- Biển số
- OF-365995
- Ngày cấp bằng
- 8/5/15
- Số km
- 2,863
- Động cơ
- 278,533 Mã lực
Ông Nhân này nguời Huế, có ông em là Đỗ Nhàn Trập hay Chập, sau theo Tây sơn.
Ở trong chăn mới biết chăn có rận cụ ạ. Ở thớt kia em đã từng còm : lợi dụng tình hình xã hội loạn lạc (nạn quyền thần Trương Phúc Loan) thì các thế lực cơ hội nổi lên, tuy giương cờ cứu nguy, phò trợ này nọ nhưng thật chất lại mang dã tâm tranh giành quyền lực. Điển hình như Nguyễn Nhạc, lấy danh nghĩa phò trợ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương. Quân Đông Sơn, cụ thể là Đỗ Thành Nhơn (chỉ là một võ quan nhỏ) đã tập hợp quân lính để phò tá Định vương Nguyễn Phúc Thuần. Hai thế lực này có thực sự vì chúa của mình? Nguyễn Phúc Dương sau một thời gian làm con bù nhìn, quân cờ trong tay Nguyễn Nhạc đã nhận ra số phận của mình, đã âm thầm trốn khỏi sự thao túng ấy chạy vào Gia Định với sự phò tá của một vị tướng (cũng theo Tây Sơn từ những ngày đầu) là Lý Tài. Ngay cả như chúa Trịnh ở Bắc Hà cũng lợi dụng tình hình rối ren ở đàng trong để trục lợi như việc cử Hoàng Ngũ Phúc lấy danh nghĩa trừng phạt Trương Phúc Loan ... Vài nét như thế để cụ có thể thấy rằng, khi một cơ thể đã suy nhược, mất đề kháng thì các loại bệnh cơ hội bùng phát. Đỗ Thanh Nhơn có phải là một trung thần ? Hơn ai hết chỉ có Nguyễn Ánh mới hiểu được. Ông buộc phải hạ sát một vị tướng giỏi vào cái thời điểm mà ông rất cần lực lượng để chống lại nhà Tây Sơn, bởi vì ông không muốn cái kết cục của mình như chú, như anh (bị sát hại). Và sự thật đã phơi bày, khi chủ tướng bị giết, quân Đông Sơn đã trở mặt. Rõ ràng, Nguyễn Ánh dưới mắt họ không phải là một ông vương, ông chúa mà chỉ là một quân bài không hơn, không kém. Chỉ cần ông hết giá trị sử dụng thì họ sẽ sẵn sàng ra tay sát hại. Cái thế của một ông vương duy nhất còn sót lại của triều Nguyễn nguy hiểm như vậy đấy. Có đặt mình vào tình thế của ông, vào bối cảnh của lịch sử lúc bấy giờ thì ta mới hiểu rõ được mà thôi.Em thì cho là Ánh quyền biến thật đấy. Dám giết Đỗ thanh Nhân, đâu như năm 1781, lúc đó Ánh mới 20 tuổi.
Vâng. Em xin lược trích một vài lá thư trao đổi qua lại giữa các giáo sĩ. Những bức thư này hiện được lưu trữ tại văn khố của Hội truyền giáo Paris.Được thế thì còn gì bằng? Mời cụ.
Mâu thuẫn em nói rồi cụ ạ, một vài sự việc khác em sẽ nói rõ hơn trong phần nói về cái chết của Nguyễn NhạcBác Doctor76 có thể soi sáng thêm giai đoạn 1787-1788 những sự kiện cạnh tranh quyền lực và chiến tranh thực sự giữa anh em Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc được không?
Khoảng thời gian này em có ít thông tin,muốn tìm hiểu thêm để có bức tranh toàn cảnh nguyên nhân lâu dài nhà Tây sơn bị sụp đổ với lý do trực tiếp ông anh Nguyễn Nhạc thời gian này quá lơ là bỏ mặc đất Nam bộ cho Nguyễn Ánh từ Thái lan về nhen nhóm, đánh chiếm dần trong 1-2 năm từ những lực lượng còn rất nhỏ ban đầu.
Em cũng thấy thế, cứ đưa lên đây để dễ đối chiếu cụ ạThật sự là đọc thư của cụ Ánh thì em chưa thấy cụ ấy có vẻ quị lụy trước đám Tây. Mà đọc thư các giáo sĩ thì em cũng chưa thấy họ chỉ trích Tây Sơn quyết liệt. Nói chung lại là còn phải ngâm kíu.
Theo các giáo sĩ, Ánh và nhiều người dân Việt vào Nam đến thời ấy vẫn sử dụng 2 thứ tiếng, đó là tiếng Bắc để khỏi quên gốc gác quê hương, và tiếng Nam Bộ cổ để giao tiếp với các dân khác, đặc biệt là dân Hoa Kiều, các giáo sĩ cũng giải thích là người dân Việt gọi người anh cả trong gia đình là anh Hai, ý nói về quê hương Bắc Hà là anh cả, không rõ có chính xác không?Em ngờ là cái tiếng Việt của cụ Ánh nó khó hiểu là do đất nước bị chia cắt. Thêm 1 thế kỉ nữa thì có khi hai miền không còn hiểu nhau.