[Funland] Nhà Tây Sơn - Đỉnh- cao và sụp -đổ

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,025
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 4 tháng 9 năm 1789. (Âm lịch)

Trước đó, Càn Long, sau khi phong cho Nguyễn Huệ làm An Nam quốc vương ở TQ, liền truyền chỉ cho Phúc Khang An cử quan lại người Mãn Châu sang nước ta để làm lễ. Việc cử quan người Mãn cho thấy Càn Long rất mến Nguyễn Huệ và triều Tây Sơn.

Tuy nhiên tỉnh Quảng Tây không có quan lại người Mãn Châu nên phải điều động Thành Lâm là Lễ bộ viên ngoại lúc đó đang đi tuần duyên hải Quảng Đông sang Thăng Long.

Thành Lâm phụng mệnh khởi trình từ Quảng Châu ngày mồng một tháng tám, ngày 28 đến Trấn Nam Quan. Vào mùa thu nhiều chướng khí, Nguyễn Huệ lúc đó đang ở Nghệ An, cũng chưa lên đường ra kinh đô tiếp sứ nên Thành Lâm phải ở lại cửa quan để chờ.

Ngày 12 tháng 9 năm 1789 ( Âm lịch)

Nguyễn Huệ sai đề đốc Lê Xuân Thôn đem 1000 phu dịch và 100 con ngựa cùng 500 vệ sĩ lên Trấn Nam Quan nghênh đón sắc dụ và Ngự thi của vua Thanh. Lê Xuân Thôn tới Nam Quan, qua ải vào Chiêu Đức Đài hành lễ tại Long Đình tiếp chiếu.

Ngày 13 tháng 9

Sứ thần nhà Thanh cùng phái đoàn nước Nam đưa sắc chiếu về Thăng Long, sử nhà Thanh miêu tả là quan ta bày nghi trượng đến 7, 8 dặm, đi đến đâu dân chúng cờ quạt đứng dọc đường reo hò vui vẻ.

Ngày 22 tháng 9.

Phái đoàn về đến Gia Quất, còn cách kinh thành chừng 6, 7 dặm.

Nguyễn Huệ sai con thứ là Nguyễn Quang Thùy cùng Ngô Văn Sở, quan văn võ hơn 100 người ra đón.

Thành Lâm vốn định ngày 24 tháng 9 sẽ chủ lễ phong vương, thụ sắc nhưng vua Quang Trung ngày 28 tháng 8 đã từ Nghệ An đi ra, đến huyện Đông Thành thì bị cảm phải nghỉ lại dưỡng bệnh, thành thử Thành Lâm đành phải chờ ở Gia Quất.

Theo tờ bẩm của Thành Lâm thì:
....
“dân nước đó xa gần đều đến trước công quán để xem long đình, rất nhiều người lạy lục hò reo. Lại có hai viên mục tên là Đinh Phụ Tể, Cấn Danh Văn, tuổi đã ngoài 80, khi nghe tin sắc mệnh đến nơi, cũng không quản đường xa mấy trăm dặm đi tới, khấu đầu chúc mừng. Còn trấn mục Ngô Văn Sở, tức Ngô Sơ, và Ngô Thời Nhâm (Nhiệm) thì sớm tối đều đến thăm, hết sức ân cần”.....

Cũng theo tài liệu của nhà Thanh, đêm hôm 14 tháng 10, vua Quang Trung đến Thăng Long, ngày hôm sau Thành Lâm tuyên chỉ phong làm An Nam quốc vương.

Thành Lâm cũng lên giọng Thiên triều “cố vấn” cho Huệ về thuật trị nước, Huệ chỉ gật gù khen phải. Chi tiết này rất là hay. Không rõ lúc ấy Huệ đang ốm mệt, hay là ông cũng chỉ gật đầu cho phải phép, chứ chả coi Lâm ra gì???
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,350
Động cơ
522,227 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Nguyễn Huệ sai đề đốc Lê Xuân Thôn đem 1000 phu dịch và 100 con ngựa cùng 500 vệ sĩ lên Trấn Nam Quan nghênh đón sắc dụ và Ngự thi của vua Thanh. Lê Xuân Thôn tới Nam Quan, qua ải vào Chiêu Đức Đài hành lễ tại Long Đình tiếp chiếu.
Theo sử Thanh thì đại quân sang đánh Việt Nam cũng chỉ có 700 con ngựa ;))
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,025
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 17 tháng 10 năm 1789. ( Âm lịch)

Phái đoàn ngoại giao TQ của Thành Lâm lập tức lên đường về nước,Nguyễn Huệ sai người thân tín là Nguyễn Hoành Khuông ,Tống Danh Lang , Lê Lương Thận dâng biểu tạ ơn cùng các lễ vật đem sang.

Cũng theo sứ nhà Thanh thì khi từ giã, vua Quang Trung “chắp tay tống biệt, ra chiều bịn rịn”, sai con là Nguyễn Quang Thùy cùng văn võ các quan đưa tiễn đến ngoài 15 dặm, còn Ngô Văn Sở thì tiễn đến ngoài 20 dặm mới quay về.

Kèm theo tờ biểu tạ ơn là cống phẩm của nước ta bao gồm: hai mươi dật vàng, một trăm dật bạc, một trăm tấm lụa, một trăm tấm sa mỏng (Nguyên văn chữ Hán: 羅紈 – La hoàn), ba đôi ngà voi nặng cả thảy 200 cân.

Ngày 22 tháng 10 năm 1789.

Ngoài lễ vật tạ ơn ra, Huệ còn sai bầy tôi là Trần Đăng Thiên , Nguyễn Chỉ Tín , Nguyễn Đề Phụng đem cống vật hàng năm bao gồm bốn đôi lò hương, bình hoa bằng vàng, tất cả nặng 209 lượng, tốc hương 1915 lượng do Nguyễn Hoành Khuông dẫn đầu cùng đi với Thành Lâm qua ải Nam Quan.
 

Scooterman

Xe tăng
Biển số
OF-155723
Ngày cấp bằng
7/9/12
Số km
1,615
Động cơ
368,622 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Hay e oánh dấu. Cảm ơn cụ đốc
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,025
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Công việc phong vương, lên ngôi của Nguyễn Huệ như vậy là danh chính ngôn thuận.

Việc cần làm ngay lúc này của Nguyễn Huệ, đó là phát triển, chấn hưng kinh tế, ổn định đất nước.

Nguyễn Huệ nhờ đoàn sứ bộ của Thanh Lâm gửi thư lên nhà Thanh yêu cầu bãi bỏ những lệnh cấm đoán, để việc buôn bán qua lại giữa hai bên được dễ dàng. Càn Long nhận được thư bèn giáng chỉ cho các quan nhà Thanh bình thường hóa mọi sinh hoạt giữa hai nước.

Nguyễn Huệ đặt lòng tin vào những sĩ phu Bắc Hà, như: Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Thiếp, Phan Huy Ích, ..

Những sĩ phu này, vốn đã không được triều Lê trọng dụng, nhưng NGuyễn Huệ đã nhìn ra tài năng của họ, và, họ đã giúp ích cho nhà Tây Sơn không ít.

Vấn đề nữa mà ông phải giải quyết, đó là sự khó dung hòa giữa các quan Tây Sơn vơí dân Bắc Hà. Tây Sơn vốn lấy sức mạnh cường bạo nơi nông dân Việt đi khai phá đất hoang tâm tính trở thành hung dữ, đám người Thượng, Hải tặc TQ, rồi đủ thứ dân anh chị vốn bản tính dao búa ngang dọc, bây giờ ra Bắc Hà, gây nên một cuộc đảo lộn dữ dội., và đôi khi, xung đột nảy sinh.

Nguyễn Huệ phải thú nhận chuyện này với Nguyễn Thiếp.

Các tướng lĩnh Tây Sơn khi bắt đầu phải thực hiện việc điều hành hành chính, hầu như bối rối chả biết phải làm sao.

Việc Nguyễn Huệ lập Kinh đô mới ở Nghệ An, làm không ít tướng sĩ Tây Sơn xuất thân Bình ĐỊnh, Phú Xuân không bằng lòng,họ, rất muốn trở về quê sau những ngày chinh chiến.

Quá nhiều việc đang đợi Nguyễn Huệ.
 

traderdoclap

Xe tăng
Biển số
OF-377305
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
1,528
Động cơ
261,210 Mã lực
Cám ơn cụ Đốc đã cho 1 cái nhìn chân thực hơn về LS giai đoạn này.
Từ những tư liệu của cụ em cũng đã có cái nhìn khác hơn về vua Lê Chiêu Thống, đúng như cụ viết thì tội danh bán nước, mãi quốc cầu vinh của Cụ Thống đúng là bị oan. Rõ ràng nếu so sánh công bằng thì cụ Ánh tội còn nặng hơn nhiều.
Còn vua QT thì cụ đúng là 1 kỳ tài rồi, không chỉ trong dùng binh mà còn trong cả trị nước.
Chỉ trong mấy năm ngắn ngủi mà cụ vừa xây dựng kinh đô mới, tái thiết đất nước, vừa hòa hảo với triều Thanh, lại chuẩn bị lực lượng để tấn công Cụ Ánh thì không phải ai cũng làm được.
Đặc biệt là việc trọng dụng: Ngô Thì Nhậm và Nguyễn Thiếp là cực sáng suốt.
Cụ Nguyễn Thiếp là La Sơn Phu Tử, tài trí của cụ không kém gì cụ Nguyễn Trãi ngày xưa.
Kể mà Cụ Ánh sau này dành lại được đất nước biết trọng dụng những sỹ phu bắc Hà như cụ QT thì có thể đất nước ta đã khá hơn.
Nhưng thôi tất cả đều là do thiên mệnh.
 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,132
Động cơ
455,038 Mã lực
Chắc bác chủ nhầm thời gian là 1790!

Ngày 25 tháng 5 năm 1789.

Sứ đoàn Đại Việt đến Chiêu Đức Đài đón sắc thư và quà của vua Thanh đem trở về trao cho trấn thủ Lạng Sơn Đinh Công Thái đem về Thăng Long.

Ngày 27 tháng 5 năm 1789.

Phái đoàn nước ta do Nguyễn Quang Hiển cầm đầu, tất cả là 21 người, từ nhà khách của tỉnh Quảng Tây do Thang Hùng Nghiệp dẫn đường đi lên kinh đô nhà Thanh. Hai mươi mốt người đó gồm có:

– Ba vị sứ thần:
1. Chánh sứ Nguyễn Quang Hiển
2. Phó sứ Nguyễn Hữu Chu
3. Phó sứ Vũ Huy Phác

– Bồi tùng 1 người:
Nguyễn Ninh Trực

– Hành nhân 5 người:
1. Trương Gia Nghiễm
2. Phạm Bá Nhuận
3. Tạ Hữu Định
4. Nông Đình Cẩn
5. Hoàng Huy Dực

– Tòng nhân 12 người:
1. Hồ Văn Tòng
2. Nguyễn Công Tuyết
3. Nguyễn Văn Cự
4. Nguyễn Văn Bản
5. Nguyễn Văn Cơ
6. Hoàng Văn Thành
7. Lê Văn Trọng
8. Ngô Viết Kiệt
9. Nguyễn Văn Uyển
10.Nguyễn Hữu Đễ
11. Trần Văn Dũng
12. Đỗ Đình Lập

Ngoài Quang Hiển, tất cả phái đoàn ngoại giao đều là sĩ phu Bắc HÀ.
 

HoaMaudon

Xe tăng
Biển số
OF-344992
Ngày cấp bằng
1/12/14
Số km
1,827
Động cơ
298,349 Mã lực
Phái đoàn ngoại giao nước ta đi đến đâu cũng được nhà Thanh đón tiếp cực kỳ trọng thể, có thể nói xưa nay chưa từng có.

Phúc Khang An còn đặc biệt phái thêm Đức Khắc Tinh Ngạch là phó tướng mới của Thái Hiệp tỉnh Quảng Tây theo hộ tống, còn bản thân ông ta khởi trình từ Nam Ninh, đến Quế Lâm ngày 11 tháng 5 (Nhuận), và hôm sau, 12 tháng 5 thì Tôn Vĩnh Thanh cũng tới.

Việc đưa phái bộ Nguyễn Quang Hiển lên Bắc Kinh là một biến cố trọng đại, do chỉ thị trực tiếp từ Càn Long, do đó cả ba vị quan đầu hai tỉnh Lưỡng Quảng đều theo lên Bắc Kinh.

Mặc dù biệt đãi đó có thể do nhiều nguyên nhân, chiến thắng Kỷ Dậu cũng là một yếu tố quan trọng khiến cho nhà Thanh thay đổi hẳn thái độ đối với nước ta.

Ngày mồng 9 tháng 6 năm 1789. ( Âm lịch, năm này có thêm tháng 5 Nhuận)

Phái đoàn nước ta vào huyện Bồ Kỳ tỉnh Hồ Bắc, tuần phủ Hồ Bắc là Huệ Linh đã phái ủy hán đạo Hoàng Đức là Mạnh Ngọc , tri phủ Võ Xương là Mục Thông A, thủ doanh tham tướng Võ Xương là Lặc Phúc qua lại đón tiếp.

Ngày 12 tháng 6.

Phái đoàn đến tỉnh thành, tổng đốc Hồ Quảng là Tất Nguyên dẫn các ti thuộc ra nghênh đón, sau đó cho bày tiệc, tổ chức hát bội tiếp phái đoàn, lại đem các loại gấm vóc, tơ lụa ra tặng. Tơ lụa Hồ Châu vốn dĩ nổi danh trong thiên hạ, các quan lại nhà Thanh đón tiếp Nguyễn Quang Hiển trọng hậu như thế quả là một vinh hạnh từ xưa đến nay chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam.

Ngày 17 tháng 6.

Sứ thần nước ta vào đến châu Tín Dương tỉnh Hà Nam, tuần phủ Hà Nam là Lương Khẳng Đường phái Vạn Ninh thuộc đạo Nhữ Quang và tri phủ Nhữ Ninh là Bành Như Cán ra nghênh đón tiếp đãi.

Ngày 29 tháng 6.

Phái đoàn lại từ phủ Chương Đức khởi hành đi Phong Lạc, khi ấy nước sông Chương Hà đang dâng cao, thuyền không thể qua được, đợi đến ngày mồng 1 tháng 7, nước bắt đầu rút, tri phủ Chương Đức là Lý Ch đưa phái đoàn sang ngang tới tận Từ Châu, tỉnh Trực Lệ mới quay về.

Ngày mồng 6 tháng 7

Phái đoàn đi đến Chính Định.

Ngày 13 tháng 7 thì đến tỉnh thành, các quan lại dọc đường nơi nào cũng đều đãi tiệc, diễn tuồng, tặng quà rất hậu hĩ.

Ngày 24 tháng 7 năm 1789 ( Âm lịch)

Phái đoàn đến hành tại (nơi Càn Long ở khi tuần du khỏi Hoàng thành) ở Nhiệt Hà .

Chánh sứ Nguyễn Quang Hiển, phó sứ Nguyễn Hữu Chu, Võ Huy Tấn cùng tất cả phái đoàn vào chầu, vua Cao Tông cho ngự quyển là A Thắng Cảnh gọi vào triều kiến.

Phái đoàn ta làm lễ chiêm cận ( lễ ra mắt nhà vua) xong, vua Càn Long liền mở tiệc đãi yến chung với các vương công đại thần, các Bối lặc, Bối tử người Mãn Châu, các Ngạch phò (con rể vua), các Cách Cách..

Sau khi ăn uống, Càn Long lại cũng cho tất cả các Vương công, đại thần và quan khách xem hát bội.

Càn Long đặc biệt ban thưởng cho vua Quang Trung tượng Quan Âm bằng ngọc, cây như ý bằng ngọc, gấm thêu chỉ vàng đính hạt châu …

Còn Nguyễn Quang Hiển cũng được ban thưởng ngọc như ý, tượng La hán bằng sứ, gấm thêu chỉ vàng, hộp bằng bạc … Các phó sứ, hành nhân cũng đều được ban thưởng tùy cấp bậc các món gấm vóc, hộp bạc hay ngân lượng.

Nhà Thanh có gghi chép cụ thể là 5 lần ban tặng, như sau:

1. – Lần thứ nhất: ngọc như ý, ngọc Quan Âm, chuỗi châu thủy tinh màu xanh lục, bình thủy tinh, bình bằng sứ màu đỏ mỗi thứ một cái, hai cái hộp tết bằng chỉ bạc, gấm đoạn 3 tấm, ba cuộn giấy hoa tiên.

2 – Lần thứ hai: gấm thêu rồng (chữ hán: Mãng – 蟒), thiểm đoạn (gấm lấp lánh), trang đoạn (gấm may áo mặc hàng ngày), mỗi thứ hai tấm.

3. – Lần thứ ba: Bốn lọ trà Trịnh Trạch, bảy bánh trà Phổ Nhĩ (trà Vân Nam đóng lại thành bánh), hai hộp trà cao, hai bình thuốc ngửi (tị yên bình, thường làm bằng ngọc ngà, đá quí), một mâm phật thủ (có lẽ đây là một loại điêu khắc theo hình mâm hoa quả chứ không phải trái phật thủ thật).

4. – Lần thứ tư: Ngọc như ý, tị yên hồ, chén bằng gỗ mun (mộc tất oản), một cái chén của Âu Châu (của Pháp), gấm thêu hoa, bao súc nhung đất Chương.

5. – Lần thứ năm: Bát lớn bằng sứ, mâm sứ, đĩa mun, chén, lò hương hai cái, một con dao nhỏ.

Ngoài ra các chánh, phó sứ cũng được ban thưởng đủ 5 lần, mỗi người khác nhau chút ít. Những loại vật dụng này, phần lớn lấy trong Phương Viên Cư Khố, ngoại trừ vải Mao Thanh do Ty Quảng Chư thuộc nội vụ cung ứng.

Phái đoàn Đại Việt thu bộn.

Các Cụ, Mợ nào đã từng có công việc mà tiếp xúc với TQ sẽ thấy: Người TQ khi ra tay thì thâm hiểm, tàn bạo tột cùng, nhưng khi giao tế, tiếp đãi thì cũng trọng thị, xa hoa tột đỉnh. Khi đã là đối tượng chiêu đãi của người TQ, nếu là lần đầu tiên, và trẻ tuổi, chưa từng trải, ta sẽ rất dễ choáng ngợp với những lễ đón tiếp linh đình, bữa ăn sáng 12 món, ăn trưa 24 món, ăn tối 36 món, tiểu yến 48 món, trung yến 64 món, đại yến 72 món ... Có thể nói không ngoa rằng, chỉ riêng về ăn uống, những người có kinh nghiệm sẽ rỉ tai những người lần đầu rằng: bữa còn rất nhiều món, cứ ăn túc tắc thưởng thức ... Ăn cơm Tàu cũng là từ những sự cầu kỳ, xa hoa trong yến tiệc TQ mà ra

Với lãnh đạo nam giới thì việc dàn mỹ nữ với xườn xám xẻ cao trắng bóc ẩn hiện, lúc xa, lúc sát gần, kể cả đi qua đi lại ở hành lang khách sạn là điều dễ gặp... Em đã hỏi đùa sếp em là : anh có cần em tìm mua cho anh cốc sinh tố rau răm không ....... (khi mà gần như cả đêm có 1 em xườn xám đỏ trực ở cửa phòng sếp với một nụ cười hết sức gợi cảm và tiếng Việt khá sõi: Cần phục vụ gì xin cứ sai bảo)

Cách xử sự của Càn Long ở trên thể hiện rất rõ quan điểm của vị vua này, và cũng là quan điểm của đế quốc phong kiến TH: Tiên lễ, hậu binh - binh bất thành - hậu lễ, nói như nhà ta là mềm nắn, rắn buông. Cái họ cần là 1 sự thần phục - ít ra là bằng miệng, và sự cam kết yên ổn không quấy phá từ các nước nhỏ chung quanh, nhưng với mạng lưới hoa kiều lẩn quất sinh sống khắp ngóc ngách 1 cách có chủ đích và thông tin liên lạc chặt chẽ, nếu nước nhỏ suy vi, thì nhanh tay mà đoạt lấy, nhược bằng cướp không được, thì lại giả lả đãi đằng ra vẻ bề trên, anh chỉ cần chú quy thuận

Bung dạ trí trá đó mà
 

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Các Cụ, Mợ nào đã từng có công việc mà tiếp xúc với TQ sẽ thấy: Người TQ khi ra tay thì thâm hiểm, tàn bạo tột cùng, nhưng khi giao tế, tiếp đãi thì cũng trọng thị, xa hoa tột đỉnh. Khi đã là đối tượng chiêu đãi của người TQ, nếu là lần đầu tiên, và trẻ tuổi, chưa từng trải, ta sẽ rất dễ choáng ngợp với những lễ đón tiếp linh đình, bữa ăn sáng 12 món, ăn trưa 24 món, ăn tối 36 món, tiểu yến 48 món, trung yến 64 món, đại yến 72 món ... Có thể nói không ngoa rằng, chỉ riêng về ăn uống, những người có kinh nghiệm sẽ rỉ tai những người lần đầu rằng: bữa còn rất nhiều món, cứ ăn túc tắc thưởng thức ... Ăn cơm Tàu cũng là từ những sự cầu kỳ, xa hoa trong yến tiệc TQ mà ra

Cách xử sự của Càn Long ở trên thể hiện rất rõ quan điểm của vị vua này, và cũng là quan điểm của đế quốc phong kiến TH: Tiên lễ, hậu binh - binh bất thành - hậu lễ, nói như nhà ta là mềm nắn, rắn buông. Cái họ cần là 1 sự thần phục - ít ra là bằng miệng, và sự cam kết yên ổn không quấy phá từ các nước nhỏ chung quanh, nhưng với mạng lưới hoa kiều lẩn quất sinh sống khắp ngóc ngách 1 cách có chủ đích và thông tin liên lạc chặt chẽ, nếu nước nhỏ suy vi, thì nhanh tay mà đoạt lấy, nhược bằng cướp không được, thì lại giả lả đãi đằng ra vẻ bề trên, anh chỉ cần chú quy thuận

Bung dạ trí trá đó mà
Người TQ có rất nhiều dân tộc có phong tục, tập quán khác nhau. Nếu ông vua là người Hán thì đối xử sẽ khác với ông vua người Mãn. Em có đọc đâu đó về phong tục của người Mãn nhưng lâu quá nên quên. Cũng hay lắm cụ ạ. Người Mãn là dân tộc rất kiêu dũng trong chiến đấu và cũng rất hào phóng trong giao tiếp.
Có một điều em rất băn khoăn là chuyện vua Quang Trung đưa người thế thân sang gặp Càn Long, nếu sự việc bị bại lộ thì không biết như thế nào. Nghĩ cũng may cho nước nhà.
 

HoaMaudon

Xe tăng
Biển số
OF-344992
Ngày cấp bằng
1/12/14
Số km
1,827
Động cơ
298,349 Mã lực
Người TQ có rất nhiều dân tộc có phong tục, tập quán khác nhau. Nếu ông vua là người Hán thì đối xử sẽ khác với ông vua người Mãn. Em có đọc đâu đó về phong tục của người Mãn nhưng lâu quá nên quên. Cũng hay lắm cụ ạ. Người Mãn là dân tộc rất kiêu dũng trong chiến đấu và cũng rất hào phóng trong giao tiếp.
Có một điều em rất băn khoăn là chuyện vua Quang Trung đưa người thế thân sang gặp Càn Long, nếu sự việc bị bại lộ thì không biết như thế nào. Nghĩ cũng may cho nước nhà.
Dạ, em là mợ ạ

Mãn - gốc gác là người Nữ Chân, thời Tống của Hán thì họ là nhà Kim, cho đến trước khi vào Trung nguyên thì họ vẫn mang đậm tính chất của những con người chốn thảo dã, gắn bó cùng cưỡi ngựa bắn cung, nên tính cách phóng khoáng cũng là điều không quá khó hiểu
Nhưng người Mãn rất giỏi khi đã chủ động hòa mình vào văn hóa Hán, tiếp thu tinh hoa cai trị của người Hán, bản thân họ cai trị người Hán và dùng người Hán trị người Hán
Nhưng khi đã lập đế quốc nhà Thanh, thì tính phóng khoáng thảo dã cũng sẽ dần phai nhạt, và với nền kỹ trị tiếp thu của người Hán, trải từ Hoàng Thái Cực đến Ung Chính, từ dựng nghiệp đến thanh trừng nội bộ, thì Càn Long có thể coi là 1 ông vua Trung Hoa thuần chủng rồi (chưa kể đến huyền sử Càn Long là giọt máu người Hán)

Còn việc đưa người thế thân của Quang Trung. Với dũng lược của mình, Ông hoàn toàn có plan B cho việc này; nếu qua mặt được thì cũng xác định là ngày một ngày hai, sẽ lại binh đao khi đã diệt xong tay Nguyễn Ánh; nhược bằng bại lộ, thì chắc tay gươm bảo vệ cương thổ cũng là việc sẵn sàng

Ngày nay, nhiều người vẫn nói đến việc Càn Long chưa dùng đến Bát Kỳ binh để đánh Quang Trung, nhưng thực tế, Bát Kỳ với quân sĩ, tướng lĩnh chủ yếu Mãn Tộc, là bộ binh, kỵ binh nặng, quen thổ nhưỡng phương Bắc, việc Nam chinh xuống dưới, mới là quân Lưỡng Quảng đã khó nhọc với khí hậu lam chướng, thì việc duy trì hậu cần và sức khỏe cho đám binh tướng Mãn Tộc sẽ xói mòn sức mạnh của Bát Kỳ
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,025
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chắc bác chủ nhầm thời gian là 1790!
Không cụ ạ, còn chưa sang lần 2, tức năm 1790 mừng thọ vua Càn Long mà, em đang tập trung biên tập đoạn Giả Vương, xem la lung tung quá.
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,350
Động cơ
522,227 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Không cụ ạ, còn chưa sang lần 2, tức năm 1790 mừng thọ vua Càn Long mà, em đang tập trung biên tập đoạn Giả Vương, xem la lung tung quá.
Chưa chắc là giả vương mà có khi là thật vương luôn cụ ạ !
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,025
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,350
Động cơ
522,227 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Để em đọc kỹ lại đã, đoạn này cực kỳ rối, giả thật cứ lẫn lộn, hehehehe
Em cũng nghĩ cụ Huệ sang thât nhưng chơi kiểu tung hỏa mù để nhà Thanh không dám manh động !
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
2,921
Động cơ
582,403 Mã lực
Cám ơn cụ Đốc đã cho 1 cái nhìn chân thực hơn về LS giai đoạn này.
Từ những tư liệu của cụ em cũng đã có cái nhìn khác hơn về vua Lê Chiêu Thống, đúng như cụ viết thì tội danh bán nước, mãi quốc cầu vinh của Cụ Thống đúng là bị oan. Rõ ràng nếu so sánh công bằng thì cụ Ánh tội còn nặng hơn nhiều.
Còn vua QT thì cụ đúng là 1 kỳ tài rồi, không chỉ trong dùng binh mà còn trong cả trị nước.
Chỉ trong mấy năm ngắn ngủi mà cụ vừa xây dựng kinh đô mới, tái thiết đất nước, vừa hòa hảo với triều Thanh, lại chuẩn bị lực lượng để tấn công Cụ Ánh thì không phải ai cũng làm được.
Đặc biệt là việc trọng dụng: Ngô Thì Nhậm và Nguyễn Thiếp là cực sáng suốt.
Cụ Nguyễn Thiếp là La Sơn Phu Tử, tài trí của cụ không kém gì cụ Nguyễn Trãi ngày xưa.
Kể mà Cụ Ánh sau này dành lại được đất nước biết trọng dụng những sỹ phu bắc Hà như cụ QT thì có thể đất nước ta đã khá hơn.
Nhưng thôi tất cả đều là do thiên mệnh.
Cụ nói cứ như quan toà, khi bàn về lịch sử đừng vội khẳng định chủ quan, đặc biệt những cái in đậm.
 

traderdoclap

Xe tăng
Biển số
OF-377305
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
1,528
Động cơ
261,210 Mã lực
Cụ nói cứ như quan toà, khi bàn về lịch sử đừng vội khẳng định chủ quan, đặc biệt những cái in đậm.
Quan điểm của em thôi.
Còn cụ cứ đưa ra quan điểm của cụ.
90tr người vn chắc chắn chả ai giống ai cả.
 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,132
Động cơ
455,038 Mã lực
Khi trước khoảng năm 1978 em có đọc quyển Quang Trung - Nguyễn Huệ thiên tài quân sự của Việt nam (NXB Quân đội) có nói kỹ về chiến dịch đánh quân Thanh. Ngoài mũi chính do đích thân Quang trung chỉ huy đánh thừ Hạ hồi, Ngọc hồi... vào Thăng long còn có 4 mũi vu hồi khác đánh vào phía tây ( đô đôc Đặng Tiến Đông ) lập nên sự kiện gò Đống đa, đánh vào khu vực Hưng yên, Bắc ninh... để không cho chúng nó thoát yên lành, nguyên vẹn.
Nói chung đánh tiêu diệt triệt để lên tận biên giới đúng theo tính thần lời hịch đánh cho chúng không còn mảnh giáp. Trong đó có nói quân Thanh còn 1 số ít chạy về
khiếp đảm sợ quân Tây sơn truy kích qua biên giới nên chạy đến tại Nam ninh sâu hàng trăm dặm cách biên giới. Dân tàu cũng cực kỳ hoảng sợ chạy theo trống hàng trăm dặm từ biên giới.

Sáng ngày 31 tháng 1 năm 1789. Thứ 7. Mùng 6 Tết Kỷ Dậu.

Nguyễn Huệ dẫn đầu đoàn quân chiến thắng vào thành Thăng Long, nhân dân Bắc Hà, nhiều người ra đón và chào mừng ông.

Lúc này, chiến sự tạm lắng, và, Nguyễn Huệ không khỏi đau lòng trước cảnh kinh thành Thăng Long điêu tàn.

Việc cần làm là thu dọn chiến trường, theo các giáo sĩ trực tiếp có mặt tại Thăng Long cho biết, xác quân Thanh, xác quân Lê, xác dân phu phen TQ khắp nơi, bốc mùi xú uế, vì đang là Tết, nhiều chỉ huy quân Thanh đem vợ con sang, thành ra, khi bỏ chạy, không mang theo kịp, đầy đường trẻ con, phụ nữ TQ dắt nhau chạy, chết đói bên đường.

Nguyễn Huệ bắt tất cả binh lính và dân chúng “xây một lũy đất dầy 6.6 m (20 feet), cao 3.6 m (12 feet) chung quanh điện của Chiêu Thống.

Nguyễn Huệ ra lệnh không truy cùng giết tận số quân Thanh còn đang bỏ chạy, thực tế, ông có sai Ngô văn Sở đem binh đuổi theo, nhưng dặn Sở không được " giết ẩu" , kể cả gặp vua Chiêu Thống, cũng như số phu phen TQ, hay dân Hoa kiều sang buôn bán, ông tập hợp số dân phu TQ vừa ra hàng, và ra lệnh cho họ đi thu xác chết quân Thanh gom lại đem chôn.

Số tù binh quân Lê được gom riêng, Huệ ra lệnh đi thu nhặt xác đồng đội người Việt , đem chôn riêng.

Đám tù binh nhà Thanh, Nguyễn Huệ đối xử tử tế, cấp cho lương ăn đầy đủ.

Theo các tài liệu, rất nhiều người Hoa đã xin ở lại Đại Việt, Nguyễn Huệ chấp nhận và phân tán đi các vùng xa.

Số phận của Giám quốc Lê Duy Cẩn, cùng một số tôn thất nhà Lê còn lại, đã bỏ chạy đâu đó không rõ, dù Nguyễn Huệ có cho người đi tìm.

Phía quân nhà Lê, Nguyễn Huệ cho họ tự tìm đường về quê, số nữa, theo các giáo sĩ, là không còn gia đình, nhất là đám quân Thanh-Nghệ, Nguyễn Huệ cho phép họ đi đến những vùng ven biển hẻo lánh, tạo lập nên những xã mới.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top