[TT Hữu ích] Nhớ lại cái thời bao cấp

Đại_Bàng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-124769
Ngày cấp bằng
19/12/11
Số km
758
Động cơ
385,650 Mã lực
Thời em thì đã có sữa Kim Cương rồi :D nên khi đau ốm là được uống sữa KC , em nhớ mãi là có cái quần đùi đỏ đi học về là thay , mặc nhõn cái quần đùi lê la khắp nơi đến nỗi cái mít quần vá 5 - 6 miếng :D chồng lên nhau , sáng nào mà bố em đưa đi ăn phở 5 hào là sướng lắm , thịt thì không nhớ chỉ nhớ mỗi rau vì cả nhà ăn 1 rổ rau to tướng xào với tí mỡ tráng đáy xoong
 

NamThanglong1

Xe buýt
Biển số
OF-24704
Ngày cấp bằng
24/11/08
Số km
810
Động cơ
498,300 Mã lực
Có những công việc của bọn trẻ ngày bao cấp bọn trẻ bây giờ không thể biết. Tối hôm trước mẹ bảo mấy đứa: mai mua thịt nhé, anh tôi đi học sáng, tôi học chiều nên lãnh trách nhiệm mua thịt, sáng mẹ gọi dậy từ 4h đưa cho tờ phiếu cùng tiền, gói trong ni lông bảo giữ chặt vào, tôi chạy ù ra cửa hàng mậu dịch bán thịt. Xuất thịt của cả nhà trong 1 tháng đâu được hơn cân gì đấy sẽ được thực hiện trong ngày hôm ấy. Cửa hàng thịt người ta bán cả lòng, cả chân giò, cả thịt, có thể hoán đổi giữa chân giò và lòng tùy theo ý thích.
Chúng tôi bắt đầu xếp hàng, vì chờ rất lâu đến 7h bán hàng nên chúng tôi xếp trước bằng cái gì có thể nhặt được: cục gạch mê rồ, mê nón, cái hộp cũ.....thôi thì đủ kiểu, vậy cục gạch là thằng Thằng, hòn ngói là thằng hùng, nón mê là con Giang...v v
Rồi bà mậu dịch viên bắt đầu mở cửa, dọn bàn, thớt... đám đông ồ lên thay vật bằng người, đứng xếp hàng chen nhau bẹp ruột( giống cái hình đen chắc có bác post lên trong thớt ý) mọi người xô đẩy nhau hướng tới ô cửa nhỏ trong đó có mấy chị mậu dịch viên ngồi. Người thì cắt phiếu thu tiền, người thì chặt thịt cân giao hàng.
Chen nhau bẹp ruột đến 10 giờ thì cũng đến lượt, vì tôi ra từ 4h 30 mà cũng đứng hàng thứ 20, 30 rồi, có người ra sau xếp hàng rồng rắn hết thịt rồi đành về. Thường những người mua thịt là vì hôm ấy hết mỡ lợn rồi hoặc có khách quê ra, tỉnh khác đến, nếu không mua được mậu dịch ra chợ đen mua mất một phần mấy tháng lương như bỡn. Đến lượt tôi mua, lòng lợn mua xong được buộc thành một xâu xách tòng teng, miếng thịt mông đựng trong cái rổ, tôi hý hửng mang chiên lợi phẩm chân sáo chạy về. Những người khác không mua nhìn xâu lòng tôi xách mà nuốt nước bọt ừng ực. Về đến nhà thì là bắt đầu đại tiệc đây, những hôm đó thường nhằm ngày chủ nhật, bố con tôi thái rau thơm bóp với tiết lợn rồi thì làm cái dồi lợn trong chậu. Mẹ tôi thái mỡ rán xèo xèo để đổ vào cái âu cất vào chạn, tí nạc thì làm ruốc làm thịt kho cất đi, còn tí bì tôi ngồi thái mỏng bay trộn tí nem chạo.
Những bữa đại tiệc mua thịt lợn của tháng đến giờ tôi có bao giờ quên, mếng dồi lợn nóng hổi, đĩa lòng lợn luộc, đĩa nem chạo, thật là đại tiệc.
Còn ngày thường thì sao, thịt lợn kho cất đi mỗi bữa bỏ ra vài miếng, mẹ giao hẹn chẳng hạn mỗi bữa mỗi người hai miếng con con, tủy kiểu ăn của mỗi đứa, có đứa háu ăn hết từ bát đầu, những bát sau ăn cơm không và nuốt nước bọt, có đứa ăn cơm không chờ đến bát cuối nhem nhem đứa khác.
Để đủ chất mà sống, bố mẹ hay nấu nồi cà chua rõ to, nếu có vài dánh tóp mỡ nổi lên thì tuyệt, món ấy với một rổ rau xà lách sống là chủ đạo cho các bữa cơm, rau thì nhà trồng được. Ngày thường tôi hay giúp mẹ làm cua, được cái thời xưa cua sẵn, dăm ba xóc cua tôi hì hục xé giã lọc, rổ rau mùng tơi hay rau đay, đun nóng cua đổ rau vào, bữa cơm chan canh cua xì xụp húp.
Đến lúc bố tôi biết uống rượu hay mua ếch, bọn ếch rẻ lắm, cả rổ to, chặt đầu lột da, lòng da thì xào mướp, đùi mình thì hầm vời chuối( chẳng có mỡ mà rán đùi đâu} bố tôi có món nhắm, tôi cũng ngồi ăn thịt ếch gật gù.
Lươn cũng rẻ, mua cả thùng làm gio muối cho sạch rớt, ròi mổ bụng, luộc lên gỡ thịt, xào với hành răm, xương thì giã ra nấu nước làm nồi cháo lươn húp xì xụp.
 
Chỉnh sửa cuối:

nguyenakin

Xe buýt
Biển số
OF-35748
Ngày cấp bằng
21/5/09
Số km
965
Động cơ
482,520 Mã lực
Những động vật " dễ thương " thời bao cấp ... không biết giờ chúng ở đâu nữa hay tuyệt chủng rồi ....



Mặc dù là con trai nhưng hồi bé e cũng nuôi 1 ít làm cảnh .... Bà già bắt lấy lược bí ra chải xuống tờ giấy trắng rơi cứ gọi là bồm bộp ... sợ thật !



Con này nhà nào ít giặt chăn chiếu kiểu gì cũng có ... nó đốt đau vãi ....!

Cùng với chúng là những bệnh ngoài da như chốc đầu, hắc lào, ghẻ ... Ôi những căn bệnh của 1 thời xà phòng và nước nóng là món xa xỉ ... các cụ có còn nhớ !!!
 

NamThanglong1

Xe buýt
Biển số
OF-24704
Ngày cấp bằng
24/11/08
Số km
810
Động cơ
498,300 Mã lực
Đấy là mua thịt, mua gạo tương tự nhau, xếp gạch, chen nhau, chửi bới nhau, tiêng mụ mậu dịch the thé mắng dân, những gương mặt hốc hác, hau háu nhìn lương thực thực phẩm, chăc các bác nhớ nươc mắm ngày xưa nhỉ, khắm um mặn chát, có như nước mắm bây giờ đâu, mắm tôm thì có ròi, mứt miền thì mốc là thường. May mà nhà tôi có vườn ăn rau còn ngon thoát được cái nạn rau mậu dịch vừa già vừa vàng chỉ như cho lợn ăn.
Chúng tôi giúp bố mẹ mua chất đốt, thôi thì thập cẩm ngũ vị, mua dầu thì đựng trong thùng, can xâu cái que khiêng về, mua trấu thì đi đóng vào bao, cả lúc trai gái lăn lộn chơi trong cái vựa trấu, lấy gậy nhồi vào bao rồi lấy dây khâu miệng lại, ra cân rồi mượn xe cải tiến chở về, cái xe cải tiến ngày ấy thay cho cái ô tô tải.
Rồi mua củi, củi mang về mấy cái sức còm thì nhau manh búa chim, dao rựa bổ củi, cạnh nhà tôi có anh L khỏe lắm, bổ giỏi bọn nó hay gọi là L bổ củi. Tùy theo ngành chất đốt mà ở nhà đốt đủ thứ, than kip lê thì chúng tôi móc bùn về nắm vào để khô ( bây giờ chúng ta hay đùa nắm than là thế đấy) bếp lò đắp bằng bùn có ghi sắt, đốt tí củi nhóm vào viên than bẻ nhỏ ra, cho cái quạt con cóc vào quạt khói um. được cái bếp than thì tốt nhiệt, hầm hì kho cá, nấu nước nóng tắm xả láng, buổi trưa nấu xong đắp tí than ướt lên miệng kìm lửa đến chiều, chọc lỗ thủng nhỏ bằng cái bút chì thôi mà cũng nấu sôi nồi nước đấy. Bếp thanh thừa nhiệt nấu nước sôi hàng xóm hay gọi nhau để cho. Ngoài bếp than thì bếp củi, bếp trấu, mùn cưa đủ thức, có bếp dầu là xịn nhất.
Kinh tế ngày càng khó khăn, đồng lương của bố mẹ tôi nuôi ba cái tầu há mồm( anh tôi ăn 7 bát cơm, tôi ăn 5 bát) có vẻ gay lắm, bố mẹ tôi nhận việc làm thêm, mẹ tôi thì đã đan len từ lâu, tay mẹ đan nhanh như máy, giờ thì nhận thêm việc gì có thể: dán hộp mứt, hộp thuốc, bóc lạc...
Cái môn bóc lạc thú vị đây, ngồi thì có mỏi lưng sưng tay, nhừng bù lại được ăn lạc dư thừa, vỏ lạc thì để nấu bếp, hàng tối trong nhà tiếng bóc lách tách lách tách, lạc để xuất khẩu đi liên xô, rồi thì đi trả lạc, lạc mà kém quá họ không nhận thì gay, được mẻ lạc tốt vừa nhiều nhân để dư lại vừa được nhận dễ thì vui lắm.
 

kentdju

Xe điện
Biển số
OF-165853
Ngày cấp bằng
9/11/12
Số km
4,724
Động cơ
538,948 Mã lực
Em nhớ có lần bố mẹ em được trả lương bằng phân đạm, em hỏi các cụ là làm gì với nó đây, ăn thì không được rồi, còn bán thì bị bắt ngay
 

haidch75

Xe tải
Biển số
OF-165838
Ngày cấp bằng
9/11/12
Số km
262
Động cơ
348,670 Mã lực
Cho tôi 1 vé đi tuổi thơ, các kụ kể làm nhà cháu thấy bồi hồi quá
 

biahoihanoi

Xe lăn
Biển số
OF-14970
Ngày cấp bằng
21/4/08
Số km
13,868
Động cơ
635,745 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Khát vọng gì hả bác? Nếu có khát vọng thì vượt biên rồi.
 

kentdju

Xe điện
Biển số
OF-165853
Ngày cấp bằng
9/11/12
Số km
4,724
Động cơ
538,948 Mã lực
Chuyện tán gái thời bao cấp - mời các cụ/mợ hồi tưởng!

Những thanh niên thời ấy, bây giờ trẻ nhất cũng đã U50. Nhớ lại thời bao cấp, ai cũng kêu cái thời sao khổ thế. Nhưng khi kể chuyện tán gái hồi đấy, họ người mỉm cười, kẻ cười mỉm.

Một đôi dép, chục người mượn


Ông Nguyễn Văn Quảng, 57 tuổi, từng là sinh viên Đại học Tổng Hợp Hà Nội những năm cuối thập kỷ 70 của thế kỷ 20. Năm thứ hai, ông phải lòng một cô sinh viên khóa dưới.
“Cô này da trắng, tóc dài chấm hông, nhiều anh mê lắm, toàn những đứa có sừng có mỏ cả. Mình cũng thuộc dạng khá, học hành được, nhưng trong đám cưa nàng, loại như mình đổ đi không hết, lại phải tội nghèo. Hồi mình đỗ đại học, thầy u giết được con lợn mời cả xóm đến mừng, tiễn mình đi, thế là từ đó giao mình cho nhà nước nuôi dạy chứ chả cho được đồng nào”, ông Quảng kể.
Mỗi lần định đến thăm nàng, nghĩ đến hai bộ đồ sờn cũ của mình, chàng sinh viên Nguyễn Văn Quảng thấy nản. Dĩ nhiên ông cũng làm như các bạn bè ở hoàn cảnh mình khi đó vẫn làm: mượn đồ. Áo mượn người này, quần mượn người kia, cứ mới mới chút là được, không khó kiếm. Nhưng muốn gây ấn tượng tốt thì phải có những đồ thời thượng, kiểu như hàng hiệu bây giờ.
Thế nên cứ đến thứ 5 hằng tuần là Quảng lại nhắc cậu bạn trong ký túc xá: “Nhớ là tao đăng ký từ trước rồi đấy nhé”, ý nói đến đôi dép nhựa trắng Tiền phong và cái xe đạp của anh chàng.
Cái xe đạp hồi đó cũng giống như xe máy Dreams với thế hệ sinh viên 7X hay xế hộp với sinh viên 9X vậy, có nó là nghiễm nhiên thành hot boy. Còn dép nhựa trắng Tiền phong thì giá trị chả kém gì giày hàng hiệu bây giờ. Thế nên anh chàng quê Hải Phòng sở hữu cả hai món này là người được cầu cạnh nhiều khu ký túc. Bạn bè cậu nào cũng muốn mượn để “lấy le” với các em. Họ đua nhau hối lộ khổ chủ, nào thuốc lá, nào kẹo lạc, nào giặt hộ quần áo… chỉ cốt chiều thứ 7 được mượn dép, mượn xe.




Babetta, một loại "siêu xe" thời bao cấp. Ảnh: Internet.

Yêu thì yêu vô cùng, nhớ ghê gớm lắm, nhưng vì mấy lần trước đã xuất hiện như “dân chơi” trước mặt nàng rồi nên những hôm không mượn được đồ, Quảng đành nằm nhà, nhất là khi không mượn được dép. “Không có xe đạp thì còn giả vờ tinh tướng là cho thằng bạn mượn đạp về quê thăm thầy u, chứ hôm trước đi dép Tiền phong, hôm nay đi dép rách là lòi đuôi ra ngay”, ông Quảng giải thích.

Còn ông Phạm Thành, 60 tuổi, cho biết hồi trai trẻ, ông không có xe đạp, cũng chẳng có dép nhựa Tiền phong, nhưng lại có một món “hàng hót” thời bấy giờ, đó là mũ cối Tàu, giá bằng cả chỉ vàng. Có điều khác với bạn bè, Thành không coi đó là thứ để làm “các em” lác mắt về độ ăn chơi của mình, chỉ là anh thích cái mũ ấy, và quý như vàng, đi đâu cũng mang, và dứt khoát không cho ai mượn. Ngoài ra thì khi đi cưa cẩm, Thành chỉ ăn mặc bình thường, gọn gàng sạch sẽ là được.

Đợt ấy người đẹp mà Phạm Thành chinh phục có vẻ đã xuôi xuôi. Sáng chủ nhật, hai người đi dạo Bờ Hồ, rồi Thành mua sách tặng nàng, mời nàng ăn kem Tràng Tiền. Những tưởng đi chơi trong buổi sáng rồi chở nàng về, vì chiều nàng còn có việc bận, ai ngờ nàng hứng khởi quá nên quyết định hoãn công việc sang dịp khác để tiếp tục cuộc dạo chơi.
Chơi đến quá trưa thì cũng phải ăn, và người trong mộng của Thành lại có nhã ý ăn phở. Kể ra Thành chẳng nghèo đến mức hai bát phở cũng không mua nổi, nhưng lúc nãy trót vung tay nên hết sạch tiền.
“Từ sáng đến giờ đã ra vẻ phong lưu, nàng thích gì là mua tặng, muốn gì là chiêu đãi, giờ có bát phở cũng không mời được thì ê mặt quá, nhưng chẳng biết nói thế nào. Nghĩ chưa xong thì hai đứa đã vào đến quán, nàng ngồi xuống rồi. Cực chẳng đã, mình đành giả vờ buồn đi vệ sinh, bảo nàng chờ rồi lẻn ra chỗ cách đó vài phố, bán cái mũ cối cho bọn phe. Nhìn điệu bộ hớt hải của mình, biết mình vừa vội vừa cần tiền gấp nên chúng nó ép giá thê thảm. Tiếc đứt ruột, nhưng cũng đành”, ông Thành cười kể lại.

Phải có tủ lạnh, em mới yêu

Ông Lê Văn Tịnh, 65 tuổi, nói: “Người ta cứ bảo bây giờ dân tình chạy theo đồng tiền, chứ thực ra thời bao cấp cũng vậy thôi, nghĩa là thời nào cũng có người coi đồng tiền là trên hết. Hồi đó khốn khó, nên cái chuyện vật chất càng quan trọng, các cô gái đẹp lại càng đặt mục tiêu lấy được anh giàu, nếu không phải có chút chức sắc thì cũng phải là cánh lái xe, hay những người đi nghiên cứu sinh ở Liên Xô về, giống như bây giờ chân dài chỉ muốn câu đại gia vậy. Hồi đó mình ngây thơ quá, trót dại mê nhan sắc một cô, rồi chuốc nhục mà về”.
Cô gái ấy là sinh viên khoa văn. Thấy nàng đi đứng tao nhã, ăn nói dịu dàng rõ con người thanh lịch, ông Tịnh bèn dùng thế mạnh thơ phú của mình để tấn công, nghĩ mình vừa đẹp trai, lại có tài, kiểu gì nàng cũng đổ. Rồi thấy bài thơ nào của mình nàng cũng nhận, đọc xong mắt chớp chớp ra chiều cảm động lắm, ông Tịnh hy vọng tràn trề. Những bài thơ nồng cháy tình yêu ấy ông chỉ viết riêng cho nàng, ấy vậy mà sau đó nhiều cô gái biết và thuộc, nhiều cậu trai khác copy gửi cho bạn gái, điều đó chứng tỏ nàng thấy chúng rất hay và đem ra khoe với mọi người. Ông Tịnh nghĩ, nàng chưa “nhiệt tình” với mình hơn chắc cũng chỉ vì gái đẹp thường kiêu kỳ mà thôi.
Một hôm đến nhà nàng, ông Tịnh đánh bạo nói lời yêu và bày tỏ ước mơ lấy nàng làm vợ. Nàng cũng chớp chớp mắt, khiến kẻ si tình muốn đứng cả tim vì chờ đợi. Rồi lời vàng cũng được thốt ra từ miệng ngọc, khiến chàng trai rụng rời: “Nhà anh có tủ lạnh không?”. Thấy “đối tượng” mặt tái mét, chẳng nói ra lời, nàng tự xác định luôn là không có. Rồi nàng ái ngại thanh minh cho chuyện “đòi” tủ lạnh, hình như nói về chữ hiếu gì đó, nhưng ông Tịnh không nghe nổi nữa, cáo từ ra về.



Một đám cưới thời bao cấp. Ảnh: Internet.

Ông sốc chẳng phải vì mình không có tủ lạnh để cưới giai nhân (dù sự thật đúng là không có) mà vì không thể ngờ nàng thơ khả ái vừa nghe tỏ tình đã kê ngay tủ lạnh vào mồm mình như vậy. Nghĩ đến những bài thơ viết bằng cả trái tim và sự tài hoa, những mong xứng đáng với sắc đẹp và tâm hồn sinh viên khoa văn của nàng, ông Tịnh tê tái cả người vì xấu hổ.
Nói về chuyện yêu đương thời ấy, bà Trần Thùy Liên, 54 tuổi, tâm sự: “Cánh phụ nữ chúng tôi ngồi với nhau thường nói chuyện chọn chồng. Tuy ít ai nói thẳng ra nhưng tôi biết, rất nhiều cô có nhan sắc chỉ muốn nhăm nhăm kiếm chồng giàu cho ấm thân. Thế nên mới có chuyện nhầm lẫn đau đớn như cô Phước làm cùng cơ quan tôi”.
Cô bạn này nhan sắc rất khá, công việc đã ổn định nên rất nhiều anh nhắm nhe, trong đó có anh Mộc. Anh Mộc mặt mũi dễ coi và nói chuyện rất có duyên, hài hước nên nhiều cô mê. Bản thân Phước cũng rất thích Mộc nhưng đối xử với anh khi thân mật, lúc lạnh lùng, rồi vài tháng sau thì từ chối anh để tập trung vào một chàng “có máu mặt”. Có lần ngồi hàn huyên, Thùy Liên có hỏi Phước về anh Mộc thì cô nói, cô thích anh lắm nhưng không yêu được vì anh nghèo.
Ít lâu sau, qua một người trong ngành đến liên hệ công tác, chị em trong cơ quan mới biết nhà anh Mộc rất giàu chứ không bần hàn như cái vẻ ngoài giản dị, lôi thôi của anh thể hiện. Ngồi nghe nhà anh có đến 2 cái xe Cup 50, có đài cassette mà người Phước cứ tái đi như muốn lả. Sau đó, cô phát phiền đến mức đổ bệnh. Người trong cơ quan bảo chắc cô đấm ngực hằng đêm vì đã ném đi cục vàng mà không biết. Nghe nói Phước có ý bật đèn xanh cho anh Mộc trở lại, nhưng anh đã yêu người khác rồi.
“Nói vậy nhưng không phải cô gái đẹp nào thời đó cũng chạy theo vật chất cả”, bà Liên bảo, “Như chị gái tôi, có mấy anh phó tiến sĩ ở Nga về theo đuổi, mà trước sau vẫn chỉ yêu anh Thắng là bạn hồi cấp ba. Anh ấy làm ở huyện bên cạnh, cứ chiều thứ 7 là còng lưng đạp xe 40 cây số về thăm chị, rồi chở chị đi chơi. Không có tiền nên họ chẳng ăn uống gì, chỉ đạp xe mấy vòng rồi về”.
“Xe đạp hồi đó hỏng hóc như xịt lốp, sang vành, tuột xích liên tục là thường, nên nhiều bữa ‘đi tình yêu’ về mà anh chị tả tơi như đánh trận, mặt mũi, áo quần đều nhem nhuốc, mồ hôi đầm đìa. Có mấy lần, trên đường từ cơ quan về thăm chị, anh Thắng bị hỏng xe, mãi 10 giờ tối mới về đến nơi”, bà Liên kể.
Chị gái bà Liên và người yêu thời đó giờ đã có chung 3 đứa con, 1 đứa cháu. Nhớ về thời bao cấp, họ không còn rùng mình về những thiếu thốn, khó khăn, chỉ thấy những kỷ niệm tình yêu lãng mạn mà đến con cháu cũng phải ghen, phải nể.

(Nguồn: http://tintuconline.com.vn/vn/yeusong/20121126222635453/chuyen-tan-gai-thoi-bao-cap.html?utm_source=2Sao&utm_medium=2Sao&utm_term=2Sao&utm_content=2Sao&utm_campaign=2Sao)
 

giacmoxe4

Xe điện
Biển số
OF-40858
Ngày cấp bằng
17/7/09
Số km
4,362
Động cơ
503,550 Mã lực
Ngày xưa lúc 17,18 em toàn phải đi mượn xế độp của mấy ông bạn để đi cưa gái.:((
 

PBN

Xe buýt
Biển số
OF-130730
Ngày cấp bằng
14/2/12
Số km
690
Động cơ
380,549 Mã lực
Các cụ nhà mình ngày xưa cưa cẩm cũng có nghề, vận dụng tâm cơ ra phết nhỉ. Chả bù đám 9x giờ yêu đương cứ trôi tuột !
 

xetho77

Xe điện
Biển số
OF-158871
Ngày cấp bằng
1/10/12
Số km
2,106
Động cơ
366,485 Mã lực
Ngày xưa iem toàn phải mượn cái áo da của thằng bạn (anh nó bên Đức gửi về cho) đi tán gái ợ, mặc nặng hết cả người =))
 

Axe

Xe tải
Biển số
OF-8838
Ngày cấp bằng
25/8/07
Số km
308
Động cơ
539,230 Mã lực
Cái thằng PTV nào viết bài này nu vãi, hôm qua em đọc định chửi xong lại thôi.
Ảnh đầu thì babetta độ tùm lum
Ảnh thứ 2 thì chụp đám cưới thời bao cấp mà lạ quá các cụ ạ, thời đấy đã có cột điện hình ống rồi :)). Giờ cụ chủ thớt post nó đã edit cái ảnh thứ hai :D
 

NamThanglong1

Xe buýt
Biển số
OF-24704
Ngày cấp bằng
24/11/08
Số km
810
Động cơ
498,300 Mã lực
Hồi đó bọn em đứng ở hành lang giảng đường giờ ra chơi, nhìn xuống sân thấy 2 cô bé xinh phết đang xe đạp đến đứng lơ ngơ, chắc tìm anh bạn nào. Mấy thằng bảo, đố thằng nào trêu được 2 con bé kia, một anh xung phong, để tao trêu kiểu nhà quê. Cả bọn chờ xem thế nào, chú kia thò cổ ra hô: " Áo hoa ăn ***"
=))
 

Conchuotnho

Xe tăng
Biển số
OF-23309
Ngày cấp bằng
1/11/08
Số km
1,396
Động cơ
500,012 Mã lực
Nơi ở
Tam lý đồn
Kinh dị ''chuyện ấy'' thời bao cấp

Nguồn - Phapluatxahoi
Vào cái thời tình dục được ‘cởi trói’ đến mức không thể thoáng hơn, thật khó hình dung chỉ cách đây vài chục năm, ‘chuyện ấy’ lại nguy hiểm đến thế.


Muốn hại nhau, dán tem “hủ hóa”
Hủ hóa là từ rất đặc trưng của thời bao cấp, dành để chỉ quan hệ nam nữ không chính đáng. Bây giờ chúng ta thường nghĩ, chỉ có ngủ với vợ/chồng người khác, hay làm “chuyện ấy” với hình thức mua – bán dâm, mới là không chính đáng. Còn thời đó, dù có yêu nhau và tự nguyện hiến dâng, dù cả hai là trai chưa vợ gái chưa chồng mà dám “trao thân” thì cũng là hủ hóa, và hủ hóa là một tội lớn.
“Đến yêu nhau còn phải báo cáo tổ chức nữa là… Mà báo cáo nghĩa là tổ chức cho phép anh chị tìm hiểu nhau để tiến tới hôn nhân. Chừng nào chưa cưới mà dám làm chuyện trên bộc trong dâu thì đó là sa đọa về đạo đức, tội rất nặng”, ông Tuyên, 75 tuổi, cán bộ ngành thuế về hưu, nói.
“Tôi đã mấy lần tham dự cuộc họp xử lý cán bộ hủ hóa. Kiểm điểm lên kiểm điểm xuống, hết bị ‘đấu tố’ thì nhận ‘án’ hạ lương, đợt tăng lương sau cũng không được xét. Ai có tí chức tước thì không mất chức cũng hạ bậc, ai đảng viên thì bị khai trừ, nói chung là thân bại danh liệt. Bị kỷ luật về các tội khác còn đỡ chứ tội đó thì chả dám ngẩng mặt lên nhìn ai, nhục nhã lắm”.
“Gần nhà tôi có một ông, trước làm phó giám đốc một công ty quan trọng lắm. Ông này được cho là có tài và năng nổ. Ai cũng bảo khi giám đốc thăng chức chuyển đi thì thể nào ông cũng được thế vào đấy. Nhưng khi cái ghế đó sắp lọt vào tay thì ông bị bắt quả tang hủ hóa với một nhân viên. Thế là ông ấy bị điều đi nơi khác ngay, làm phó phòng quèn”.
Trước mỗi đợt bình xét hay sắp đến kỳ thăng cấp, bổ nhiệm, rất hay có các nhân vật tiềm năng bị tố cáo tội hủ hóa. Của đáng tội, con người của bây giờ, của mấy chục hay mấy nghìn năm trước thì vẫn vậy, đều có nhu cầu tình dục, đều đầy kẻ ham của lạ và có máu ngoại tình, và luôn có kẻ sẵn sàng làm liều, hoặc nghĩ mình có đủ khôn khéo và quyền lực để che mắt thế gian. Thế nên dù có khắt khe đến đâu, các vụ hủ hóa vẫn tồn tại và bị phát hiện. Thậm chí nếu không có, nhiều khi người ta cũng cố làm cho thành có.

Ảnh minh họa


Bà Mai Huê, 69 tuổi, kể lại mối oan của mình hồi còn trẻ: “Hồi đó tôi chỉ là kỹ thuật viên quèn, nên chả ai thèm hại tôi. Nhưng họ muốn hại người khác nên tôi bị vạ lây. Chẳng là tôi và anh trưởng phòng là đồng hương, biết nhau từ nhỏ. Anh ấy rất thương tôi vì tôi có tật ở mắt nên không lấy được chồng. Anh ấy vợ đẹp, con khôn, đời nào có tình ý với đứa xấu xí như tôi. Ấy vậy mà người ta vẫn giăng bẫy thành công để buộc tội anh ấy hủ hóa với tôi”.
Hậu quả của ngón đòn đó là người đàn ông kia hết đường thăng tiến, lại còn bị bêu riếu vì “ăn tạp”.
Những cuộc “săn bắt”
Hồi tôi còn nhỏ, sống trong khu tập thể một trường đại học, thỉnh thoảng lại nghe mọi người xôn xao chuyện mới có cặp đôi sinh viên bị bắt quả tang đang “bậy bạ” trên sân thượng khu cao tầng, cả hai bị “giữ nguyên hiện trường” mà trói lại, mang đi giải quyết. Có sẽ không phải “sự vụ” nào cũng có thật, nhưng điều có thật khiến rất nhiều người thời đó ám ảnh là sự tồn tại những lực lượng “truy bắt hủ hóa”, nói trắng ra là đi rình bắt quả tang người ta làm chuyện ấy với nhau.
Bà Mai Thanh, 55 tuổi, sống ở một tỉnh miền Trung, kể lại: “Chính tôi chứng kiến một vụ bắt hủ hóa, vì nhà tôi ở gần bãi phi lao nơi các đôi yêu nhau hay đến tâm sự. Đôi trai gái bị 4 – 5 người hầm hầm giận dữ vây quanh, áo chưa kịp mặc xong nhưng những người bắt giữ họ không cho cài nốt cúc, bắt phải phơi mình cho nhục nhã mà chừa cái thói dâm ô, trụy lạc. Cả trẻ con cũng đổ ra xem rồi cười nói chỉ trỏ. Chứng kiến nỗi nhục của họ mà tôi thấy xót xa”.
Nhà ở gần “điểm hẹn” nên bà Thanh thường thấy đội “săn bắt” đi qua. Họ đi lặng lẽ, thấy người ta tâm sự, thậm chí ôm nhau một chút thì chỉ ra hiệu cho nhau áp sát chứ không làm gì, nhưng hễ có dấu hiệu “thân mật” hơn là ra tay lập tức. Vì thế, hễ thấy đôi nào dắt nhau ra bãi phi lao là bà thon thót lo cho họ.

Ông Nguyễn Mại, 63 tuổi, sống ở Nam Định, kể về lần vượt đường xa thăm bạn gái. Lâu không gặp nhau, họ đưa nhau ra bụi cây cách khá xa khu tập thể dành cho cán bộ công nhân viên để tâm sự cho thỏa nỗi nhớ. Hai người tuổi đang xuân, gần nhau như thùng thuốc súng sắp nổ, nhưng nỗi sợ vẫn lớn hơn nên chả dám “vượt rào”.
Rồi họ trải tấm nylon xuống cát, nằm bên nhau rỉ rả trò chuyện. Lát sau không kìm được, ông Mại quay sang, quàng tay qua vai người yêu. Lập tức có ba bốn bóng đen xông ra, kẻ soi đèn pin, người thúc gậy, dí đòn gánh vào họ, cất tiếng hô lạnh: “Nằm im. Mời anh chị ra ủy ban giải quyết”.
“Lúc đó chúng tôi may quần áo còn nguyên, lại đã báo cáo chuyện yêu đương với tổ chức rồi nên chỉ bị kỷ luật nhẹ. Hú vía!”, ông Mại nói. Nhưng cũng từ đó, hễ đi với người yêu, lúc nào ông cũng nhớn nhác nhìn trước ngó sau như sợ bị phục kích, cho dù họ đang đèo nhau bằng xe đạp, và bạn gái ông ngồi thẳng đờ, tay khoanh trước ngực rất đoan trang. Ông cũng chẳng dám hẹn người yêu ra chỗ vắng nữa. Hai người cứ ngồi giữa “thanh thiên bạch nhật”, đua nhau bẻ ngón tay răng rắc.
Chôn vùi đời hoa
Bây giờ nhắc lại thời bao cấp, đa phần người ta chỉ cười như cười một thời gian khó đã qua. Nhưng với một số người, bi kịch họ nhận được thời đó vẫn chưa kết thúc, trong đó có bạn thân của bà Hạnh, cán bộ nghỉ hưu, sống ở Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội:
“Nó đẹp lắm, mới vào đại học mà cánh sinh viên nam các trường đã đồn đại rồi đua nhau đến tán”, bà Hạnh kể về bạn mình. “Đến năm thứ hai thì nó yêu một anh khóa trên, vừa đẹp trai vừa lắm tài lẻ. Có lẽ bạn tôi đã không bất hạnh như vậy nếu như trong số những người quyết liệt theo đuổi nó không có một thầy giáo trẻ trong trường”.
“Khi biết bạn tôi yêu người khác, thầy ấy chẳng những không rút lui mà còn gây ức ép, vừa van xin vừa dọa dẫm. Thậm chí thầy còn nhiều lần nhờ tôi ‘khuyên nhủ’ nó, bảo rằng cậu bạn mà nó yêu ‘có vấn đề tư tưởng’, rồi cuộc đời sẽ chẳng ra gì đâu. Tôi không khuyên, mà khuyên thế nào được nó, nó yêu si mê lắm”.
“Rồi một hôm mọi người trong khoa ầm ĩ lên về chuyện nó và người yêu bị thầy giáo ấy và mấy cậu sinh viên thân thiết với thầy bắt quả tang hủ hóa. Khi nó trở về phòng, tôi và các bạn hỏi gì nó cũng không nói, nên cũng chẳng biết nó có bị oan không. Nó chỉ câm lặng, cặp mắt rất đáng sợ. Đêm đó mọi người đang ngủ thì nghe một tiếng thịch. Bạn tôi nhảy lầu tự tử. Độ cao vừa phải nên nó không chết, đến giờ vẫn chưa chết, nhưng cuộc đời cũng coi như chấm dứt từ đó”.
Theo bà Hạnh, người bạn gái hồng nhan bạc phận của bà đã trở thành gánh nặng cho bố mẹ rồi anh trai cho đến tận bây giờ với tình trạng não bị tổn thương sau cú nhảy lầu ấy.
Cũng là nạn nhân của việc kiểm soát chuyện riêng tư thời bao cấp nhưng bà Châu, nay gần 70 tuổi, không cúi đầu chịu đựng. Hồi đó bà đã trải qua vài mối tình nhưng đều không đi đến đích hôn nhân, chẳng mấy chốc mà đã qua tuổi toan về già. Nhan sắc khiêm tốn, gia đình lại nghèo nên bà Châu gần như hết hy vọng kiếm được tấm chồng “khá khẩm”, mà những ông tệ quá thì bà không chịu lấy.
Rồi bà yêu một người đàn ông có vợ. Vợ ông ta chẳng có tội gì ngoài cái tội đau yếu liên miên, không đáp ứng được cho chồng cái “khoản kia”. Thời bao cấp, ly dị cũng là chuyện lớn, nhất là bỏ vợ đau yếu vì bồ bịch với người khác lại càng không thể chấp nhận được. Vì thế chuyện tình của họ diễn ra trong bóng tối. Nhưng cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra, hai người bị lôi ra cơ quan sỉ vả, kiểm điểm liên tục.
Bà Châu tâm sự: “Dĩ nhiên là tôi sai, nhưng tôi chỉ sai với vợ của ông kia chứ có làm thiệt hại đến ai khác đâu. Trong khi bà kia chẳng nói gì thì những kẻ khác lại nhảy dựng lên, nhục mạ tôi trong hết cuộc họp này đến cuộc họp khác, trong khi ai cũng biết trong số đó có mấy người tư cách chẳng ra gì, cũng làm đầy chuyện bậy bạ”.
“Lúc đầu tôi cũng định cứ ngoan ngoãn kiểm điểm cho qua chuyện, nhưng sau điên quá không chịu nổi. Trong cuộc họp, tôi bảo, tôi cứ tưởng ‘cái ấy’ của tôi thì cơ quan không quản lý chứ nhỉ, tôi muốn dùng nó thế nào, cho ai hay không cho ai là việc của tôi chứ, bây giờ các vị lại còn biểu quyết chỉ đạo tôi sử dụng ‘cái ấy’ của tôi như thế nào à?. Dĩ nhiên nói câu ấy là tội chồng thêm tội rồi, nhưng tôi chả cần. Tôi bỏ biên chế, ra ngoài kiếm ăn. Cũng khốn đốn vật vờ mất gần chục năm, sau mới ổn dần dần”.
Bà Châu bảo, bà kể lại những chuyện này cũng chỉ để giới trẻ biết thế hệ trước từng sống như thế nào, còn những cảm xúc buồn phiền hay giận giữ đã theo thời gian mà phai nhạt từ lâu.

Theo Xzone
 

Vulq71

OFer Tích cực
Biển số
OF-160636
Ngày cấp bằng
13/10/12
Số km
9,310
Động cơ
936,652 Mã lực
Em chỉ biết ngày xưa, nhà cô nào xinh tốn chiếu lắm vì các cụ nhà ta đến tán có biết nói gì đâu, cấu trụi cả cuống chiếu rồi xin phép ra về....
 

Grandis 2005

Xe điện
Biển số
OF-80914
Ngày cấp bằng
22/12/10
Số km
3,737
Động cơ
438,814 Mã lực
Ngày xưa có con bé học cùng lớp trông xí xọn nhưng đanh đá, cháu quyết tâm "tán" em nó! Cháu rình phía sau tụt quần em nó trước lớp xuống tận đầu gối được mấy lần cho cả lớp lêu lêu! Sau lên lớp 1 em nó học trường khác nên chẳng được tán thêm tẹo nào! :))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top