[Funland] Nhìn nhận thẳng thắn trực diện về năng lực SX của VN

bspvietnam

Xe điện
Biển số
OF-495217
Ngày cấp bằng
6/3/17
Số km
2,042
Động cơ
241,478 Mã lực
KHCN không phải như xây cái nhà hay con đường, có thể vay vốn làm trong vài năm và sử dụng 30-40 năm sau đó.
Cái oto nó được như bây giờ là đã trải qua hơn 100 năm liên tục cải tiến. Sản phẩm ra đời, sử dụng, xuất hiện các bất cập về động cơ, hệ thống hãm, giảm chấn, khí thải, tiết kiệm nhiên liệu, chiếu sáng..., đi vào nghiên cứu đưa ra giải pháp, áp dụng, lại theo dõi, phát hiện những bất cập để cải tiến tiếp liên tục như vậy. Có những "ước mơ" mà phải đợi đến khi có nhiều lĩnh vực cùng phát triển đến mức độ nhất định mới hội tủ đủ để thành hiện thực, ví dụ như màn android, công nghệ điện, điện tử, âm thanh, hình ảnh có từ lâu, nhưng chỉ đến khi internet không dây và chi phí internet đủ rẻ mới hiện thực hóa ước mơ tất cả trong một.
(Hình như)Các nước có nền KHCN phát triển, đều có một giai đoạn trước đó bùng nổ về sản xuất công nghiệp (chứ không phải thương mại, dịch vụ, du lịch :) )

Theo bussinessinsider online:
Rất cụ thể, thẳng thắn, trực diện

"...Tôi được báo cáo là Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu điện thoại di động thông minh; đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu linh kiện máy tính; đứng thứ 6 thế giới về xuất khẩu thiết bị máy tính; đứng thứ 7 thế giới về gia công phần mềm, đứng thứ 8 thế giới về thiết bị linh kiện điện tử.

Đây là những con số có vẻ ấn tượng, hoành tráng, đáng tự hào, nhưng thử hỏi chúng ta đã bao giờ nhìn sâu vào bản chất những số liệu này chưa?

Chúng ta đóng góp được bao nhiêu phần trăm giá trị trong đó?

Hay là mình đang ở phân khúc thấp nhất của chuỗi giá trị, chủ yếu là gia công cho nước ngoài.

Một cái áo bán ra mà thiết kế, vải, nhuộm, chỉ, cúc đều của người khác thì mình được bao nhiêu?

Có chăng chỉ là công lao động và sự ô nhiễm môi trường?

Số liệu tôi nêu trên được trích dẫn từ báo cáo của Lãnh đạo về thành tích của ngành mình.

Tôi cứ tự hỏi đây liệu có phải là “ngộ nhận”, là “tự huyễn hoặc”, là “tự ru mình” không?

Nhân đây tôi muốn nói thêm: Ngành điện tử, sản xuất điện thoại và linh kiện, khu vực FDI xuất khẩu 100% giá trị điện thoại và linh kiện nhưng nhập đến 89% giá trị linh kiện này.

Sam Sung đầu tư vào Việt Nam từ 2008 đến nay, tại Thái Nguyên có 60 doanh nghiệp đối tác cấp I cung ứng cho Sam Sung thì tới 55 doanh nghiệp nước ngoài; tại Bắc Ninh có 176 đối tác cấp I, thì có tới 164 doanh nghiệp nước ngoài.

Các doanh nghiệp trong nước chủ yếu cung cấp dịch vụ an ninh, suất ăn công nghiệp, xử lý rác thải...

Tôi muốn nêu rõ những bất cập này để chúng ta nhìn thẳng vào sự thật, rằng doanh nghiệp của chúng ta đang đứng ở đâu trong chuỗi giá trị toàn cầu cũng như trong năng lực cạnh tranh quốc tế để mà cố gắng?"

(Trích phát biểu của Tổng bí thư Tô Lâm tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI ngày 15/01/2025)

via Lê Đức Anh
 
Chỉnh sửa cuối:

mishut

Xe máy
Biển số
OF-874471
Ngày cấp bằng
11/1/25
Số km
67
Động cơ
5,093 Mã lực
Về bản chất là nó có khác.

Giao nhiệm vụ nó căn bản là giống chỉ định thầu. Vì là chỉ định, nên không có gì đảm bảo đơn vị được giao có nhiều nỗ lực làm việc.

Đặt hàng, vốn dĩ ý đồ là giống như đấu thầu rộng rãi, mở cho mọi người cạnh tranh, động lực làm việc nó lớn, kết quả hy vọng sẽ tốt.

Thực tế nó không được như vậy, vì một vài lý do, có cả chính đáng và không hoàn toàn chính đáng.

Thứ nhất, không phải nhiệm vụ nào cũng có nhiều người biết làm, có khi chỉ có 1-2 đơn vị biết làm (là những đơn vị vốn dĩ đã được giao nhiệm vụ từ xưa). VD như nhiệm vụ viết lịch sử cho 1 đảng bộ nào đó chẳng hạn. Tư nhân thứ nhất là chưa chắc đã có ai làm, thứ 2 là chưa chắc đã muốn nhận.

Thứ hai, mặc dù nói là nhiệm vụ đặt hàng, các cơ quan chủ quản thường vẫn có đơn vị trực thuộc biết làm. Nói cách khác là chưa tách biệt giữa quản lý nhà nước và trực tiếp làm. Vd như một bộ muốn đặt hàng 1 nghiên cứu gì đó, nhưng bản thân bộ đấy cũng có viện nghiên cứu trực thuộc. Vậy hiển nhiên là giao cho viện đó làm, các trường ĐH, viện NC ở ngoài khá khó tham dự.
Về bản chất chả có gì khác nhau cả, ở trên cụ nêu rồi đó.
Bộ "đặt hàng" đương nhiên là giao cho đơn vị trực thuộc (Viện, trường), cũng vẫn từng đấy con người, từng đấy lđ đơn vị... cơ chế nghiệm thu cấp cơ sở, kể cả cấp Bộ chả có gì thay đổi cả. Từ chủ tịt/ cán bộ phản biện/ thành viên HĐ tuyền anh/chị/em/ bố/ mẹ/ thầy trò/ xếp/ nhân viên của Trường, Viện lẫn Bộ "phản biện" cho nhao 🤭
Phong bì là tất yếu, kết quả đề tài "khoa học" chưa cần nghiệm thu ai cũng biết là sẽ được Thông qua có sửa chữa:D.
Thay cái tên gọi "nhiệm vụ" = "đặt hàng" chả có ý nghĩa gì.
 

nhuataiche

Xe container
Biển số
OF-570365
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
8,051
Động cơ
273,552 Mã lực
Tuổi
51
Các cụ nói nhiều cái vĩ mô quá, em không hiểu hết. Nên em nói chuyện vi mô thôi, nói để thấy người VN chúng ta đang ở đâu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật.

Ví dụ, trong ngành bao bì thực phẩm ( bao bì phức hợp ), các kỹ sư, giám đốc nhà ta có thể nói vanh vách, muốn làm bao bì đó phải dùng nguyên liệu X của hãng Y, nhiệt độ 200 độ ( ví dụ vậy ).

Nhưng khi hỏi nguyên liệu X có thành phần là gì, dùng loại tương tự của hãng khác được không, tại sao nhiệt độ là 200 mà không phải là 190 hay 210, thì chả ai trả lời được. Nghĩa là nước ngoài dạy cái gì thì ta biết cái đó, chứ ta đâu có hiểu cái gì.

Hậu quả là khi nguyên liệu X đã trở nên lỗi thời, giá cắt cổ phi lý ta vẫn phải dùng. Không ai dám đổi qua thứ khác. Và em đang nói về cả một ngành công nghiệp chứ không phải vài công ty đơn lẻ.

Ở các ngành khác những chuyện tương tự cũng không hiếm đâu !
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
4,351
Động cơ
221,354 Mã lực
Các cụ nói nhiều cái vĩ mô quá, em không hiểu hết. Nên em nói chuyện vi mô thôi, nói để thấy người VN chúng ta đang ở đâu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật.

Ví dụ, trong ngành bao bì thực phẩm ( bao bì phức hợp ), các kỹ sư, giám đốc nhà ta có thể nói vanh vách, muốn làm bao bì đó phải dùng nguyên liệu X của hãng Y, nhiệt độ 200 độ ( ví dụ vậy ).

Nhưng khi hỏi nguyên liệu X có thành phần là gì, dùng loại tương tự của hãng khác được không, tại sao nhiệt độ là 200 mà không phải là 190 hay 210, thì chả ai trả lời được. Nghĩa là nước ngoài dạy cái gì thì ta biết cái đó, chứ ta đâu có hiểu cái gì.

Hậu quả là khi nguyên liệu X đã trở nên lỗi thời, giá cắt cổ phi lý ta vẫn phải dùng. Không ai dám đổi qua thứ khác. Và em đang nói về cả một ngành công nghiệp chứ không phải vài công ty đơn lẻ.

Ở các ngành khác những chuyện tương tự cũng không hiếm đâu !
Sau hôm nay thì thôi cụ ạ. Nếu như nó khá hơn 1 chút xíu so với 10-15 năm trước đã là may lắm. Hy vọng đừng có thêm 1 tá quả đấm thép nữa.
 

meodenminh

Xe điện
Biển số
OF-723782
Ngày cấp bằng
4/4/20
Số km
4,173
Động cơ
257,172 Mã lực
Các cụ nói nhiều cái vĩ mô quá, em không hiểu hết. Nên em nói chuyện vi mô thôi, nói để thấy người VN chúng ta đang ở đâu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật.

Ví dụ, trong ngành bao bì thực phẩm ( bao bì phức hợp ), các kỹ sư, giám đốc nhà ta có thể nói vanh vách, muốn làm bao bì đó phải dùng nguyên liệu X của hãng Y, nhiệt độ 200 độ ( ví dụ vậy ).

Nhưng khi hỏi nguyên liệu X có thành phần là gì, dùng loại tương tự của hãng khác được không, tại sao nhiệt độ là 200 mà không phải là 190 hay 210, thì chả ai trả lời được. Nghĩa là nước ngoài dạy cái gì thì ta biết cái đó, chứ ta đâu có hiểu cái gì.

Hậu quả là khi nguyên liệu X đã trở nên lỗi thời, giá cắt cổ phi lý ta vẫn phải dùng. Không ai dám đổi qua thứ khác. Và em đang nói về cả một ngành công nghiệp chứ không phải vài công ty đơn lẻ.

Ở các ngành khác những chuyện tương tự cũng không hiếm đâu !
R & D nó tốn kém lắm và cơ chế nữa
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top