[Funland] Nhật Bản: Từ cường quốc công nghệ băng cassette Sony đến kẻ 'ra rìa' trong cuộc chơi chip điện tử

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,508
Động cơ
408,763 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
1) Bác nghĩ cất hạ cánh máy bay chỉ cần kích thước?
2) Cái này là Nhật làm tàu sân bay cất cánh cho máy bay phản lực, nhưng núp bóng dưới dạng cất cánh trực thăng. Nhưng cái mà tôi nói là logic của bác kia sai. Logic làm tàu sân bay cho trực thăng dẫn đến có thể cất cánh bằng máy bay phản lực, mà cụ thể ở đây là F-35 là logic sai. Vì tàu cất cánh cho máy bay trực thăng, hay máy bay piston thời thế chiến 2 không thể dùng để cất cánh cho máy bay phản lực ngày nay được
3) Cái F-2 đo không phải chỉ động cơ Mỹ, một đống bộ phận khác cũng của Mỹ, Anh Raytheon Technologies, Rockwell Collins hay BAE. Cái máy bay đó là chia nhau, Mỹ làm 40%, còn lại là Nhật. Nhưng tôi cũng không nói chuyện Nhật có làm được F-35 không, mà chỉ nói cái logic làm được F-2 suy ra làm được F-35, hay vì có tham gia gia công F-35 thì sẽ làm được F-35 là không hợp lý
4) Dự án máy bay dân dụng MRJ chết của Nhật thì bác nhắc rồi. Thực ra, đây chỉ là máy bay bé, kiểu regional aircraft, Nhật làm theo kiểu lắp ráp các bộ phận có sẵn của phương tây, nhưng nói chung vẫn chưa ổn lắm. Còn động cơ turbofan, ý bác là Nhật và Đức tụt sau, chứ không phải Mỹ và Đức, chắc bác viết nhầm.
Nói chung, 2 nước này sau thế chiến 2 bị Mỹ ngăn chặn nên về khoản động cơ tuabin khí cho hàng không là tụt rồi.
5) 6-12 tháng làm vũ khí hạt nhân khác 1 tháng. Nhưng làm vũ khí hạt nhân kiểu đó chắc là làm theo kiểu lắp ráp các thành phần thì có thể nhanh như thế được. Mà không rõ vũ khí hạt nhân này là cái gì? Bom nguyên tử? tên lửa mang đầu đạn hạt nhân phóng từ 1 module nào đó?
Tôi nhắc đến độ dài sàn bay là để nói rằng ngay từ đầu nó đã được thiết kế để cho máy bay phản lực.

Tất nhiên không thể nói rằng chỉ cần kích thước là đủ. Máy bay hiện đại khác xa máy bay thời WW2: nặng hơn, tốc độ cất cánh lớn hơn nên tính chịu áp lực, chịu ma sát, độ bền vật liệu, độ cân bằng vv của thân tàu và sàn máy bay đòi hỏi phái khác hẳn.

Thế giới hiện nay chỉ có 3 nước là Mỹ, Nga, Pháp và phần nào đó Trung quốc là có khả năng tự chế được phần lớn máy bay chiến đấu. Như Nhật thì không thể gọi là tự chế được khi cả thiết kế, động cơ và nhiều phần quan trọng khác đều không tự chủ.

Về động cơ máy bay (turbo fan) thì hiện Nhật còn duy nhất 1 công ty là IHI (Ishikawajima Heavy Industry) vẫn theo đuổi. Công ty này đang rất cố gắng cho ra động cơ cấp A320/B737 nhưng mãi vẫn chưa thành công, mặc dù từng tham gia thiết kế mẫu động cơ V2500 cho A320 của Châu Âu (có 1 chuyện hơi lạ là sao Pháp có vẻ khá nhẹ nhàng trong chế tạo động cơ turbo fan nhưng Nhật và Đức lại rất chật vật).

Về vũ khí hạt nhân thì cái gọi là "sẵn sàng chế tạo được nuke" chỉ nói đến khả năng chế loại đơn giản nhất là bom A ngu, chứ hoàn toàn không phải là tên lửa vì tên lửa phức tạp hơn nhiều. Nước nào cũng phải bắt đầu bằng bom A ngu rồi mới tiến lên tên lửa.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,508
Động cơ
408,763 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
ASML chỉ là máy quang khắc thôi. Quy trình làm chip cần rất nhiều máy móc, thiết bị, hoá chất, nguyên vật liêu. Topic bên kia, tuy về Nga nhưng không có nghĩa là chỉ nói đến Nga, tôi cũng có nói về một số máy móc và nguyên vật liệu rồi. Ví dụ cần có thiết bị sản xuất photomasks, thiết bị chân không và plasma, Thiết bị rửa và làm khô tấm và chất nền, thiết bị công nghệ hóa, thiết bị kiểm soát và kiểm tra, Thiết bị làm sạch thủy lực và megasonic của tấm, etc. nhiều thứ lắm, chứ không chỉ có máy quang khắc
Các nguyên liệu, hoá chất cũng cần nhiều, ví dụ chất cản quang, hydrogen fluoride, và nhiều hoá chất khác.
Quá trình tạo ra các hoá chất, nguyên liệu này cũng dính đến nhiều hoá chất khác. Ngoài ra còn các phần mềm thiết kế chip, các phần mềm khác dùng trong dây chuyển, etc.
Tổng cộng là hàng nghìn các công ty của Mỹ, châu Âu, Nhật dính dáng đến nó đó bác. Vì thế không một cá nhân nước nào có thể tự mình làm tất cả

Cái công ty ASML kia chỉ làm máy quang khắc thôi, tuy của Hà Lan, nhưng công nghệ là cả Mỹ, Pháp, Đức, Áo góp vào đấy.

Cũng cần lưu ý thêm, để khắc chip có nhiều cách chứ không phải chỉ quang khắc, nhưng ở thời điểm hiện nay thì quang khắc là các hiệu quả nhất để khắc chip ở quy mô công nghiệp.

Nhiều thiết bị, hoá chất, vật liệu, phần mềm ở trên, Nga cũng có những công ty và viện làm sản phẩm đó, nhưng chủ yếu chỉ làm ở quy mô vừa và nhỏ, phục vụ cho các phòng nghiên cứu và nhu cầu quốc phòng, ra sản xuất quy mô lớn cho công nghiệp dân sự thì không hợp. Hoá chất, ví dụ như chất cản quang, hydrogen fluoride,... thì Nga làm chủ yếu phục vụ cho mấy trăm công ty điện tử trong nước và vài nước xung quanh thôi. Hình như họ có xuất 1 ít hoá chất này sang Trung Quốc, ít thôi.

Ngoài ra, có thiết bị, hoá chất nguyên liệu, phần mềm, không có nghĩa là nắm được công nghệ gia công chip, rồi còn đứng ra tổ chức ra cả cái nhà máy công nghiệp gia công hiệu quả. Cái này thì Đài, Hàn làm trùm. Nga nó đang mời mấy chuyên gia hàng đầu của Đài sang giúp nó tư vấn xây nhà máy gia công quy mô lớn đấy, dĩ nhiên lớn hơn những cái nhà máy của Nga hiện có và chỉ đủ để phục vụ cho nhu cầu sắp tới của nó thôi, không phải tham vọng ra thế giới gì trong ngành này
ASML là công ty có trụ sở ở Hà lan, nhưng thực tế thì 1 cỗ máy quang khắc ASML sử dụng nghiên cứu/ công nghệ/ bộ phận của nhiều nước khác: Mỹ, Nhật, Đức, Pháp. Thấy nói rằng 1 cỗ máy quang khắc EUV giá bán 140 triệu đô thì riêng giá trị các license của Mỹ đã là 8%, 2 bộ phận quan trong nhất là nguồn laser thì của Nhật và gương quang khắc là của Đức . (Cho nên tôi rất thắc mắc là Tây nó cần nhiều nước xúm vào thì mới ra máy quang khắc EUV mà sao TQ bị cấm vận thế vẫn tư ra được máy quang khắc 28nm?)
 

Blue_Sky_2691

Xe tăng
Biển số
OF-366056
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
1,071
Động cơ
415,128 Mã lực
Cái chỗ bôi đỏ kia là bác nói thật hay nói đùa đấy?
Nói như thế khác gì bảo tàu sân bay Nhật đóng trước thế chiến 2 cũng giống như tàu sân bay ngày nay, có thể bay được với máy bay ngày nay.
Nhật đúng là mạnh, không phải tụt hậu như bài báo nói, nhất là mảng nền tảng, nhưng mấy cái huyền thoại như "chỉ cần một tháng làm được vũ khí hạt nhân nếu được thả ra", hay "muốn làm máy bay là làm được ngay nhờ vào gia công cho F-35" thì xin hãy dẹp đi. Trên này toàn người nói chuyện nghiêm túc cả
Cụ có thấy em không nghiêm túc chỗ nào không ạ. Còn thông tin thì google rất nhiều cụ ơi

 

Big Bang

Xe điện
Biển số
OF-52200
Ngày cấp bằng
5/12/09
Số km
4,573
Động cơ
480,211 Mã lực
Mình nghĩ có một thời gian bọn Tây Lông tham tiền, thèm cái thị trường tỷ dân quá, đâm ra làm mất khá nhiều công nghệ vào tay Anh Trung Quốc. Giờ có vẻ Mỹ đã thấy ngôi bá chủ của mình đang rơi vào tay anh Trung Quốc, nên trong thời gian tới họ sẽ hành động quyết liệt hơn. Hy vọng là Tập Hoàng Đế sẽ vẫn giữ phong độ phát triển như bây giờ.
Con rồng Trung Quốc đã không còn là Con Rồng ẩn mình nữa, đến thời Tập hoàng đế nó đã đứng dậy sáng lòa, hy vong nó sẽ phun lửa thiêu đốt hết bọn tây lông kiêu ngạo, biến thế kỷ 21 là thế kỷ của Người Da Vang châu Á.
Dù sao giới cần lao cũng phải cảm ơn Hàn, Trung. Nhờ có họ mà được phổ cập công nghệ và đồ dùng hiện đại.
Ví dụ cái bếp từ, từ những năm 90 đã có, nhưng giá của nó thì giới cần lao với không tới. Các hãng phương Tây thì họ chẳng vội phổ cập công nghệ cho giới cần lao. Vội làm gì, trong khi cái cũ vẫn kiếm tốt.
 

EmLaCu

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-788754
Ngày cấp bằng
30/8/21
Số km
680
Động cơ
33,205 Mã lực
ASML là công ty có trụ sở ở Hà lan, nhưng thực tế thì 1 cỗ máy quang khắc ASML sử dụng nghiên cứu/ công nghệ/ bộ phận của nhiều nước khác: Mỹ, Nhật, Đức, Pháp. Thấy nói rằng 1 cỗ máy quang khắc EUV giá bán 140 triệu đô thì riêng giá trị các license của Mỹ đã là 8%, 2 bộ phận quan trong nhất là nguồn laser thì của Nhật và gương quang khắc là của Đức . (Cho nên tôi rất thắc mắc là Tây nó cần nhiều nước xúm vào thì mới ra máy quang khắc EUV mà sao TQ bị cấm vận thế vẫn tư ra được máy quang khắc 28nm?)
Trung Quốc chuyên reverse engineering, có khi nào mua máy cũ về chôm ko cụ
 

Blue_Sky_2691

Xe tăng
Biển số
OF-366056
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
1,071
Động cơ
415,128 Mã lực
1) Bác nghĩ cất hạ cánh máy bay chỉ cần kích thước?
2) Cái này là Nhật làm tàu sân bay cất cánh cho máy bay phản lực, nhưng núp bóng dưới dạng cất cánh trực thăng. Nhưng cái mà tôi nói là logic của bác kia sai. Logic làm tàu sân bay cho trực thăng dẫn đến có thể cất cánh bằng máy bay phản lực, mà cụ thể ở đây là F-35 là logic sai. Vì tàu cất cánh cho máy bay trực thăng, hay máy bay piston thời thế chiến 2 không thể dùng để cất cánh cho máy bay phản lực ngày nay được
3) Cái F-2 đo không phải chỉ động cơ Mỹ, một đống bộ phận khác cũng của Mỹ, Anh Raytheon Technologies, Rockwell Collins hay BAE. Cái máy bay đó là chia nhau, Mỹ làm 40%, còn lại là Nhật. Nhưng tôi cũng không nói chuyện Nhật có làm được F-35 không, mà chỉ nói cái logic làm được F-2 suy ra làm được F-35, hay vì có tham gia gia công F-35 thì sẽ làm được F-35 là không hợp lý
4) Dự án máy bay dân dụng MRJ chết của Nhật thì bác nhắc rồi. Thực ra, đây chỉ là máy bay bé, kiểu regional aircraft, Nhật làm theo kiểu lắp ráp các bộ phận có sẵn của phương tây, nhưng nói chung vẫn chưa ổn lắm. Còn động cơ turbofan, ý bác là Nhật và Đức tụt sau, chứ không phải Mỹ và Đức, chắc bác viết nhầm.
Nói chung, 2 nước này sau thế chiến 2 bị Mỹ ngăn chặn nên về khoản động cơ tuabin khí cho hàng không là tụt rồi.
5) 6-12 tháng làm vũ khí hạt nhân khác 1 tháng. Nhưng làm vũ khí hạt nhân kiểu đó chắc là làm theo kiểu lắp ráp các thành phần thì có thể nhanh như thế được. Mà không rõ vũ khí hạt nhân này là cái gì? Bom nguyên tử? tên lửa mang đầu đạn hạt nhân phóng từ 1 module nào đó?
Quan điểm số 2 của cụ thì cụ có thể đọc ở đây nhé, vẫn là thông tin free từ google

 

EmLaCu

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-788754
Ngày cấp bằng
30/8/21
Số km
680
Động cơ
33,205 Mã lực
Dù sao giới cần lao cũng phải cảm ơn Hàn, Trung. Nhờ có họ mà được phổ cập công nghệ và đồ dùng hiện đại.
Ví dụ cái bếp từ, từ những năm 90 đã có, nhưng giá của nó thì giới cần lao với không tới. Các hãng phương Tây thì họ chẳng vội phổ cập công nghệ cho giới cần lao. Vội làm gì, trong khi cái cũ vẫn kiếm tốt.
Ngày xưa trên Sông Hồng, quân, dân ta vẫn vớt được gạo, lương khô, đài XiengMao, vải vóc, sách báo, truỳên đơn, tranh ảnh, thả trôi sông đấy cụ.
P/s Windows các cụ dùng, nếu phải trả thì cũng kha khá đấy.
Cái bếp từ hay cái lò vi sóng sản xuất có phải phí bản quyền gì ko em chưa rõ.
Huawei cài Android phải trả phí cho Google.
 
Chỉnh sửa cuối:

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,508
Động cơ
408,763 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Trung Quốc chuyên reverse engineering, có khi nào mua máy cũ về chôm ko cụ
Máy quang khắc ASML 28nm thì SMIC Trung quốc đã kịp mua mấy cái trước khi bị Trump cấm vận, nên chắc chắn là SMEE (công ty chế tạo máy quang khắc TQ) đã copy mẫu máy này để chế ra mẫu 28nm của mình. Cái mà tôi thắc mắc là trình độ chế tạo của các thiết bị bên trong, chẳng hạn gương quang khắc.

Tôi đã đọc bài phỏng vấn ông phó tổng Carl Zeiss, nói rằng mặt gương quang khắc 2cm2 phải phẳng tuyệt đối đến mức, nếu phóng to nó ra bằng nước Đức (370 ngàn km2) thì độ mấp mô của bề mặt chỉ là 0,001mm. Rất khó tin là TQ có thể chế ra một mặt gương có độ phẳng như vậy.
 
Chỉnh sửa cuối:

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Quan điểm số 2 của cụ thì cụ có thể đọc ở đây nhé, vẫn là thông tin free từ google

Những vấn đề này tôi trả lời bác rachfan thế là đủ rồi, k làm chệch topic. Chuyện cất cách của máy bay trên tàu sân bay, rồi F-35B bàn nát ra ở các topic khác rồi, không đem lại vào đây
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
ASML là công ty có trụ sở ở Hà lan, nhưng thực tế thì 1 cỗ máy quang khắc ASML sử dụng nghiên cứu/ công nghệ/ bộ phận của nhiều nước khác: Mỹ, Nhật, Đức, Pháp. Thấy nói rằng 1 cỗ máy quang khắc EUV giá bán 140 triệu đô thì riêng giá trị các license của Mỹ đã là 8%, 2 bộ phận quan trong nhất là nguồn laser thì của Nhật và gương quang khắc là của Đức . (Cho nên tôi rất thắc mắc là Tây nó cần nhiều nước xúm vào thì mới ra máy quang khắc EUV mà sao TQ bị cấm vận thế vẫn tư ra được máy quang khắc 28nm?)
Máy quang khắc ASML 28nm thì SMIC Trung quốc đã kịp mua mấy cái trước khi bị Trump cấm vận, nên chắc chắn là SMEE (công ty chế tạo máy quang khắc TQ) đã copy mẫu máy này để chế ra mẫu 28nm của mình. Cái mà tôi thắc mắc là trình độ chế tạo của các thiết bị bên trong, chẳng hạn gương quang khắc.

Tôi đã đọc bài phỏng vấn ông phó tổng Carl Zeiss, nói rằng mặt gương quang khắc 2cm2 phải phẳng tuyệt đối đến mức, nếu phóng to nó ra bằng nước Đức (370 ngàn km2) thì độ mấp mô của mặt mới chỉ là 0,001mm. Tôi rất khó tin là TQ có thể chế ra một mặt gương có độ phẳng như vậy.
Thiết bị, hoá chất thì là những nước này, không chỉ Đức, Pháp, Mỹ, Nhật mà còn cả Áo nữa, tham gia góp chính vào việc tạo ra cái hệ thống quang khắc này. Còn chất xám nghiên cứu, bí quyết công nghệ để làm ra nó, thì nhiều nước, trong đó có Nga, đều tham gia vào. Còn Trung Quốc thì đã nắm được bí quyết quang khắc, hay chí ít những thứ nền tảng này, chính là từ Liên Xô và Nga đấy. Tôi nghĩ TQ nắm được bí quyết chế tạo máy quang khắc rồi, chỉ là còn khó khăn ở 1 số khâu, và Mỹ đang muốn chặn lại

Câu chuyện về sự phát triển ngành quang khắc của TQ thì lằng nhằng, dính dáng đến nhiều nước lắm, nhưng đầu tiên chính là Liên Xô, Nga.
Lúc đó vào những năm 80s, Liên Xô thực hiện một lắp đặt quang khắc với nguồn sáng ở bước sóng 248 nm (gần như cách mạng thời đó), bí quyết phát triển công nghệ là của là Viện Vật lý-Công nghệ (Institute of Physics and Technology) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cụ thể là nhóm của Viện sĩ Nga Kamil Valiev, tức là ông này
Nguyên mẫu đó dược xí nghiệp Belarus là Planar thực hiện theo bí kíp công nghệ và dưới sự chỉ đạo của ông này và các cộng sự. Vào cuối thập kỷ 80, đầu 90, tình hình khó khăn cho Liên Xô, và khi tan rã, họ đã bán cho Trung Quốc. Đó là những bước đầu của TQ.

Chuyện này không chỉ xảy ra một lần và trong nhiều lĩnh vực, ví dụ sự đi lên của Huawei, ít người biết được sự đi lên của nó cũng có liên quan với Nga, vì cả Nga và TQ đều tránh không nhắc đến trên media, còn phương tây cũng k dại gì nhắc đến.
Năm 1997, Huawei đã mua lại 70% cổ phần của nhà sản xuất thiết bị viễn thông Nga BETO ở thành phố Ufa và thành lập một liên doanh. Các thiết bị switch mạng ban đầu của Huawei đã được sản xuất bằng công nghệ của Nga.
Sau đó, Huawei đã giới thiệu tiêu chuẩn Single RAN được sử dụng trên toàn thế giới trong việc xây dựng mạng 3G. Single RAN - công nghệ truy nhập vô tuyến trong mạng thông tin di động - cho phép các nhà khai thác hỗ trợ tất cả các tiêu chuẩn thông tin di động hiện có bằng cách sử dụng các giải pháp phần cứng nhỏ gọn mà không cần lắp đặt cột và antena riêng cho từng băng tần.
Với giải pháp công nghệ này, Huawei đã chiếm vị trí hàng đầu toàn thế giới trong lĩnh vực sản xuất thiết bị viễn thông cho mạng di động. Tiêu chuẩn Single RAN cho Huawei đã được tạo ra bởi các nhà phát triển Nga nhưng chuyện này ít ai biết đến, vì không ai công khai cả (mãi đến năm 2020 chuyện này mới hé lộ).
Nói chung khi Liên Xô tan rã, những năm đầu 90s, TQ hốt rất nhiều công nghệ từ Nga, đáng nói nhất là SU-27 đã nâng cấp cả nền hàng không TQ, không có vụ này, chắc TQ vẫn dùng máy bay quân sự thế hệ 60, 70
Gần đây, Huawei mua công nghệ trí tuệ nhân tạo nhận dạng khuôn mặt của công ty Nga Vokord và cả team đi kèm, tạo thành công ty mới là Eagle Softlab.

Quay lại vụ quang khắc, TQ sau khi có bước đầu, họ tự mày mò, tham gia hợp tác, mua và có thể cả ăn cắp từ nhiều nước, trong đó chắc có Nga. Giữa Nga và ASML cũng có sự hợp tác sâu về nghiên cứu quang khắc

Hồi năm 2006, ASML đã phát triển, với sự tham gia của các nhà khoa học Nga cũng như các nước khác, một nguyên mẫu của một cài đặt photolithographic ở bước sóng 13,5 nm và gửi chúng để nghiên cứu và thử nghiệm cho Trung tâm Vi điện tử Quốc tế IMEC ( IMEC International Microelectronic Center) ở Bỉ và một trung tâm tương tự ở Albany, Hoa Kỳ.
Cùng lúc đó, một nhóm các nhà khoa học Nga cũng đang nghiên cứu tạo ra cả hai đơn vị quan trọng nhất của hệ thống lắp đặt photolithographic hiện đại nhất ở bước sóng 13,5 nm, và cả chính hệ thống lắp đặt đó. Họ hợp tác với ASML trong việc này và đồng thời cố gắng thuyết phục chính phủ Nga đầu tư thêm cho họ
Sau đó thì sự phát triển của hệ thống quang học và các phần tử để cho phép hệ thống photolithographic installations này hoạt động được ở bước sóng này, và nguyên mẫu của chính hệ thống này, đã được phát triển tại Viện Vật lý cấu trúc vi mô (IMP - Institute for Physics of Microstructures) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga ở Nizhny Novgorod, do Thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nhà nghiên cứu Nikolai Salashchenko. Nguồn bức xạ đang được tạo ra dưới sự hướng dẫn của nhà nghiên cứu hàng đầu Konstantin Koshelev tại Viện Quang phổ (ISAN) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga ở Troitsk, Vùng Matxcova. Và các hệ thống định vị siêu chính xác, có thể được sử dụng trong việc lắp đặt quang học, được xử lý bởi Phòng thí nghiệm Amphora ở Moscow.

Năm 2000, lúc đó nhà nghiên cứu Konstantin Koshelev này đang làm cố vấn tại Viện Vật lý Plasma Hà Lan (Dutch Institute for Plasma Physics), ASML đề xuất rằng phòng thí nghiệm của ông tại ISAN tư vấn cho công ty ASML. Đề xuất này dựa trên những thành tựu của ISAN trong việc nghiên cứu quang phổ phát xạ của các vật liệu khác nhau, đã được nghiên cứu ở đó trong nhiều thập kỷ. Đầu tiên thì chỉ là đề nghị tư vấn, nhưng sau đó thì các cuộc tư vấn đã phát triển thành sự hợp tác chặt chẽ khi ISAN đề xuất một phiên bản mới của nguồn EUV cho máy quang khắc EUV tương lai.
Lúc đó, ISAN đã phát triển 2 loại nguồn bức xạ cho EUV - dựa trên phóng điện và plasma laser.
Rồi sau đó, cùng với nhà khoa học khác của Nga là Nikolai Salashchenko đã nói ở trên, họ bắt đầu dùng X-ray photolithography, quang khắc tia X cho EUV, đây cũng là công trình nghiên cứu của họ từ những năm 70s, và còn nhiều nghiên cứu khác
Các nhà khoa học Nga đã tham gia phát triển công nghệ quang khắc EUV cho ASML, ASML trả tiền cho họ và bằng sáng chế thuộc sở hữu của ASML.

Nói chung, Nga nắm được bí kíp công nghệ quang khắc nói riêng, khắc chip nói chung, nhưng không đủ nguồn lực để xây dựng hệ thống quang khắc công nghiệp quy mô lớn. Nga không đủ nguồn lực chế tạo các thiết bị công nghiệp, nhưng tri thức, bí kíp họ nắm, nếu TQ móc được từ họ (dĩ nhiên không trực tiếp) rồi sau đó mày mò chế tạo. Những cái nào chưa chế tạo ra thì đi mua.
TQ vẫn luôn đầu tư tiền vào các viện nghiên cứu, trường đại học của Mỹ, Nga, châu Âu, chẳng lẽ họ không nắm được chút nào?
Gần đây Mỹ đang chặn nguồn tiền của TQ cho các cơ sở nghiên cứu của họ, khiến TQ càng tăng cường đầu tư vào Nga.


Bác thích cứ tham khảo các bài báo nghiên cứu khoa học, trên các tạp chí khoa học quốc tế của Konstantin Koshelev, Nikolai Salashchenko, và các cộng sự của họ, toàn các công trình ngon về bức xạ extreme ultraviolet radiation , plasma cho lithography, mask, laser-produced plasma, X-ray photolithography, etc.
Họ đã nghiên cứu sâu từ hồi những năm 70s cho đến tận bây giờ
 
Chỉnh sửa cuối:

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Quan điểm số 2 của cụ thì cụ có thể đọc ở đây nhé, vẫn là thông tin free từ google

Không đơn giản
F35B còn khó khăn vận hành trên tsb Anh bởi nhiệt độ quá cao, làm hỏng sản, liên quan tới hậu cần
Nhật chưa có F35B nào vận hành nên mọi thứ chỉ là suy đoán vô căn cứ
F35B cũng chưa đảm bảo hoạt động hoàn chỉnh như F35A, C. Vấn đề nhiệt độ của F35B vẫn tồn tại 10 năm, chưa kể nhiều lỗi phát sinh

nếu dễ như vậy, nhật đã mua F35B hết trang bị từ lâu và ngay lập tức, Nhật chưa trang bị tên lửa tầm xa cho F35, hiện đang nghiên cứu với mbda sx meteor, ko dùng aim120d, quân sự ko phải như game, chỉ bấm nút là xong, vấn đề bảo dưỡng, hậu cần cũng là kẻ thù của quân đội

ngay cả us marines, vẫn tiếp tục dùng av8b, F35B vẫn dừng lại ở mức tét và fix lỗi


 
Chỉnh sửa cuối:

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Thiết kế tại Âu Mỹ, gia công tại châu Á là sự phân công lao động từ vài chục năm nay. Nhưng khác với quần áo giày dép, con chip nó còn có 2 ý nghĩa: 1/đầu mối giá trị (1 chiếc ô-tô 30 ngàn đô có thể nằm xưởng vì thiếu 1 vài con chip chỉ 100 đô) và 2/an ninh quốc gia. Các nước nhỏ có thể không cần lo, nhưng các nước lớn đã thấy bất an vì nguồn cung chip chủ yếu của họ lại nằm ở tận Đài loan đang bị Trung quốc đe dọa xâm lược.

Không phải tự nhiên mà thời gian qua cả Mỹ, Nhật và Đức đều thúc đẩy sản xuất chip nội địa. Cả 3 nước này đều đã từng là cường quốc SX chip, nhưng hiện tại thì ngoài Mỹ còn có Intel thì Nhật và Đức đều chỉ có giải pháp là vận động TSMC đặt nhà máy tại nước họ.
Mỹ thời Trump cũng đã gây áp lực và thành công để TSMC xây nhà máy chip ở Mỹ. Samsung cũng đồng ý xây nhà máy chip ở Mỹ rồi. Mỹ làm vậy vì họ vẫn còn làm mảng điện tử tiêu dùng như smartphone cần đúc chip kích thước 14 nm trở xuống (10, 7, 5, 3, etc.. Cần lưu ý là cách tính kích thước này chưa có chuẩn hoá đâu, mỗi hãng 1 kiểu, 10 nm của Intel cũng có mật độ bóng bán dẫn còn cao hơng 7nm của TSMC, cụ thể 7 nm của TSMC cho phép khoảng 90 MT / mm2 (hàng triệu bóng bán dẫn trên milimét vuông, Intel công bố mật độ 100,8 MT / mm2 cho tiến trình 10 nm của mình).

Còn những nước khác như Đức, Nhật chắc chỉ cần tiến trình 28nm thôi.
Hầu hết các mặt hàng điện tử dùng cho công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo nói chung, trong cả lĩnh vực quân sự và dân sự đa phần chỉ dùng chip gia công ở tiến trình 130-90nm, và một số nữa dùng tiến trình 65 nm. Chỉ có ô tô thì dùng chip gia công ở tiến trình 65-28nm. Những siêu cường ô tô như Nhật, Đức chẳng cần tiến trình đó quá ấy chứ. Theo tôi biết thì cả Đức, Nhật, Pháp đều đã có nhà máy đúc chip tiến trình 28 nm rồi. Pháp thì là hãng ST Microprocessor có tiến trình này của mình. Pháp hình như không có nhu cầu xây thêm, còn Đức, Nhật chắc muốn xây thêm nhà máy, nhưng muốn TSMC đầu tư thay vì tự bỏ ra hàng tỷ USD để làm

Còn đồ smartphone cần chip gia công tiến trình thấp, chắc EU không đầu tư làm đâu, và nếu có làm thì chủ yếu thiết kế, phát triển công nghệ rồi đem cho TSMC gia công thôi.

Đến 1 lúc nào đấy, thì việc gia công chip theo kiểu tăng mật độ, giảm tiến trình cũng sẽ phải kết thúc. Cách làm chip lúc đó nói riêng, và công nghệ điện tử, sẽ khác hoàn toàn, sang 1 bước ngoặt mới, giống như từ đèn điện tử chân không chuyển sang bóng bán dẫn vậy. Nếu ai không có khách hàng khổng lồ để làm gia công chip như TSMC, Samsung thì đừng đầu tư nhiều quá
 
Chỉnh sửa cuối:

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Nhớ lúc làm cad của Nhật xong mấy chú Nhật nhìn Cad của Autodesk cứ gọi là trầm trồ :)). Trang web của mấy ông Nhật thì cứ như thời 200x :))
Nhật thì không mạnh về phần mềm bác ạ. Bây giờ vẫn còn làm test thủ công, thiết kế phần mềm vẫn kiểu cũ
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Mỗi nước nó có thế mạnh riêng. Trung Quốc dân đông nên GDP cao ko phải lạ. Tính theo đầu người thì ko cũng chẳng cao. Giống thằng Mẽo, nó nắm google, andoid, window …. Nó cần méo gì sản xuất, nó ho phát bay luôn Hoa Vĩ của tàu. Đó mới là cái cốt lõi cần nắm giữ. Và e thấy Nhật nó đang đi hướng đó.
Sao Mỹ lại không sản xuất, nó sản xuất ác ấy chứ. Mỹ nó ho làm TQ bay không phai nhờ Window, Google, mà là nhờ ở Ansys, Cadence, Synopsys, Mentor Graphics, Lam Research, etc. Những cái tên bình thường rất ít ai biết đến, giá trị vốn hoá chỉ là hạt cát so với Apple, Facebook, etc. nhưng nó chính là nền móng của nền công nghiệp bán dẫn Mỹ. TQ nó tê liệt vì mất những thứ này, chứ mấy cái Android, Google với Play Store thì sao hại nó nổi, chỉ có thể gây khó khăn nhất thời thôi. TQ nó đang lo vì không còn khả năng gia công chip tiến trình thấp kìa.
Nói một cách tổng quát, Mỹ nó đánh TQ được nhờ sản xuất, mà cụ thể hơn là nhờ nắm được quyền lực, nắm được khâu then chốt trong quá trình sản xuất. Nắm ở đây được hiểu là có quyền lực tác động, điều chỉnh được chuỗi sản xuất đó, chứ không hẳn chỉ là bí quyết công nghệ
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,092
Động cơ
588,636 Mã lực
Máy quang khắc ASML 28nm thì SMIC Trung quốc đã kịp mua mấy cái trước khi bị Trump cấm vận, nên chắc chắn là SMEE (công ty chế tạo máy quang khắc TQ) đã copy mẫu máy này để chế ra mẫu 28nm của mình. Cái mà tôi thắc mắc là trình độ chế tạo của các thiết bị bên trong, chẳng hạn gương quang khắc.

Tôi đã đọc bài phỏng vấn ông phó tổng Carl Zeiss, nói rằng mặt gương quang khắc 2cm2 phải phẳng tuyệt đối đến mức, nếu phóng to nó ra bằng nước Đức (370 ngàn km2) thì độ mấp mô của mặt mới chỉ là 0,001mm. Tôi rất khó tin là TQ có thể chế ra một mặt gương có độ phẳng như vậy.
Nhưng cuối cùng Trung quốc vẫn làm được máy quang khắc, có gương đàng hoàng. Chứng tỏ ông phó tổng Carl Zeiss nói phét.
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Các bác cứ cãi nhau về vụ giảm kích thước chip kiểu này. Đến một lúc nào đấy, công nghệ lượng tử ra đời, mà cái này TQ đang dẫn đầu. Ngày xưa, Liên Xô và Mỹ là số một, chả hiểu các bố đánh nhau kiểu gì mà để bây giờ TQ là số một. Liên Xô sụp đổ thì tụt sau còn dễ hiểu, Mỹ làm gì mà để tụt sau, Biden đang thề sẽ đuổi kịp TQ mặt này. Còn Nga đang bị đánh giá tụt sau 10 năm về mảng phần cứng, phần mềm nói chung hay thuật toán nói riêng thì không tụt sau
Hiện nay, TQ đã xây mạng lượng tử lớn nhất thế giới 4600km, Nga lớn thứ 2 chỉ có 700km, kết nối Moscow và Saint-Peterbourg, tháng 6 vừa rồi mới thực hiện cuộc gọi lượng tử, cuộc gọi hội nghị truyền hình lượng tử đầu tiên giữa Moscow Saint Peterbourg.
Nói chung, Mỹ, EU (nòng cốt là Pháp, Đức) và Anh chắc sẽ phải nhanh chóng đuổi kịp anh Tàu.
Máy tính lượng tử thì IBM có lẽ đang dẫn đầu, và Google cũng mạnh, nhưng về tổng thể thì TQ vẫn số 1. Còn Nga thì mãi tháng 4 năm nay mới ra được máy tính lượng tử đầu tiên, mà cũng không thể mạnh bằng TQ với IBM được
Đấy, các bác cứ chê TQ, nó toàn đầu tư vào công nghệ tương lai cả.

Trong ngành lượng tử, Google tuy không mạnh về phần cứng so với IBM, nhưng lại mạnh về phần mềm, thuật toán. Họ dùng các thuật toán quantum-enhanced algorithms để tăng tốc. Nhưng 1 nhóm nghiên cứu về lượng tử của Nga ngố tại Skoltech, Skolkovo Institute of Science and Technology của Nga lại vừa phát hiện ra những hạn chế nền tảng trong thuật toán, cách tiếp cận độc đáo của Google. Chính là nhóm này

Họ đã dùng cụm siêu máy tính Zhores của Skoltech, Nga để mô phỏng bộ xử lý lượng tử của Google để chứng minh điều này. Kết quả nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí nghiên cứu khoa học cao nhất, hàng top thế giới về vật lý, đó là Physical Review Letters (PRL). Nó đây. Bác nào hứng thú thì xem nghiên cứu của họ. Đây là nghiên cứu cực kỳ hữu ích cho Google nói riêng và thế giới nói chung trong việc nghiên cứu công nghệ lượng tử

Reachability Deficits in Quantum Approximate Optimization

Còn không thì đọc tin trên báo chí chuyên môn vậy
Russian Scientists Break Google’s Quantum Algorithm
Russian Scientists Use Supercomputer To Probe Limits of Google’s Quantum Processor
 

Blue_Sky_2691

Xe tăng
Biển số
OF-366056
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
1,071
Động cơ
415,128 Mã lực
Những vấn đề này tôi trả lời bác rachfan thế là đủ rồi, k làm chệch topic. Chuyện cất cách của máy bay trên tàu sân bay, rồi F-35B bàn nát ra ở các topic khác rồi, không đem lại vào đây
Cụ bàn nát ở chỗ khác rồi mà vào topic này vẫn thắc mắc khá cơ bản. Rõ ràng việc f35 có thể cất hạ cánh trên tàu sân bay đường băng ngắn hay tàu khu trục như của nhật là hoàn toàn có cơ sở và nó không hề phi lôgic như cụ nói. Còn nếu cụ muốn chắc chắn hơn về khả năng này thì tìm hiểu về dòng máy bay harrier đã từng hoạt động trên tàu sân bay của anh theo cách tương tự
 

Blue_Sky_2691

Xe tăng
Biển số
OF-366056
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
1,071
Động cơ
415,128 Mã lực
Không đơn giản
F35B còn khó khăn vận hành trên tsb Anh bởi nhiệt độ quá cao, làm hỏng sản, liên quan tới hậu cần
Nhật chưa có F35B nào vận hành nên mọi thứ chỉ là suy đoán vô căn cứ
F35B cũng chưa đảm bảo hoạt động hoàn chỉnh như F35A, C. Vấn đề nhiệt độ của F35B vẫn tồn tại 10 năm, chưa kể nhiều lỗi phát sinh

nếu dễ như vậy, nhật đã mua F35B hết trang bị từ lâu và ngay lập tức, Nhật chưa trang bị tên lửa tầm xa cho F35, hiện đang nghiên cứu với mbda sx meteor, ko dùng aim120d, quân sự ko phải như game, chỉ bấm nút là xong, vấn đề bảo dưỡng, hậu cần cũng là kẻ thù của quân đội

ngay cả us marines, vẫn tiếp tục dùng av8b, F35B vẫn dừng lại ở mức tét và fix lỗi


Đồng ý với cụ là bước đầu lúc nào cũng xuất hiện lỗi này lỗi kia. Bản thân con f35 là 1 con máy bay đầy tai tiếng và tồn tại rất nhiều lỗi, nó tiêu tốn của mỹ và đồng minh rất nhiều tiền.

Comment của em ở đây là để chứng minh cho cụ langtubachkhoa thấy việc f35 có thể cất hạ cánh trên tàu khu trục đường bằngn ngắn như của Nhật là hoàn toàn có thể. Trước đây chính nước anh đã vận hành máy bay harrier với cách thức tương tự như thế

 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,092
Động cơ
588,636 Mã lực
ASML là công ty có trụ sở ở Hà lan, nhưng thực tế thì 1 cỗ máy quang khắc ASML sử dụng nghiên cứu/ công nghệ/ bộ phận của nhiều nước khác: Mỹ, Nhật, Đức, Pháp. Thấy nói rằng 1 cỗ máy quang khắc EUV giá bán 140 triệu đô thì riêng giá trị các license của Mỹ đã là 8%, 2 bộ phận quan trong nhất là nguồn laser thì của Nhật và gương quang khắc là của Đức . (Cho nên tôi rất thắc mắc là Tây nó cần nhiều nước xúm vào thì mới ra máy quang khắc EUV mà sao TQ bị cấm vận thế vẫn tư ra được máy quang khắc 28nm?)
Trước đây Nhật có Nikon cũng tham gia cuộc đua máy quang khắc này, nhưng rồi bị đánh bại, tụt lại phía sau. Đây cũng là thất bại công nghệ của Nhật bản.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,508
Động cơ
408,763 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Trước đây Nhật có Nikon cũng tham gia cuộc đua máy quang khắc này, nhưng rồi bị đánh bại, tụt lại phía sau. Đây cũng là thất bại công nghệ của Nhật bản.
Nguyên nhân tụt hậu của Nikon ở đây cũng rất tiêu biểu: trong khi ASML tập trung nhân lực và cộng tác từ tất cả các nguồn có thể kể cả Nga thìNikon lại cố gắng giữ mọi thứ trong nội bộ ng Nhật. Kết quả là ASML thành công làm ra máy quang khắc EUV còn Nikon không làm nổi phải đầu hàng.

Hiện tại ASML chiếm 100% thị trường máy quang khắc EUV thế giới, 1 điều rất hi hữu.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top