Cái vụ 2020 thành nước CN đã có tổng kết và kết luận là không thành công rồi. Bây giờ mục tiêu là 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Mục tiêu trước mắt là 2030 là nước đang phát triên, thu nhập trung bình cao, công nghiệp hiện đại.
Hàng năm UNIDO đều có thống kê và phân loại các nước theo trình độ phát triển công nghiệp. Theo tiêu chuẩn quốc tế thì UNIDO chia các nước thành 5 nhóm, nhóm các nước công nghiệp có thu nhập cao, nhóm các nước công nghiệp có mức thu nhập trung bình, nhóm các nước đang công nghiệp hóa có mức thu nhập cao, nhóm các nước đang công nghiệp hóa có mức thu nhập trung bình và cuối cùng là nhóm các nước kém phát triển. Sự khác biệt giữa nước công nghiệp và nước đang công nghiệp hóa nằm ở chỗ nước công nghiệp có tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo cao hơn công nghiệp khai thác mỏ và đã phát triển đầy đủ tất cả 23 ngành công nghiệp chế biến chế tạo chính. Theo danh sách của UNIDO năm 2024 thì Việt Nam nằm trong nhóm các nước công nghiệp có thu nhập trung bình.
Bên dưới là trích đoạn một số trang có liên quan trong ấn bản năm 2024 của UNIDO, một tổ chức thuộc Liên hiệp quốc. Nguồn này đáng tin cậy hơn so với các thông tin ngoài lề hoặc một vị nào đó không thuộc bộ chủ quản về công nghiệp phát biểu trên báo mạng.
Để tìm hiểu sâu hơn về bộ tiêu chí xếp hạng phân nhóm và chi tiết về các chỉ số, các cụ có thể tải cuốn này về đọc. Lưu ý, công nghiệp có tất cả 23 ngành chính và nhiều phân ngành. Ngành công nghiệp điện tử, bán dẫn thuộc nhóm ngành công nghệ cao, hiện Việt Nam xét về giá trị sản lượng thì cũng tạm được trong bảng xếp hạng thế giới, tuy nhiên chủ yếu vẫn do khối FDI chiếm vai trò chủ đạo, đó là điều mà doanh nghiệp nội cần cải thiện. Còn nhiều ngành khác, ví dụ xi măng, sắt thép, phân hóa học, gỗ, vật liệu xây dựng, đóng tàu, v.v. khối nội chiếm vai trò chủ lực và cũng có thứ hạng cao trên thế giới. Chẳng lẽ các ngành này không phải là công nghiệp và năng lực sản xuất yếu? Chủ trương thời gian tới là hướng đến nhóm các nước công nghiệp phát triển, tức là các ngành công nghiệp công nghệ cao chiếm vai trò chủ đạo và có giá trị sản lượng cao, ví dụ điện tử, bán dẫn, CNTT, thiết bị điện, robot , sinh học, dược phẩm, vật liệu kim loại đặc chủng...