[Funland] Nhật Bản: Từ cường quốc công nghệ băng cassette Sony đến kẻ 'ra rìa' trong cuộc chơi chip điện tử

NovRainInFall

Xe tăng
Biển số
OF-541165
Ngày cấp bằng
12/11/17
Số km
1,325
Động cơ
177,840 Mã lực
Em cũng ko làm gì về điện tử, nên đi sâu chi tiết kỹ thuật em ko có.
Nhưng vì chót học rồi nên cũng hay đọc cho biết
Đúng là nghe nói chip lượng tử nhưng em cũng chưa hiểu lắm
Hồi bọn em mới tốt nghiệp 9x còn nghe nói chuyển mạch quang.
Em nghĩ chắc giống khoa học viễn tưởng
Chip lượng tử là quatum processor, chúng khác biệt rất nhiều so với cpu thông thường bây giờ, chúng là 1 phần của máy tính lượng tử.

Máy tính lượng tử, quatum computing, thật ra được thai nghén từ những năm 1993, 1994, dựa trên khái niệm chứa tập không chỉ 0 và 1, gọi là qubit. Giải thích thì chỗ này không phù hợp, chém gió là chính thôi cụ :D

Đọc qua tiếng Việt thì ở đây: http://360.thuvienvatly.com/bai-viet/vat-ly-tinh-toan/1285-qubit-co-so-cua-may-tinh-luong-tu

Xưa, thật ra cũng chả xưa mấy, quãng 2014 thì phải, e chơi lab của ibm, lúc đó mới có 2 qubit, giờ đã lên 100, nãy search thì thấy, hơi giật mình vì tiến xa quá, xa hơn e tưởng tượng nhiều: https://www.zdnet.com/article/quantum-computing-this-new-100-qubit-processor-is-built-with-atoms-cooled-down-near-to-absolute-zero/

Lọ mọ vào lại lab ibm, thấy giờ cũng khác hẳn thời trước:

Screenshot 2021-10-03 at 17.15.24.png
 

korosan

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-787197
Ngày cấp bằng
11/8/21
Số km
272
Động cơ
29,956 Mã lực
Tuổi
44
K hẳn, e nhớ 10 năm trc Nhật tự hào về cái tàu đầu đạn lắm, kêu bảo đỉnh cao công nghệ, kết tinh công nghệ
Giờ TQ nó làm dc rồi, còn chạy nhanh hơn mà ở quy mô lớn an toàn, chả thấy anh Nhật nổ nữa
TQ k bị Mỹ hạn chế thì giờ nó đi đấu thầu toàn cầu thì ai địch dc nó
Nhật còn rất nhiều niềm tự hào, còn rất giàu nhưng xét trên bình diện Top5 thì tụt hậu quá xa so với chính mình
Hqua hãng xe TQ chạy pin 1 lần đi dc hơn 1000km rồi đấy, k cản lại thì 20 năm nữa chả ai biết Toyota là ai đâu
Mình nghĩ có một thời gian bọn Tây Lông tham tiền, thèm cái thị trường tỷ dân quá, đâm ra làm mất khá nhiều công nghệ vào tay Anh Trung Quốc. Giờ có vẻ Mỹ đã thấy ngôi bá chủ của mình đang rơi vào tay anh Trung Quốc, nên trong thời gian tới họ sẽ hành động quyết liệt hơn. Hy vọng là Tập Hoàng Đế sẽ vẫn giữ phong độ phát triển như bây giờ.
Con rồng Trung Quốc đã không còn là Con Rồng ẩn mình nữa, đến thời Tập hoàng đế nó đã đứng dậy sáng lòa, hy vong nó sẽ phun lửa thiêu đốt hết bọn tây lông kiêu ngạo, biến thế kỷ 21 là thế kỷ của Người Da Vang châu Á.
 

NovRainInFall

Xe tăng
Biển số
OF-541165
Ngày cấp bằng
12/11/17
Số km
1,325
Động cơ
177,840 Mã lực
Mình nghĩ có một thời gian bọn Tây Lông tham tiền, thèm cái thị trường tỷ dân quá, đâm ra làm mất khá nhiều công nghệ vào tay Anh Trung Quốc. Giờ có vẻ Mỹ đã thấy ngôi bá chủ của mình đang rơi vào tay anh Trung Quốc, nên trong thời gian tới họ sẽ hành động quyết liệt hơn. Hy vọng là Tập Hoàng Đế sẽ vẫn giữ phong độ phát triển như bây giờ.
Con rồng Trung Quốc đã không còn là Con Rồng ẩn mình nữa, đến thời Tập hoàng đế nó đã đứng dậy sáng lòa, hy vong nó sẽ phun lửa thiêu đốt hết bọn tây lông kiêu ngạo, biến thế kỷ 21 là thế kỷ của Người Da Vang châu Á.
Bỏ tay ra khỏi quần, đứng dậy làm vài động tác để về thực tại đi cụ.
 
  • Vodka
Reactions: nhs

EmLaCu

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-788754
Ngày cấp bằng
30/8/21
Số km
680
Động cơ
33,205 Mã lực
Chip lượng tử là quatum processor, chúng khác biệt rất nhiều so với cpu thông thường bây giờ, chúng là 1 phần của máy tính lượng tử.

Máy tính lượng tử, quatum computing, thật ra được thai nghén từ những năm 1993, 1994, dựa trên khái niệm chứa tập không chỉ 0 và 1, gọi là qubit. Giải thích thì chỗ này không phù hợp, chém gió là chính thôi cụ :D

Đọc qua tiếng Việt thì ở đây: http://360.thuvienvatly.com/bai-viet/vat-ly-tinh-toan/1285-qubit-co-so-cua-may-tinh-luong-tu

Xưa, thật ra cũng chả xưa mấy, quãng 2014 thì phải, e chơi lab của ibm, lúc đó mới có 2 qubit, giờ đã lên 100, nãy search thì thấy, hơi giật mình vì tiến xa quá, xa hơn e tưởng tượng nhiều: https://www.zdnet.com/article/quantum-computing-this-new-100-qubit-processor-is-built-with-atoms-cooled-down-near-to-absolute-zero/

Lọ mọ vào lại lab ibm, thấy giờ cũng khác hẳn thời trước:

Screenshot 2021-10-03 at 17.15.24.png
Em hóng Ubuntu console :D
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,372
Động cơ
406,553 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Mình nghĩ có một thời gian bọn Tây Lông tham tiền, thèm cái thị trường tỷ dân quá, đâm ra làm mất khá nhiều công nghệ vào tay Anh Trung Quốc. Giờ có vẻ Mỹ đã thấy ngôi bá chủ của mình đang rơi vào tay anh Trung Quốc, nên trong thời gian tới họ sẽ hành động quyết liệt hơn. Hy vọng là Tập Hoàng Đế sẽ vẫn giữ phong độ phát triển như bây giờ.
Con rồng Trung Quốc đã không còn là Con Rồng ẩn mình nữa, đến thời Tập hoàng đế nó đã đứng dậy sáng lòa, hy vong nó sẽ phun lửa thiêu đốt hết bọn tây lông kiêu ngạo, biến thế kỷ 21 là thế kỷ của Người Da Vang châu Á.
Nền văn minh chúng ta đang sống là do người da trắng sáng tạo ra và dẫn đầu suốt từ đó đến nay. Cho đến nay thì không có bất cứ một ý tưởng đột phá đầu tiên nào được tạo ra bởi người ngoài da trắng.

Người da vàng có thể tốt ở khâu hợp lý hóa, cá biệt hóa hoặc thương mại hóa, nhưng chừng đó thì hoàn toàn không đủ.
 

nguyenhuy2210

Xe điện
Biển số
OF-175299
Ngày cấp bằng
5/1/13
Số km
2,177
Động cơ
-339,806 Mã lực
Em cũng ko làm gì về điện tử, nên đi sâu chi tiết kỹ thuật em ko có.
Nhưng vì chót học rồi nên cũng hay đọc cho biết
Đúng là nghe nói chip lượng tử nhưng em cũng chưa hiểu lắm
Hồi bọn em mới tốt nghiệp 9x còn nghe nói chuyển mạch quang.
Em nghĩ chắc giống khoa học viễn tưởng
Máy tính lượng tử năm nay thấy có nhiều nghiên cứu và thực nghiệm trên photonic chip cụ ạ. E cũng ko rành lắm nhưng về lượng tử hay ho phết
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Nền văn minh chúng ta đang sống là do người da trắng sáng tạo ra và dẫn đầu suốt từ đó đến nay. Cho đến nay thì không có bất cứ một ý tưởng đột phá đầu tiên nào được tạo ra bởi người ngoài da trắng.

Người da vàng có thể tốt ở khâu hợp lý hóa, cá biệt hóa hoặc thương mại hóa, nhưng chừng đó thì hoàn toàn không đủ.
Da trắng lại phải da trắng có lý luận hoặc tôn giáo truyền thống cơ ạ, Anh Pháp Đức Mỹ hay Nga đều có nền tảng triết học và tôn giáo hàng nghìn năm, thêm vào đó là lối nghĩ luôn hướng đến hiện thực thay vì thần bí hóa vấn đề.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Nhưng dù sao, theo duy vật biện chứng, một vấn đề luôn phải có hai thành tố xung đối nhau mới ổn định, sau Liên Xô có nhẽ Trung quốc cũng sẽ thành thành tố xung đối với Âu Mỹ. Mà dù TQ có không muốn, qua các sự kiện đang diễn ra cũng cho thấy Âu Mỹ tự đẩy TQ sang thế đối đầu, sau khi định nện Nga qua Ukraina. Vậy thì với nền tảng lý luận Marxism, TQ lại phải vác khối BRÍC (có lẽ trừ anh Brasil và Nam Phi) lên đường so găng cùng Âu Mỹ (vừa lập nhóm xung kích AUKÚ)
 
Chỉnh sửa cuối:

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Nhật nó bị ràng buộc bởi hiệp ước với mỹ nên không được thành lập quân đội, nên quân đội bên đó núp bóng dưới cái tên lực lượng dân phòng Nhật bản. Công nghệ quốc phòng của Nhật cũng sản xuất đủ thứ, tàu ngầm, máy bay, xe tăng...Có những thứ họ tự làm, có những thứ họ làm dựa trên giấy phép của Mỹ nhưng còn tốt hơn. Điển hình là con mitsubishi F2 dựa trên giấy phép con F16. Nhật không được đóng tàu sân bay nhưng lại đóng tàu khu trục trực thăng, lúc cần thì thay mấy con trực thăng bằng F35 là không khác gì tàu sân bay cả. Nói chung là Nhật đã chuẩn bị mọi thứ, chỉ chờ tháo cái xiềng với mỹ nữa là bùng lên thôi
Cái chỗ bôi đỏ kia là bác nói thật hay nói đùa đấy?
Nói như thế khác gì bảo tàu sân bay Nhật đóng trước thế chiến 2 cũng giống như tàu sân bay ngày nay, có thể bay được với máy bay ngày nay.
Nhật đúng là mạnh, không phải tụt hậu như bài báo nói, nhất là mảng nền tảng, nhưng mấy cái huyền thoại như "chỉ cần một tháng làm được vũ khí hạt nhân nếu được thả ra", hay "muốn làm máy bay là làm được ngay nhờ vào gia công cho F-35" thì xin hãy dẹp đi. Trên này toàn người nói chuyện nghiêm túc cả
 

thanhvinhckgtcc

Xe điện
Biển số
OF-143620
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
4,623
Động cơ
291,158 Mã lực
Nơi ở
Vĩnh phúc
Cái chỗ bôi đỏ kia là bác nói thật hay nói đùa đấy?
Nói như thế khác gì bảo tàu sân bay Nhật đóng trước thế chiến 2 cũng giống như tàu sân bay ngày nay, có thể bay được với máy bay ngày nay.
Nhật đúng là mạnh, không phải tụt hậu như bài báo nói, nhất là mảng nền tảng, nhưng mấy cái huyền thoại như "chỉ cần một tháng làm được vũ khí hạt nhân nếu được thả ra", hay "muốn làm máy bay là làm được ngay nhờ vào gia công cho F-35" thì xin hãy dẹp đi. Trên này toàn người nói chuyện nghiêm túc cả
Nhật nó làm được con máy bay mitsu f2 mà bác bảo f35 thì hơi khoai chứ thả ra cho nó làm thì cũng k biết thế nào
 

Chembao

Xe container
Biển số
OF-750775
Ngày cấp bằng
22/11/20
Số km
7,976
Động cơ
506 Mã lực
Nhật có lần cấm vận công nghệ cao sang Hàn, anh xẻng chẳng mếu máo mãi mới được tha.. :D
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Nhật nó làm được con máy bay mitsu f2 mà bác bảo f35 thì hơi khoai chứ thả ra cho nó làm thì cũng k biết thế nào
- Về lý thuyết, những cường quốc khoa học công nghệ cứ thả ra thì có thể làm mọi thứ, nhưng thực tế thì mỗi nước sẽ có thế mạnh riêng, mà họ giàu kinh nghiệm và nền tảng
- Tôi k nói Nhật có làm được F-35 hay không, mà chỉ nói cái logic gia công cho F-35 thì làm được F-35 kia. Nếu thế thì Tàu nó làm được hầu hết tất cả.
- Làm được F-2 k suy ra làm được F-35, hơn nữa F-2 thì Mỹ cũng làm đến 40%
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Tôi đã viết trong 1 thớt khác là mảng đúc chip như TSMC, Intel hay Samsung làm là mảng gia công, đại thể như công đoạn máy áo hay giày ở VN. Trước đây Âu Mỹ là trung tâm SX chip, sau đó, cũng như may và da giày, họ đẩy hết sang mấy nước Châu Á trình độ trung bình (Hàn, Đài...), nhưng khác với may có công nghệ không còn thay đổi nhiều thì công nghệ đúc chip lại ngày càng tinh vi phức tạp, và đến chip siêu EUV (dưới 14nm) thì công nghệ nó phức tạp đến nỗi ngoài TSMC, Samsung và 1 phần Intel thì các hãng khác coi như vô vọng không thể theo kịp.

Một số cụ nghĩ rằng Tây nó để cho Hàn, Đài làm vì Tây không thèm làm, chứ nếu muốn là Tây làm được ngay. Sai hoàn toàn, minh chứng là Intel phần cứng phần mềm kinh nghiệm đầy mình nhưng bây giờ vẫn loay hoay ở mức 10nm, trong khi TSMC đã xuống 5nm và đang chuẩn bi ra 3nm.

Có thể nói rằng công nghệ đúc chip siêu EUV đã vượt khỏi tầm khống chế của châu Âu và phần nào là Mỹ. Thời gian khủng hoảng thiếu chip vừa rồi, các nước Âu Mỹ Nhật sôi sục lập kế hoạch "tự chủ chip" nhưng cuối cùng đi đến giải pháp chung là vận động TSMC đặt thêm nhà máy tại nước mình. Thực tế đó là 1 sự đầu hàng.

Tuy nhiên nói Nhật ra rìa trong cuộc chơi chip điện tử thì sai hoàn toàn. Nhật vẫn đúc chip cỡ trung bình (35-70nm) và đặc biệt nắm những khâu thiết yếu của tất cả các công đoạn trước đúc chip (máy móc, hóa chất, nguyên vật liệu). Có điều những công đoạn đó ẩn phía sau nên dân tình không biết mà thôi.

Những con chip siêu EUV thực hiện được nhiều ý đồ mà các con chip lớn hơn không thể thực hiện được, và đó chính là lý do mà AI phát triển mạnh gần đây. Khi AI ngày càng phổ biến thì vai trò của chip siêu EUV ngày càng quan trọng, và tự nhiên TSMC và Samsung Semiconductor trở thành nút thắt khống chế toàn bộ nền công nghệ của thế giới. Chắc chắn Mỹ, Nhật Âu sẽ không thể chấp nhận tình trạng đó, việc họ thoát ra thế nào chắc chắn sẽ là 1 story rất thú vị.
Nguyên liệu, hoá chất, máy móc thiết bị, phần mềm cốt lõi thì vẫn là phương tây, Nhat làm (dù công ty đó có thể danh nghĩa của 1 nước phương Tây nào đó nhưng thực chất là chất xám của nhiều nước phương tây), nhưng từ những cái đó biến ra được sản phẩm chip ở quy mô công nghiệp, hiệu quả thì là Hàn, Đài
 
Chỉnh sửa cuối:

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,372
Động cơ
406,553 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cái chỗ bôi đỏ kia là bác nói thật hay nói đùa đấy?
Nói như thế khác gì bảo tàu sân bay Nhật đóng trước thế chiến 2 cũng giống như tàu sân bay ngày nay, có thể bay được với máy bay ngày nay.
Nhật đúng là mạnh, không phải tụt hậu như bài báo nói, nhất là mảng nền tảng, nhưng mấy cái huyền thoại như "chỉ cần một tháng làm được vũ khí hạt nhân nếu được thả ra", hay "muốn làm máy bay là làm được ngay nhờ vào gia công cho F-35" thì xin hãy dẹp đi. Trên này toàn người nói chuyện nghiêm túc cả
Cái đó là đúng đấy cụ ạ.

Nhật không được làm/sở hữu vũ khí tấn công chiến lược, trong đó có tàu sây bay full size. Nên phải đi vòng bằng cách đóng cái gọi là "tàu hộ tống đa chức năng" có sân bay trực thăng:
Izumo.jpg

Tàu sân bay trực thăng Izumo

Sàn trực thăng của tàu này dài 248m, hoàn toàn đủ để cất hạ cánh F-35B. Năm 2018 chính phủ Nhật tuyên bố họ đã có phương án cho 10 máy bay F-35B trên tàu (nhưng đang bị Trung quốc và cả dư luận trong nước phản đối).

Về chế tạo máy bay thì Nhật đã sản xuất mẫu F-2 là biến thể F-16 cho Nhật (nhưng động cơ vẫn là Mỹ). Máy bay dân dụng (Mitsubishi MRJ-70) thì Nhật chật vật mãi chưa xong, đặc biệt động cơ máy bay Nhật đang rất cố gắng nhưng chưa có mẫu động cơ nào hoàn thành. (Cả Đức và Mỹ đều đã tụt lại xa về động cơ turbo fan và chắc không thể bắt kịp).

Về vũ khí hạt nhân, Nhật là 1 trong số vài nước (Nhật, Hàn, Đức, Hà lan, Thụy sĩ, Israel, Canada) không có vũ khí hạt nhân nhưng được cho là "có thể hoàn thành trong 6 đến 12 tháng".
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Cái đó là đúng đấy cụ ạ.

Nhật không được làm/sở hữu vũ khí tấn công chiến lược, trong đó có tàu sây bay full size. Nên phải đi vòng bằng cách đóng cái gọi là "tàu hộ tống đa chức năng" có sân bay trực thăng:
Izumo.jpg

Tàu sân bay trực thăng Izumo

Sàn trực thăng của tàu này dài 248m, hoàn toàn đủ để cất hạ cánh F-35B. Năm 2018 chính phủ Nhật tuyên bố họ đã có phương án cho 10 máy bay F-35B trên tàu (nhưng đang bị Trung quốc và cả dư luận trong nước phản đối).

Về chế tạo máy bay thì Nhật đã sản xuất mẫu F-2 là biến thể F-16 cho Nhật (nhưng động cơ vẫn là Mỹ). Máy bay dân dụng (Mitsubishi MRJ-70) thì Nhật chật vật mãi chưa xong, đặc biệt động cơ máy bay Nhật đang rất cố gắng nhưng chưa có mẫu động cơ nào hoàn thành. (Cả Đức và Mỹ đều đã tụt lại xa về động cơ turbo fan và chắc không thể bắt kịp).

Về vũ khí hạt nhân, Nhật là 1 trong số vài nước (Nhật, Hàn, Đức, Hà lan, Thụy sĩ, Israel, Canada) không có vũ khí hạt nhân nhưng được cho là "có thể hoàn thành trong 6 đến 12 tháng".
1) Bác nghĩ cất hạ cánh máy bay chỉ cần kích thước?
2) Cái này là Nhật làm tàu sân bay cất cánh cho máy bay phản lực, nhưng núp bóng dưới dạng cất cánh trực thăng. Nhưng cái mà tôi nói là logic của bác kia sai. Logic làm tàu sân bay cho trực thăng dẫn đến có thể cất cánh bằng máy bay phản lực, mà cụ thể ở đây là F-35 là logic sai. Vì tàu cất cánh cho máy bay trực thăng, hay máy bay piston thời thế chiến 2 không thể dùng để cất cánh cho máy bay phản lực ngày nay được
3) Cái F-2 đo không phải chỉ động cơ Mỹ, một đống bộ phận khác cũng của Mỹ, Anh Raytheon Technologies, Rockwell Collins hay BAE. Cái máy bay đó là chia nhau, Mỹ làm 40%, còn lại là Nhật. Nhưng tôi cũng không nói chuyện Nhật có làm được F-35 không, mà chỉ nói cái logic làm được F-2 suy ra làm được F-35, hay vì có tham gia gia công F-35 thì sẽ làm được F-35 là không hợp lý
4) Dự án máy bay dân dụng MRJ chết của Nhật thì bác nhắc rồi. Thực ra, đây chỉ là máy bay bé, kiểu regional aircraft, Nhật làm theo kiểu lắp ráp các bộ phận có sẵn của phương tây, nhưng nói chung vẫn chưa ổn lắm. Còn động cơ turbofan, ý bác là Nhật và Đức tụt sau, chứ không phải Mỹ và Đức, chắc bác viết nhầm.
Nói chung, 2 nước này sau thế chiến 2 bị Mỹ ngăn chặn nên về khoản động cơ tuabin khí cho hàng không là tụt rồi.
5) 6-12 tháng làm vũ khí hạt nhân khác 1 tháng. Nhưng làm vũ khí hạt nhân kiểu đó chắc là làm theo kiểu lắp ráp các thành phần thì có thể nhanh như thế được. Mà không rõ vũ khí hạt nhân này là cái gì? Bom nguyên tử? tên lửa mang đầu đạn hạt nhân phóng từ 1 module nào đó?
 

thunm

Xì hơi lốp
Biển số
OF-419713
Ngày cấp bằng
29/4/16
Số km
880
Động cơ
-139,296 Mã lực
Nền văn minh chúng ta đang sống là do người da trắng sáng tạo ra và dẫn đầu suốt từ đó đến nay. Cho đến nay thì không có bất cứ một ý tưởng đột phá đầu tiên nào được tạo ra bởi người ngoài da trắng.

Người da vàng có thể tốt ở khâu hợp lý hóa, cá biệt hóa hoặc thương mại hóa, nhưng chừng đó thì hoàn toàn không đủ.
Hơi buồn nhưng sự thật đúng như cụ này nói
 

GMHSCC

Xe tải
Biển số
OF-787341
Ngày cấp bằng
12/8/21
Số km
358
Động cơ
32,641 Mã lực
Tuổi
41
Nền văn minh chúng ta đang sống là do người da trắng sáng tạo ra và dẫn đầu suốt từ đó đến nay. Cho đến nay thì không có bất cứ một ý tưởng đột phá đầu tiên nào được tạo ra bởi người ngoài da trắng.

Người da vàng có thể tốt ở khâu hợp lý hóa, cá biệt hóa hoặc thương mại hóa, nhưng chừng đó thì hoàn toàn không đủ.
Ông này bố mẹ, cụ kỵ ăn bánh mì chắc.
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Ko rõ dẫn đầu như cụ nói là ntn, theo em được biết thì ASML nó mới là hãng dẫn đầu, còn Nhật em chưa nghe bao giờ

Công ty nhỏ bé ít ai biết đến ở Hà Lan nhưng sở hữu cỗ máy độc quyền khiến cả Mỹ và Trung Quốc thèm khát, là át chủ bài của làng công nghệ thế giới

Công ty nhỏ bé ít ai biết đến ở Hà Lan nhưng sở hữu cỗ máy độc quyền khiến cả Mỹ và Trung Quốc thèm khát, là át chủ bài của làng công nghệ thế giới




Một số trong những cỗ máy quan trọng nhất của ngành công nghệ thế giới đang được sản xuất ra tại 1 nhà máy nằm cạnh những cánh đồng ngô ở Hà Lan. Nhưng chính phủ Mỹ cố gắng đảm bảo chắc chắn rằng những cỗ máy này sẽ không thể đến được Trung Quốc.
Về phần mình, Bắc Kinh cũng đang gây sức ép lên chính phủ Hà Lan để các công ty Trung Quốc được phép mua sản phẩm được săn lùng nhiều nhất của ASML Holdings: cỗ máy quang khắc sử dụng ánh sáng tia cực tím UEV.
Hiện chỉ duy nhất có thể ASML sản xuất loại máy móc tân tiến nhất thế giới này. Chúng được sử dụng bởi những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Intel, Samsung hay TSMC để làm ra những con chip được gắn trong mọi thứ, từ những chiếc smartphone đời mới nhất và các thiết bị 5G cho đến trong công nghệ trí thông minh nhân tạo.
Trung Quốc muốn mua những chiếc máy có giá 150 triệu USD này cho các công ty chip nội địa, để các nhà sản xuất điện thoại như Huawei hay nhiều tập đoàn công nghệ khác có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào các nhà cung ứng nước ngoài. Tuy nhiên, cho đến nay họ vẫn chưa thể mua được chiếc nào bởi vì Hà Lan – dưới áp lực của Mỹ - vẫn chưa cấp phép cho ASML xuất khẩu sang Trung Quốc.
Theo một số quan chức Mỹ, chính quyền Biden yêu cầu Hà Lan làm như vậy do lo ngại về vấn đề an ninh quốc gia. Từ thời Trump, Mỹ đã xác định được giá trị chiến lược của loại máy móc nói trên và tiếp cận với chính phủ Hà Lan.
Washington vẫn trực tiếp nhằm vào các công ty Trung Quốc như Huawei và cũng cố gắng thuyết phục các nước đồng minh hạn chế sử dụng thiết bị do Huawei sản xuất với lý do gián điệp. Tuy nhiên, sức ép mà Mỹ áp đặt lên ASML và Hà Lan đặc biệt mạnh mẽ hơn và báo hiệu về 1 cuộc chiến tranh lạnh trên diện rộng.
Mới đây CEO Peter Wennink của ASML đã lên tiếng cảnh báo các lệnh giới hạn xuất khẩu có thể gây ra tác dụng ngược. "Nếu xét trên bình diện an ninh quốc gia, hạn chế xuất khẩu là 1 công cụ có thể sử dụng. Tuy nhiên, nếu xét trên phương diện chiến lược quốc gia nhằm dẫn đầu ngành chip, các chính phủ cần phải suy nghĩ thấu đáo về chuyện nếu quá lạm dụng các công cụ như vậy sẽ làm thui chột sự sáng tạo trong trung hạn bởi vì hoạt động R&D bị kìm hãm". Ông bổ sung thêm rằng "sản lượng của ngành chip toàn cầu có thể sụt giảm và những rắc rối trên chuỗi cung ứng sẽ trở nên trầm trọng hơn".
Vụ việc đã khiến quan hệ giữa Trung Quốc và Hà Lan trở nên căng thẳng. Các lãnh đạo Trung Quốc thường xuyên chất vấn phía Hà Lan tại sao lại không cấp giấy phép xuất khẩu. Thậm chí năm ngoái cựu đại sứ Trung Quốc tại Hà Lan phát biểu trên báo chí rằng quan hệ thương mại giữa 2 nước sẽ bị tổn hại nếu như ASML tiếp tục bị chặn đường.
Chưa đầy 1 tháng sau khi ông Biden nhậm chức, cố vấn an ninh quốc gia của ông là Jake Sullivan đã có cuộc trò chuyện với người đồng cấp ở Hà Lan về "sự hợp tác chặt chẽ trên lĩnh vực công nghệ cao" giữa hai nước. Tiếp tục hạn chế mối quan hệ làm ăn của ASML với Trung Quốc chính là hạng mục đứng đầu danh sách những việc cần làm của ông Sullivan.

Năm 2019, phó cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump là Charles Kupperman đã mời các nhà ngoại giao Hà Lan tới Nhà Trắng và nhắc nhở "đồng minh tốt sẽ không bán loại thiết bị như vậy cho Trung Quốc". Ông Kupperman cũng chỉ ra rằng các máy móc của ASML sẽ không thể hoạt động nếu không có các linh kiện của Mỹ, và Nhà Trắng có thể ra lệnh hạn chế xuất khẩu những linh kiện đó sang Hà Lan nếu cần thiết.
Các chuyên gia trong ngành lo ngại Mỹ đang cố gắng thôi thúc các đồng minh ở phương Tây cùng thực hiện chính sách hạn chế xuất khẩu. Điều đó sẽ làm xáo trộn chuỗi cung ứng chip toàn cầu vốn đang trong cơn khủng hoảng.
ASML chính thức tách ra khỏi tập đoàn Royal Philips từ những năm 1990. Công ty có trụ sở đặt tại Veldhoven, vùng gần biên giới với Bỉ. Chuyên ngành của ASML là quang khắc, công nghệ sử dụng ánh sáng để khắc lên những bề mặt nhạy cảm với ánh sáng.
Công nghệ quang khắc có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nhà sản xuất chip. Điều đặc biệt của ASML chính là công ty này làm ra những cỗ máy có thể tạo ra những con chip nhỏ nhất thế giới. Những cỗ máy to lớn đến nỗi để vận chuyển sẽ cần tới 3 chiếc Boeing 747 sẽ sử dụng tia laser và những tấm gương để tạo ra những đường kẻ chỉ rộng 5 nanomet và theo dự kiến sẽ giảm xuống còn chưa đến 1 nanomet trong vài năm nữa. Để dễ hình dung, 1 sợi tóc người cũng rộng đến 75.000 nanomet.
Các đối thủ của ASML như Canon và Nikon hiện chỉ có thể sản xuất những cỗ máy đời cũ hơn. Nhận ra tầm quan trọng của ASML, năm 2012 Intel, Samsung và TSMC đã mua cổ phiếu của công ty Hà Lan.
ASML đặt kế hoạch sản xuất 42 cỗ máy tân tiến nhất trong năm nay và nâng con số lên 55 chiếc vào năm tới. Năm 2020, Trung Quốc đóng góp 17% tổng doanh thu của ASML tuy nhiên chỉ toàn là những cỗ máy đời cũ. Không có những chiếc máy đời mới nhất, các nhà sản xuất chip của Trung Quốc sẽ không thể làm ra những con chip hiện đại nhất trừ khi trong nước có thể làm ra cỗ máy tương tự.
CEO Wennink cho biết lệnh giới hạn xuất khẩu sang Trung Quốc không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ASML vì nhu cầu ở các nơi khác rất cao. Năm ngoái ASML đạt doanh thu kỷ lục 16,5 tỷ USD và lợi nhuận vào khoảng 4,1 tỷ USD. Trong 5 năm qua, cổ phiếu của hãng tăng giá gấp 7.
Một nghiên cứu cho thấy Trung Quốc hiện đang bị tụt hậu khoảng 10 năm so với công nghệ của ASML đã thôi thúc chính quyền Trump bắt đầu vận động Hà Lan đi đến quyết định hạn chế xuất khẩu, một nguồn tin thân cận cho biết.
Tham khảo Wall Street Journal

ASML chỉ là máy quang khắc thôi. Quy trình làm chip cần rất nhiều máy móc, thiết bị, hoá chất, nguyên vật liêu. Topic bên kia, tuy về Nga nhưng không có nghĩa là chỉ nói đến Nga, tôi cũng có nói về một số máy móc và nguyên vật liệu rồi. Ví dụ cần có thiết bị sản xuất photomasks, thiết bị chân không và plasma, Thiết bị rửa và làm khô tấm và chất nền, thiết bị công nghệ hóa, thiết bị kiểm soát và kiểm tra, Thiết bị làm sạch thủy lực và megasonic của tấm, etc. nhiều thứ lắm, chứ không chỉ có máy quang khắc
Các nguyên liệu, hoá chất cũng cần nhiều, ví dụ chất cản quang, hydrogen fluoride, và nhiều hoá chất khác.
Quá trình tạo ra các hoá chất, nguyên liệu này cũng dính đến nhiều hoá chất khác. Ngoài ra còn các phần mềm thiết kế chip, các phần mềm khác dùng trong dây chuyển, etc.
Tổng cộng là hàng nghìn các công ty của Mỹ, châu Âu, Nhật dính dáng đến nó đó bác. Vì thế không một cá nhân nước nào có thể tự mình làm tất cả

Cái công ty ASML kia chỉ làm máy quang khắc thôi, tuy của Hà Lan, nhưng công nghệ là cả Mỹ, Pháp, Đức, Áo góp vào đấy.

Cũng cần lưu ý thêm, để khắc chip có nhiều cách chứ không phải chỉ quang khắc, nhưng ở thời điểm hiện nay thì quang khắc là các hiệu quả nhất để khắc chip ở quy mô công nghiệp.

Nhiều thiết bị, hoá chất, vật liệu, phần mềm ở trên, Nga cũng có những công ty và viện làm sản phẩm đó, nhưng chủ yếu chỉ làm ở quy mô vừa và nhỏ, phục vụ cho các phòng nghiên cứu và nhu cầu quốc phòng, hoặc dân sự quy mô vừa và nhỏ, ra sản xuất quy mô lớn cho công nghiệp dân sự thì không hợp. Hoá chất, ví dụ như chất cản quang, hydrogen fluoride,... thì Nga làm chủ yếu phục vụ cho mấy trăm công ty điện tử trong nước và vài nước xung quanh thôi. Hình như họ có xuất 1 ít hoá chất này sang Trung Quốc, ít thôi.

Ngoài ra, có thiết bị, hoá chất nguyên liệu, phần mềm, không có nghĩa là nắm được công nghệ gia công chip, rồi còn đứng ra tổ chức ra cả cái nhà máy công nghiệp gia công hiệu quả. Cái này thì Đài, Hàn làm trùm. Nga nó đang mời mấy chuyên gia hàng đầu của Đài sang giúp nó tư vấn xây nhà máy gia công quy mô lớn đấy, dĩ nhiên lớn hơn những cái nhà máy của Nga hiện có và chỉ đủ để phục vụ cho nhu cầu sắp tới của nó thôi, không phải tham vọng ra thế giới gì trong ngành này
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top