- Biển số
- OF-384916
- Ngày cấp bằng
- 30/9/15
- Số km
- 10,041
- Động cơ
- 319,954 Mã lực
- Tuổi
- 58
Đúng quá.Trong các nhạc cụ dân tộc / cổ truyền theo mình thấy có mỗi cây sáo mèo là có "nam tính". Giọng của nó cứ khàn khàn đục đục làm cho người ta liên tưởng đến một người đàn ông thô ráp.. Nhưng trên youtube kể cũng khó tìm được một bản vừa tai. Có nhõn hai bản "Hẹn hò" và "Xuân về trên bản Mông".. tất cả đều là người Kinh sáng tác.. Mình thử searh cả Hmoob Flute và cả tiếng Tàu cũng không tìm thấy được gì hoặc là quá khó nghe, hoặc quá bình thường nghe cứ xập xà xập xình như nhạc trẻ không có cái hơi da diết trong đó.. Thôi đành tạm hài lòng với sáo Mèo của người Kinh vậy
Sáo Mèo nghe ấm và dày.
Em thấy, qua văn hóa nghệ thuật trong một nước thôi, thì có thể thấy dân tộc Kinh có phần nổi hơn các dân tộc còn lại về mọi mặt là hoàn toàn hợp lý theo tự nhiên. Nói Nôm là "ăn no ấm cật mới dậm dật được khấu đuôi".
Công bằng mà nói, tụi Âu nảy nòi ra hội quý tộc thì mới phọt ra được dòng nhạc giao hưởng cổ điển. Ta thì Vua chúa có nhạc cung đình, tuy cấp độ phổ biến lọt tai trâu đi sâu vào quần chúng thì một trời một vực.
Hoặc một bài hát nghe tê tái đứt ruột đứt gan thì có thể tác giả đang đúng trạng thái như thế (thất tình, tính ra cầu làm ván mới chẳng hạn...hic). Hay một bài hát nghe yêu đời, vd như các bài của băng BoneyM chẳng hạn, đầy sức sống, vui vẻ, sinh lực căng tràn đúng chất Châu Mỹ la tinh.
Cc nghe những bài hát vùng biên Bắc VN thì thấy, buồn, ẻo, nhàn nhạt. Em không chê mà chỉ so sánh thôi ạ.