[Funland] Nhìn nhận thẳng thắn trực diện về năng lực SX của VN

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
4,389
Động cơ
256,412 Mã lực
Các cụ nói nhiều cái vĩ mô quá, em không hiểu hết. Nên em nói chuyện vi mô thôi, nói để thấy người VN chúng ta đang ở đâu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật.

Ví dụ, trong ngành bao bì thực phẩm ( bao bì phức hợp ), các kỹ sư, giám đốc nhà ta có thể nói vanh vách, muốn làm bao bì đó phải dùng nguyên liệu X của hãng Y, nhiệt độ 200 độ ( ví dụ vậy ).

Nhưng khi hỏi nguyên liệu X có thành phần là gì, dùng loại tương tự của hãng khác được không, tại sao nhiệt độ là 200 mà không phải là 190 hay 210, thì chả ai trả lời được. Nghĩa là nước ngoài dạy cái gì thì ta biết cái đó, chứ ta đâu có hiểu cái gì.

Hậu quả là khi nguyên liệu X đã trở nên lỗi thời, giá cắt cổ phi lý ta vẫn phải dùng. Không ai dám đổi qua thứ khác. Và em đang nói về cả một ngành công nghiệp chứ không phải vài công ty đơn lẻ.

Ở các ngành khác những chuyện tương tự cũng không hiếm đâu !
Sau hôm nay thì thôi cụ ạ. Nếu như nó khá hơn 1 chút xíu so với 10-15 năm trước đã là may lắm. Hy vọng đừng có thêm 1 tá quả đấm thép nữa.
 

meodenminh

Xe điện
Biển số
OF-723782
Ngày cấp bằng
4/4/20
Số km
4,307
Động cơ
302,430 Mã lực
Các cụ nói nhiều cái vĩ mô quá, em không hiểu hết. Nên em nói chuyện vi mô thôi, nói để thấy người VN chúng ta đang ở đâu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật.

Ví dụ, trong ngành bao bì thực phẩm ( bao bì phức hợp ), các kỹ sư, giám đốc nhà ta có thể nói vanh vách, muốn làm bao bì đó phải dùng nguyên liệu X của hãng Y, nhiệt độ 200 độ ( ví dụ vậy ).

Nhưng khi hỏi nguyên liệu X có thành phần là gì, dùng loại tương tự của hãng khác được không, tại sao nhiệt độ là 200 mà không phải là 190 hay 210, thì chả ai trả lời được. Nghĩa là nước ngoài dạy cái gì thì ta biết cái đó, chứ ta đâu có hiểu cái gì.

Hậu quả là khi nguyên liệu X đã trở nên lỗi thời, giá cắt cổ phi lý ta vẫn phải dùng. Không ai dám đổi qua thứ khác. Và em đang nói về cả một ngành công nghiệp chứ không phải vài công ty đơn lẻ.

Ở các ngành khác những chuyện tương tự cũng không hiếm đâu !
R & D nó tốn kém lắm và cơ chế nữa
 

Boyngoan

Xe buýt
Biển số
OF-849274
Ngày cấp bằng
7/3/24
Số km
762
Động cơ
158,673 Mã lực
Tuổi
36
Các cụ nói nhiều cái vĩ mô quá, em không hiểu hết. Nên em nói chuyện vi mô thôi, nói để thấy người VN chúng ta đang ở đâu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật.

Ví dụ, trong ngành bao bì thực phẩm ( bao bì phức hợp ), các kỹ sư, giám đốc nhà ta có thể nói vanh vách, muốn làm bao bì đó phải dùng nguyên liệu X của hãng Y, nhiệt độ 200 độ ( ví dụ vậy ).

Nhưng khi hỏi nguyên liệu X có thành phần là gì, dùng loại tương tự của hãng khác được không, tại sao nhiệt độ là 200 mà không phải là 190 hay 210, thì chả ai trả lời được. Nghĩa là nước ngoài dạy cái gì thì ta biết cái đó, chứ ta đâu có hiểu cái gì.

Hậu quả là khi nguyên liệu X đã trở nên lỗi thời, giá cắt cổ phi lý ta vẫn phải dùng. Không ai dám đổi qua thứ khác. Và em đang nói về cả một ngành công nghiệp chứ không phải vài công ty đơn lẻ.

Ở các ngành khác những chuyện tương tự cũng không hiếm đâu !
Chuẩn cụ ạ. Và cho đến khi ta trả lời đc hết các câu hỏi như trên thì thế giới nó áp dụng màng Mono 1 lớp thay cho màng hợp rồi. Haizzz
 

nhuataiche

Xe container
Biển số
OF-570365
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
8,095
Động cơ
285,327 Mã lực
Tuổi
51
Chuẩn cụ ạ. Và cho đến khi ta trả lời đc hết các câu hỏi như trên thì thế giới nó áp dụng màng Mono 1 lớp thay cho màng hợp rồi. Haizzz
Những vấn đề em nêu ra hoàn toàn chỉ là chuyện nhỏ nhặt. Tất cả những câu trả lời đều có trên wikipedia, google, vân vân và mây mây. Chịu đọc là trả lời hết các câu hỏi trong vòng vài phút.

Nhưng tại sao nhà ta yếu kém đến vậy ? Có vài lý do.

Thứ nhất là tiếng Anh kém nên không đọc wikipedia được.

Thứ hai là khả năng phân tích rồi tổng hợp thông tin kém.

Và thứ ba, là cái em muốn nhấn mạnh, chúng ta được đào tạo từ bé là không được cãi thầy. Thầy là chân lý, nói sao là ta biết vậy. Khi đi làm công ty, chuyên gia nước ngoài qua đào tạo chúng ta ( kể cả chuyên gia Trung Quốc với trình độ rất hạn chế ), chúng ta vẫn thấm nhuần cái nguyên tắc đó, chúng ta học sao biết vậy, không dám phản biện, không dám đào sâu suy nghĩ.

Suy nghĩ một cách mộng mơ thì thôi, không tính. Nhưng suy nghĩ và hành động trên cơ sở khoa học kỹ thuật vững chắc thì có gì mà không dám chứ ?

Và ở đây em chỉ nói về thuần túy khoa học kỹ thuật - công nghệ. Qua bên khoa học quản lý còn vui ác nữa !
 

TQA

Xe hơi
Biển số
OF-795614
Ngày cấp bằng
3/11/21
Số km
157
Động cơ
25,016 Mã lực
Tuổi
46
Nhiều cụ lấy VD về TQ, Hàn, Đài Loan vươn lên về công nghệ (CN bán dẫn, từ đó mở rộng ra các CN khác). 3 nước này thực ra chia làm 2 nhóm:
1) Hàn + Đài: đàn em US, được CP US hậu thuẫn chuyển giao công nghệ.
2) TQ: thị trường lớn đủ để tạo áp lực chuyển giao CN từ các nước phương tây. Đủ tiền tấn và mưu mẹo, đồng lòng từ CP tới DN để mang công nghệ về nước bằng mọi giá.

Trước 3 nước này có Nhật, cũng rơi vào mô típ số 1.

Ngoài 3-4 nước này thì chả nước nào lấy được công nghệ từ nước khác cả, trừ khi tự nghiên cứu (mất hàng thế kỉ). Nhưng các điều kiện để làm được như 3-4 nước đó thì gần như chả nước nào khác có được, vì nó phải hội tụ đủ các biến số thiên thời - địa lợi - nhân hoà. Có những giai đoạn lịch sử đã qua là duy nhất và không bao giờ lặp lại. Có những cá nhân kiệt xuất và gặp đúng thời điểm như Morris Chang của TSMC phải vài thế hệ mới có một người.

Nhưng phân tích xong thì thấy VN mấy năm vừa rồi đã bắt đầu dùng tiền tấn để mua CN oto, rồi dần dần đưa người Việt vào những vị trí quan trọng. Học được bao nhiêu % thì em ko đủ tầm để phán, nhưng đảm bảo đã nắm được nhiều công nghệ và bí quyết hơn trước đây rất nhiều. Cái giá phải trả không nhỏ: một vài thế hệ tới sẽ cày tiền để cả đời mua được túp lều CC nhỏ nhỏ, hoặc thuê nhà cả đời. Âu cũng là được - mất ở tầm vĩ mô đất nước.

Mạo muội bình chút về bác TBT. Mấy năm trước, lúc bác còn là BT BCA, tết đến là bác cho nhân viên đi tặng khối đối tác ngoại như ĐSQ mỗi nước một chậu mai trắng. Trong khi quà truyền thống từ khối nhà nước là tặng lịch, rồi tranh trống đồng, thì quà của bác đã rất nhã. Rồi bác cho xây cái nhà hát Hồ Gươm rất đẹp. Mấy trụ sở của BCA cũng rất đẹp. Tháng bác đi nghe nhạc cổ điển một vài lần, em gặp suốt hehe. Bác cũng không phải gốc "ní nuận" chỉ toàn lý thuyết với tư tưởng. Hi vọng là gu thẩm mỹ và tư duy đó, bác thật sự muốn đất nước tốt lên, đẹp lên. Mấy lãnh đạo lên chỉ để kiếm tiền đút túi em chê là quê, là phèn. Giờ dân cũng không còn đói nữa, các anh nghĩ tới việc làm gì to tát hơn xem nào. Hi vọng bước nói đi trước, bước làm theo sau. Cùng chờ xem nước mình có đổi vận được hay không :)
Nhật Bản không thuộc nhóm nào trong hai nhóm bác nêu cả. Nhật Bản đi lên là tự mình nghiên cứu phát triển, kết hợp với việc ăn cắp ăn trộm công nghệ từ phương tây từ thế kỷ 19 rồi. Những câu chuyện về gián điệp Nhật Bản hội những thế kỷ đó, khi họ lấy công nghệ từ Anh và những nước châu Âu khác, đều có hết. Nhật rơi vào tình hình như bác thấy hiện nay do thua trận trong chiến tranh ở Thế chiến thứ hai, nhưng họ chỉ bị thiệt hại về vật chất, chứ trình độ công nghệ thì họ có rồi. Chính Mỹ ép họ chuyển ra công nghệ luyện kim cho Hàn đấy. Dĩ nhiên không phải vì Hàn Quốc là đàn em của Mỹ mà được như vậy, bản thân đàn em của Mỹ có đây rẫy mà có ai được như thế đâu. Mỹ làm vậy vì sợ nếu Hàn Quốc mà bị nghèo đói thì sẽ rơi vào ảnh hưởng của Liên Xô. Hàn Quốc là nước biên giới chống lại Bắc Triều Tiên mà. Trường hợp của Hàn Quốc và Đài Loan là những trường hợp rất đặc biệt không đại diện cho số chung.
Bản thân Mỹ thời đầu để phát triển công nghệ trong lịch sử thì cũng đi ăn cắp (hay gọi là cướp cũng được) giống như Nhật. Hồi đấy Mỹ thỏ công nghệ của Châu Âu, đặc biệt là Anh và Đức. Tòa án Mỹ hồi đấy còn cho phép các công ty Mỹ thoải mái sử dụng bản quyền sở hữu trí tuệ của Anh và Đức cơ (thời đó đã có bản quyền sở hữu trí tuệ rồi). Cho nên sau này phương Tây nhất định không chịu để cho tòa án Trung Quốc hay các nước đang phát triển đưa ra phán quyết đó. Sau thế chiến thứ hai, để trả nợ cơ chế lend-lease của Mỹ, Anh còn phải chuyển giao cho Mỹ công nghệ sonar tàu ngầm nữa.

Tóm lại ai đi sau thì cũng bất lợi hết, còn cái đứa đi trước đương nhiên tìm mọi cách để ngăn chặn bảo vệ chặt chẽ bí mật của mình. Vừa rồi có bạn nói đến Việt Nam 2030 Việt Nam sẽ có nhà máy điện hạt nhân. Quả thực Nga có hứa với Việt Nam là sẽ giúp nội địa hóa sản xuất ở Việt Nam ở mức rất cao. Nếu làm được như vậy thì cũng coi như là chuyển giao một phần bí quyết công nghệ. Dĩ nhiên những công nghệ như chế tạo ra nguyên cả cái lò phản ứng, hay những công nghệ đặc biệt nhạy cảm như chuyển hóa và làm giàu nhiên liệu, tái chế nhiên liệu đã qua sử dụng, thì chắc là họ sẽ không chuyển giao đâu. Nhưng nếu mình có thể chế tạo ra được nhiều thành phần trong quá trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân thì cũng đã có sức lan tỏa rất lớn sang nhiều ngành khác, nâng tầm của mình lên rồi. Năm xưa nhờ xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình với bọn họ, mà nhờ đó mình đã đào tạo được một lớp chuyên gia về ngành thủy điện và sau đó nắm được bí quyết có thể tự mình xây dựng được nhà máy thủy điện. Với nhà máy điện hạt nhân thì hi vọng mình chỉ cần tự chủ được 50% là đã ngon lắm rồi.

Tóm lại trong hoàn cảnh hiện nay Việt Nam rất khó có thể ăn cắp hay cướp như là TQ, Nhật Bản và Mỹ làm ngày xưa. Chúng ta cũng không thể có sức ép để khiến họ nội địa hóa sản xuất ở tỉ lệ lớn ở Việt Nam (trường hợp mình có được với Nga là một trường hợp đặc biệt, không thể áp dụng nó để khái quát sang quan hệ của mình với các nước khác được), chỉ có thể đi theo con đường mày mò, cố gắng tạo ra những thành phần rẻ hơn và tốt tương tự để tham gia dần dần vào các khâu sản xuất của họ thôi.
 

TQA

Xe hơi
Biển số
OF-795614
Ngày cấp bằng
3/11/21
Số km
157
Động cơ
25,016 Mã lực
Tuổi
46
Cụ đang nhầm lẫn 2 nội dung là; 1. nguyên vật liêụ làm ra cái lò. 2. sử dụng cái lò.
VD; Lò PUHN ở Đà lạt loại nhỏ có từ lâu rồi, nhưng để làm ra nó thì chịu.
XD cầu, thủy điện....lĩnh vực xây dựng hay thép xây dựng nó dễ chuyển giao. Vật liệu hay công nghệ đặc biệt thì không có đâu cụ.
Cũng không dễ chuyển giao lắm đâu bác. Vừa rồi tôi nói trong bài trước về việc mình đã có thể tự mình làm nhà máy thủy điện sau khi làm xong nhà máy thủy điện Hòa Bình. Cái này thì cũng đúng. Mức độ tự chủ của mình trong việc xây nhà máy thủy điện rất cao nhưng cũng không 100% được. Ví dụ tuabin dùng trong nhà máy thủy điện mình đâu có làm được mà vẫn phải nhập về. Nguyên lý của nó thì ai cũng hiểu nhưng để làm ra được một sản phẩm có chất lượng đảm bảo hiệu năng mong muốn thì không dễ tí gì. Nhưng dù sao tôi cũng chỉ mong các lĩnh vực khác Việt Nam có độ tự chủ cao như thủy điện là ngon lắm rồi.
 

TQA

Xe hơi
Biển số
OF-795614
Ngày cấp bằng
3/11/21
Số km
157
Động cơ
25,016 Mã lực
Tuổi
46
Đúng là Việt Nam bây giờ chưa làm được lò phản ứng hạt nhân, nhưng khi phát triển điện hạt nhân đến một mức độ nào đó thì Việt Nam sẽ đủ khả năng để nhận chuyển giao công nghệ và tự phát triển riêng lò hạt nhân của mình.

Công nghệ là sự tích lũy, chuyển giao, ứng dụng và sáng tạo. Và cần thêm một thứ không thể thiếu là tiền nữa. Việt Nam tăng trưởng kinh tế nên bao nhiêu công nghệ bây giờ Việt Nam mình làm chủ được đấy.
Làm một cái lò hạt nhân đó hỏi trình độ rất cao trong rất nhiều lĩnh vực, từ toán học, cơ khí cao cấp, công nghệ vật liệu, chế tạo đòi hỏi độ chính xác cao. Bây giờ các cường quốc hạt nhân (Pháp, Nga, Mỹ) đang tiếp tục phát triển việc in 3D một số các bộ phận trong nhà máy điện hạt nhân, phát triển robot để hàn chính xác, (Chỉ sai một tẹo thôi là vứt cả cái lò), etc.
Để làm chủ hoàn toàn việc sản xuất một cái lò, không phải chỉ dùng nhiều là học được đâu bác. Dùng nhiều chỉ biết được Thế nào là một cái lò đảm bảo được yêu cầu mà thôi.
Còn công nghệ chuyển hóa và làm giàu nhiên liệu, rồi công nghệ tái chế nhiên liệu đã qua sử dụng, thì càng nhạy cảm và càng dính líu đến nhiều ngành khoa học và các công nghệ khác nhau nữa.
Đây là thứ phải nâng cấp cả nền tảng. Bác cứ nhìn Nhật Bản chậm tiến độ và đội vốn mãi không xây xong một cái nhà máy tái chế nhiên liệu đã qua sử dụng, Anh và Pháp thì đã phải đóng cửa vì việc tái chế của họ không đạt hiệu quả, Mỹ thì còn chả có. Đủ để cho bác thấy không phải đơn giản là cứ sử dụng nhiều là sẽ học được đâu. Nó đòi hỏi sự nâng cấp toàn bộ và phải đi từng bước chứ không đi tắt đón đầu được đâu
 

TQA

Xe hơi
Biển số
OF-795614
Ngày cấp bằng
3/11/21
Số km
157
Động cơ
25,016 Mã lực
Tuổi
46
Danh sách các công nghệ cốt lõi đóng vai trò nền tảng trong sự phát triển công nghiệp của một quốc gia thường bao gồm những lĩnh vực mang tính chiến lược, tác động mạnh mẽ đến kinh tế, quốc phòng, y tế, và đời sống xã hội. Dưới đây là các nhóm công nghệ lõi phổ biến:

1. Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)
  • Trí tuệ nhân tạo (AI): Ứng dụng trong tự động hóa, phân tích dữ liệu lớn (Big Data), và các hệ thống thông minh.
  • Internet vạn vật (IoT): Tăng cường kết nối giữa các thiết bị trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp thông minh và đô thị thông minh.
  • 5G và mạng viễn thông: Hạ tầng mạng hiện đại thúc đẩy kết nối siêu nhanh và hỗ trợ các ứng dụng công nghiệp 4.0.
2. Công nghệ sản xuất tiên tiến
  • In 3D (Additive Manufacturing): Ứng dụng trong sản xuất linh kiện chính xác, y học, và hàng không vũ trụ.
  • Tự động hóa và robot: Đặc biệt là trong sản xuất công nghiệp và logistics.
  • Vật liệu tiên tiến: Vật liệu composite, siêu vật liệu, graphene có tính năng vượt trội.
3. Công nghệ năng lượng
  • Năng lượng tái tạo: Điện mặt trời, điện gió, thủy điện nhỏ và năng lượng hydro.
  • Công nghệ lưu trữ năng lượng: Pin lithium-ion thế hệ mới, pin thể rắn, và các giải pháp lưu trữ năng lượng quy mô lớn.
  • Điện hạt nhân: Phát triển các lò phản ứng thế hệ mới an toàn và hiệu quả hơn.
4. Công nghệ sinh học
  • Công nghệ sinh học y tế: Vắc-xin, liệu pháp gene, và công nghệ chỉnh sửa gene (CRISPR).
  • Công nghệ sinh học nông nghiệp: Giống cây trồng, vật nuôi biến đổi gene và ứng dụng trong bảo vệ môi trường.
  • Công nghệ sinh học công nghiệp: Sản xuất enzyme, nhiên liệu sinh học và polymer sinh học.
5. Công nghệ môi trường
  • Xử lý nước thải và khí thải: Các giải pháp làm sạch môi trường và giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp.
  • Công nghệ tái chế: Biến rác thải thành tài nguyên, tối ưu chuỗi cung ứng xanh.
  • Giảm phát thải carbon: Công nghệ thu giữ và lưu trữ carbon (CCS).
6. Công nghệ hàng không và không gian
  • Vệ tinh viễn thám: Giám sát môi trường, tài nguyên thiên nhiên và quốc phòng.
  • Tên lửa tái sử dụng: Hỗ trợ khám phá không gian và phóng vệ tinh.
  • Hệ thống định vị toàn cầu: GPS và các hệ thống tương tự như Beidou, Galileo.
7. Công nghệ quốc phòng
  • Vũ khí thông minh: Drone quân sự, tên lửa dẫn đường chính xác và hệ thống radar hiện đại.
  • An ninh mạng: Bảo vệ hạ tầng thông tin quốc gia khỏi các cuộc tấn công mạng.
  • Công nghệ chế tạo: Các hệ thống sản xuất và bảo trì trang bị quân sự tiên tiến.
8. Công nghệ y tế
  • Chẩn đoán hình ảnh và thiết bị y tế: Máy MRI, CT, và các thiết bị theo dõi sức khỏe thông minh.
  • Y học cá nhân hóa: Sử dụng dữ liệu gene và công nghệ để điều trị theo từng cá nhân.
  • Công nghệ thực tế ảo (VR) và tăng cường (AR): Hỗ trợ đào tạo bác sĩ và phẫu thuật từ xa.
Những công nghệ này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn tăng cường vị thế của một quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu và cải thiện chất lượng cuộc sống. Việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) cùng với đào tạo nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi để phát triển những lĩnh vực trên.
Bài này có phải là chatGpt hay một AI nào đó đưa ra không?
Tôi thấy nó giống như đang liệt kê các lĩnh vực quan trọng của một nền kinh tế của một quốc gia, chứ không phải liệt kê công nghệ.
 

duongphong

Xe container
Biển số
OF-431207
Ngày cấp bằng
20/6/16
Số km
6,844
Động cơ
356,914 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Cũng không dễ chuyển giao lắm đâu bác. Vừa rồi tôi nói trong bài trước về việc mình đã có thể tự mình làm nhà máy thủy điện sau khi làm xong nhà máy thủy điện Hòa Bình. Cái này thì cũng đúng. Mức độ tự chủ của mình trong việc xây nhà máy thủy điện rất cao nhưng cũng không 100% được. Ví dụ tuabin dùng trong nhà máy thủy điện mình đâu có làm được mà vẫn phải nhập về. Nguyên lý của nó thì ai cũng hiểu nhưng để làm ra được một sản phẩm có chất lượng đảm bảo hiệu năng mong muốn thì không dễ tí gì. Nhưng dù sao tôi cũng chỉ mong các lĩnh vực khác Việt Nam có độ tự chủ cao như thủy điện là ngon lắm rồi.
Ah. Ý em muốn nói phần XD cơ bản thủy điện thôi. Còn chuyện chế tạo tổ máy phát...thì xa lắm cụ.
 

search

Xe điện
Biển số
OF-437
Ngày cấp bằng
21/6/06
Số km
2,912
Động cơ
595,153 Mã lực
Riêng bản thân tôi. Tôi chỉ mong rằng: muốn áp dụng hoàn hảo luật PCCC, nâng cao đề án luật an toàn thực phẩm, nâng cao mức phạt giao thông, nâng cao tiêu chuẩn khí thải, ô nhiễm môi trường… thì trước hết phải nâng cao thu nhập người dân. Phải làm cho dân giàu lên thì mới áp dụng các điều kiện nâng cao được. Còn nếu dân chưa giàu mà cứ cái gì cũng nâng cao tiêu chuẩn lên thì không khác gì xây nhà từ nóc. Rất áp lực cho các thế hệ mai sau.
Nhà thu nhập 10 củ/tháng nhưng lúc nào cũng đòi phải ăn thị trứng rau quả organic, nước Evian đóng chai, nhà 5 giúp việc chuyên nghiệp đào tạo bài bản bà lau nhà, bà giặt, bà nấu cơm, bà bế em, bà rửa bát. Thì liệu chi phí có đủ cho sống 1 ngày :)) nhà giàu thu nhập vài tỷ/tháng thì họ sống tiêu chuẩn này cũng ok và họ rất muốn sống như thế chứ nhà 10 củ đú theo thì sống tiêu chuẩn này 1 ngày xong con cái chết đói là cái chắc. Cụ nói đúng chưa có tiền mà nâng cao tiêu chuẩn thì để sống trong 1 ngày để tiếp khách cho oách thôi sau đó là nhịn đói :D
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,794
Động cơ
949,919 Mã lực
...
Tóm lại trong hoàn cảnh hiện nay Việt Nam rất khó có thể ăn cắp hay cướp như là TQ, Nhật Bản và Mỹ làm ngày xưa. Chúng ta cũng không thể có sức ép để khiến họ nội địa hóa sản xuất ở tỉ lệ lớn ở Việt Nam (trường hợp mình có được với Nga là một trường hợp đặc biệt, không thể áp dụng nó để khái quát sang quan hệ của mình với các nước khác được), chỉ có thể đi theo con đường mày mò, cố gắng tạo ra những thành phần rẻ hơn và tốt tương tự để tham gia dần dần vào các khâu sản xuất của họ thôi.
Muốn ăn cắp của người ta, thì người đi ăn cắp, rồi về sử dụng đồ ăn cắp cũng phải có 1 nền tảng tối thiểu. Như ông ăn cắp lọt được vào phòng chứa đồ của 1 anh nhà giầu, biết để chọn cái gì có giá trị, chọn xong mang ra bán được mới thành tiền trong túi được!
Không nói về Nhật, mà ngay người tầu cũng có cả nửa thế kỷ phát triển, họ được chuyển giao rất nhiệt tình từ Liên Xô ngay khi Nhà nước cộng hòa nhân dân được thành lập. Khi phát triển họ cũng đã tự xây dựng được đội ngũ cán bộ ngiên cứu, kỹ sư, công nhân lành nghề. Từ cách đây cả nửa thế ký họ đã có bom nguyên tử, tên lửa vũ trụ,... Nên cần ăn cắp cắp công nghệ gì, thì ngoài các thủ thuật để tiếp cận, họ có ngay chuyên gia để nhìn là thấy có thể lấy cái gì, mang về họ có ngay người sử dụng.
Còn VN mình như ông nông dân, phủi 2 chân đi đất ra ngoài phố kinh doanh, nhìn cái gì cũng choáng ngập. Chưa thể nhận được ra hàng nào thật hàng nào giả, có ăn cắp có khi lại lôi về một mớ giấy tiền âm phủ.
Điều mà cả Nhà nước và các nhà công nghệ VN phải suy nghĩ nhiều nhất là hệ thống đào tạo cả mấy chục năm vừa rồi chỉ tập trung để đạt thành tích thi cử cao. Cách giảng dậy là tập trung học thuộc lòng những câu trả lời sẵn. Các trường công nhân kỹ thuật được xây dựng ngày xưa đều đã chuyển dần thành cao đẳng hay ĐH.
Như vậy, sự chuẩn bị để đón nhận công nghệ dù có được chuyển giao cũng đang rất thấp chứ đừng nói còn tổ chức đi ăn trộm.
Dù không thể ước mơ như thời hàn quốc nổi lên, nhưng cơ hội hiện nay với VN cũng đang có, chỉ còn phụ thuộc vào việc đón nhận những cơ hội ấy như thế nào. Ngồi chê hay chỉ hô khẩu hiệu đều có kết quả như nhau, chẳng giúp được gì để tận dụng những cơ hội ấy!
 
Chỉnh sửa cuối:

kopok

Xe tải
Biển số
OF-861057
Ngày cấp bằng
9/6/24
Số km
391
Động cơ
21,214 Mã lực
Tuổi
28
Muốn ăn cắp của người ta, thì người đi ăn cắp, rồi về sử dụng đồ ăn cắp cũng phải có 1 nền tảng tối thiểu. Như ông ăn cắp lọt được vào phòng chứa đồ của 1 anh nhà giầu, biết để chọn cái gì có giá trị, chọn xong mang ra bán được mới thành tiền trong túi được!
Không nói về Nhật, mà ngay người tầu cũng có cả nửa thế kỹ phát triển, họ được chuyển giao rất nhiệt tình từi Liên Xô ngay khi Nhà nước cộng hòa nhân dân được thành lập. Khi phát triển họ cũng đã tự xây dựng được đội ngũ cán bộ ngiên cứu, kỹ sư, công nhân lành nghề. Từ cách đây cả nửa thế ký họ đã có bom nguyên tử, tên lửa vũ trụ,... Nên cần ăn cắp cắp công nghệ gì, thì ngoài các thủ thuật để tiếp cận, họ có ngay chuyên gia để nhìn là thấy có thể lấy cái gì, mang về họ có ngay người sử dụng.
Còn VN mình như ông nông dâng, phủi 2 chân đi đất ra ngoài phố kinh doanh, nhìn cái gì cũng choáng ngập. Chưa thể nhận được ra hàng nào thật hàng nào giả, có ăn cắp có khi lại lôi về một mớ giấy tiền âm phủ.
Điều mà cả Nhà nước và các nhà công nghệ VN phải suy nghĩ nhiều nhất là hệ thống đào tạo cả mấy chục năm vừa rồi chỉ tập trung để đạt thanh tích thi cử cao. Cách giảng dậy là tập trung học thuộc lòng những câu trả lời sẵn. Các trường công nhân kỹ thuật được xây dựng ngày xưa đều đã chuyển dần thành cao đẳng hay ĐH.
Như vậy, sự chuẩn bị để đó nhận công nghệ dù có được chuyển giao cũng đang rất thấp chứ đừng nói còn tổ chức đi ăn trộm.
Dù không thể ước mơ như thời hàn quốc nổi lên, nhưng cơ hội hiện nay với VN cũng đang có, chỉ còn phụ thuộc vào việc đón nhận những cơ hội ấy như thế nào. Ngồi chê hay chỉ hô khẩu hiệu đều có kết quả như nhau, chẳng giúp được gì để tận dụng những cơ hội ấy!
Nhưng hô khẩu hiệu còn có lương cụ ạ 😂😂😂
Em thấy chả ai chê, chỉ là họ "ngạo nghễ " quá nên nhiều người...ngứa mồm nói mấy câu thôi
 

nemoulsa

Xe tải
Biển số
OF-607858
Ngày cấp bằng
7/1/19
Số km
296
Động cơ
132,809 Mã lực
Theo em cứ phân lô bán nền, tiền tươi thóc thật, chả sướng hơn là ngồi nghĩ cách sáng kiến cải tiến, khoa học công nghệ hay sao.
Nói vui thế chứ ông già em là giám đốc 1 cty sản xuất, sau này về hưu ông kết luận lại là tư nhân nó chả thích làm sản xuất, thứ nhất là giá trị đầu tư lớn, thứ hai là lợi nhuận thu về thấp, thứ ba là khó quản trị vì nguồn lực + tài sản+ con người lớn và phức tạp...vv nên thường thì làm sản xuất tuyền các công ty nhà nước (hoặc có vốn nhà nước).
Đến giờ thì nhiều tư nhân mạnh hơn, nhưng các bố cũng ngại đầu tư sản xuất lắm. Lý do thì vẫn như ở trên. Nên đa phần làm bất động sản, tài chính với thương mại. Tiền tươi thóc thật, bơm thổi nổi chìm, thế cho nhàn.
 

Isu_zu

Xe container
Biển số
OF-12249
Ngày cấp bằng
24/12/07
Số km
9,403
Động cơ
594,020 Mã lực
Đúng là Việt Nam bây giờ chưa làm được lò phản ứng hạt nhân, nhưng khi phát triển điện hạt nhân đến một mức độ nào đó thì Việt Nam sẽ đủ khả năng để nhận chuyển giao công nghệ và tự phát triển riêng lò hạt nhân của mình.
Công nghệ là sự tích lũy, chuyển giao, ứng dụng và sáng tạo. Và cần thêm một thứ không thể thiếu là tiền nữa. Việt Nam tăng trưởng kinh tế nên bao nhiêu công nghệ bây giờ Việt Nam mình làm chủ được đấy.
Cụ phát biểu y như chỉ đạo hội nghị. Nghe rất hay và thấy quen quen nhưng ko bao giờ thực hiện nổi.
 

Isu_zu

Xe container
Biển số
OF-12249
Ngày cấp bằng
24/12/07
Số km
9,403
Động cơ
594,020 Mã lực
Cái vụ 2020 thành nước CN đã có tổng kết và kết luận là không thành công rồi...
Vụ này mà cũng cần tổng kết và kết luận hả cụ, em tưởng nó lù lù sờ sờ ra đấy, ai chả thấy?
 

lads1205

Xe buýt
Biển số
OF-834686
Ngày cấp bằng
30/5/23
Số km
696
Động cơ
82,869 Mã lực
Tuổi
26
Chấp nhận làm thương mại, du lịch, dịch vụ, logistics...thôi. VN có gì mà đòi cạnh tranh về sx công nghiệp với khựa và các nước phát triển khác? Đường lối chính sách không chuẩn dẫn đến mãi vẫn loay hoay, nhớ ngày xưa có câu sologan: đến năm 2020 VN cơ bản trở thành nước công nghiệp, giờ là 2025 các cụ nhìn xem Vn trở thành cái gì rồi?
Cụ nói đến bài này hả?
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
4,389
Động cơ
256,412 Mã lực
Vụ này mà cũng cần tổng kết và kết luận hả cụ, em tưởng nó lù lù sờ sờ ra đấy, ai chả thấy?
Cái này là tổng kết của Đ. Về nguyên tắc thì mọi cái mục tiêu của Đ thì sẽ phải có tổng kết, kết luận là đạt hay không đạt, có giải pháp tiếp theo. Ở đây là mục tiêu do đại hội giao, do vậy ban chấp hành tw phải báo cáo tổng kết.
 

meodenminh

Xe điện
Biển số
OF-723782
Ngày cấp bằng
4/4/20
Số km
4,307
Động cơ
302,430 Mã lực
Những vấn đề em nêu ra hoàn toàn chỉ là chuyện nhỏ nhặt. Tất cả những câu trả lời đều có trên wikipedia, google, vân vân và mây mây. Chịu đọc là trả lời hết các câu hỏi trong vòng vài phút.

Nhưng tại sao nhà ta yếu kém đến vậy ? Có vài lý do.

Thứ nhất là tiếng Anh kém nên không đọc wikipedia được.

Thứ hai là khả năng phân tích rồi tổng hợp thông tin kém.

Và thứ ba, là cái em muốn nhấn mạnh, chúng ta được đào tạo từ bé là không được cãi thầy. Thầy là chân lý, nói sao là ta biết vậy. Khi đi làm công ty, chuyên gia nước ngoài qua đào tạo chúng ta ( kể cả chuyên gia Trung Quốc với trình độ rất hạn chế ), chúng ta vẫn thấm nhuần cái nguyên tắc đó, chúng ta học sao biết vậy, không dám phản biện, không dám đào sâu suy nghĩ.

Suy nghĩ một cách mộng mơ thì thôi, không tính. Nhưng suy nghĩ và hành động trên cơ sở khoa học kỹ thuật vững chắc thì có gì mà không dám chứ ?

Và ở đây em chỉ nói về thuần túy khoa học kỹ thuật - công nghệ. Qua bên khoa học quản lý còn vui ác nữa !
Không phải ko đc cãi thầy, mà làm sai tổn thất về chi phí cả trò và thầy đều không ai chịu cả nên nó vậy chứ sao💢
Đề tài nhà nước thì chỉ quan tâm mỗi % đủ là đc nghiệm thu thì ko tính🤣
 

meodenminh

Xe điện
Biển số
OF-723782
Ngày cấp bằng
4/4/20
Số km
4,307
Động cơ
302,430 Mã lực
Cái vụ 2020 thành nước CN đã có tổng kết và kết luận là không thành công rồi. Bây giờ mục tiêu là 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Mục tiêu trước mắt là 2030 là nước đang phát triên, thu nhập trung bình cao, công nghiệp hiện đại.
Bây giờ có mục tiêu mới Net Zero 2050 rồi
 

maycatcnc

Xe hơi
Biển số
OF-741022
Ngày cấp bằng
28/8/20
Số km
195
Động cơ
73,510 Mã lực
Tuổi
36
Nơi ở
Lô 29A KCN Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội
Website
hancatemc.com
Các cụ làm ngành may mặc cho em hỏi lĩnh vực này của Việt Nam mình hiện tại ổn không? Vì khoảng nửa năm nay em thấy đồ quần áo, giầy dép không còn nhiều made in Việt Nam nữa.
Em thấy ngành này ok mà.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top