- Biển số
- OF-364787
- Ngày cấp bằng
- 28/4/15
- Số km
- 476
- Động cơ
- 260,650 Mã lực
- Nơi ở
- hàng xóm nhà đồng chí x
Vua Quang Trung có nhiều tư tưởng cải cách tiến bộ. Chỉ tiếc ông mất sớm. Con ông là Quang Toản lại không thể kế tục sự nghiệp của cha mình.
Quang Trung tính tự chủ cao, ông có khuynh hướng thân cả Anh , Hà Lan và đa dạng trong quan hệ QT ! Các cha cố (mạnh nhất thời đó là hội thừa sai Pháp) thấy khó gây ảnh hưởng về lâu dài nên pháChứng tỏ Quang Trung có năng lực tổ chức rất tốt và nhận thức cũng linh hoạt. Vậy mà không hiểu sao mấy cha cố cứ chống lại Quang Trung là sao ta?
Thượng thư một bộ có phải là tương đương với Bộ trưởng thời nay ko cụ?Về vấn đề tổ chức bộ máy hành chính và luật pháp, theo các giáo sĩ, Nguyễn Huệ làm rất bài bản và quan điểm của ông là tối giản hóa bộ máy này, theo sự tham mưu của các nhân sĩ Bắc Hà, là, bỏ chế độ chính quyền Lưỡng đầu thời Lê - Trịnh hay quá tập trung quyền lực vào tay vua, theo đó Huệ giao quyền tự chủ nhiều hơn cho chính quyền địa phương.
Tổ chức Trung ương lớn thời Nguyễn Huệ được đặt ra khác hẳn các vương triều trước là Tổ chức Triều đường. Triều đường tức là Triều đình mà đại diện là một số đại thần văn quan, võ tướng số một của triều Quang Trung, chủ yếu là những văn quan tài giỏi người Bắc Hà. Họ được quyền thay mặt vua giải quyết những vấn đề quan trọng, ra một số văn bản chỉ định và được dùng dấu ấn lớn “Triều đường chi ấn”. ( Tổ chức này tạm coi như CƠ Mật Viện Đại Thần ..)
Ngay khoảng các năm 1787 và 1788, Huệ đã cho lập lại hệ thống Lục Bộ, phong Hồ Công Thuyên làm Thượng thư bộ Hình tước Thuyên Quang hầu; Lê Tài làm Thị lang bộ Binh tước Giác lý hầu...
Hệ thống Giám sát được phục hồi, Phan Huy ích và Nguyễn Gia Phan được phong làm Thị trung Ngự sử...
Viện Hàn lâm hoạt động trở lại trong đó nhiều văn quan nhà Lê cũ được sung vào Hàn Lâm viện Trực học sĩ như Ngô Vi Quỹ, Đoàn Nguyễn Tuấn, Ninh Tốn, Nguyễn Thế Lịch...
Nguyễn Huệ lấy Nguyễn Công, Nguyễn Thiện, Phan Tố Định, Bùi Dương Lịch sung Hàn lâm viện Trực học sĩ.
Nguyễn Huệ còn chú trọng duy trì hoạt động của Phiên. Phiên cũng như Bộ nhưng ở vương phủ đều do các văn quan đảm nhiệm. Ví dụ chức vụ ở Phiên lúc đó là Binh phiên phó Tri phiên được giao cho Cẩn Tín hầu Lê Quang Đại.
Năm 1789 Nguyễn Huệ lập Trung thư phủ, thăng Trần Văn Kỷ từ chức Từ Lệnh lên giữ chức Trung thư lệnh, với chức năng là Bí thư bên cạnh Hoàng đế.
Điều đặc biệt trong tổ chức chính quyền Tây Sơn là Nguyễn Huệ đã mô phỏng theo chế độ Tam sảnh ( Tam sảnh gồm có Trung thư sảnh, Môn hạ sảnh và Thượng thư sảnh có nguồn gốc từ thời Tùy Đường trong thể chế phong kiến Trung Quốc. Trung thư sảnh đóng vai trò quyết sách, Môn hạ sảnh giữ vai trò thẩm nghị, Thượng thư sảnh có trách nhiệm chấp hành, mà chủ yếu là Trung thư sảnh thời Trần và Lê sơ để đặt Trung thư phủ với chức Trung thư lệnh đứng đầu. Cơ quan và chức vụ này đã bị bãi bỏ cuối thời Lê sơ, nó không có trong quan chế thời Lê Trung hưng, thời Mạc và thời Nguyễn sau này.)
Năm 1790, hệ thống lục Bộ được củng cố, triều đình được tổ chức thành 6 Bộ chuyên trách theo chức năng:
Trong các Bộ ngoài Thượng thư đứng đầu còn có Tả đồng nghị, Hữu đồng nghị, Tả phụng nghị, Hữu phụng nghị, Thị lang, Tư vụ…
- Bộ Lại: Trông coi việc tuyển bổ, thăng thưởng và thăng quan tước;
- Bộ Lễ: Trông coi việc đặt và tiến hành các nghi lễ, tiệc yến, học hành thi cử, đúc ấn tín, cắt giữ người coi giữ đình, chùa, miếu mạo.
- Bộ Hộ: Trông coi công việc ruộng đất, tài chính, hộ khẩu, tô thuế kho tàng, thóc tiền và lương, bổng.
- Bộ Binh: Trông coi việc binh, đặt quan trấn thủ nơi biên cảnh và ứng phó các việc khẩn cấp.
- Bộ Hình: Trông coi việc thi hành pháp luật.
- Bộ Công: Trông coi việc xây dựng, quản đốc thợ thuyền.
Nguyễn Huệ mạnh dạn dùng nhiều sĩ phu Bắc Hà, thăng cấp cho người có tài có công như Ngô Thì Nhậm được thăng làm Thượng thư bộ Binh, Vũ Duy Tấn làm Đãi chiếu Thượng thư bộ Công, Nguyễn Thế Lịch làm Thượng thư bộ Lại, Ninh Tốn làm Hữu Thị lang bộ Binh.
Ngoài Lục Bộ, triều đình còn có các cơ quan như Viện Hàn lâm, Viện ngự sử, Viện thái y, Viện Sùng chính, Quốc sử quán…
Tham khảo luật kinh tế các đời trước, nhà Tây Sơn còn thiết lập mô hình Bản Đường quan với chức năng thu tô thuế, dân đinh, kiểm tra mọi lĩnh vực ở các địa phương. Các chức danh Ký phủ, Ký lục, Cai phủ, Đề lĩnh trong hệ thống Bản Đường quan càng làm phong phú thêm cho tên chức quan thời Tây Sơn.
Gần như thế cụ ạ.Thượng thư một bộ có phải là tương đương với Bộ trưởng thời nay ko cụ?
Xiêm La gần Nguyễn Ánh hơn và Xiêm La sợ Nguyễn Huệ hơn, Nguyễn Ánh giống như thành luỹ ngăn cản Nguyễn Huệ nên Xiêm không bao giờ giúp Nguyễn Huệ trừ khi Nguyễn Ánh bị diệt !Điểm yếu thứ hai là cụ Huệ quan hệ với bọn Xiêm la có vẻ kém, không hiểu có phải coi thường bọn họ quá không? Đáng ra phải quan hệ thật tốt với Xiêm, thì cụ Ánh sẽ mất chỗ dựa.
Thư từ của các giáo sỹ thừa sai Pháp thậm chí còn tìm cách đổ hết tội sang cho Bá Đa Lộc...biết tin Chân Lạp, đồng minh của Tây Sơn cũng chuẩn bị lực lượng để phối hợp nếu quân Tây Sơn vượt biên giới Vạn Tượng tiến vào Xiêm hoặc Gia Định khiến các giáo sĩ ở Gia Định lo sợ, chuẩn bị tìm đường chạy...
Sau khi giết hai chúa Nguyễn Phúc Thuần và Nguyễn Phúc Dương vào năm 1777, thủ lĩnh phong trào Tây Sơn là Nguyễn Nhạc xưng làm hoàng đế năm 1778, đặt hiệu là Thái Đức, chính thức thiết lập triều đình Tây Sơn. Lực lượng sót lại của chúa Nguyễn vẫn chống Tây Sơn tại Nam Bộ, lập cháu chúa Nguyễn là Nguyễn Ánh làm chúa mới. Từ năm 1778 đến 1783, Nguyễn Ánh nhiều lần tập hợp lực lượng khôi phục nhưng bị Tây Sơn đánh bại phải bỏ chạy.Xiêm La gần Nguyễn Ánh hơn và Xiêm La sợ Nguyễn Huệ hơn, Nguyễn Ánh giống như thành luỹ ngăn cản Nguyễn Huệ nên Xiêm không bao giờ giúp Nguyễn Huệ trừ khi Nguyễn Ánh bị diệt !
Giúp Nguyễn Huệ là giúp kẻ thù mạnh , giúp Nguyễn Ánh là giúp đồng minh yếu chống kẻ thù mạnh !
Sau khi giết hai chúa Nguyễn Phúc Thuần và Nguyễn Phúc Dương vào năm 1777, thủ lĩnh phong trào Tây Sơn là Nguyễn Nhạc xưng làm hoàng đế năm 1778, đặt hiệu là Thái Đức, chính thức thiết lập triều đình Tây Sơn. Lực lượng sót lại của chúa Nguyễn vẫn chống Tây Sơn tại Nam Bộ, lập cháu chúa Nguyễn là Nguyễn Ánh làm chúa mới. Từ năm 1778 đến 1783, Nguyễn Ánh nhiều lần tập hợp lực lượng khôi phục nhưng bị Tây Sơn đánh bại phải bỏ chạy.
Trong hoàn cảnh đó, cả Nguyễn Ánh và Tây Sơn đều muốn tranh thủ Xiêm La đang thịnh trị và thực hiện chính sách bành trướng[1] dưới sự trị vì của vương triều Chakri. Nguyễn Ánh muốn cầu viện Xiêm La mang quân giúp đánh Tây Sơn. Tây Sơn cũng muốn đặt quan hệ với Xiêm La để tránh một cuộc chiến với nước láng giềng. Do đó Nguyễn Nhạc đã cử sứ giả đến Bangkok gặp vua Xiêm La Rama I. Giám mục người Pháp Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) - người ủng hộ đắc lực cho Nguyễn Ánh - đã gặp vị sứ giả này vào tháng 11 năm 1783 tại kinh đô Bangkok[2].
Tài liệu phản ánh rất ít về chuyến đi sứ của phía Tây Sơn trong việc thiết lập quan hệ hữu hảo với Vương quốc Xiêm La. Kết quả sau đó cho thấy trong thời điểm phải chọn lựa giữa Tây Sơn và Nguyễn, Rama I đã chọn Nguyễn, do sự tranh chấp ảnh hưởng giữa Tây Sơn và Xiêm tại vùng đệm là nước Chân Lạp[3]. Việc thiết lập hòa bình với Xiêm La của Nguyễn Nhạc không thành công và chiến tranh sau đó bùng nổ, Xiêm La giúp đỡ Nguyễn Ánh vì muốn tranh thủ chúa Nguyễn làm con bài để mang quân sang giành lại ảnh hưởng ở Chân Lạp và đánh Nam Bộ của Đại Việt. Quốc vương Rama I đã liên minh với Nguyễn và cho cháu là Chiêu Tăng và Chiêu Sương mang quân tiến đánh Gia Định[1][4].
Liên quân Xiêm-Nguyễn chiếm ưu thế tại chiến trường. Nguyễn Huệ mang quân từ Quy Nhơn vào tiếp ứng cho Trương Văn Đa. Sau vài trận đánh chưa phân thắng bại, để tìm cách ly gián giữa chúa Nguyễn Ánh với quân Xiêm, Nguyễn Huệ dùng một người Chân Lạp làm sứ giả mang nhiều vàng bạc, gấm vóc đến gặp chủ tướng của quân Xiêm xin giảng hòa với điều kiện như sau[1]:
"Tân triều (Tây Sơn) và cựu triều (Nguyễn Ánh) nước tôi tranh nhau lãnh thổ và nhân dân, không thể cùng đứng với nhau được. Nước tôi cùng nước Xiêm cách trở xa xôi, trâu và ngựa không đánh hơi nhau được, chẳng hay vương tử (chỉ Chiêu Tăng) đến chốn này làm gì. Chi bằng hai nước chúng ta hòa hiếu với nhau. Sau khi xong việc, nước tôi sẽ y lệ tiến cống. Như thế có phải là được lợi lâu dài không? Vậy việc cựu chúa (chỉ Nguyễn Ánh) nước tôi để mặc chúng tôi lo liệu, xin vương tử đừng có giúp đỡ"
Chúa Nguyễn Ánh (1762 - 1820), sau là Hoàng đế Gia Long nhà Nguyễn.
Sau đó Nguyễn Huệ còn nhiều lần biếu vàng lụa cho các tướng Xiêm và sai sứ giả xin điều đình giảng hòa khiến Chiêu Tăng tin rằng Nguyễn Huệ không dám tiến công và đang chờ đợi kết quả giảng hòa, bất chấp sự hoài nghi của Nguyễn Ánh[1]. Dù vậy, Chiêu Tăng không thực lòng hòa với Tây Sơn mà vẫn tiến quân đánh Mỹ Tho vì tin rằng việc nhận lời cho hòa với Tây Sơn sẽ làm Nguyễn Huệ mất cảnh giác. Nhưng Nguyễn Huệ đã dự liệu được ý đồ của Chiêu Tăng và phục binh tiêu diệt đại bộ phận quân Xiêm ở Rạch Gầm-Xoài Mút[1].
Hoạt động ngoại giao ban đầu của Nguyễn Nhạc với vua Xiêm La năm 1783 mang mục tiêu cứu vãn hòa bình; ngược lại việc Nguyễn Huệ sai sứ cầu hòa với Chiêu Tăng trước đại chiến Rạch Gầm-Xoài Mút ngoài tính chất chính trị để chia rẽ quân Xiêm và Nguyễn Ánh còn mang tính chất chiến thuật quân sự khiến quân địch coi thường lực lượng Tây Sơn.
Ý cụ muốn hỏi nguồn đúng không ạ ?
Điểm 1 em hoàn toàn đồng ý - tiếc rằng Quang Trung vắn số quá. Nếu không ông sống thêm đc 30 năm nữa thì biết đâu Việt nam bây giờ còn manh hơn Nhật bản, lãnh thổ có khi gấp 5 lần bây giờ. Than ôi !Điểm yếu chí tử của cụ Huệ, em nghĩ là cụ mất sớm quá. Không thắng được số mệnh. Đất nước mình cũng đen đủi, có động lực thay đổi, nhưng chẳng thành.
Điểm yếu thứ hai là cụ Huệ quan hệ với bọn Xiêm la có vẻ kém, không hiểu có phải coi thường bọn họ quá không? Đáng ra phải quan hệ thật tốt với Xiêm, thì cụ Ánh sẽ mất chỗ dựa.
Em cũng có cùng suy nghĩ như cụ. Biết đâu nhờ tài năng của Ngài, ta sẽ thu hồi được phần nào của Nam Việt xưa về cho tổ quốc (Ngài cũng đã kịp thu hồi 1 số đất khi còn sống)Điểm 1 em hoàn toàn đồng ý - tiếc rằng Quang Trung vắn số quá. Nếu không ông sống thêm đc 30 năm nữa thì biết đâu Việt nam bây giờ còn manh hơn Nhật bản, lãnh thổ có khi gấp 5 lần bây giờ. Than ôi !
Điểm 2- theo em Quang Trung chưa chú trọng vấn đề nhân sự, chuẩn bị người kế thừa - cũng khó nói vì lúc này ông quá bận và đang tuổi sung sức chắc chưa nghĩ đến mình vắn số quá.
Ông như vì sao sáng chói trên bầu trời nước Việt nhưng lại lướt đi như vì sao băng ! Than ôi - đến bao giờ VN lại có thêm một nhân tài kiệt suất như vậy !
Nhờ các cụ có những bài viết khách quan để bọn em hiểu rõ hơn, có nhìn khách quan hơn về lịch sử. Công, tội nhìn nhận thằng thẳn
Lịch sử là một chuỗi những sự kiện đã xảy ra. Nó được phản ánh theo cách nhìn của các nhà làm sử (công tâm, khách quan, thành kiến, chủ quan ...) Do đó, nhận định lịch sử là một việc làm hết sức khó khăn và phức tạp. Đòi hỏi phải có một cái tâm thật sáng và một sức bền để tìm lục mọi tư liệu ở nhiều phía để có cái nhìn tương đối đúng. Biết sử, để ta có được những kinh nghiệm quý, những bài học quý để hướng đến tương lai chứ không phải để mặc cảm hoặc tự tôn và càng không nên phán xét lịch sử. Vì giữa đúng và sai ở thời đại này và thời đại khác chỉ là tương đối và rất mong manh. Nó phụ thuộc hoàn toàn vào nhận thức của XH và nhận thức ấy luôn thay đổi theo thời gian . Ta của ngày hôm nay sẽ trở thành lịch sử của ngày sau.Em cũng muốn học bác, phán xét lịch sử cha ông bác nhuể .
Ý em là cụ viện dẫn dài quá và không có gì khác (cái này em cũng đọc nhiều lần rồi)Ý cụ muốn hỏi nguồn đúng không ạ ?
Thưa đây : http://www.hocgioithpt.com/tin-tuc-xem/2707/chuong-xii-nha-tay-son-(1788---1802)---ngoai-giao-dai-viet-thoi-tay-son.html
Em cũng có nhiều suy nghĩ giống bác nói trong quote trên nhưng cũng có ý nghĩ khác:Với Nguyễn Huệ, kẻ thù truyền kiếp không phải là TQ, mà chính là Nguyễn Ánh.
Lúc này, nhà Thanh lại lo đối phó với các cuộc khởi nghĩa của nông dân Thiên Địa Hội và những cuộc đánh phá ven biển của các hải tặc Trung Quốc.
Huệ liên kết với Thiên Địa Hội, một tổ chức bí mật, để chống lại nhà Thanh. Huệ còn thu nạp bọn cướp biển gọi là giặc Tàu ô, các thủ lĩnh Tàu ô quy thuận được,Huệ cho tập kết ở Biện Sơn, phong chức tước, cấp ấn tín, bằng sắc, cấp lương thực trở về đánh phá miền ven biển các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Triết Giang. . .
Nguyễn Huệ đã làm nhà Thanh không còn hơi sức đâu để lo nghĩ về một cuộc phục thù bằng vũ lực, Theo đó, Huệ rảnh tay triển khai lực lượng đánh Nguyễn Ánh ở Gia Định.
Nguyễn Huệ, có lẽ là ông vua duy nhất từ trước và cho tới cả bây giờ, là không sợ TQ.
Nguyễn Huệ đã có kế hoạch đánh Gia Định với một lực lượng quân chủ lực huy động đến 30 vạn dự án của chiến dịch như sau:
1 - Quy Nhơn, yêu cầu Nguyễn Nhạc tích cực chuẩn bị lực lượng, đóng thêm thuyền chiến phối hợp với quân “Tàu ô” đánh thẳng vào Biên Hoà, Gia Định.
2- Bộ binh từ Phú Xuân theo đường thượng đạo qua Lào, xuống Chân Lạp, phối hợp với quân Chân Lạp, từ phía Tây đánh thẳng vào Sài Gòn và chặn đường biên giới Chân Lạp không cho địch tháo lui.
3- Thuỷ quân từ Phú Xuân thẳng vào Côn Lôn, Hà Tiên, đánh ngược lên Sài Gòn, chặn mọi ngả đường không cho quân Nguyễn Ánh trốn thoát ra các hải đảo hoặc trốn chạy sang Xiêm.
Để chu đáo trong việc chuẩn bị hành quân và cũng để yên lòng dân hai phủ Quảng Ngãi, Quy Nhơn, ngày 28 tháng 8 năm 1792 (tức ngày 10 tháng 7 năm Quang Trung thứ 5), Nguyễn Huệ có lệnh truyền cho quan lại và quân dân hai phủ có đoạn như sau:
“Bây giờ theo lệnh của Hoàng đại huynh, Trẫm sẽ thân chinh cầm quân theo hai đường thuỷ bộ vào dẹp giặc, Trẫm sẽ đập tan bọn cựu Nguyễn dễ dàng như đập tan một cành củi khô, một thanh gỗ mục. Còn nhân dân hai phủ, các ngươi đừng lo âu đừng sợ giặc, các ngươi hãy để mắt nhìn, để tai nghe xem Trẫm làm gì. Các ngươi sẽ thấy rằng, Trẫm chỉ đánh một trận là Bình Khang, Nha Trang, như mảnh xương tàn của các thây vua Gia Định. Cũng như Phú Yên đã từng là trung tâm chiên trường và suốt từ dải Bình Thuận vào tới Chân Lạp sẽ túc khắc được thu phục. Như thế để ai nấy đều hiểu rằng Trẫm và Hoàng đại huynh là hai anh em ruột, là cùng chung một dòng máu, Trẫm không bao giờ quên điều đó”.
Tháng 9 năm 1792, thời điểm thắng lợi của cuộc đấu tranh ngoại giao do phái đoàn Vũ Văn Dũng đang có mặt tại cung điện nhà Thanh ở Bắc Kinh và cũng vào lúc Nguyễn Huệ ở Phú Xuân, Nguyễn Nhạc ở Quy Nhơn đang ráo riết chuẩn bị triển khai kế hoạch đánh Nguyễn Ánh ở Gia Định.
Lần này, Nguyễn Ánh lại gặp may...
Cụ xem lại đoạn dịch này với ạ !Nguyễn Huệ có lệnh truyền cho quan lại và quân dân hai phủ có đoạn như sau:
“Bây giờ theo lệnh của Hoàng đại huynh, Trẫm sẽ thân chinh cầm quân theo hai đường thuỷ bộ vào dẹp giặc, Trẫm sẽ đập tan bọn cựu Nguyễn dễ dàng như đập tan một cành củi khô, một thanh gỗ mục. Còn nhân dân hai phủ, các ngươi đừng lo âu đừng sợ giặc, các ngươi hãy để mắt nhìn, để tai nghe xem Trẫm làm gì. Các ngươi sẽ thấy rằng, Trẫm chỉ đánh một trận là Bình Khang, Nha Trang, như mảnh xương tàn của các thây vua Gia Định. Cũng như Phú Yên đã từng là trung tâm chiên trường và suốt từ dải Bình Thuận vào tới Chân Lạp sẽ túc khắc được thu phục. Như thế để ai nấy đều hiểu rằng Trẫm và Hoàng đại huynh là hai anh em ruột, là cùng chung một dòng máu, Trẫm không bao giờ quên điều đó”.