Ngày 4 tháng 9 năm 1789. (Âm lịch)
Trước đó, Càn Long, sau khi phong cho Nguyễn Huệ làm An Nam quốc vương ở TQ, liền truyền chỉ cho Phúc Khang An cử quan lại người Mãn Châu sang nước ta để làm lễ. Việc cử quan người Mãn cho thấy Càn Long rất mến Nguyễn Huệ và triều Tây Sơn.
Tuy nhiên tỉnh Quảng Tây không có quan lại người Mãn Châu nên phải điều động Thành Lâm là Lễ bộ viên ngoại lúc đó đang đi tuần duyên hải Quảng Đông sang Thăng Long.
Thành Lâm phụng mệnh khởi trình từ Quảng Châu ngày mồng một tháng tám, ngày 28 đến Trấn Nam Quan. Vào mùa thu nhiều chướng khí, Nguyễn Huệ lúc đó đang ở Nghệ An, cũng chưa lên đường ra kinh đô tiếp sứ nên Thành Lâm phải ở lại cửa quan để chờ.
Ngày 12 tháng 9 năm 1789 ( Âm lịch)
Nguyễn Huệ sai đề đốc Lê Xuân Thôn đem 1000 phu dịch và 100 con ngựa cùng 500 vệ sĩ lên Trấn Nam Quan nghênh đón sắc dụ và Ngự thi của vua Thanh. Lê Xuân Thôn tới Nam Quan, qua ải vào Chiêu Đức Đài hành lễ tại Long Đình tiếp chiếu.
Ngày 13 tháng 9
Sứ thần nhà Thanh cùng phái đoàn nước Nam đưa sắc chiếu về Thăng Long, sử nhà Thanh miêu tả là quan ta bày nghi trượng đến 7, 8 dặm, đi đến đâu dân chúng cờ quạt đứng dọc đường reo hò vui vẻ.
Ngày 22 tháng 9.
Phái đoàn về đến Gia Quất, còn cách kinh thành chừng 6, 7 dặm.
Nguyễn Huệ sai con thứ là Nguyễn Quang Thùy cùng Ngô Văn Sở, quan văn võ hơn 100 người ra đón.
Thành Lâm vốn định ngày 24 tháng 9 sẽ chủ lễ phong vương, thụ sắc nhưng vua Quang Trung ngày 28 tháng 8 đã từ Nghệ An đi ra, đến huyện Đông Thành thì bị cảm phải nghỉ lại dưỡng bệnh, thành thử Thành Lâm đành phải chờ ở Gia Quất.
Theo tờ bẩm của Thành Lâm thì:
....
“dân nước đó xa gần đều đến trước công quán để xem long đình, rất nhiều người lạy lục hò reo. Lại có hai viên mục tên là Đinh Phụ Tể, Cấn Danh Văn, tuổi đã ngoài 80, khi nghe tin sắc mệnh đến nơi, cũng không quản đường xa mấy trăm dặm đi tới, khấu đầu chúc mừng. Còn trấn mục Ngô Văn Sở, tức Ngô Sơ, và Ngô Thời Nhâm (Nhiệm) thì sớm tối đều đến thăm, hết sức ân cần”.....
Cũng theo tài liệu của nhà Thanh, đêm hôm 14 tháng 10, vua Quang Trung đến Thăng Long, ngày hôm sau Thành Lâm tuyên chỉ phong làm An Nam quốc vương.
Thành Lâm cũng lên giọng Thiên triều “cố vấn” cho Huệ về thuật trị nước, Huệ chỉ gật gù khen phải. Chi tiết này rất là hay. Không rõ lúc ấy Huệ đang ốm mệt, hay là ông cũng chỉ gật đầu cho phải phép, chứ chả coi Lâm ra gì???
Trước đó, Càn Long, sau khi phong cho Nguyễn Huệ làm An Nam quốc vương ở TQ, liền truyền chỉ cho Phúc Khang An cử quan lại người Mãn Châu sang nước ta để làm lễ. Việc cử quan người Mãn cho thấy Càn Long rất mến Nguyễn Huệ và triều Tây Sơn.
Tuy nhiên tỉnh Quảng Tây không có quan lại người Mãn Châu nên phải điều động Thành Lâm là Lễ bộ viên ngoại lúc đó đang đi tuần duyên hải Quảng Đông sang Thăng Long.
Thành Lâm phụng mệnh khởi trình từ Quảng Châu ngày mồng một tháng tám, ngày 28 đến Trấn Nam Quan. Vào mùa thu nhiều chướng khí, Nguyễn Huệ lúc đó đang ở Nghệ An, cũng chưa lên đường ra kinh đô tiếp sứ nên Thành Lâm phải ở lại cửa quan để chờ.
Ngày 12 tháng 9 năm 1789 ( Âm lịch)
Nguyễn Huệ sai đề đốc Lê Xuân Thôn đem 1000 phu dịch và 100 con ngựa cùng 500 vệ sĩ lên Trấn Nam Quan nghênh đón sắc dụ và Ngự thi của vua Thanh. Lê Xuân Thôn tới Nam Quan, qua ải vào Chiêu Đức Đài hành lễ tại Long Đình tiếp chiếu.
Ngày 13 tháng 9
Sứ thần nhà Thanh cùng phái đoàn nước Nam đưa sắc chiếu về Thăng Long, sử nhà Thanh miêu tả là quan ta bày nghi trượng đến 7, 8 dặm, đi đến đâu dân chúng cờ quạt đứng dọc đường reo hò vui vẻ.
Ngày 22 tháng 9.
Phái đoàn về đến Gia Quất, còn cách kinh thành chừng 6, 7 dặm.
Nguyễn Huệ sai con thứ là Nguyễn Quang Thùy cùng Ngô Văn Sở, quan văn võ hơn 100 người ra đón.
Thành Lâm vốn định ngày 24 tháng 9 sẽ chủ lễ phong vương, thụ sắc nhưng vua Quang Trung ngày 28 tháng 8 đã từ Nghệ An đi ra, đến huyện Đông Thành thì bị cảm phải nghỉ lại dưỡng bệnh, thành thử Thành Lâm đành phải chờ ở Gia Quất.
Theo tờ bẩm của Thành Lâm thì:
....
“dân nước đó xa gần đều đến trước công quán để xem long đình, rất nhiều người lạy lục hò reo. Lại có hai viên mục tên là Đinh Phụ Tể, Cấn Danh Văn, tuổi đã ngoài 80, khi nghe tin sắc mệnh đến nơi, cũng không quản đường xa mấy trăm dặm đi tới, khấu đầu chúc mừng. Còn trấn mục Ngô Văn Sở, tức Ngô Sơ, và Ngô Thời Nhâm (Nhiệm) thì sớm tối đều đến thăm, hết sức ân cần”.....
Cũng theo tài liệu của nhà Thanh, đêm hôm 14 tháng 10, vua Quang Trung đến Thăng Long, ngày hôm sau Thành Lâm tuyên chỉ phong làm An Nam quốc vương.
Thành Lâm cũng lên giọng Thiên triều “cố vấn” cho Huệ về thuật trị nước, Huệ chỉ gật gù khen phải. Chi tiết này rất là hay. Không rõ lúc ấy Huệ đang ốm mệt, hay là ông cũng chỉ gật đầu cho phải phép, chứ chả coi Lâm ra gì???