Đoạn đo đỏ này gần đây em suy nghĩ nhiều và nghiêm túc, vì nó có liên quan tới quyết định công việc của em chứ ko phải để chém gió cho vui. Kết luận của em là người VN tự nghĩ mình thông minh thôi cụ ạ, sự thật không phải thế. Vì sao ư? Nó thể hiện ra kết quả. Hãy nhìn vào kết quả khi so sánh cùng hệ quy chiếu. VN có phải nước giàu mạnh trong top ko? Không. DN VN có nhiều công ty trong top ngành nghề mình làm không? Không. Tỉ phú giàu nhất VN có trong top tỉ phú thế giới không? Không. VN có nhà khoa học nào đạt giải Nobel, nhiều bằng sáng chế không? Không. Nông dân VN có làm ra sản lượng nông nghiệp quy mô lớn và chất lượng cao như nông dân nhiều nước khác không? Không nốt.
Còn đừng so sánh kiểu mấy huy chương Olympic đơn lẻ, hoặc so mức độ thông minh của ông tỉ phú VN với dân thường nước khác.
Tất nhiên các kết quả kia nó là tổng hợp của nhiều yếu tố nữa như tích luỹ lịch sử, văn hoá, thể chế. Nhưng IQ là tiêu chí lớn trong đó, nếu không muốn nói IQ tác động ngược vào lịch sử, văn hoá, thể chế. Nhìn nhận vào đấy để biết mình là ai, mình cần học hỏi thêm, cần chăm chỉ và nỗ lực hơn. Chứ cứ xuất phát với câu "người Việt mình thông minh" thì đã lạc đề từ đầu rồi.
Có nhiề kiểu thông minh các cụ ạ. Người Việt có thể nói là thông minh, kiểu thông minh của người Việt là "đơn điệu" và "thụ động".Thông minh là do gẻne cụ ạ. Nghèo đói là do chiến tranh, bị cấm vận, do tham nhũng và nhiều lý do khác.
Một phó Tổng Thống của nước Đức là trẻ mồ côi Việt Nam
Một thủ khoa vài trường đại học xuất thân bình thường, bố mẹ làm phụ hồ, nông nghiệp
Chiến tranh đói khổ nhưng Việt Nam vẫn có tên trên bản đồ Toán học của thế giới.
Chúng ta tồn tại suốt chiều dài lịch sử, trải qua vô vàn thăng trầm biến cố mà đến giờ mà vẫn tồn tại là nhờ nhiều yếu tố, trong đó hẳn phải có trí khôn của người Việt chứ ‘
Thế nào là "đơn điệu"? Nghĩa là trong 1 lĩnh vực đơn nhất thì có thể thông minh ở mức độ nhất định, nhưng khi phải tư duy tổng hợp, ví dụ kết hợp toán-lý-hóa, thì người Việt không giỏi. Mà các cụ để ý là các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ và kinh tế luôn đòi hỏi tư duy tổng hợp, nên bảo tại sao người Việt "thông minh mà chưa giàu" là vậy.
Lấy 1 ví dụ cho dễ hình dung hơn là máy móc. Nếu có sẵn 1 cỗ máy thì người Việt nói chung học chạy máy tương đối nhanh, thậm chí 1 thời gian sau còn có thể sáng kiến/cải tiến 1 vài bộ phận nào đó để máy chạy tốt hơn. Nhưng bảo tự thiết kế chế tạo 1 cỗ máy hoàn chỉnh thì người Việt rất yếu. Vì chế tạo 1 cỗ máy hoàn chỉnh nó là kết hợp của nhiều loại tư duy chứ không phải là 1 loại tư duy đơn nhất.
Thế nào là "thụ động"? Nó là kiểu thông minh "giải bài tập", tức là giải bài do người khác ra đề chứ không giỏi trong việc tự nghĩ ra đề. Áp dụng vào đời sống sẽ thấy chúng ta luôn đi sau, học theo những thứ nước ngoài làm chứ không tự nghĩ ra, hoặc không dám nghĩ ra thứ gì riêng của mình.
Có thể thay đổi được tình trạng đó không? Có thể, nếu người Việt có 1 cuộc "thức tỉnh", đó là khi các điều kiện kinh tế/xã hội/giáo dục đạt đến mức độ nào đó thì tự nhiên sẽ sinh ra 1 lớp nhân tài làm thay đổi hẳn tình trạng xã hội, ít nhất về 1 mảng nào đó. Tất cả các nước giàu đều từng có 1 cuộc thức tỉnh như vậy, như Anh thời Cách mạng công nghiệp 1, Đức cuối TK19, Nhật đầu TK20 hay Trung quốc đầu TK21 vv
Việt nam đã có 1 cuộc thức tỉnh từ 1930 đến 1940. Trong 10 năm đó, Việt nam sinh ra 1 loạt các nhà trí thức và văn hóa lớn. Nhưng cuộc thức tỉnh này, hơi đáng tiếc, lại chỉ diễn ra trong các lĩnh vực văn hóa và khoa học xã hội. Việt nam đang cần 1 cuộc thức tỉnh thứ 2 về kỹ thuật và công nghệ để kéo đất nước ra khỏi tình trạng tầm thường về kinh tế. Hy vọng nó sẽ diễn ra, và trong thời gian không xa (cái này nó chỉ là hy vọng à nha, chưa chắc đã xảy ra đâu).