ héo hắt cái phum rừng Ba Tàhiên, nơi quê nhà của nó…
Sáo đen thằng Đặc làm cho nó cái lồng. Con sáo đá của thằng Căn đầu tiên nuôi trong ống bơ. Nhưng nó lớn nhanh lắm, cái ống bơ chật nên lại gửi sang cái lồng sáo đen. Tuy vậy, cái giống sáo nó cũng không hiếu chiến như gà chọi hay họa mi. Chúng nó chung lồng nhưng không mổ nhau khi còn non. Chỉ tranh ăn những khi có châu chấu hai thằng bắt về.
Rồi sáo biết bay chuyền, rồi nhớn nhao trưởng thành thành “ông kẹ” sáo do được lính chiều, chuyên gây phiền phức. Hai thằng đi chơi đi nhậu đâu là huýt sáo theo cho nó oai. *** sáo tanh lòm, ỉa trắng vai áo lính mà bọn nó vẫn chịu được. *** ai vừa mũi người ấy, ăn chơi phải nghiến răng. Có điều sáo còn thích phẹt cả vào áo của thằng Tào anh nuôi khi đang phơi nữa. Thằng này thì kỹ tính sạch sẽ, mà lại không yêu động vật lắm, nên có lần nó rình vồ được quả tang, dọa bóp chết toi. May nó nghĩ thế nào lại tha. Cả hội đang đánh tiến lên, một con sáo nhảy vào cắp cái bút bi ghi điểm, bay ra suối thả cái tõm. Điên ruột...
Đoạn vĩ thanh về cặp sáo này. Lính 78 ở đơn vị tôi, đến năm 82, từ khi có Luật NVQS thì được chiếu cố hơn. Tác chiến dài ngày không phải đi nữa. Chỉ có xuống anh nuôi giúp việc lặt vặt hoặc tăng gia rau cỏ cải thiện...chờ đợt ra quân gần Tết. Gia tài có gì đâu? Mấy chục phụ cấp tiền Rịa lẫn tiền Việt. Anh em còn ở lại, trong bữa nhậu chia tay, góp vào mỗi người cho một ít như người ta bỏ phong bì đám cưới bây giờ. Màn mới lĩnh đem mắc cho chó để liên hoan. Ra chợ làm đôi tông Thái gan gà, ít xấp vải Tháilan, đôi cục xà bông Camay, cái hộp quẹt ga sơn mài… nhét vào cái bồng lép kẹp là lên đường về quê mẹ.
Chuyến xe về nước, trên thùng tất nhiên ngoài những cái bồng lép cũng có cả những cái ba lô căng phồng thuốc Samit, kem đánh răng 3 màu, vải ốt pho Thái...Sợ bẹp cái lồng sáo, hai thằng để lên trên đống ba lô. Sáo thì không phân biệt được ba lô lép của chủ, ba lô đầy của sĩ quan đi buôn. Cứ buồn ỉa là nó phẹt lung tung. Mấy ông sĩ quan đi "công tác" nhờ xe lính ra quân, giắt K.59 tưởng mình to, dọa quăng cái lồng sáo đi thì bị một trái nặng nặng tròn tròn gõ cái "cốp" vào mũ. Từ đó thôi không dám “hót” nữa. Đời thằng lính chiến cùi, có cái lồng sáo là quý nhất, có họa khùng điên mới dây vào với chúng nó làm gì ?
Trạm Long Bình, hành quân bộ ra ga Hố Nai, lên tàu hồi hương trên chuyến tàu áp Tết...Đến ga Đà Nẵng tàu dừng nghỉ lâu. Cả sân ga xanh rì áo lính tràn xuống ăn uống, rửa ráy. Chợt thấy tiếng kêu thất thanh ở hàng cơm bên cạnh. Hóa ra là hai con sáo thừa cơ lao vào cướp cá cơm với tôm kho của người ta đang ăn. Bộ đội cười rộ lên...Mấy cô mấy bà đang dùng bữa chắc đã có chồng, nhưng hẳn là chưa thấy một giống chim nào láo như thế! Không hổ danh chim bộ đội. Thằng Căn vỗ bốp bốp vòi nước máy đang chảy gọi:" Sáo tắm, sáo tắm!" Hai con sáo sà xuống, xòe cánh, vãy đuôi quạt nước tung tóe, la chí chóe. Dân tình bâu cả lại xem sáo tắm trên sân ga. Có người nằng nặc đòi trả 700 đồng đôi sáo cọc cạch này. Một số tiền khá lớn lúc đó, nhưng chúng nó dứt khoát không bán. Ai lại đi bán đồng đội bao giờ?
Qua đèo Hải Vân, ra đến đất Quảng Bình. Tàu bắt đầu chạy nhanh... Một con châu chấu ở đâu lạc vào bậu trên cửa sổ tàu. Thằng Đặc nhanh tay vồ được. Nó dứ dứ cho con sáo đen của nó, nhưng con đá lại giật được. Vẫn sẵn thuộc tính sở hữu, thiên vị nên nó mở lồng, túm con đá, lấy lại con châu chấu cho con đen ăn. Con châu chấu hơi to, con đen cặp ngang mỏ, lừa lựa xoay dọc để nuốt. Đã thế lại còn chui khỏi lồng, nhảy lên bậu cửa tàu để lảng xa con đá. Hấp! Một cơn gió phất qua, bạt con đen khỏi ô cửa sổ. Thằng Đặc nhoài mình ra khỏi ô cửa gọi ời ời, sáo ơi, sáo à...Tiếng gọi của nó lạc đi trong tiếng bánh sắt nghiến ray ầm ầm....
Con sáo đen vẫn còn bay đuổi theo đoàn tàu mãi mới đuối hơi, rồi mất tích trong bầu trời phía sau...
Con sáo đá thằng Căn mang về quê, thôn Mai Hiên, Mai Lâm huyện Đông Anh nuôi. Một thời gian sau cũng chết. Chắc vì nó cũng nhớ héo hắt cái phum rừng Ba Tàhiên, nơi quê nhà của nó…