[Funland] Nhà Tây Sơn - Đỉnh- cao và sụp -đổ

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
2,312
Động cơ
278,533 Mã lực
Ông Nhân này nguời Huế, có ông em là Đỗ Nhàn Trập hay Chập, sau theo Tây sơn.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thư ngày 12 tháng 2 năm 1788.

Chỉ dụ Gia-cô-bê thầy Cai trường khâm tri:

Vả Ta cùng thầy Cai trường nhơn tuy biệt quốc nghĩa tợ đồng hương, tri ngộ mấy lâu thâm tình đà tỏ biết. Từ Xiêm quốc vọng chỉ cố đô là sự phi đắc dĩ, xúc tưởng lưu lai thốn chỉ đặng thấu nguyên do, lại e tiết lậu cơ mưu. (Chẳng?) ngờ ngày ấy ra đến Cà Mâu, Rạch Giá thấy quân tướng Tây Sơn cùng thần thứ quy thuận nghe nhiều, bèn thẳng vào phủ Gia Định. Đã thâu phục Vĩnh Trấn, Trấn Định nhị dinh, lại Lưu thủ Khoa đã thâu phục Trấn Biên dinh. Còn một ngụy Sâm nọ cậy tàu thuyền song còn ỷ thế trường giang cự địch nên thắng phụ vị phân. Vừa năm trước, tháng chạp ngày 28 (4-2-1788), mừng thấy thiên lý tiên lai nhứt phong tôn tặng, kỳ nguyện phục quốc, tương ngộ hữu kỳ, lòng Ta bất thăng tước dược, ngỏ phải bộc bạch quốc gia cơ chỉ cùng Thượng quan. Tứ tặng đẳng vật, sai Khâm sai Tổng nhung Cai cơ Bảo hộ Nhàn Vân hầu đệ tựu ngỏ tường để sự. Như Thầy Cả với Thân tử Ta qua tại Đại Tây Dương quốc từ ấy nhẫn nay, âm mang vị thấu. Bằng Thầy cư (-?) cận cảnh, dầu có tin tức lai thông khá kíp tả ký tâm thơ vãng chiếu kẻo khát vọng bất thắng, quan sơn vạn lý, hoài niệm nhất thành. Khâm tai. Đặc dụ.

Cảnh Hưng năm thứ 49, tháng 1, ngày 6



CHú thích

1. xúc tưởng lưu lai thốn chỉ: “Nhớ đốt tay để lại” (J. Liot), ý câu này nói Ánh bấm đốt ngón tay, nhớ về quê

2. lòng Ta bất thăng tước dược : lòng ta “Chẳng ghìm nhảy nhót” ( ý nói nóng nảy, hoặc sốt ruột làm gì).

3.Cai cơ Bảo hộ Nhàn Vân hầu: tức tướng Nguyễn VĂn Nhàn

4. Ngụy Sâm: tức Phạm văn Tham

5. THư này Ánh viết về việc từ ngày về Gia Định, đánh Tây Sơn thắng dễ, vì quân Tấy Sơn ra hàng nhiều. chỉ còn Phạm Văn Tham là chống cự ác nhất.

Thư cũng nói lên lòng nhớ con của Ánh, vì, dẫu sao, Ánh cũng là một người cha.
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thư ngày 21 tháng 2 năm 1788.

An Nam Quốc vương.

Tờ vu Cai trường Thượng sư Nha-cô-bê ngọc hiên nhiệm chiếu: Từ Ta đề binh phá Tây đồ thì bộ binh đã thâu phục Gia Định phủ các xứ, còn thủy binh nó thì trụ Mỹ Tho cùng Bến Nghé thắng phụ vị phân. Như thủy binh Ta thì ắt còn trụ Trà Lọt. hằng ngày trông tin Đức Bá-đa-lộc Thượng sư cùng Con Ta tiêu tức dường nào. Qua tháng 11 thấy Đội Dung tựu bẩm rằng Thượng sư có tờ quốc sự sai Đội Dung đệ thử tờ ký bẩm, chẳng ngờ Đội Dung tới vàm Rạch Giá xảy gặp Tây Sơn là thằng Lý sai ghe thiện hành xứ ấy nên Đội Dung vội bỏ tờ ấy xuống nước mà Đội Dung ngoại bẩm các lý, hư thiệt vị tường. Vả Ta hằng lo binh gia không hở lại chưa đặng người quán tín Thượng sư nên chưa sai đệ tín thư, lòng hằng thổn thức. Nay có Nội viên Thuyền chủ Huấn Đức hầu là tôi tâm trường vả lại gia tư xứ ấy lai khứ tiện thông mới sai đệ tờ trình chiếu. Như Đức Bá-đa-lộc cùng Con Ta viện binh Quý quốc đã trụ xứ nào, khá đệ tờ cho Ta tường hiểu. Lại như tờ ấy thì sai Cai đội Thọ đệ tựu bẩm văn cho tường để sự, vật sai tha nhân liệu sự bất thành. Trí ý. Nay tờ.


Cảnh Hưng năm thứ 49, tháng 1, ngày 15


Chú thích

1. Thư này Ánh viết trong lúc đang thắng mạnh, nên đã tự phong mình là vua AN NAm rồi, tuy nhiên, do vẫn cần phải có sự đồng ý của nhà Thanh, và lại còn dân BẮc Hà, lính Tây Sơn gốc BẮc, nên Ánh vẫn phải dùng niên hiệu nhà Lê.

2.Trong thư này, Ánh viết là có nghe nói tới việc Lộc gửi thư gì đó quan trọng, nhưng 1 viên cai đội tên là Dung cầm đến cho ÁNh bị quân Tây Sơn oánh, rơi mất thư xuống nước.

3. Hư thiệt vị tường: thư bị hỏng nên không biết thực hư thế nào

4. Ánh trong thư cho thấy rất nhớ con, vì không biết Lộc và Cảnh bây giờ đang ở đâu.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
THư ngày 2 tháng 7 năm 1788.


Chỉ dụ Nhã-ca-bá Cai trường sư khâm tri:

Vả Cai trường tuy người dị quốc, song có dạ ân cần, hết lòng ưu ái tấm lòng thương cảm chẳng cùng. Như ngoài này năm nay tháng 3 thì Tây Sơn là thằng Hưng cất đại binh giúp thằng Sâm mà chống đánh cùng Ta, thì chúng nó đã ghe phen đại bại, tử thương rất nhiều. Sao vậy nội tháng 6 thì Ta cũng đánh đặng Sài Gòn mà chớ. Như Con Ta từ thuở tha bang cùng Thầy Cả nhẫn nay, Ta tấm lòng khát vọng, độ nhựt như niên. Ơn có. Cai trường bẩm văn về rằng đã thật tin đến nước Ba-lang-sa mà đều bình yên vô sự, nên Ta giản tấm lòng lo, vui mừng chẳng xiết. Như binh giúp có ra đến đó thì Cai trường giục ra cho kíp, bằng chưa ra thì tin tức làm sao, hoặc lái Điểm về hỏi làm sao, khá tốc cụ bẩm văn ngỏ tường áo để. Lại như thương tàu phương Tây có qua thì Cai trường dục ra ngoài này đặng Ta y giá biện mãi binh khí tiện dụng binh vụ mà Ta đều tha thuế hạng. Như Cai trường đã có lòng ưu ái cậy cùng giúp lo mọi việc, sau dầu bờ cõi đạt yên thì hãy một trường cá nước, ơn phỉ đền ơn. Quan sơn thiên lý, tâm tự bán tiên. Khâm tai. Đặc dụ
.

Cảnh Hưng năm thứ 49, tháng 5 Nhuận, ngày 29


Chú thích:

1. Ánh gọi các Linh mục Tây là Thầy Cả, gọi J. Liot là Cai trường, Thầy Cai trường, chứ không gọi là “ông cố” như danh xưng dân ta vẫn gọi các Linh mục Tây,còn các Linh mục Việt thì gọi là " cha" hoặc " ông cha"

2. Ơn có. Cai trường bẩm văn về rằng : câu này phải hiểu là : “... ơn có Cai trường (đưa, thảo) bẩm văn về...”

3. Lái Điểm: không rõ tên người lái tàu là Điểm, hay Ánh muốn nói gì ( trong bản Pháp Văn: ....ou si le pilote Điểm est en retour )

4. Thằng Hưng: tức Nguyễn Văn Hưng, tướng Tây Sơn do Nguyễn Huệ phái vào viện binh cho Phạm Văn Tham.

5. Tha bang: xa quê, xa nhà

6.Độ nhựt như niên: một ngày ( chờ con) dài bằng 1 năm

7. y giá biện mãi binh khí: ta sẽ đích thân ra ( đàm phán) mua vũ khí

8.Quan sơn thiên lý, tâm tự bán tiên: Quan sơn ngàn dặm, tấm lòng bày tỏ (trong) nửa tờ thư
 

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Em thì cho là Ánh quyền biến thật đấy. Dám giết Đỗ thanh Nhân, đâu như năm 1781, lúc đó Ánh mới 20 tuổi.
Ở trong chăn mới biết chăn có rận cụ ạ. Ở thớt kia em đã từng còm : lợi dụng tình hình xã hội loạn lạc (nạn quyền thần Trương Phúc Loan) thì các thế lực cơ hội nổi lên, tuy giương cờ cứu nguy, phò trợ này nọ nhưng thật chất lại mang dã tâm tranh giành quyền lực. Điển hình như Nguyễn Nhạc, lấy danh nghĩa phò trợ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương. Quân Đông Sơn, cụ thể là Đỗ Thành Nhơn (chỉ là một võ quan nhỏ) đã tập hợp quân lính để phò tá Định vương Nguyễn Phúc Thuần. Hai thế lực này có thực sự vì chúa của mình? Nguyễn Phúc Dương sau một thời gian làm con bù nhìn, quân cờ trong tay Nguyễn Nhạc đã nhận ra số phận của mình, đã âm thầm trốn khỏi sự thao túng ấy chạy vào Gia Định với sự phò tá của một vị tướng (cũng theo Tây Sơn từ những ngày đầu) là Lý Tài. Ngay cả như chúa Trịnh ở Bắc Hà cũng lợi dụng tình hình rối ren ở đàng trong để trục lợi như việc cử Hoàng Ngũ Phúc lấy danh nghĩa trừng phạt Trương Phúc Loan ... Vài nét như thế để cụ có thể thấy rằng, khi một cơ thể đã suy nhược, mất đề kháng thì các loại bệnh cơ hội bùng phát. Đỗ Thanh Nhơn có phải là một trung thần ? Hơn ai hết chỉ có Nguyễn Ánh mới hiểu được. Ông buộc phải hạ sát một vị tướng giỏi vào cái thời điểm mà ông rất cần lực lượng để chống lại nhà Tây Sơn, bởi vì ông không muốn cái kết cục của mình như chú, như anh (bị sát hại). Và sự thật đã phơi bày, khi chủ tướng bị giết, quân Đông Sơn đã trở mặt. Rõ ràng, Nguyễn Ánh dưới mắt họ không phải là một ông vương, ông chúa mà chỉ là một quân bài không hơn, không kém. Chỉ cần ông hết giá trị sử dụng thì họ sẽ sẵn sàng ra tay sát hại. Cái thế của một ông vương duy nhất còn sót lại của triều Nguyễn nguy hiểm như vậy đấy. Có đặt mình vào tình thế của ông, vào bối cảnh của lịch sử lúc bấy giờ thì ta mới hiểu rõ được mà thôi.
 

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Được thế thì còn gì bằng? Mời cụ.
Vâng. Em xin lược trích một vài lá thư trao đổi qua lại giữa các giáo sĩ. Những bức thư này hiện được lưu trữ tại văn khố của Hội truyền giáo Paris.

06/07/1789: Thư của ông Lefro gửi cho ông Blandin

Họ Trịnh và nhà Lê đã suy. Dường như họ không bao giờ có thể khôi phục cơ nghiệp được nữa. Tất cả các đại thần đã bị giết. Ông Coung Chỉnh hữu danh, người đã mang chiến tranh đến ngay tại xứ sở của ông đã bị xử trảm tại kinh thành cùng với người con trai ông. Các tòa án không còn quan tòa. Những kẻ man rợ từ cao nguyên miền Nam (ám chỉ Tây Sơn) đến không biết gì về thuật cai trị cả. Họ chỉ biết cướp phá quấy nhiễu mà không sợ bị truy nã. Họ đã lấy hết tiền bạc của vương quốc, tất cả các dược phẩm của các y sư và dược tế sư. Họ đã bắt những kẻ cày ruộng tại thôn quê đi lính. Họ đã đốt phá một phần lớn các làng mạc và đã hành hạ dân chúng với thuế má và khổ dịch (bởi thế nên mới có đói kém, dịch hạch và số tử xuất người và súc vật tăng lên). Vua Chiêu Thống , kế vị vương của ông ngài là Cảnh Hưng đã cầu viện Hoàng Đế Càn Long bên Trung Hoa. Càn Long đã gửi một số khá đông quân lính sang Bắc Hà vào khoảng cuối năm ngoái (1788) nhưng đoàn quân vừa yếu vừa quá mê tin dị đoan. Giống như vị hiền triết Hy Lạp đã nói: “Tôi mang mọi thứ theo tôi”, lính Trung Hoa mang theo cả điếu hút, bát đĩa và các hành trang phụ khác, đeo lủng lẳng ở thắt lưng họ. Họ vừa là lính vừa là lái buôn, bồi bếp…

…Quân Thanh thoạt đầu đã đánh đuổi quân Nam Hà khỏi Kinh Thành. Vua Bắc Hà đã được đặt lên ngôi trở lại. Người ta đồn rằng Hoàng Đế Mãn Thanh đã biếu nhà vua một số tiền lớn, mà nhà vua cần món tiền này lắm. Nhưng các tướng nhà Thanh không được quảng đại như vậy. Chắc họ tưởng rằng vua Chiêu Thống sẽ biết ơn họ và sẽ đền bù công khó nhọc của họ. Nhưng ông vua nghèo cai trị một xứ nghèo như xứ này không thể thỏa mãn từng đó túi tham. Bởi vậy quân Tầu đã không động binh, chỉ nghĩ đến kiếm lợi với nhau và với dân Bắc Hà… Trong khi đó, quân Nam Hà chưa bỏ cuộc. Họ đã tập trung gần nơi chúng tôi ở bên kia sông tại một nơi gọi là Vặn Làng . Họ còn chặn tất cả những lối đi từ xứ Nam tới hai xứ Thanh-Nghệ. Nếu quân Tầu muốn đánh đuổi họ chắc cũng đuổi được họ một cách dễ dàng khỏi vương quốc. Trong khi đó Tân Vương Nam Hà đã kịp hay tin quân Tầu tới và những chiến công của họ. Vì ông ta là người có can đảm và được coi như là một Alexandre tại đây, nên ông lập tức xuất chinh đem theo tất cả thanh thiếu niên và bô lão mà ông bắt gặp. Quân đội ông trông giống như một toán bệnh nhân ốm yếu hơn là một đoàn chiến binh. Nhưng không can gì! Những binh lính khốn khổ ấy đã tiêu diệt quân Trung Hoa hồi đầu năm.

Quân Tầu này cũng gây thiệt hại cho quân Nam Hà và cũng tỏ ra có chút giá trị. Chiến phẩm của họ gồm có bạc, quần áo, vải lụa v.v… đã vào tay quân Nam Hà và độ ba ngàn 3,400 người của họ bị bắt làm tù binh. Sau trận đó quân Trung Hoa đã lên đường trở về nước. Có thể tin chắc rằng Hoàng Đế Mãn Thanh sẽ không được hài lòng lắm về chiến trận này và ông sẽ không đợi gì mà chẳng gửi sang đây đội quân khác được chỉ huy chỉnh bị khá hơn. Trong khi đó dân chúng đáng thương đang chết đói. Mùa này tháng 10 (âm lịch) năm 1788 đã bị mất vì đại hạn vào mùa hè năm trước. Gạo cũ còn lại của mùa trước thì bị vơ vét vào kho lương địch thành thử ngay cả lái buôn cũng chết đói [có cả bệnh dịch nữa]. Vị tân chúa tể của chúng tôi ít mê tín hơn chủ tể các thế kỷ trước. Họ đã cướp phá chùa và họ đốt những ngôi chùa danh tiếng nhất của các cựu Vương Bắc Hà [Nói về Linh mục Hóa đến thăm Lạc Thổ tại xứ Thanh ở ranh giới xứ Thượng, xứ Đoài và xứ Nam, về những người Thượng có phong tục khác hẳn người Bắc Hà]. Các làng gọi là Mường và xã trưởng gọi là Lang. Các Lang có uy quyền lớn. Đó là một thứ tiểu vương có quyền sinh sát dân làng. Dân dưới quyền ông ta phải cày ruộng ở cạnh nhà cho ông ta và chịu tất cả tổn phí bắt buộc để nuôi con ông ta hay chôn cha mẹ ông ta… Những người Mường đó rất giản dị mộc mạc và sống như những người thời Hoàng Kim mà ta thường tưởng tượng đến.

Phần đông họ không biết ất giáp gì, không đếm ngày và cũng không đếm năm. Họ ăn cơm với muối không thêm nước chấm, rau cỏ hay thịt cá gì. Thật là một đời sống khổ cực. Họ không có vườn hay có tiền. Để trả thuế má họ phải đi thật xa bán gạo bởi tại cả châu huyện không có hội chợ nào. Họ để lúa trong nhà họ và mỗi buổi sáng họ phải đập lúa để có đủ gạo cho ban chiều hôm đó. Làng họ ở trên núi và trên dốc đồi. Họ không thích đồng ruộng mà họ chỉ dùng để gieo mạ. Mỗi làng có nhiều nhất là 40 nóc gia. Mỗi gia đình có tòa nhà vuông rộng chia ra làm 3 phần bằng nhau ở dưới là chuồng ngựa. Con cái họ kể cả những người lập gia đình…
 

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
04/07/1789: Thư của Vincente Lâm ký .

“…Năm sau, ngày ấy tháng ấy (30/01/1788) tôi đã được (thư) vì năm ấy có tầu Frégate nước Phalansa đem năm thầy cả và các thư bởi Macao mà về nước Annam.”
[Nguyên văn chữ quốc ngữ]

05/07/1789: Thư của ông Eyot gửi cho ông Blandin

…Người ta thu thuế không ngừng và thuế nặng quá đáng đến nỗi nhiều hàng “xiêu đi” [nguyên văn]. Lúc bấy giờ thì quân địch vào nhà và cướp đoạt tất cả cái gì vừa mắt chúng. Đó là số phận của những làng đáng thương không đủ sức nộp thuế. Dân Bắc Hà bất hạnh của chúng ta còn phải chịu sự tham lam vô bờ bến của quân địch và của người Bắc Hà trốn phe địch nữa, nếu không có một trận lụt làm mất mùa tháng 10 khiến dân chúng lâm vào một cảnh nghèo khổ vô cùng [có làng mất đi ½ hay ¾ dân số người còn thì bỏ đi] mùa tháng 5 đã chặn sự đói kém nhưng quân Nam Hà vẫn tiếp tục thu thuế; vì tại nhiều nơi mùa gặt không được phong phú và vì nhiều làng chỉ trồng cấy một phần ruộng của họ hoặc vì họ đói quá không đủ sức cày hoặc tại chủ ruộng đã chết hoặc vì một lý do nào khác, nên chẳng bao lâu nữa dân chúng có thể lại rơi vào sự nghèo khổ.

…Hết đói kém lại đến bệnh tật…
 

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Kẻ Vĩnh 06/07/1789: Thư của ông La Mothe gửi ông Blandin

[Đói kém… Vua đã ẩn tránh tại nhà một võ quan công giáo; ông này rước vua tới nhà một người nông phu công giáo, cha vợ của ông ta, và vua đã cải trang trong 3 tháng]. Nhà vua [Chiêu Thống] đã được quân Trung Hoa đặt lên ngai vàng trở lại vào cuối năm ngoái, cha vợ thì trở thành thượng thư người con làm đại thần.

12/07/1789: Thư của ông Sérard gửi ông Blandin

Chúa Trịnh thua. Lộn xộn sau khi quân Tây Sơn rút lui. Không một vị tướng nào có thể ngăn cấm dân chúng cướp bóc lẫn nhau, đánh nhau, đốt phá, không chịu nộp thuế cho vua hay cho chúa và như thế trong 4 tháng trời.

[nói về] Sự kiêu căng của các võ quan tân chính quyền.

Sự nghi kỵ giữa các tướng sĩ, nhất là sự mê tín của vị vua trẻ tuổi [Chiêu Thống] đối với “thần” mà ông thăng tước hay thưởng… [quân phiến loạn trở lại; vua và Coũ Chỉnh thua] quân địch ngay khi đó đã vào kinh thành, đại tướng đã bị kết tội mưu phản đã bị xử trảm. Vua đã chạy vào rừng. Chuyện này xảy ra hồi năm 1788 khi chiếc Tầu Pháp mang giáo sĩ đến [quân Tây Sơn có hay việc này và có bắn đại bác vào phía Tầu… vua chạy đến hạm đội của ngài nhưng không thoát] vua đã chạy về phía bờ biển ở xứ nam và từ đó rút lui vào trong núi bằng đường bộ, vài chiếc Tầu đã đi về phía duyên hải các trấn miền đông; đó là những chiếc Tầu duy nhất không rơi về tay địch.

“quân Tây Sơn là ‘quân quảng’”
“quân Trung Hoa là ‘quân Ngô’”

“… Nắng quá, mưa quá, bệnh dịch, cướp (?) Nhà nào có mấy người thì bắt đi lính cả, 6 người thì đi cả 6, nhà có 5 người thì đi cả 5 (không kỳ già nua, trẻ, yếu)… quân này nó lấy sự chém người ta như chơi vậy… Ngoài nước Nam bây giờ đang bắt làm thành lũy khó nhọc lắm; Trão xứ Nghệ đã làm 3, 4 nơi, làm chỗ nọ rồi lại bỏ đi làm nơi khác bắt cả thảy thảy lên rừng đành gỗ, chém củi, nung gạch ganh đất ganh cát làm đền làm phủ (động gì thì chém)”[Nguyên văn]
 

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Kẻ Đầm 17/01/1790: Thư của ông Sérard gửi ông Blandin

[Dịch hạch, chiến tranh đói kém].

… Có những làng mạc xưa nay đông dân cư bây giờ không còn ai, có cả hàng huyện nữa như vậy: Thạch Liêm, Bình Lục, Thiên Bản bị tàn phá và Gia Viễn ở xứ Thanh gần như không còn ai nữa.

20/01/1790: Thư của ông Eyot gửi ông Blandin
Ba tai ương: Đói kém, dịch hạch và chiến tranh, đã sát hại nhiều người, người ta đồn rằng “khí Địch” hiện cai trị ở xứ Nghệ! Xứ này đã bị tàn phá nhiều. Biết bao người đã chết ở đó. Ngay đến cọp cũng ăn thịt mất 10 người trong 15 ngày, trong số đó có 1 nữ tu sĩ của chúng tôi.

Ông Letondal viết cho tôi rằng chúa Nguyễn hiện ở Nam Hà. Người ta đồn rằng quân Bồ Đào Nha giúp ngài trong cuộc viễn chinh của ngài…

28/05/1790: Thư của ông La Mothe gửi ông Blandin .

Tiếm Vương Quan Trung yên hưởng kết quả của sự tiếm ngôi dầu lời đồn [ngược lại]… ông vẫn đắm chìm trong niềm hoan lạc và bình thản hưởng cái kết quả của những chiến thắng của ông tại Phú Xuân, và như chúa Sơn Lâm, tuy ra vẻ nằm ngủ nhưng sẵn sàng vồ mồi nếu kẻ nào chọc tới nó.

Về phần dân Bắc Hà chúng tôi, chúng tôi chỉ có một cậu bé 6, 7 tuổi là con cả của tiếm vương, làm vua hay đúng hơn làm chúa, nhưng cậu bé đó có đại tướng và đại thần biết kiềm chế chúng tôi và bắt chúng tôi vâng lời.

[Chiêu Thống có yêu cầu ẩn tránh tại nhà dân công giáo của Cha Thành ở xứ Đoài, ông đã cải giáo, chúa cũng vậy?]

Kẻ Đầm 18/01/1791: Thư của ông Sérard gửi ông Blandin.

Gần cửa nhà chúng tôi, ở giữa làng này có một trại lính gồm tất cả lính huyện Thanh Liêm . Họ để chúng tôi muốn làm gì thì làm. Trại của trấn thủ từ Hiến đem về Sở Kiện cũng tại huyện này, rất dễ chịu. Chỉ có tại xứ Nghệ là họ quấy nhiễu không nể nang ai.
 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,132
Động cơ
455,038 Mã lực
Bác Doctor76 có thể soi sáng thêm giai đoạn 1787-1788 những sự kiện cạnh tranh quyền lực và chiến tranh thực sự giữa anh em Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc được không?
Khoảng thời gian này em có ít thông tin,muốn tìm hiểu thêm để có bức tranh toàn cảnh nguyên nhân lâu dài nhà Tây sơn bị sụp đổ với lý do trực tiếp ông anh Nguyễn Nhạc thời gian này quá lơ là bỏ mặc đất Nam bộ cho Nguyễn Ánh từ Thái lan về nhen nhóm, đánh chiếm dần trong 1-2 năm từ những lực lượng còn rất nhỏ ban đầu.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
2,312
Động cơ
278,533 Mã lực
Thật sự là đọc thư của cụ Ánh thì em chưa thấy cụ ấy có vẻ quị lụy trước đám Tây. Mà đọc thư các giáo sĩ thì em cũng chưa thấy họ chỉ trích Tây Sơn quyết liệt. Nói chung lại là còn phải ngâm kíu.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bác Doctor76 có thể soi sáng thêm giai đoạn 1787-1788 những sự kiện cạnh tranh quyền lực và chiến tranh thực sự giữa anh em Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc được không?
Khoảng thời gian này em có ít thông tin,muốn tìm hiểu thêm để có bức tranh toàn cảnh nguyên nhân lâu dài nhà Tây sơn bị sụp đổ với lý do trực tiếp ông anh Nguyễn Nhạc thời gian này quá lơ là bỏ mặc đất Nam bộ cho Nguyễn Ánh từ Thái lan về nhen nhóm, đánh chiếm dần trong 1-2 năm từ những lực lượng còn rất nhỏ ban đầu.
Mâu thuẫn em nói rồi cụ ạ, một vài sự việc khác em sẽ nói rõ hơn trong phần nói về cái chết của Nguyễn Nhạc
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thật sự là đọc thư của cụ Ánh thì em chưa thấy cụ ấy có vẻ quị lụy trước đám Tây. Mà đọc thư các giáo sĩ thì em cũng chưa thấy họ chỉ trích Tây Sơn quyết liệt. Nói chung lại là còn phải ngâm kíu.
Em cũng thấy thế, cứ đưa lên đây để dễ đối chiếu cụ ạ
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thư ngày 27 tháng 9 năm 1788.

Chỉ dụ Thầy Cai trường khâm tri:

Do tháng 6 ngày 25 (28-7-1788), Ta đề binh công phá Tây tặc đã thâu phục Ba Giồng, Bến Nghé, Đồng Nai, Bà Rịa toàn bức rồi vậy. Thủy bộ binh chúng nó kinh tâm thối hạ, xuất nhập hải môn, phòng toan phá dân cướp lương, nên ta còn kiểm điểm thủy binh vội thành nhứt chiến cho tuyệt hậu ưu, ấy là cơ binh. Được vậy nên phải lời cùng Thầy Cai trường: như Đại Tây Dương các chiến tàu thủy bộ binh đã hội tựu, tua khá trình lai ngỏ tường cơ chỉ, đặng quản binh ấy lại ngả Vịnh Tàu cho mau, trước là vây đón chúng nó sau là tiện đường nghinh tiếp, đặng thừa thắng trường khu. Hễ binh quý thần tốc, chớ khá khiên diên, kẻo tới tiết nghịch phong, quân lương nhựt phí. Thiên lý yên ba, thốn thành khẩn khoản. Khâm tai. Đặc dụ.

Cảnh Hưng năm thứ 49, tháng 8, ngày 28




Chú thích:

1. Vịnh Tàu: có lẽ là Vũng Tàu chăng?

2. " kẻo tới tiết nghịch phong, quân lương nhựt phí. Thiên lý yên ba, thốn thành khẩn khoản": “Kẻo tới tiết gió ngược, tổn phí lương binh hàng ngày. Ngàn dặm khói sóng, một tấc lòng thành”.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
2,312
Động cơ
278,533 Mã lực
Em ngờ là cái tiếng Việt của cụ Ánh nó khó hiểu là do đất nước bị chia cắt. Thêm 1 thế kỉ nữa thì có khi hai miền không còn hiểu nhau.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thư ngày 19 tháng 1 năm 1789.

An Nam Quốc vương

Thơ vu Gia-cô-vi Thầy Cai trường bình an hiệp hay:

Từ Ta phục hồi cố quốc, đường tuy xa cách, lòng tưởng xưa nay ơn có, nghĩa có, ghi dạ không quên. Như tàu Hòa-lan-sa trông chưa thấy đến. Vả tháng 8 Ta đánh Tây tặc vừa yên, về ở Sài Gòn, có dạy sứ đem lễ vật vào tạ đức Phật vương cùng Nhị vương, tuy là bạc lễ, dùng thảo tấm lòng. Như sứ đã vào đến nơi mà dưng lễ ấy, hay là chưa vào đến nơi, cớ sao chẳng thấy tiêu tức tín hồi. Lại như lượng đức Phật vương cùng Nhị vương có lòng thương Ta mà giúp binh khí hay dạy lượng nào thì Thầy Cai trường bảo tín thơ cho biết, kẻo đường nghìn dặm, trông đợi một phương. Khuyến khá ân cần, mựa đừng thất tín. Nay thơ.

Cảnh Hưng năm thứ 49, tháng 12, ngày 24



Chú thích:

1. Trong thư, Nguyễn Ánh dùng tên các địa danh không thống nhất, ở đây và các thư khác Hòa Lan Sa, Hoa-lang-sa , Ba-lang-thê, Đại-tây-dương quốc đều chỉ nước Pháp.

2. Tây tặc: Tây Sơn

3.Dạy sứ: cử sứ đi

4. đức Phật vương cùng Nhị vương: có lẽ là vua Xiêm, ở đây, sau khi thắng quân Tây Sơn, ÁNh sai sứ giả, không rõ là sang Xiêm hay đi đâu, đem lễ vật, cống phẩm, đồng thời đi cầu viện thêm vũ khí;
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Em ngờ là cái tiếng Việt của cụ Ánh nó khó hiểu là do đất nước bị chia cắt. Thêm 1 thế kỉ nữa thì có khi hai miền không còn hiểu nhau.
Theo các giáo sĩ, Ánh và nhiều người dân Việt vào Nam đến thời ấy vẫn sử dụng 2 thứ tiếng, đó là tiếng Bắc để khỏi quên gốc gác quê hương, và tiếng Nam Bộ cổ để giao tiếp với các dân khác, đặc biệt là dân Hoa Kiều, các giáo sĩ cũng giải thích là người dân Việt gọi người anh cả trong gia đình là anh Hai, ý nói về quê hương Bắc Hà là anh cả, không rõ có chính xác không?

Đến thời Minh Mạng, ông này bỏ hẳn tiếng Bắc Hà và khinh rẻ dân BẮc Hà ra mặt, đồng thời cũng lưu đày tất cả hậu duệ nhà Lê và nhà Trịnh, điều mà Ánh cũng không dám làm.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,940 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thư ngày 20 tháng 2 năm 1791.

Hành Lại bộ Trí Lược hầu thừa lệnh sai thầy Tấn nghi tựu Long Xuyên đạo, lãnh tiền nguyệt dĩ cụ chiến ghe nhứt chích, tính hiệp súng nhị khẩu, cập trạo giả tứ danh, tốc tụ Chân-bôn xứ nghinh Li-ốt Cai trường sư cập bản trường đẳng đệ hồi Sài Gòn yết kiến hành tại. Vụ tu vận tốc, vật khả kê trì. Nay sai.

Cảnh Hưng năm thứ 52, tháng 1, ngày 18


Chú thích:

1. Hành Lại bộ Trí Lược hầu: tước Hầu này Ánh phong cho 1 sỹ quan Tây là J.M. Dayot từ tháng 6-1790, làm việc ở Bộ Lại

2. Đại ý bức thư là:

“Trí Lược hầu phục vụ lưu động cho Bộ Lại theo lệnh sai thầy Tấn nên đến đạo Long Xuyên lãnh một chiếc ghe đã chuẩn bị (ở đấy) từ tháng trước với hai khẩu súng, 4 tay chèo, đi đến xứ Châu-bôn đón thầy Cai trường Li-ốt cùng toàn trường đưa về Sài Gòn, yết kiến ở hành tại. Việc nên làm mau, chớ chậm trễ. Nay sai”.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top