OCP 2,3 giờ này năm ngoái nếu ai bắt đáy những căn liền kề nhỏ nhỏ quanh 5,6 tỷ thì lãi và giờ này có thanh khoản nhưng số người bắt đáy lại rất ít. Số người vay mua từ khi mới mở bán và vật vã cắt lỗ nhiều hơn rất nhiều cụ ạ, nhất là những đồng chí ôm hàng shophouse loại mấy chục tỷ/căn.
Em không đi buôn đất như một số cụ nghĩ đâu ạ, bds là một kênh tích luỹ của em vậy thôi chứ em không mua đi bán lại liên tục. Với trải nghiệm của em thì cash is king và muốn giữ tiền để cần là có, em giữ tiền ở dạng tiền, không phải dạng vàng, dạng btc, dạng chứng khoán hay đất. Tất cả những thứ kia, đều là đem tiền đi đầu tư rồi, không phải là giữ tiền nữa.
Có lẽ nhiều cụ sẽ thấy buồn cười vì không ai có nhu cầu để tiền gửi tiết kiệm trừ các cụ hưu trí vì ai cũng nghĩ rằng gửi tk là đang mất tiền. Chứng khoán sàn Hose, không thèm chơi đòn bẩy, ăn 1 cây trần = lãi tiết kiệm cả năm. Nhưng sàn một cây cũng mất từng ấy. Đất có thể x2 sau 1 năm thậm chí sau vài tháng. Chơi đòn bẩy lướt trên tiền cọc lúc ăn còn khiếp hơn. Nhưng sai chỗ sai thời điểm, condotel, biệt thự nghỉ dưỡng ở nhiều nơi vẫn đang trói chặt các nhà đầu tư ở ngoài đảo, đã thả cho ai về bờ đâu. Vàng là kênh giữ tài sản an toàn ư? Năm nay nó lên khiếp thật nhưng lên đến lúc nào? Giờ mình vào hàng thì an toàn hay lại cũng đu đỉnh? Cụ nào đu đỉnh năm 2011 thì chục năm sau mới về bờ, đấy là chưa tính lãi ngân hàng vào chứ nếu tính thì giờ này chưa chắc đã thấy đất liền đâu. Gửi tiết kiệm thấy tiền lên chậm thì sốt ruột nhưng trong rất nhiều trường hợp, khi ta đầu tư sai, tất cả mong ước chỉ là về bờ. Gửi tiết kiệm là đang ở trên bờ rồi. Không ở trên đỉnh núi thôi chứ chắc chắn không ở đảo.
Em lúc nào cũng cố gắng giữ một lượng tiền mặt chứ không đầu tư hết. Kể cả khi đầu tư vào doanh nghiệp, chứng khoán, bds hay bất kỳ cái gì, cũng không dồn hết tiền. Thực tế doanh nghiệp sập hay cá nhân nhảy cầu, đều do thiếu tiền chứ không phải do thua lỗ nợ nhiều nhé. Thua lỗ, nợ lắm mà vẫn tiếp tục đảo nợ được, vẫn khất nợ được, thì vẫn thở được. Thiếu dòng tiền mới quẩn, mới chết.
Các cụ có thể nghĩ rất thừa tiền mới có tiền mặt cất ngoài. Không phải đâu ạ. Đó là lựa chọn của mình thôi. Ví dụ em mua đất 20 tỷ, em sẵn sàng vay bank 10 tỷ dù 10 tỷ đó em có. Tiền em có dư, em lại gửi ngân hàng. Nghe rất ngu ngốc vì lãi vay vênh trung bình 3% so với lãi tiền gửi. Chơi trò này 1 năm em mất 300tr, vẫn chơi. Em có 10 tỷ để vào kèo những khoản đầu tư khác bất kỳ lúc nào em chớp thời cơ. Chứ lúc ấy mới cầm miếng đất đi thế chấp rút tiền ra thì lúc cầm được tiền, cơ hội cũng qua. Chứng khoán mua sáng hay chiều có khi đã khác, chứ đừng nói 1 tháng sau. Mà đánh ck dù không dùng margin em cũng toàn bộ mua bán ở tk có margin. Vì nhỡ lúc cần nhồi hàng dễ hơn nhiều mà không cần phải rút tk hay vay nóng ai. Lúc cần tiền, rút tiền từ tk đấy ra vài bữa, dễ tiện rẻ hơn nhiều đi vay thiên hạ. Có việc cần tiền mà không sẵn tiền, phải đi vay nóng thì lãi chớp mắt đã bay được 300tr đó rồi. Con số này là ví dụ thôi, trên này phông bạt nói số to nghe cho sang. Em định ví dụ 100 tỷ nhưng sợ các cụ lại chửi em nổ quá nên em nổ vừa vừa.
10 tỷ là nổ nhưng cách em đem tiền đầu tư là thật. An toàn, nhẹ đầu mà trong rất nhiều trường hợp, thì việc chủ động vốn lại giúp mình kiếm dễ hơn.