Đó, sự khác nhau nằm ở "nước công nghiệp" và "nước công nghiệp theo hướng hiện đại". Nếu chỉ đọc lướt qua thì chúng ta thường nghĩ rằng chúng là một, nhưng đó là 2 nhóm hoàn toàn khác nhau như tôi đã chia sẻ từ tài liệu của UNIDO, Việt Nam hiện đang quá trình mong muốn chuyển dịch từ nhóm quốc gia màu xanh lục thẫm sang nhóm quốc gia có màu tím sẫm trên bản đồ của UNIDO, tức là nhóm các nước công nghiệp hiện đại có thu nhập cao. Tuy nhiên, mong muốn và chủ trương, chính sách chỉ là một phần mang tính hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Để đạt được thì định hướng chiến lược của chủ doanh nghiệp, năng lực nội tại của doanh nghiệp và năng lực người lao động, cũng như việc đáp ứng các nhu cầu của thị trường và khách hàng mới là yếu tố quyết định. Trong đó, yếu tố sự ủng hộ của người tiêu dùng, khách hàng, thị trường mới là điều kiện sống còn. Doanh nghiệp có năng lực và công suất sản xuất tốt đến mấy mà không tiêu thụ được sản phẩm thì cũng đâu dám đầu tư mở rộng sản xuất. Đó chính là khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi cạnh tranh với các thương hiệu ngoại. Cứ nhìn ô tô Vinfast, máy kéo nông nghiệp VEAM và Thaco và rất nhiều sản phẩm khác, việc cạnh tranh và giành thị phần không dễ dàng chút nào khi tâm lý người Việt vẫn luôn ưu tiên hàng ngoại. Nhưng, cũng thấy được trong nhiều năm qua, dần dần các sản phẩm nội địa đã từng bước dành được thị phần. Riêng trong ngành công nghiệp ô tô, những tháng gần đây, sản phẩm của Vinfast ngày càng nhiều hơn trên đường phố, đến cả VF3 cũng đã gặp rất nhiều trên đường đi làm hàng ngày, đó là một trong các tín hiệu để có thể hi vọng ở những năm tới