Giai đoạn trước VN là thuộc địa, không có quyền tự quyết nên chả thể nói hoặc mong gì hơn về sự thức tỉnh, ngẫu nhiên đã sinh ra một số nhà văn hóa, khoa học nổi bật.Tất cả các nước giàu đều từng có 1 cuộc thức tỉnh như vậy, như Anh thời Cách mạng công nghiệp 1, Đức cuối TK19, Nhật đầu TK20 hay Trung quốc đầu TK21 vv
Việt nam đã có 1 cuộc thức tỉnh từ 1930 đến 1940. Trong 10 năm đó, Việt nam sinh ra 1 loạt các nhà trí thức và văn hóa lớn. Nhưng cuộc thức tỉnh này, hơi đáng tiếc, lại chỉ diễn ra trong các lĩnh vực văn hóa và khoa học xã hội. Việt nam đang cần 1 cuộc thức tỉnh thứ 2 về kỹ thuật và công nghệ để kéo đất nước ra khỏi tình trạng tầm thường về kinh tế. Hy vọng nó sẽ diễn ra, và trong thời gian không xa (cái này nó chỉ là hy vọng à nha, chưa chắc đã xảy ra đâu).
Em vừa nhờ A.I viết một bài luận tóm tắt về những giai đoạn chuyển mình của các nước Anh, Đức, Nhật, TQ và nhờ nó tìm mẫu số chung để trả lời câu hỏi này:
Vai trò của thể chế và chính sách của chính phủ trong những giai đoạn chuyển mình đó?
Câu trả lời là thế này:
- Ổn định và minh bạch: Các thể chế chính trị ổn định và pháp luật minh bạch giúp xây dựng niềm tin của người dân và doanh nghiệp.
- Đầu tư vào giáo dục: Một hệ thống giáo dục chất lượng cao là nền tảng để nâng cao năng lực trí tuệ của dân tộc.
- Khuyến khích đổi mới: Chính sách khuyến khích nghiên cứu, sáng tạo và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tạo ra động lực cho sự phát triển.
- Mở cửa hội nhập: Sẵn sàng học hỏi và tiếp nhận công nghệ, tri thức từ các quốc gia khác là yếu tố quan trọng để bắt kịp xu thế toàn cầu.