[TT Hữu ích] Nhà Tây Sơn - Đỉnh- cao và sụp -đổ

vien phuong

Xe buýt
Biển số
OF-335938
Ngày cấp bằng
23/9/14
Số km
596
Động cơ
283,778 Mã lực
Cầu viện ngoại bang chưa bao giờ đc coi là 1 hành vi đáng hoan nghênh, thậm chí là bị phỉ nhổ, dù bất cứ ở đâu. Cụ nên nhớ như vậy.
Em thấy câu này cụ phát không chuẩn. Chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc, TW Đảng đã chấp thuận quân đội Trung Quốc và Liên xô trực tiếp chiến đấu, cụ thể là một số phi công Liên xô đã hy sinh... Vậy nó ở mức độ không đáng hoan nghênh hay bị phỉ nhổ. Hay các nhà hùng biện lại bảo CN anh hùng CM, CN vô sản... nằm ngoài phạm vi. Để đến nay thằng con con ông anh bảo với bố : "con trượt đại học rồi thì trung cấp hay học nghề con cũng học, không phường nó bắt con nghĩa vụ QS đi đảo...". Mình phải giải thích mãi... đi đảo cũng tốt, đấm đá gì đâu... ? !.. .
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Trong triều đình Gia Long thì 4 anh người gốc Hoa giữ 4 bộ (trong tổng số 6 bộ). Trịnh Hoài Đức giữ bộ Lại, bổ nhiệm thăng giáng cán bộ và kiêm luôn bộ Hình. Kiêm luôn thày dạy của Đảm, tức là Minh Mạng sau này. Chính do Trịnh Hoài Đức tác động mà Minh Mạng quay ra bài trừ đạo Thiên Chúa và đám người Tây.
 

hoangminh248

Xe tăng
Biển số
OF-349619
Ngày cấp bằng
6/1/15
Số km
1,443
Động cơ
277,460 Mã lực
Nơi ở
sx đồ gỗ mỹ nghệ Bắc Ninh
Trong triều đình Gia Long thì 4 anh người gốc Hoa giữ 4 bộ (trong tổng số 6 bộ). Trịnh Hoài Đức giữ bộ Lại, bổ nhiệm thăng giáng cán bộ và kiêm luôn bộ Hình. Kiêm luôn thày dạy của Đảm, tức là Minh Mạng sau này. Chính do Trịnh Hoài Đức tác động mà Minh Mạng quay ra bài trừ đạo Thiên Chúa và đám người Tây.
Sao em thấy có đường Trịnh Hoài Đức nhỉ?
 

Autoworld

Xe tải
Biển số
OF-15101
Ngày cấp bằng
25/4/08
Số km
258
Động cơ
514,120 Mã lực
e theo dõi cái thớt này từ lâu lắm, ko tham gia vì học hỏi các thông tin, nhưng bắt đầu thấy mệt vì ko ra được cái kết là gì.
Cụ nào vào làm cái tổng kết đi ạ
 

en lờ 100

Xe buýt
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
526
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
e theo dõi cái thớt này từ lâu lắm, ko tham gia vì học hỏi các thông tin, nhưng bắt đầu thấy mệt vì ko ra được cái kết là gì.
Cụ nào vào làm cái tổng kết đi ạ
Đây chỉ là 1 nguồn tham khảo thôi cụ ạ. Làm sao mà kết được :D Lịch sử thời này bị méo mó rất nhiều cả phía VNCH cũng như phía bên kia. Em ví dụ như trong nguồn cụ Đốc có đưa nhận xét về vua Gia Long của các giáo sĩ dòng Tên, tất nhiên rất là tiêu cực vì dòng này có thiện cảm với nhà Tây Sơn hơn. Em cũng có tư liệu (dạng thư từ) của các giáo sĩ viết, lại có ác cảm về nhà Tây Sơn và đề cao vua Gia Long.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
PHần lớn các giáo sĩ phải có thiện cảm với Gia Long. Có ông pigneau de behaine (Bá Đa Lộc) ngồi đấy, sao không thiện cảm được. Họ ác cảm với Tây sơn là chuyện bình thường, có thiện cảm với Tây Sơn mới là điều đáng nói.
 

en lờ 100

Xe buýt
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
526
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
PHần lớn các giáo sĩ phải có thiện cảm với Gia Long. Có ông pigneau de behaine (Bá Đa Lộc) ngồi đấy, sao không thiện cảm được. Họ ác cảm với Tây sơn là chuyện bình thường, có thiện cảm với Tây Sơn mới là điều đáng nói.
Các giáo sĩ dòng Tên thì không như vậy. Ngay cả nguồn này của cụ Đốc cũng xác nhận như vậy.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Thực ra đạo Thiên chúa truyền vào Việt Nam là chủ yếu bởi các giáo sĩ dòng Tên. Dòng Tên cũng được các chúa Nguyễn rất chiều chuộng nên nói rằng họ có cảm tình chỉ với Tây Sơn là không chính xác.
 

en lờ 100

Xe buýt
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
526
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Thực ra đạo Thiên chúa truyền vào Việt Nam là chủ yếu bởi các giáo sĩ dòng Tên. Dòng Tên cũng được các chúa Nguyễn rất chiều chuộng nên nói rằng họ có cảm tình chỉ với Tây Sơn là không chính xác.
Với các giáo sĩ, ÁNh cũng thông qua các điệp viên hứa hẹn về một quốc gia Thiên Chúa Giáo, lúc bấy giờ, ở Vn có 2 dòng tu lớn của Đạo Thiên Chúa là Dòng Tên và Dòng Đa Minh, Dòng Tên chủ trương gần với phong tục VN hơn, ví dụ vẫn cho phép giáo dân lập bàn thờ tổ tiên, Dòng Tên do chủ yếu các giáo sĩ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha truyền Đạo, còn Dòng Đa Minh do Hội Thừa Sai Paris đảm nhận, và, có vẻ như Dòng Tên có thiện cảm với Tây Sơn hơn, nên các điệp viên của Ánh khai thác mạnh sự mâu thuẫn giữa 2 Dòng truyền giáo này.
Sự thật là dòng Tên được hưởng nhiều quyền lợi và ưu đãi của Tây Sơn nên họ có thiện cảm hơn là điều đương nhiên. Nhưng Nguyễn Ánh không vì thế mà căm thù dòng đạo này (tuy sau này Minh Mạng thì khác).
P/s : Cụ có muốn em giới thiệu vài bức thư của Hội truyền giáo Paris viết về nhà Tây Sơn không ?
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
e theo dõi cái thớt này từ lâu lắm, ko tham gia vì học hỏi các thông tin, nhưng bắt đầu thấy mệt vì ko ra được cái kết là gì.
Cụ nào vào làm cái tổng kết đi ạ
Đây chỉ là 1 nguồn tham khảo thôi cụ ạ. Làm sao mà kết được :D Lịch sử thời này bị méo mó rất nhiều cả phía VNCH cũng như phía bên kia. Em ví dụ như trong nguồn cụ Đốc có đưa nhận xét về vua Gia Long của các giáo sĩ dòng Tên, tất nhiên rất là tiêu cực vì dòng này có thiện cảm với nhà Tây Sơn hơn. Em cũng có tư liệu (dạng thư từ) của các giáo sĩ viết, lại có ác cảm về nhà Tây Sơn và đề cao vua Gia Long.
Cụ en lờ nói đúng đấy, Lịch sử làm sao ra được cái kết? Với em và nhiều cụ trên đã tham gia và đóng góp những ý kiến quý báu, bổ xung thêm thông tin cho em, thì Lịch sử nên có sự công tâm, đúng sai, phải trái thông qua các sự kiện, mốc thời gian, và quan trọng, phải hiểu được hoàn cảnh và bối cảnh lúc ấy, không nên đứng trên quan điểm chế độ để phán xét hay lợi dụng lịch sử.

Cái nhìn của các giáo sĩ, là người Tây, về một việc, cũng đã không giống nhau, huống hồ họ lại sống ở thời điểm mà nước ta có đến mấy chính quyền cùng tồn tại, nên có sự sai khác về thời gian, nhận định là không tránh khỏi.

Tiếng Việt của họ khá tốt, nhưng họ cũng bị phân hóa thành mấy dòng truyền Đạo, Dòng Tên, Dòng Đa Minh, Dòng Fran-xi -cô, Dòng La SAn, ... thậm chí, như chính một giáo sĩ người Việt là Phi-li-pê Bỉnh, người sinh năm 1759, sống đúng thời kỳ này đã viết, các Dòng truyền Đạo, nhất là Đa Minh và Dòng Tên, còn xảy ra mâu thuẫn, có lúc dẫn đến đổ máu. Vì thê, cùng là các giáo sĩ, có người khen Tây Sơn, có người khen Nguyễn Ánh, là điều bình thường, ta chỉ nên xem xét việc họ ( Ánh và Huệ) đã làm sao cho khách quan thôi.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Xin giới thiệu cùng các cụ một số bức thư của Nguyễn Ánh, viết bằng chữ Nôm, được viết trong thời kỳ này.

Đọc thư này, ta thấy bộc lộ phần nào tình cảm, tâm tư của Ánh ở giai đoạn ở Xiêm cho đến khi về Gia Định đánh Tây Sơn, chiếm lại vùng này.

Tài liệu còn lộ cho ta biết về trường hợp những chuyển biến xã hội lôi cuốn những quyết định cá nhân. Sử gia nhà Nguyễn coi Nguyễn Ánh như thần thánh, ngay từ lúc đầu, đã có sẵn những đức tính lãnh đạo cao độ, mưu lược quyền biến.

Sự thực trái lại. Hoàn cảnh nguy khốn cùng với những đưa đẩy lịch sử đã làm Ánh khôn dần lên. Việc phục quốc bắt đầu từ ngày Ánh rời Long Khâu (làng Gia Long) ở Vọng Các về đổ bộ Rạch Giá; có ai ngờ rằng lòng quyết thắng chỉ có ở các bề tôi Nguyễn Thiệm, Nguyễn Đô, Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Quân... chứ không có Nguyễn Ánh không?

Chúng ta hãy đọc một đoạn thư : “... (Chẳng?) ngờ ngày ấy ra đến Cà Mâu, Rạch Giá, thấy quân tướng Tây Sơn cùng thần thứ quy thuận nghe nhiều, bèn thẳng vào...”.

Đối với Ánh, việc về nước chỉ có ý nghĩa trốn chạy khỏi sự rình mò kiểm soát của vua Xiên thôi: “Từ Xiêm quốc vọng chỉ cố đô là sự phi đắc dĩ, xúc tưởng lưu lai thốn chỉ đặng thấu nguyên do, lại e tiết lậu cơ mưu...”.

Thế rồi lấy được Gia Định, ông vẫn không tin ở thực lực của mình mặc dầu Nguyễn Văn Thành đã can ở Xiêm là đừng mong chờ viện trợ từ nước ngoài; ông vẫn rên rỉ với J. Liot, nhờ ông này ngóng xem tàu phương Tây của Bá-đa-lộc đến chưa.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thư ngày 15 tháng 12 năm 1783.

Tờ vu Thầy Cai trường ngỏ hay: nay vừa tiếp thấy người trong bổn đạo Thầy cho đem mật tín cùng các lý mới tường để sự. Lại như trên này quan quân theo thậm nhiều nhưng mà lương hướng còn mười hai ngày nữa, vậy nên sai Thuộc nội Cai đội Sung Đức hầu lãnh tờ nhị phong cùng thập liêm bảy lượng theo người bổn đạo đem xuống. Kíp sai người tâm phúc đem Sung Đức hầu cùng tờ xuống trình qua Thượng sư ngỏ tường cơ sự, còn thập liêm thì sở cậy Thầy cùng bổn đạo lấy vật ấy mà biện mãi lương mễ trợ khi nguy cấp, bằng mua được bao nhiêu, đa đa ích thiện càng tốt. Như mua rồi phiền cậy bổn đạo trang tải lương ấy điệu hồi giao nạp, tiện ư cấp phát. Nay tờ.

Cảnh Hưng năm thứ 44, tháng 11, ngày 22

chú thích

1. Thầy Cai trường: là tên của Jacques Liot (1751-1811), các thư sau, Ánh dùng các tên như Gia-cô-bê , Gia-bê-sa, Nha-cô-bê , Nhã-ca-bá , Gia-cô-vi , Li-ốt đều là tên của ông . Giáo sĩ này rời Paris tháng 11-1776, đến Tourane, đến Sài Gòn 1779, coi trường Dòng 1780, qua Chanthaburi (Chantaboun) 1784, đi Bangkok 1786, gặp Ánh ở đây, rồi về Chanthaburi, về Tân Triệu (gần Biên Hòa).

2. Bổn Đạo: từ thời đó của những người theo ĐẠo gọi nhau, hoặc tự xưng.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thư ngày 10 tháng 10 năm 1784.

Chỉ sai Thầy Cai trường môn đệ đẳng danh: nghi thừa ghe nhứt chích phản hồi Long Xuyên sở hoạn dưỡng, đãi nhựt triệu lai khả tua tề tựu đồn sở ứng hậu. Khâm tai. Đặc sai.

Cảnh Hưng năm thứ 45, tháng 8, ngày 26


Chú thích:

Thư này viết trong lúc Ánh đang theo 20.000 quân Xiêm dưới quyền Chiêu Tăng, Chiêu Sương. Ánh viết thư gọi J. Liot về Long Xuyên.

Toàn bức thư ý nói: “(tờ) chỉ sai Thầy Cai trường cùng các người môn đệ nên theo ghe trở về Long Xuyên để (nơi này) nuôi dưỡng. Đợi ngày triệu đến, khá nên tề tựu đến đồn sở chờ (lệnh). Kính vậy thay. Tờ sai riêng”.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thư ngày 6 tháng 7 năm 1785.

Đạt tờ vu Linh mục Gia-cô-bê, Cai trường chiếu lượng:

Thả tiền nhựt vấn hậu an phủ? Tư nhân binh sự đặc sai Khâm sai Thống binh Cai cơ Thành Tín hầu trúc xứ thể thám binh tình cơ quát. Cố thử đạt tờ tiện tri để sự. Phàm chư lý lịch nhược hà, dĩ hữu chỉ giáo Thành Tín hầu nhứt nhứt bị thuật, tiện giác. Bất tất đa đàm. Thị lượng.

Cảnh Hưng năm thứ 46, tháng 6, ngày 1

Chú thích:

1. Thống binh Cai cơ Thành Tín hầu: tức Nguyễn Văn Thành, tước Hầu ( lưu ý rằng tước phong của một người được hợp bằng tên chính của họ đằng trước rồi tiếp theo một tính từ, trạng từ, toàn bộ thành một ý nghĩa tốt đẹp như “Đức Nhuận hầu” Nguyễn Huỳnh Đức, “Thắng Toàn hầu” Nguyễn Văn Thắng (J. B. Chaigneau).

2. Thị lượng: xét cho

3. Đại ý thư nói thế này:

“Đưa thư nơi Linh mục Gia-cô-bê Cai trường chiếu xét: thăm ông những ngày vừa qua có được bình an không? Nay nhân việc binh, riêng sai Khâm sai Thống binh Cai cơ Thành Tín hầu thẳng đến để dò xét binh tình bao quát; cho nên đưa thư (này) để (ông) tiện biết tận tường. Phàm các lý lịch như thế nào thì chỉ giáo Thành Tín hầu cho đầy đủ. Chẳng phải nói nhiều. Xét cho”.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thư ngày 4 tháng 11 năm 1786.

Chỉ dụ Tổng suất quản thủy binh nơi Ấn-di-a, quan Cai thành Phong-ti-sê-ri nhị vị khâm tri:

Năm trước Quả nhân có sở cậy Bá-đa-lộc Giám mục Thượng sư đem Hoàng tử sang quý quốc cầu binh đã lâu tuyệt vô âm tín, Quả nhân áy náy hằng lo. Chẳng ngờ đến năm nay tháng 8 mới thấy biểu hồi trình mới tường tự sự, thì Quả nhân rất bội lòng mừng rằng năm trước Giám mục Thượng sư có tính việc ấy cùng quan Tạm quản, nhưng phải người không tình nhân ái, chẳng hay trợ nhược phò nguy, nên không tính đặng việc chi. Nay mới gặp tân quan nhị vị là đấng kinh văn vĩ võ, nhơn trí kiêm toàn, khảng khái lạc thi, đại hữu cứu hiểm phò điên chi chí, nên sai thủy bộ nhị quan thừa chiến tàu sang đây hộ nghinh bảo quốc. Điều ấy Quả nhân xiết chi khong khen cảm tạ. Vì cấp thông chi trừ, nhất trích cam lộ, huống lâm vũ đại bái sinh ngã hạn miêu hồ. Hạ nhị vị cao nghị bất sí, đái đức Hoa, Tung, thừa ân Giang, Hớn, tuy chưa thấy mặt thiệt đã biết lòng. Cũng đã hòng ngự giá theo tàu ngỏ kíp được hoan đàm hiệp mặt. Chẳng ngờ nhơn nguyện như thử, thiên ý vị nhiên. Vì tàu Cô-á vừa tới có phụng tờ Hoàng hậu Bút-tu-kê cùng tờ quan Cai thành Cô-á sang rước quả nhân, lại có tờ cùng lễ vật cho Xiêm vương làm cho đẹp lòng vua ấy mà rước Ta cho dễ. Nhưng vậy Quả nhân cũng chẳng khứng theo vì chí quyết xưa nay giao lân cùng Ba-lang-thê mà thôi, chẳng khứng cùng nước khác. Nhơn vì tàu ấy nên Xiêm vương hóa sự hồ nghi, liệu tính theo tàu ta chưa tiện, nên phải cho chủ tàu đệ tờ về trước còn Quả nhân thì ở lại. Vài tháng sau Ta sẽ ngự sang. Tư dụ.

Cảnh Hưng năm thứ 47, tháng 9, ngày 14



Chú thích:

1. Ấn-di-a: Ấn Độ

2. "nhị vị là đấng kinh văn vĩ võ, nhơn trí kiêm toàn, khảng khái lạc thi, đại hữu cứu hiểm phò điên chi chí":
tạm hiểu là: “... hai vị là đấng văn trị võ tài, gồm đủ nhân trí, khảng khái vui làm, có chí lớn cứu hiểm phò nguy...”

3. xiết chi khong khen : thật đáng khen ngợi

4. Vì cấp thông chi trừ, nhất trích cam lộ, huống lâm vũ đại bái sinh ngã hạn miêu hồ. Hạ nhị vị cao nghị bất sí, đái đức Hoa, Tung, thừa ân Giang, Hớn

tạm hiểu là: “Vì lúc gấp gáp, một giọt nước là một giọt cam lộ quý báu, huống là mưa lớn làm sinh sôi nảy nở lúa má khô khan của Ta. Tạ ơn quyết định cao cả; mang đức như núi Hoa, Tung, gánh ơn như sông Giang, Hớn của hai vị...”

5. Thư này Ánh viết cho Chevalier d’Entrecasteaux coi thủy quân Đông Ấn của Pháp và Charpentier de Cossigny, toàn quyền Pháp ở Ấn Độ .
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Sự thật là dòng Tên được hưởng nhiều quyền lợi và ưu đãi của Tây Sơn nên họ có thiện cảm hơn là điều đương nhiên. Nhưng Nguyễn Ánh không vì thế mà căm thù dòng đạo này (tuy sau này Minh Mạng thì khác).
P/s : Cụ có muốn em giới thiệu vài bức thư của Hội truyền giáo Paris viết về nhà Tây Sơn không ?
Được thế thì còn gì bằng? Mời cụ.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
THư ngày 4 tháng 11 năm 1786.

Chỉ dụ Li-xi-ri thủy binh quan, tính Ba-đô-đông bộ binh quan cập chiến tướng đẳng khâm tri:

Phò nguy trì điên nhơn nhơn chi mỹ thái, bài nạn giải phân kinh tế chi diệu dụng. Nhơn nay Ta gặp thời tao loạn mông trần tha quốc, nhị vị hữu tâm bất nhẫn, vô từ bạt thiệp chi lao, phụng sai hàng hải thiên lý nhi hân duyệt phi thường, bất quản ba đào phong cụ, bất nại mộc vũ trất phong, chẳng những đồ hành lý tiêu nhiên lại thêm thông ngôn cùng ghe phải mất (công?) lặn lội (-?) sang để nghinh giá. Ước khổn khổ công lao ấy Quả nhân lấy chi báo cho cùng. Tuy nhị vị khẳng khái lạc thi chưa thường vọng báo, nhiên hốt lược chi lễ, Quả nhân thường quý ư tâm, nhũng trung bất đắc thù tạ, tất mông nhị vị lượng chi. Tự thử lập cơ hưng chỉ giai xuất vu nhị vị chi công, khởi vong tháo tựu tai? Như Bảo-lộc sư, Khiêm Quang hầu biểu hồi bẩm tấu rằng nhị vị ước kỳ thập nguyệt khởi trình, Quả nhân đà dự bị giá hành. Thùy tri thiên lý vị nhiên bất như kỳ nguyện. Vì mùng 2 tháng 9 (23-10-1786), tàu Hoa Lang bỗng đâu vừa tới có phụng tờ Hoàng hậu Bút-tu-kê một phong, lại tờ quan Cai thành Cô-á một phong dâng Quả nhân rằng đã sẵn binh đóng tại Cô-á, tàu chiến 56 chiếc nên cho sang rước Quả nhân. Lại đem tờ cho Xiêm vương hai phong cùng lễ vật trung tiểu bính nhị thập khẩu, với Tây dương tế bố nhất bách thất, lễ tạ Xiêm vương mà xin rước Quả nhân về thành Cô-á đặng phấn lữ tiễu trừ Tây tặc. Tuy vậy, Quả nhân cũng chẳng khứng theo vì đã biết nhị vị qua đây có lòng cùng Ta dường ấy, nỡ lòng nào theo đó bỏ đây, nên phải uyển ngôn từ tạ nhi dĩ. Nên vì cớ ấy Xiêm vương hóa sự sinh nghi e Ta nương thế theo tàu ấy, hằng ngày cho người do thám khó nỗi liệu toan. Như ước kỳ thập nguyệt khởi trình, ắt nay còn chưa tiện nên phải sai Quý Ngọc hầu tựu phân cùng nhị vị, cậy giúp Ta một tên hoa tiêu, súng cùng các vật. Đã có Quý Ngọc hầu trình báo để lại cho Ta còn tàu thì đệ tờ về trước cho Thượng quan được rõ, sau Ta sẽ giá hành sang đó. Vạn sự khởi đầu nan, mạc từ lao khổ. Tư dụ.

Cảnh Hưng năm thứ 47, tháng 9, ngày 14


Chú thích

1. Li-xi-ri thủy binh quan: tức là De Richery, thuyền trưởng tàu Marquis de Castries, được toàn quyền Ấn Độ De Cossigny phái đi thăm dò tình hình và phản ứng của Nguyễn Ánh ( xem có theo Đạo không, có thực sự muốn cầu viện không,tài năng ra sao, quân lính thế nào) ở Xiêm.

2.tính Ba-đô-đông: cùng với Berneron, tên người phụ tá của De Richéry.

3. "Phò nguy trì điên nhơn nhơn chi mỹ thái, bài nạn giải phân kinh tế chi diệu dụng. Nhơn nay Ta gặp thời tao loạn mông trần tha quốc, nhị vị hữu tâm bất nhẫn, vô từ bạt thiệp chi lao, phụng sai hàng hải thiên lý nhi hân duyệt phi thường, bất quản ba đào phong cụ, bất nại mộc vũ trất phong, chẳng những đồ hành lý tiêu nhiên lại thêm thông ngôn cùng ghe phải mất (công?) lặn lội (-?) sang để nghinh giá. Ước khổn khổ công lao ấy Quả nhân lấy chi báo cho cùng. Tuy nhị vị khẳng khái lạc thi chưa thường vọng báo, nhiên hốt lược chi lễ, Quả nhân thường quý ư tâm, nhũng trung bất đắc thù tạ, tất mông nhị vị lượng chi. Tự thử lập cơ hưng chỉ giai xuất vu nhị vị chi công, khởi vong tháo tựu tai?"

tạm hiểu là:

“Phò nguy giữ ngã là sự tốt đẹp của người có lòng nhân, là cái diệu dụng của sự bài nạn gỡ rối, cứu trị. Nhân nay Ta gặp thời tao loạn tối tăm ở nước ngoài (mà) hai vị có lòng bất nhẫn ( lòng xót thương cao), chẳng nề cái nhọc nhằn, lặn lội phụng mệnh sai vượt biển ngàn dặm mà lòng vui đẹp chẳng thường, chẳng ngại sóng to, gió cả, đội mưa, chải gió, chẳng những đồ hành lý mất đi, lại thêm thông ngôn cùng ghe phải mất (công?) lặn lội sang để nghinh giá. Ước khốn khổ công lao ấy, Quả nhân lấy chi báo cho cùng. Tuy hai vị khẳng khái vui làm chưa từng mong báo ( đáp) , nhưng lễ tiếp sơ sài, Quả nhân từng thẹn lòng lúc rối ren không thể thù tiếp, cảm tạ, tất mong nhị vị lượng thứ cho. Từ hưng khởi dựng lập căn bản đều là công hai vị, (Ta) há quên sự thành tựu đâu”.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Xin giới thiệu cùng các cụ một số bức thư của Nguyễn Ánh, viết bằng chữ Nôm, được viết trong thời kỳ này.

Đọc thư này, ta thấy bộc lộ phần nào tình cảm, tâm tư của Ánh ở giai đoạn ở Xiêm cho đến khi về Gia Định đánh Tây Sơn, chiếm lại vùng này.

Tài liệu còn lộ cho ta biết về trường hợp những chuyển biến xã hội lôi cuốn những quyết định cá nhân. Sử gia nhà Nguyễn coi Nguyễn Ánh như thần thánh, ngay từ lúc đầu, đã có sẵn những đức tính lãnh đạo cao độ, mưu lược quyền biến.

Sự thực trái lại. Hoàn cảnh nguy khốn cùng với những đưa đẩy lịch sử đã làm Ánh khôn dần lên. Việc phục quốc bắt đầu từ ngày Ánh rời Long Khâu (làng Gia Long) ở Vọng Các về đổ bộ Rạch Giá; có ai ngờ rằng lòng quyết thắng chỉ có ở các bề tôi Nguyễn Thiệm, Nguyễn Đô, Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Quân... chứ không có Nguyễn Ánh không?

Chúng ta hãy đọc một đoạn thư : “... (Chẳng?) ngờ ngày ấy ra đến Cà Mâu, Rạch Giá, thấy quân tướng Tây Sơn cùng thần thứ quy thuận nghe nhiều, bèn thẳng vào...”.

Đối với Ánh, việc về nước chỉ có ý nghĩa trốn chạy khỏi sự rình mò kiểm soát của vua Xiên thôi: “Từ Xiêm quốc vọng chỉ cố đô là sự phi đắc dĩ, xúc tưởng lưu lai thốn chỉ đặng thấu nguyên do, lại e tiết lậu cơ mưu...”.

Thế rồi lấy được Gia Định, ông vẫn không tin ở thực lực của mình mặc dầu Nguyễn Văn Thành đã can ở Xiêm là đừng mong chờ viện trợ từ nước ngoài; ông vẫn rên rỉ với J. Liot, nhờ ông này ngóng xem tàu phương Tây của Bá-đa-lộc đến chưa.
Em thì cho là Ánh quyền biến thật đấy. Dám giết Đỗ thanh Nhân, đâu như năm 1781, lúc đó Ánh mới 20 tuổi.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thư ngày 19 tháng 3 năm 1787.

Chỉ dụ Gia-bê-sa Cai trường khâm tri:

Vả việc Cô-á quốc sai tàu sang, cùng việc Ta sai phục sứ, thì đã sai Khiêm Hòa hầu, Chiêm Mẫn hầu dụ tường để sự nguyên do. Ta từ đặng tin tàu Hoa-lang-sa nhẩn nay hằng cảm công ơn Thầy Cả chẳng cùng, cạy cạy luống trông tàu trở lại, ngày kể ba thu. Vừa Quý Ngọc hầu diện báo (- ?) tàu đã tựu tín sở ước trong cử sự đặng hiệp cơ nghi. Lại tiếp thấy hai quan tàu cùng Cai trường khải văn, gẫm biết nhơn sự đa quai, thiên tâm nan tín. Song hai quan tàu cùng Bảo-lộc Nghị hồi bản thành trình quan Cai thành cùng Thầy Cả lo giúp Ta. Thể âu thiên lý, nhơn sự tương vi thủy chung, thủy tuy thùy súy chung năng phấn dực. Vốn Ta đà thỏa lòng, mựa hề quải niệm. Khâm tai. Đặc dụ.


Cảnh Hưng năm thứ 48, tháng 2, mùng 1


Chú thích

1. Khiêm Hòa hầu, Chiêm Mẫn hầu: Có lẽ là Cai bạ Nguyễn Thiệm, người cùng Giám quân Tống Phúc Đạm, Thị giảng Nguyễn Đô... đến chỗ Ánh ở để trình bày tìh hình “đơn nhược” của Gia Định và xúi bảo Ánh về nước.

Hai chữ Nôm “Chiêm” 瞻 và “Thiệm” 贍 rất gần nhau và có thể lẫn lộn. Khiêm Hòa hầu chắc là Nguyễn Văn Khiêm nay đổi tước.

2. Hoa Lang Sa: France , tức Pháp

3. Thầy Cả: Bá Đa Lộc

4. Chẳng cùng: vô cùng

5. Thể âu thiên lý, nhơn sự tương vi thủy chung, thủy tuy thùy súy chung năng phấn dực: “Lẽ trời, việc người nhất loạt cùng làm cho có đầu có đuôi, ban đầu thì rũ cánh (bại) nhưng cuối thì sẽ vươn lên”.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Em thì cho là Ánh quyền biến thật đấy. Dám giết Đỗ thanh Nhân, đâu như năm 1781, lúc đó Ánh mới 20 tuổi.
Đỗ Thanh Nhân luôn phản đối chuyện Ánh cầu cứu ngoại bang, đặc biệt là vụ cầu viện Xiêm, làm Ánh rất là tức, không rõ ai xui Ánh, bảo là Nhân nó giỏi, có nhiều quân.

Ánh cần thì cần thật, dùng thì dùng đấy, nhưng mà nghi ngờ hay sợ mất hoặc đoạt quyền là giết ngay. ÁNh biết Nhân giỏi, bèn bày mưu bảo mình ốm quá, Nhân bèn đến thăm Ánh, đi tay không, Ánh bố trí võ sĩ nấp ở trong nhà, Nhân vừa vào là bọn này xông ra chém chết.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top