- Biển số
- OF-547318
- Ngày cấp bằng
- 25/12/17
- Số km
- 11,128
- Động cơ
- 316,278 Mã lực
Vâng, cây đàn này đã được gọt giũa, đo ni đóng giày cho những bản nhạc giàu cảm xúc và rắc rối .như Appasionata. Tất cả như được đẩy lên đến đỉnh điểm
Thú thật, khi em nghe cậu bé chơi bài này, em tự nhiên đã nghĩ tới Musicaux op 16 No 4 của Rach, Kreislerina của Schumann
Nhưng cây này mà cho thể hiện những bản nhạc buồn và mộng mơ như Traumerei, Arabesque ( Schumann ), Reverie ( Debussy ) thì sẽ ra sao?
Cảm ơn bác, Đúng là một câu hỏi không thể hay hơn dành cho những ai quan tâm tới việc tiếng đàn sáng (bright) hay ấm (dark) cũng như một cây piano thì có thể đánh hay diễn tấu những loại thể loại âm nhạc khác nhau hay không?
Câu hỏi này hẳn là có trong đầy hay được hỏi ra từ một người không biết chơi piano, hoặc có biết chơi piano mà không học hành tử tế nên có thể chơi tử tế; hay có học hành tử tế, thậm chí nhiều năm nhưng chẳng may rơi vào tay một ông thầy bà cô chẳng tử tế, thậm chí "mù nhạc" mà vẫn dám đăng đàn dạy học!
Với cây hỏi: Những cây đàn có tiếng sáng "mà cho thể hiện những bản nhạc buồn và mộng mơ như Traumerei, Arabesque (Schumann ), Reverie ( Debussy ) thì sẽ ra sao?" thì xin thưa, một cây đàn tiếng sáng sẽ rất khó đánh cho hay, nhưng nếu đánh hay thì vô cùng hay. Tiếng đàn quá sáng ự? đó cũng là một màu sắc để đo lường tay nghề và trình độ của một pianist!
Như em đã nói, Horowitz là người thích tiếng đàn sáng và cái Steinway của ông là một cây đàn không thể sáng hôn! Không những thế phím nó rất nhẹ (chừng 40g hơn! nghĩa là rất khó để có thể đánh được những câu nhạc nhẹ nhàng, rất khó để làm tiếng đàn nhỏ nhưng Horowitz vẫn "làm câu" bình thường, vì ông đánh bằng nội lực.
Để chứng minh, ngay một trong những tác phẩm mà bác piano nêu tên - Traumerei cùa Schumann, các bác hãy nghe tiếng đàn của Horowitz đánh tác phẩm này với những cây đàn tiếng vô cùng sáng, như đã nói ông đi khắp thế giới biểu diễn và luôn luôn chỉ đánh cây đàn của mình sẵn có. Khi mời ông biểu diễn, người tổ chức biểu diễn phải chấp nhận chở nó cho ông đi cùng trời cuối đất nghĩa là có Horowitz ở đâua thì phải có cây đàn ở đó!
Một phần với ông quen tay (Piano Touchée) với nó và một phần ông muốn phô diễn kỹ thuật tài năng của mình với một cây đàn phím rất nhẹ và tiếng vô cùng sáng nhưng vẫn làm được những câu ngọt ngào mềm mại tinh tế.
Và như đã nói các đơn vị tổ chức biểu diễn đều phải chiều lòng chở cây đàn này cho ông mà không phải là vận chuyển bình thường theo dạng tàu thuỷ mà phải chở bằng đường hàng không! Ông đến nơi, thì để đàn cũng phải có mặt kịp thời set up biểu diễn và cũng như lên dây canh chỉnh lại đề phòng những phát sinh trong quá trình vận chuyển.
Rõ ràng là chi phí này cho cây piano này hắn là không nhỏ tuy nhiên như Horowizt đã nói, trong biểu diễn độc tấu nhạc cụ, thì người pianist chính là "The king of the Stage"" (ông vua trên sân khấu"!
Nếu trong đám chân dài làm khổ đại gia vì "em đẹp thì em có quyền" thì trong biểu diễn nhạc cụ thì Horowitz đã chứng tỏ điều mà ai cũng phải công nhận: "Tôi giỏi là tôi có quyền đòi hỏi"
Cũng xin nói thêm trong đời biểu diễn của mình trên mọi sân khấu, Horowitz đã phải khuất phục nhà "tổ chức biểu diễn" ít nhất là một lần! Ví dụ, khi được mời biểu diễn tại Tòa Bạch Ốc (nhà trắng) Vì trong trong đấy cũng có một cây đàn rất tốt hiệu Steinway, đương nhiên là do vì lý do an ninh không thể đem đàn của ông vô hay ra dễ dàng nên ông phải đánh trên cây đàn có sẵn này một cây đàn tiếng không sáng bằng, nghĩa là ấm hơn nhưng đạt chuẩn. Điều đương nhiên là tiếng đàn của Horowitz "vẫn đẹp như thuở nào" khi đánh trên cây đàn này.
In closing, cũng may cho Horowitz và cả tòa Bạch Ốc vì đây là cây Steinway và vì Horowitz là một "Steinway pianist" !
Vì sao ư? trước đây thì cây đàn được vinh dự nằm trong tòa Bạch Ốc không phải là Steinway mình mà một hiệu khác (Chickering) nên không "rách việc"!
Và đây xin mời bác piano và các bác thưởng thức tác phẩm Traumerei, của Schumann với tiếng đàn của Horowitz, một tác phẩm mà bác đã thắc mắc với một cây đàn tiếng vô cùng sáng này nó như thế nào:
The White House: