có lẽ thiếu sót lớn trong hệ thông giáo dục, đi học chủ yếu cô dạy sao làm y như vậy là được thiếu tỉnh phản biện tìm tòi tư duy một cách sau rộng không thích khác biệt, điều này khác hẳn với bọn phương tây. như cụ chia sẻ thì không thay đổi e rằng vẫn mãi vậy nhưng rất khó thùa nhận mình kém nhìn thẳng vấn đề.
Ngày xưa tụi em được dậy khác hẳn với bây giờ. Thời đó trong lớp các bạn học toán không tốt, trừ trường hợp quay cóp bạn bên cạnh, còn bạn nào giải được bài nào là tự bạn ấy nghĩ ra cách giải. Kiểu dậy học thật nhiều cách giải để đi thi đạt thành tích cao như bây giờ chỉ có ở mấy lớp chuyện toán (thời đó rất ít và chỉ có chuyên toán, các môn khác không có).
Kiểu dậy thời đó không giúp cho trường tăng uy tín, nhưng học sinh phải tự suy nghĩ.
VN hay tự nhận thông minh chứ mấy nghìn năm lịch sử đã có gì truyền ra thế giới đâu. Thử hỏi ng nc ngoài biết nhà khoa học nào của VN, tác phẩm văn học nào đc ng nc ngoài say mê, tôn giáo nào đc ng nước ngoài theo, phát minh nào đc ng nc ngoài học tập, công trình kiến trúc nào khiến ng nc ngoài trầm trồ không...
Đừng tự sướng nữa, trí thông minh của ng VN chỉ ở mức trung bình thôi
Tụi em không tự sướng, khi học ở nước ngoài thì chỉ coi lưu học sinh CHDC Đức là đối thủ (thời đó tụi em chỉ được đi học ở khối SEV - Đông Âu, tầu, Triều Tiên, Mông Cổ, An Ba ni). Đối thủ, chứ điểm chưa chắc vượt qua được tụi em.
Đến năm em sang, Bộ ĐH và THCN ra quy định lưu học sinh, trừ học sinh Miền Nam, thi học kỳ bị điểm trung bình phải về nước học tiếp!
Khi xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình, có 1 ông chuyên gia Liên Xô đi xuống hiện trường thấy ông bạn cùng học đang làm việc với công nhân. Về ông ấy báo với Ban Chỉ huy công trường: "Hồi học với tôi, ông ấy nổi tiếng trong trường!". Bác kỹ sư ấy may mắn được nhấc lên Ban.
Em ra trường về làm việc, hơn mấy đồng nghiệp là chỉ mất mấy tháng làm như công nhân, sau được xếp lên quản đốc và 8 tháng sau thì đi bộ đội!