[Funland] Nhập 37 toa tàu cũ của Nhật Bản hết 140 tỷ đồng

lambogi79

Xe điện
Biển số
OF-92844
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
4,696
Động cơ
-71,085 Mã lực
Nơi ở
Lữ đoàn xe cút kít
Em đọc được bài này trên phây, mạo muội cóp về để các bác đọc


CHUYỆN VỨT RÁC Ở NHẬT và 37 CÁI TOA TÀU CŨ 0 ĐỒNG

Tôi sống ở Nhật 7 năm và cũng phải mất 2 - 3 năm đầu mới thấm thía và quen với việc vứt rác ở Nhật.
Nước Nhật có không khí trong lành, ngoài đường không một mẩu rác. Người Nhật giữ cho mình bầu không khí trong lành và môi trường sạch sẽ bởi vì họ quản lý rác rất tốt. Ngoài ý thức tuyệt vời của người Nhật được dạy từ khi bắt đầu học mầm non thì việc quản lý rác bằng chính sách và chế tài là điều quan trọng. Triết lý đó chỉ đơn giản thế này: RÁC CỦA AI THÌ NGƯỜI ĐÓ PHẢI TRẢ TIỀN CHO VIỆC XỬ LÝ NÓ.

Ở Nhật có bán 4 -5 loại túi đựng rác khác nhau để người dân tự phân loại và cho vào các túi nilon rác khác nhau (hình 4 - hình này còn thiếu túi clear đựng chai nhựa tái chế). Tùy loại túi mà có thể đựng rác có khả năng tái chế, rác có thể tự phân hủy, rác có thể đốt,... Các túi rác này không miễn phí hoặc không rẻ và mỗi loại túi lại có giá khác nhau tùy chủng loại hoặc kích cỡ. Có loại chỉ 100 Yên 5 túi nhưng có loại 200 yên chỉ mua được 1 túi (100 yên = 20.000VND). Đa số các siêu thị ở Nhật không phát miễn phí túi nilon nên ai đi siêu thị quên mang túi thì phải mua túi mà đựng. Việc đánh thẳng vào hầu bao của những người khách hàng cần kiệm như người Nhật khiến đa số người Nhật tự mang giỏ đi siêu thị. Trừ khi cấp kíp lắm mới phải mua thêm túi.

Hồi mới sang Nhật, có lần tôi rủ anh em về nhà nhậu nhẹt và gom mọi thứ rác từ vỏ lon, rau thừa,.. vào chung 1 túi clear và đem ra chỗ bỏ rác để cho xe rác gom. Sáng hôm sau dậy muộn nghe tiếng gõ cửa mắt nhắm mắt mở ra mở cửa thì thấy ông chủ nhà xách túi rác của mình để ngay ở cửa. Hết hồn! Đấy! Vứt rác không chỉ là việc bỏ đúng chỗ mà còn phải đúng chủng loại và đúng ngày. Và tất nhiên ai xả nhiều thì trả nhiều tiền theo túi rác.

Với những loại rác ngoại cỡ như bàn, ghế, tivi, lò vi sóng cũ,.. thì mới đau tiền. Thường những loại rác này dù còn mới hay cũ, dùng được hay không thì khi muốn vứt phải gọi điện cho nhà chức trách đến đo đạc và dán tem vứt rác. Nhà chức trách sẽ đến nhà bạn và cúi gập đầu chào lễ phép trước khi đo đạc đồ bạn cần vứt. Đến lúc dán tem thì thôi rồi xót xa. Cứ mỗi tem là 400 yên. Một cái ghế câu cá bé tẹo được dán 1 tem 400 yên, 1 cái đệm đơn mỏng dính dán 4 tem, 1 cái bàn nhỏ dán 5 tem (vị chi là 2000 yên tương đương 400.000VND để vứt 1 cái bàn). Vứt tivi và lò vi sóng thì khỏi nói. Đắt đến mức anh em VN mình chỉ còn nước chở xe đạp đến khu vứt rác Sinh Viên để ai đi qua cần lấy về dùng - nhưng thực chất đó là quá trình tẩu tán rác.

Giờ thì bàn đến vụ 37 cái toa tàu cũ có tuổi đời 40 năm (ảnh 1 và 2). Nhật Bản tham gia ký kết hiệp định Paris về Biến đổi khí hậu và cam kết đến năm 2050 sẽ đưa số phát thải khí nhà kính về Zero. Muốn làm vậy họ có nhiều giải pháp đồng loạt trong đó ngành đường sắt cam kết chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo có nguồn gốc là điện gió và năng lượng mặt trời (ảnh 3). Để làm việc này họ phải loại thải toàn bộ đầu máy và toa xe có gắn động cơ loại cũ đốt dầu và gaz. (Loại toa xe định tặng Đường sắt VN là toa xe có động cơ).
Theo luật môi trường của Nhật Bản thì mọi thứ sau khi không dùng nữa sẽ được xem là rác và công ty chủ sở hữu phải trả tiền cho đơn vị xử lý nó. Ở Nhật không có nghề ve chai (ngoại trừ các chợ đồ cũ bán đồ còn dùng được) vì vậy chủ sở hữu phải trả tiền cho bên nào đó nhận xử lý số rác toa tàu kia. Mà cứ chiếu theo luật để làm thì nhà chức trách sẽ cử người đến cúi gập đầu chào, rồi đo, rồi cân và dán tem vứt rác. Nếu là rác có dính đến động cơ và dầu thì giá sẽ ngất người. Úi giời ơi dán xong tem thì chủ sở hữu ngất luôn với số tiền phải trả. Bởi thế họ mới phải tìm đến nước khác để cho đi. Nói thật là vụ cho đi này vừa được tiếng ơn huệ vừa tẩu tán cả trăm ngàn tấn rác nhẹ tâng. JR East không chỉ tìm đến VN mà họ còn đem cho cả Thái Lan, Indo và Philippines từ 2009.

Về chất lượng vỏ tàu thì tôi tin là loại toa tàu này có dùng thêm vài chục năm nữa vẫn chưa rỉ sét vì chất lượng thép của Nhật rất tốt. Tuổi thọ có khi cao hơn mấy cái vỏ đang treo trên trời ở Cát Linh - Hà Đông.
Nhưng nếu bàn về thương vụ 0 đồng này thì JR East lời to vì vứt đi được cả mấy trăm ngàn tấn rác. Còn về khía cạnh môi trường thì rất xấu mặt. Việt Nam cũng tham gia cam kết giảm phát thải khí nhà kính 9% vào năm 2030. Nhập công nghệ cũ về đốt dầu thì lộ bài hết.

Nguồn:Huy Nguyễn
 

Arabia

Xe tăng
Biển số
OF-440159
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
1,147
Động cơ
224,404 Mã lực
Em đọc được bài này trên phây, mạo muội cóp về để các bác đọc


CHUYỆN VỨT RÁC Ở NHẬT và 37 CÁI TOA TÀU CŨ 0 ĐỒNG

Tôi sống ở Nhật 7 năm và cũng phải mất 2 - 3 năm đầu mới thấm thía và quen với việc vứt rác ở Nhật.
Nước Nhật có không khí trong lành, ngoài đường không một mẩu rác. Người Nhật giữ cho mình bầu không khí trong lành và môi trường sạch sẽ bởi vì họ quản lý rác rất tốt. Ngoài ý thức tuyệt vời của người Nhật được dạy từ khi bắt đầu học mầm non thì việc quản lý rác bằng chính sách và chế tài là điều quan trọng. Triết lý đó chỉ đơn giản thế này: RÁC CỦA AI THÌ NGƯỜI ĐÓ PHẢI TRẢ TIỀN CHO VIỆC XỬ LÝ NÓ.

Ở Nhật có bán 4 -5 loại túi đựng rác khác nhau để người dân tự phân loại và cho vào các túi nilon rác khác nhau (hình 4 - hình này còn thiếu túi clear đựng chai nhựa tái chế). Tùy loại túi mà có thể đựng rác có khả năng tái chế, rác có thể tự phân hủy, rác có thể đốt,... Các túi rác này không miễn phí hoặc không rẻ và mỗi loại túi lại có giá khác nhau tùy chủng loại hoặc kích cỡ. Có loại chỉ 100 Yên 5 túi nhưng có loại 200 yên chỉ mua được 1 túi (100 yên = 20.000VND). Đa số các siêu thị ở Nhật không phát miễn phí túi nilon nên ai đi siêu thị quên mang túi thì phải mua túi mà đựng. Việc đánh thẳng vào hầu bao của những người khách hàng cần kiệm như người Nhật khiến đa số người Nhật tự mang giỏ đi siêu thị. Trừ khi cấp kíp lắm mới phải mua thêm túi.

Hồi mới sang Nhật, có lần tôi rủ anh em về nhà nhậu nhẹt và gom mọi thứ rác từ vỏ lon, rau thừa,.. vào chung 1 túi clear và đem ra chỗ bỏ rác để cho xe rác gom. Sáng hôm sau dậy muộn nghe tiếng gõ cửa mắt nhắm mắt mở ra mở cửa thì thấy ông chủ nhà xách túi rác của mình để ngay ở cửa. Hết hồn! Đấy! Vứt rác không chỉ là việc bỏ đúng chỗ mà còn phải đúng chủng loại và đúng ngày. Và tất nhiên ai xả nhiều thì trả nhiều tiền theo túi rác.

Với những loại rác ngoại cỡ như bàn, ghế, tivi, lò vi sóng cũ,.. thì mới đau tiền. Thường những loại rác này dù còn mới hay cũ, dùng được hay không thì khi muốn vứt phải gọi điện cho nhà chức trách đến đo đạc và dán tem vứt rác. Nhà chức trách sẽ đến nhà bạn và cúi gập đầu chào lễ phép trước khi đo đạc đồ bạn cần vứt. Đến lúc dán tem thì thôi rồi xót xa. Cứ mỗi tem là 400 yên. Một cái ghế câu cá bé tẹo được dán 1 tem 400 yên, 1 cái đệm đơn mỏng dính dán 4 tem, 1 cái bàn nhỏ dán 5 tem (vị chi là 2000 yên tương đương 400.000VND để vứt 1 cái bàn). Vứt tivi và lò vi sóng thì khỏi nói. Đắt đến mức anh em VN mình chỉ còn nước chở xe đạp đến khu vứt rác Sinh Viên để ai đi qua cần lấy về dùng - nhưng thực chất đó là quá trình tẩu tán rác.

Giờ thì bàn đến vụ 37 cái toa tàu cũ có tuổi đời 40 năm (ảnh 1 và 2). Nhật Bản tham gia ký kết hiệp định Paris về Biến đổi khí hậu và cam kết đến năm 2050 sẽ đưa số phát thải khí nhà kính về Zero. Muốn làm vậy họ có nhiều giải pháp đồng loạt trong đó ngành đường sắt cam kết chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo có nguồn gốc là điện gió và năng lượng mặt trời (ảnh 3). Để làm việc này họ phải loại thải toàn bộ đầu máy và toa xe có gắn động cơ loại cũ đốt dầu và gaz. (Loại toa xe định tặng Đường sắt VN là toa xe có động cơ).
Theo luật môi trường của Nhật Bản thì mọi thứ sau khi không dùng nữa sẽ được xem là rác và công ty chủ sở hữu phải trả tiền cho đơn vị xử lý nó. Ở Nhật không có nghề ve chai (ngoại trừ các chợ đồ cũ bán đồ còn dùng được) vì vậy chủ sở hữu phải trả tiền cho bên nào đó nhận xử lý số rác toa tàu kia. Mà cứ chiếu theo luật để làm thì nhà chức trách sẽ cử người đến cúi gập đầu chào, rồi đo, rồi cân và dán tem vứt rác. Nếu là rác có dính đến động cơ và dầu thì giá sẽ ngất người. Úi giời ơi dán xong tem thì chủ sở hữu ngất luôn với số tiền phải trả. Bởi thế họ mới phải tìm đến nước khác để cho đi. Nói thật là vụ cho đi này vừa được tiếng ơn huệ vừa tẩu tán cả trăm ngàn tấn rác nhẹ tâng. JR East không chỉ tìm đến VN mà họ còn đem cho cả Thái Lan, Indo và Philippines từ 2009.

Về chất lượng vỏ tàu thì tôi tin là loại toa tàu này có dùng thêm vài chục năm nữa vẫn chưa rỉ sét vì chất lượng thép của Nhật rất tốt. Tuổi thọ có khi cao hơn mấy cái vỏ đang treo trên trời ở Cát Linh - Hà Đông.
Nhưng nếu bàn về thương vụ 0 đồng này thì JR East lời to vì vứt đi được cả mấy trăm ngàn tấn rác. Còn về khía cạnh môi trường thì rất xấu mặt. Việt Nam cũng tham gia cam kết giảm phát thải khí nhà kính 9% vào năm 2030. Nhập công nghệ cũ về đốt dầu thì lộ bài hết.

Nguồn:Huy Nguyễn
Đọc xong thấy quá hiển nhiên, đời làm gì có ai cho không ai cái gì. Chuyện quan trọng nhất là 1 câu trả lời trực tiếp "nhận hay không nhận" thì ko thấy đề cập. Rác với họ, nhưng vẫn có ích với mình, vậy nhận hay ko? Chuyện môi trường thì nếu nghèo chuyện này là ko thể, xấu với đẹp mặt cái gì buồn cười. Muốn đẹp chỉ cần đơn giản ra cái luật cấm toàn bộ xe máy/ô tô chạy xăng dầu, bà con hoặc đi xe điện hoặc đạp xe đạp như dân xứ giãy chết, xét về khía cạnh môi trường chắc bằng nghìn bằng vạn vài chục cái toa tàu, tha hồ đẹp. Chỉ sợ ông nào dám ra luật đấy dân chẳng cho lên dàn thiêu thiêu sống ấy chứ.
 

Cartoner

Xe container
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
5,154
Động cơ
1,281 Mã lực
Đọc xong thấy quá hiển nhiên, đời làm gì có ai cho không ai cái gì. Chuyện quan trọng nhất là 1 câu trả lời trực tiếp "nhận hay không nhận" thì ko thấy đề cập. Rác với họ, nhưng vẫn có ích với mình, vậy nhận hay ko? Chuyện môi trường thì nếu nghèo chuyện này là ko thể, xấu với đẹp mặt cái gì buồn cười. Muốn đẹp chỉ cần đơn giản ra cái luật cấm toàn bộ xe máy/ô tô chạy xăng dầu, bà con hoặc đi xe điện hoặc đạp xe đạp như dân xứ giãy chết, xét về khía cạnh môi trường chắc bằng nghìn bằng vạn vài chục cái toa tàu, tha hồ đẹp. Chỉ sợ ông nào dám ra luật đấy dân chẳng cho lên dàn thiêu thiêu sống ấy chứ.
"Có lợi cho mình" là lợi về cái gì?
Nhập về sẽ làm tăng doanh thu? Hay làm tăng lợi nhuận? Hay nâng cao năng lực công nghệ?
 

Arabia

Xe tăng
Biển số
OF-440159
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
1,147
Động cơ
224,404 Mã lực
"Có lợi cho mình" là lợi về cái gì?
Nhập về sẽ làm tăng doanh thu? Hay làm tăng lợi nhuận? Hay nâng cao năng lực công nghệ?
Lợi thì người ta đã nói rồi đấy. Có cái để dùng, và học được thêm kiến thức. Nghèo mà, nguyên nhân chính là bởi nghèo ko có nên họ mới cho. Mà cũng quý mới cho chứ nước nghèo có phải chỉ mỗi VN đâu, thành thử cái mà các cụ gọi là "rác" ấy VN ko nhận thì họ cũng đẩy được sang nước khác dễ dàng, và thực tế thì nhiều nước vẫn đang dùng đồ thải loại của họ. Ko có mợ thì chợ vẫn đông. Bởi vậy quan điểm của em vẫn là nhận. Phát triển nó cũng cần lộ trình. Các cụ nên biết là viễn thông VN khởi điểm cũng là đi mua "rác", công nghệ cũ bị thải loại từ các nước về dùng, chứ khi đấy làm gì có tiền mà mua mới.
 

gld

Xe container
Biển số
OF-422367
Ngày cấp bằng
14/5/16
Số km
5,837
Động cơ
865,112 Mã lực
Tuổi
54
Sau 3-4 thập kỷ thì VN vẫn nhập khẩu rác từ Nhật, hết xe máy bãi, ô tô tay lái nghịch, giờ là tàu hoả bãi
Nhớ năm nào đến Cuốc hụi còn bỏ phiếu k triển khai đường sắt cao tốc, đơn giản vì làm đường bộ cao tốc mới chia từng khúc, từng đoạn mỗi bác được một ít. Làm đường sắt cao tốc thì liền một dải, làm sao chia
 

banmotnucuoi

Xe cút kít
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
15,174
Động cơ
82,811 Mã lực
Bao nhiêu em chẳng biết, nhưng nó chạy liên vận được.
Nhà nghèo giải pháp thay dần, chạy song song 2 khổ rồi chuyển dần sang 1.4m là hợp lý nhất
Đã đói thối mồm còn bày đặt đi tắt đón đầu. Dân thì nghèo rớt mùng tơi bày đặt vé tàu hỏa ngang vé máy bay....chó nó đi :))
Ko chuyển dần được cụ ạ, nó như cái áo rách ý, cụ vá chỗ này nó lại rách sang chỗ khác. Thay chỗ nọ phình qua chỗ kia.
Việc chạy ba ray, làm cho ray chịu tải trọng cả hai đoàn tàu mòn đi thấy rõ, khấu hao lớn dẫn đến lỗ là cái chắc.
Mạnh dạn đầu tư 1 lỉne đường mới, đâu đó khoảng 10 tỷ, sau đấy kêu gọi các công ty đầu tư mua thiết bị về vận hành. Hoặc bán lại bằng 10-20% giá như bọn nhật từng làm để tư nhân vào khai thác
 

Cartoner

Xe container
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
5,154
Động cơ
1,281 Mã lực
Lợi thì người ta đã nói rồi đấy. Có cái để dùng, và học được thêm kiến thức. Nghèo mà, nguyên nhân chính là bởi nghèo ko có nên họ mới cho. Mà cũng quý mới cho chứ nước nghèo có phải chỉ mỗi VN đâu, thành thử cái mà các cụ gọi là "rác" ấy VN ko nhận thì họ cũng đẩy được sang nước khác dễ dàng, và thực tế thì nhiều nước vẫn đang dùng đồ thải loại của họ. Ko có mợ thì chợ vẫn đông. Bởi vậy quan điểm của em vẫn là nhận. Phát triển nó cũng cần lộ trình. Các cụ nên biết là viễn thông VN khởi điểm cũng là đi mua "rác", công nghệ cũ bị thải loại từ các nước về dùng, chứ khi đấy làm gì có tiền mà mua mới.
Mấy thằng VNR muốn nhận để chi 140 tỷ cũng nói như cụ. Còn nước nào nhận của nó ngoài Myanmar?
Đám Myanmar thì ô tô còn lẫn lộn cả loại lái bên trái lẫn bên phải nói gì đến tàu hỏa.
 

Kurumasuki

Xe lăn
Biển số
OF-392965
Ngày cấp bằng
19/11/15
Số km
10,038
Động cơ
323,349 Mã lực
Lợi thì người ta đã nói rồi đấy. Có cái để dùng, và học được thêm kiến thức. Nghèo mà, nguyên nhân chính là bởi nghèo ko có nên họ mới cho. Mà cũng quý mới cho chứ nước nghèo có phải chỉ mỗi VN đâu, thành thử cái mà các cụ gọi là "rác" ấy VN ko nhận thì họ cũng đẩy được sang nước khác dễ dàng, và thực tế thì nhiều nước vẫn đang dùng đồ thải loại của họ. Ko có mợ thì chợ vẫn đông. Bởi vậy quan điểm của em vẫn là nhận. Phát triển nó cũng cần lộ trình. Các cụ nên biết là viễn thông VN khởi điểm cũng là đi mua "rác", công nghệ cũ bị thải loại từ các nước về dùng, chứ khi đấy làm gì có tiền mà mua mới.
Không thể lấy cớ nghèo để ăn rác.
"Đói cho sạch rách cho thơm"
Ở Nhật không có công ty nhà nước. Sự hữu nghị ( nếu có ) đến từ chính phủ Nhật, và họ thông qua viện trợ hoặc cho vay tiền rồi mua hàng chứ không trực tiếp cho rác.
Việc cho rác này hoàn toàn là việc của công ty tư nhân, Vấn đề của ta là công ty nhà nước luôn có nguy cơ tham nhũng.
Nếu là 2 cty tư nhân thì cứ theo luật mà làm, đảm bảo quy định an toàn môi trường và kỹ thuật thì cho nhập thu thuế. Nhưng công ty nhà nước của ta thì chả có gì đảm bảo tuân thủ, chưa kể vấn đề công quỹ.
 

Gin Melkior

Xe đạp
Biển số
OF-764531
Ngày cấp bằng
12/3/21
Số km
43
Động cơ
42,440 Mã lực
Tuổi
34
Ko chuyển dần được cụ ạ, nó như cái áo rách ý, cụ vá chỗ này nó lại rách sang chỗ khác. Thay chỗ nọ phình qua chỗ kia.
Việc chạy ba ray, làm cho ray chịu tải trọng cả hai đoàn tàu mòn đi thấy rõ, khấu hao lớn dẫn đến lỗ là cái chắc.
Mạnh dạn đầu tư 1 lỉne đường mới, đâu đó khoảng 10 tỷ, sau đấy kêu gọi các công ty đầu tư mua thiết bị về vận hành. Hoặc bán lại bằng 10-20% giá như bọn nhật từng làm để tư nhân vào khai thác
Đầu tiên là giải thể cái VNR này chỉ để lại đội duy tu hạ tầng thôi cụ à.
Phần vận chuyển hành khách và hàng hóa thì cho tư nhân làm hết. Em tin dù cỡ 1m như bây giờ nếu để cho tư nhân họ kinh doanh thì sẽ trở thành 1 kênh chuyển hàng Nam Bắc cực hiệu quả, đặc biệt với ngành hàng nông nghiệp.
 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,378
Động cơ
515,057 Mã lực
Đầu tiên là giải thể cái VNR này chỉ để lại đội duy tu hạ tầng thôi cụ à.
Phần vận chuyển hành khách và hàng hóa thì cho tư nhân làm hết. Em tin dù cỡ 1m như bây giờ nếu để cho tư nhân họ kinh doanh thì sẽ trở thành 1 kênh chuyển hàng Nam Bắc cực hiệu quả, đặc biệt với ngành hàng nông nghiệp.
Tư nhân nó chỉ cần đất vàng của Đs thôi?
 

ung_sung_tu_tai

Xe container
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,110
Động cơ
208,082 Mã lực
Tuổi
45
Đúng là VRN đang bỏ cái thế mạnh của mình mà đâm đầu vào cái thế yếu.

Vận chuyển hành khách vừa chi phí nhiều, hiện tại thì doanh thu thấp nhưng vẫn cứ được ưu tiên đường. Vì thế thời gian vận chuyển hàng hóa bị kéo dài vì phải dừng chờ/nhường đường nhiều.

Nhìn những đoàn xe chở các loại trái cây đi từ Nam ra cực Bắc mà sót xa cho đường sắt bị bỏ phí.
Nếu chuyển hướng tập chung vận chuyển hàng hóa là chính thì lập lại kế hoạch chạy tàu, ưu tiên nhường đường cho hàng hóa; một container trái cây từ Sóng Thần lên tận Đồng Đăng chỉ 2 ngày thôi thì đường bộ khó mà theo được.

Vẫn còn là cty nhà nc thì còn kém cụ ạ. Làm hơn họ cũng chỉ lĩnh có thế thì họ sẽ không làm.

Đoạn đường rất dài từ HN vào SG bất tiện cho vận chuyển hành khách bằng đường sắt thì lại là cơ hội lớn cho vận chuyển hàng hóa. Tiếc rằng ngành đg sắt đã tự đẩy cơ hội cho đg bộ và nhất là đg biển.

Như chính ngành đg sắt đã thú nhận "ngành đường sắt chỉ chiếm hơn 1% tổng khối lượng vận chuyển hàng hóa toàn quốc".
 

hm.tuan

Xe điện
Biển số
OF-65092
Ngày cấp bằng
27/5/10
Số km
3,296
Động cơ
558,760 Mã lực
Nơi ở
Xó bếp
Đầu tiên là giải thể cái VNR này chỉ để lại đội duy tu hạ tầng thôi cụ à.
Phần vận chuyển hành khách và hàng hóa thì cho tư nhân làm hết. Em tin dù cỡ 1m như bây giờ nếu để cho tư nhân họ kinh doanh thì sẽ trở thành 1 kênh chuyển hàng Nam Bắc cực hiệu quả, đặc biệt với ngành hàng nông nghiệp.
Nhất trí, cụ trình đi để em ký (chứ lờ đờ còn lâu mới dám ký nha)
Mỗi chuyện khi có tàu phải chắn đường làm tổn thất cho rất nhiều người phải đứng chờ, gây ùn tắc giao thông, ảnh hưởng tâm lý....
Nó mà bê món rác này về, cứ chạy 1 toa 1 (vì tàu này chạy từng toa một đc), cứ mỗi 5-10 phút chắn tàu 1 lần thì... thôi em ko dám nghĩ nữa.
 

t_t_7love

Xe tải
Biển số
OF-711301
Ngày cấp bằng
24/12/19
Số km
481
Động cơ
92,790 Mã lực
Tuổi
35
Cho thì nhận, mà nhận xong em nghĩ cũng nên giải tán mịa cái ngành đường sắt đi, để cho tư nhân nó vào làm. Ngành này đang chậm so với xã hội VN mấy chục năm. Ko dám tính tới thế giới.
Vẫn sử dụng hệ thống ray từ thời Pháp để lại thì em nghĩ chậm cả trăm năm chứ mấy chục năm ăn thua gì cụ.. Trừ mấy lần đi du lịch với công ty thuê hẳn toa riêng thì còn đỡ, chứ tầm 5,7 năm trước lần nào phải đi tàu hỏa cũng khiếp vía : bẩn thỉu, nhếch nhác, thời gian quá lâu, đồ ăn thì em ăn được mỗi mì hộp, giá cao hơn đi máy bay.
 

VW Golf 02

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-785525
Ngày cấp bằng
25/7/21
Số km
752
Động cơ
37,134 Mã lực
Tuổi
24
Đúng là VRN đang bỏ cái thế mạnh của mình mà đâm đầu vào cái thế yếu.

Vận chuyển hành khách vừa chi phí nhiều, hiện tại thì doanh thu thấp nhưng vẫn cứ được ưu tiên đường. Vì thế thời gian vận chuyển hàng hóa bị kéo dài vì phải dừng chờ/nhường đường nhiều.

Nhìn những đoàn xe chở các loại trái cây đi từ Nam ra cực Bắc mà sót xa cho đường sắt bị bỏ phí.
Nếu chuyển hướng tập chung vận chuyển hàng hóa là chính thì lập lại kế hoạch chạy tàu, ưu tiên nhường đường cho hàng hóa; một container trái cây từ Sóng Thần lên tận Đồng Đăng chỉ 2 ngày thôi thì đường bộ khó mà theo được.
Đúng là vận tải hàng hóa thì Railway ngon.
Riêng khoản RF Container, có vẻ bên đường sắt chưa có thì phải.
Tôi để ý thấy toàn hàng khô bình thường.
 

ung_sung_tu_tai

Xe container
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,110
Động cơ
208,082 Mã lực
Tuổi
45
Họ đang tập chung ưu tiên đầu tư mọi nguồn lực vào vận chuyển hành khách ạ.

Chứ nếu hướng chính là vận tải hàng hóa thì việc đầu tư sẽ rất nhanh và không tốn kém bằng đầu tư vào vận chuyển hành khách. Ví dụ tiền để làm một toa hành khách tốn hơn rất nhiều so với tiền làm 1 toa hàng khô; toa chở cont thì còn ít hơn nữa. Số tiền còn dư ra tha hồ làm các việc khác.

Nhưng cái cơ bản và theo tui là trọng tâm, quan trọng nhất là ưu tiên đường cho vận chuyển hàng đã Thời gian vận chuyển nhanh sẽ kéo theo nhiều thứ.

Đúng là vận tải hàng hóa thì Railway ngon.
Riêng khoản RF Container, có vẻ bên đường sắt chưa có thì phải.
Tôi để ý thấy toàn hàng khô bình thường.
 

VW Golf 02

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-785525
Ngày cấp bằng
25/7/21
Số km
752
Động cơ
37,134 Mã lực
Tuổi
24
Họ đang tập chung ưu tiên đầu tư mọi nguồn lực vào vận chuyển hành khách ạ.

Chứ nếu hướng chính là vận tải hàng hóa thì việc đầu tư sẽ rất nhanh và không tốn kém bằng đầu tư vào vận chuyển hành khách. Ví dụ tiền để làm một toa hành khách tốn hơn rất nhiều so với tiền làm 1 toa hàng khô; toa chở cont thì còn ít hơn nữa. Số tiền còn dư ra tha hồ làm các việc khác.

Nhưng cái cơ bản và theo tui là trọng tâm, quan trọng nhất là ưu tiên đường cho vận chuyển hàng đã Thời gian vận chuyển nhanh sẽ kéo theo nhiều thứ.
Tôi cùng quan điểm: Ưu tiên vận chuyển hàng hóa, vốn là Thế mạnh của đường sắt so với đường bộ và đường không.

Với kiểu đường xương cá như ta đang có, càng có lợi cho 1 dạng "Quốc lộ 1A cho đường sắt".
 

Zindaubo

Xe tải
Biển số
OF-755230
Ngày cấp bằng
30/12/20
Số km
371
Động cơ
54,141 Mã lực
Nhìn giống tầu chợ năm xưa! không biết hơ bật lửa dưới gầm ghế có thấy đám rệp phi ra tứ tung như tàu xứ Vịt mình thời bao cấp không nhỉ!
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,831
Động cơ
164,588 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ bị sao vậy.. đi từ HN đến Hải phòng bằng ô tô khoảng hơn 1 giờ đồng hồ.. trong khi đi bằng tầu mấy 3-5 tiếng đồng hộ ai đi hộ cụ đây?
Nếu giải thích như anh sếp VNR lại không ổn. Nếu anh đã không có khách hoặc ít khách vài chục người thì tốt nhất để vài chục người đó đi bằng phương tiện khác, ví dụ như ô tô khách, 1 chuyến cũng được trên vài chục người mà hiệu quả kinh tế cao hơn. Chứ đầu tư mấy tỷ bạc thêm mấy con người vận hành thêm chi phí duy tu bảo dưỡng mà chỉ phục vụ không bằng 1 con ô tô khách thì nên vứt bỏ ngành. Ô tô nó đi nhanh, không cần ga và thoải mái hơn rất nhiều cái tàu cổ lỗ sĩ đó.
Đây các cụ ạ, ngành đường sắt ngoài kinh doanh còn có nhiệm vụ an sinh xã hội nữa.

Nhiều tuyến lượng khách rất ít, chạy là lỗ nhưng vẫn phải duy trì chạy tầu do địa phương yêu cầu. Thế nên nhập mấy con tàu chợ này về để chạy thay thế cho việc lập cả 1 đoàn tàu mà doanh thu có 2 triệu cũng là một cách để giảm chi phí vận hành.


Cụ thể, tuyến Hà Nội - Đồng Đăng doanh thu mỗi chuyến chỉ khoảng 4 triệu đồng, Hà Nội – Thái Nguyên chỉ 3 triệu đồng, thậm chí tuyến Hạ Long - Hà Nội mỗi chuyến chỉ thu được 1,9 triệu.

Doanh thu thấp, trong khi chi phí vận hành cho hạ tầng, sức kéo, sửa chữa toa xe; trả lương cho công nhân… bình quân phải 10,4 triệu đồng/chuyến.

“Với tần suất tàu chạy tất cả các ngày như hiện nay, ước tính mỗi năm công ty phải bù thêm hàng chục tỷ đồng. Mức lỗ này chưa tính khoản trợ giá phí hạ tầng, phí đầu kéo và phí vận hành được Tổng công ty hỗ trợ”, ông Hiệp nói.

Giám đốc công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội cho hay, năm 2017 công ty đã phải bù lỗ 21 tỷ đồng cho các chuyến tàu chạy lỗ. Do vậy, đơn vị đã phải dừng hoạt động tuyến Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Thái Nguyên và giảm tần suất tuyến Hà Nội - Hạ Long.

Thế nhưng, sau khi dừng hoạt động, các địa phương có tuyến đường sắt đi qua yêu cầu hoạt động trở lại nên Tổng công ty Đường sắt buộc phải cho tăng tần suất chạy tàu tất cả các ngày trong tuần như trước.

Theo Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt VN Vũ Anh Minh, dù 3 tuyến tàu trên lỗ lớn nhưng vẫn phải cho chạy trở lại để phục vụ an sinh.
 
Chỉnh sửa cuối:

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,686
Động cơ
1,182,470 Mã lực
Theo báo thì họ cho ko, tiền đó là tiền vận chuyển.



Tàu nay chạy động cơ diesel, mỗi toa 1 động cơ. Về lý thuyết thì có thể ghép bao nhiêu toa cũng được.

Vấn đề là tàu này ở Nhật còn bị chê. Động cơ yếu, nặng. Động cơ đời mới nhất cũng chỉ 95km/h, tương đương với tàu đầu kéo của VN. Tàu Nhật thì tốt, niên hạn còn dài.

VN được cho, đem về hoán cải để dùng thì tưởng là rẻ,nhưng ko rẻ. Sau này phải phụ thuộc vào Nhật cái động cơ Diesel, bộ giảm xóc chỉ Nhật có... đó mới là chi phí họ gỡ lại.

Mình hoán cải về khổ ray 0.98m thì ngược với ý định nâng cấp khổ ray. Mà hoán cải sang khổ 1.45m thì toa nhỏ, động cơ yếu nên lãng phí.

Giá họ chuyển giao luôn công nghệ sx động cơ, về mình nghiên cứubieenr đổi thì tốt biết mấy!
Vận chuyển toa xe về hết 40 tỷ thôi cụ. Còn 80-100 tỷ là chi phi hoán cải, đăng kiểm...: )) cái khoản chi hoán cải , đăng kiểm này mới khó tính toán . :))

Cái cơ bản là khổ đường sắt mình, nếu mà vài năm sau tiến lên chuẩn thế giới ( khổ 1.435m ) thì 37 toa này thành sắt vụn thật. :))
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top