[TT Hữu ích] Nhà Tây Sơn - Đỉnh- cao và sụp -đổ

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,871
Động cơ
523,409 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Tháng 7 năm 1765 (tháng 5 năm Ất Dậu), chúa Nguyễn Phúc Khoát mất, để lại di chiếu nhường ngôi cho công tử thứ hai là Nguyễn Phúc Luân năm ấy 33 tuổi.
Trương Phúc Loan đã âm mưu cùng Thái giám Chữ Đức và Chưởng dinh Nguyễn Cửu Thông bắt giam Nguyễn Phúc Luân, giết chết hai thầy học của Phúc Luân là Nội hữu Cai cơ Trương Văn Hạnh và Thị giảng Lê Cao Kỷ, đồng thời giả chiếu chỉ đưa công tử thứ mười sáu là Nguyễn Phúc Thuần mới 12 tuổi lên ngôi Chúa xưng hiệu là Định Vương. Cũng trong năm đó, Nguyễn Phúc Luân buồn và uất ức nên lâm bệnh được cho về nhà và mất vào ngày 24 tháng 10 năm 1765 (10 tháng 9 năm Ất Dậu).
Sau khi lên ngôi, Định Vương phong cho Loan chức Quốc Phó, quản lý bộ Hộ, quản cơ Trung tượng kiêm tàu vụ, lo việc thông thương với tàu bè ngoại quốc. Các quan chức quan trọng trong triều có Chưởng thủy cơ Nguyễn Phúc Viên; Nội hữu Chưởng dinh quản lý bộ Lại và bộ Binh Tả phủ Chưởng phủ sự dinh Quảng Nam Nguyễn Phúc Nghiễm; cả hai đều là con của Dận quốc công Nguyễn Phúc Điền, xét ra là anh em ruột của bà Ngọc Cầu, mẹ Chúa Định Vương, và đều là những tay đam mê tửu sắc, không để ý gì đến chính sự. Hai con trai của Loan là Chưởng dinh Trương Phúc Thặng lấy công nữ Ngọc Nguyện và Cai cơ Trương Phúc Nhạc lấy công nữ Ngọc Đảo đều là con của Vũ Vương. Do đó, quyền hành trong triều của Trương Phúc Loan rất lớn.

Để trấn an dư luận, Loan tấu với Định Vương cho mời Nguyễn Cư Trinh, là vị quan có uy tín lúc bấy giờ, từ Gia Định về Phú Xuân thăng Lại bộ kiêm Tào vận sứ và phục chức Hàn lâm cho Nguyễn Quang Tiền vốn là người trung nghĩa, văn chương uyên thâm. Đối với hai người này, Loan có phần kiêng dè chút ít. Tuy nhiên, đến năm 1767, Cư Trinh mất và đến năm 1770, Quang Tiền cũng qua đời. Lúc này, Loan không còn kiêng nể ai nữa, mặc tình tự tung tự tác.
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,871
Động cơ
523,409 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Sau khi lên ngôi, Định Vương phong cho Loan chức Quốc Phó, quản lý bộ Hộ, quản cơ Trung tượng kiêm tàu vụ, lo việc thông thương với tàu bè ngoại quốc. Các quan chức quan trọng trong triều có Chưởng thủy cơ Nguyễn Phúc Viên; Nội hữu Chưởng dinh quản lý bộ Lại và bộ Binh Tả phủ Chưởng phủ sự dinh Quảng Nam Nguyễn Phúc Nghiễm; cả hai đều là con của Dận quốc công Nguyễn Phúc Điền, xét ra là anh em ruột của bà Ngọc Cầu, mẹ Chúa Định Vương, và đều là những tay đam mê tửu sắc, không để ý gì đến chính sự. Hai con trai của Loan là Chưởng dinh Trương Phúc Thặng lấy công nữ Ngọc Nguyện và Cai cơ Trương Phúc Nhạc lấy công nữ Ngọc Đảo đều là con của Vũ Vương. Do đó, quyền hành trong triều của Trương Phúc Loan rất lớn.

Để trấn an dư luận, Loan tấu với Định Vương cho mời Nguyễn Cư Trinh, là vị quan có uy tín lúc bấy giờ, từ Gia Định về Phú Xuân thăng Lại bộ kiêm Tào vận sứ và phục chức Hàn lâm cho Nguyễn Quang Tiền vốn là người trung nghĩa, văn chương uyên thâm. Đối với hai người này, Loan có phần kiêng dè chút ít. Tuy nhiên, đến năm 1767, Cư Trinh mất và đến năm 1770, Quang Tiền cũng qua đời. Lúc này, Loan không còn kiêng nể ai nữa, mặc tình tự tung tự tác.
Để củng cố thế lực, Trương Phúc Loan tiến cử thân cận là Thái Sinh giữ Hộ bộ, đồng thời cho người thân tín tổ chức thu thuế ở các cảng sông, cảng biển quan trọng và thu thuế khai thác các nguồn tài nguyên, khoáng sản ở Quảng Nam mỗi năm ước đạt bảy tám vạn quan tiền bỏ vào túi riêng, chỉ nộp công khố khoảng một hai phần. Thêm vào đó, Loan công khai bán quan, chạy ngục nên đã thâu tóm được một tài sản kếch xù. Hằng năm, Loan bắt binh lính nộp 5 gánh đầy dây mây để thay thế dây xâu tiền bị hỏng. Tương truyền, có năm nước lụt ngập dinh thự của ông ở Phần Dương, sau khi nước rút phơi vàng bạc ở sân cho khô ráo sáng rực cả một góc trời.

Về chính sách xã hội, Loan đặt ra nhiều thứ thuế, hình phạt sách nhiễu nhân dân. Loan xui Chúa lập phường chơi xuân, mỗi phường gồm 15 người, mỗi người phải nộp thuế một quan tiền để khi có lễ hội thì tổ chức làm trò mua vui. Sưu cao, thuế nặng cộng thêm trong bốn năm năm liền thiên tai động đất, núi lỡ đã biến xứ Đàng trong từ vùng trù phú thành nơi đói kém, lầm than, lòng dân oán hận

Thấy Nguyễn Phước Dục là người được nể trọng nên Loan gả con gái để cầu thân. Tuy nhiên, Dục vẫn giữ thái độ trung lập không theo phe Phúc Loan nên ông đâm ghét vu cáo Dục mưu phản rồi bãi chức của Dục mặc dù không tìm ra bằng cớ. Sau đó, Dục uất ức rồi chết.

Vào năm 1773 (Quý Tị), thấy Trương Phúc Loan lộng quyền, một số tông thất và đại thần trong triều tìm cách trừ ông nên mật giao cho quan Hàn lâm Ngô Đình Thứ và Tri phủ Trần Giai Đạo lén trộm ấn son làm giả thư của Loan thông đồng với quân Tây Sơn vứt ngoài đường. Tham mưu Tá (khuyết họ) bắt được thư lúc tuần tra đem trình cho Nội tả Chưởng cơ Bộ doanh là Nguyễn Phúc Văn (con thứ ba của Vũ Vương). Văn trình với Định Vương xin trị tội ông nhưng ông một mực kêu oan nên Định Vương bỏ qua. Phúc Loan cho rằng Tham mưu Tá và Phúc Văn thông đồng hãm hại mình nên ngầm bắt giam Tá rồi giết chết trong ngục. Đồng thời, cho người giả thư tố cáo Phúc Văn theo Tây Sơn yêu cầu tra xét ngay. Phúc Văn biết ông mưu hại nên bỏ trốn nhưng bị ông sai Cai đội Nguyễn Phúc Hương đuổi theo bắt được và dìm chết ở phá Tam Giang.
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,871
Động cơ
523,409 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Để củng cố thế lực, Trương Phúc Loan tiến cử thân cận là Thái Sinh giữ Hộ bộ, đồng thời cho người thân tín tổ chức thu thuế ở các cảng sông, cảng biển quan trọng và thu thuế khai thác các nguồn tài nguyên, khoáng sản ở Quảng Nam mỗi năm ước đạt bảy tám vạn quan tiền bỏ vào túi riêng, chỉ nộp công khố khoảng một hai phần. Thêm vào đó, Loan công khai bán quan, chạy ngục nên đã thâu tóm được một tài sản kếch xù. Hằng năm, Loan bắt binh lính nộp 5 gánh đầy dây mây để thay thế dây xâu tiền bị hỏng. Tương truyền, có năm nước lụt ngập dinh thự của ông ở Phần Dương, sau khi nước rút phơi vàng bạc ở sân cho khô ráo sáng rực cả một góc trời.

Về chính sách xã hội, Loan đặt ra nhiều thứ thuế, hình phạt sách nhiễu nhân dân. Loan xui Chúa lập phường chơi xuân, mỗi phường gồm 15 người, mỗi người phải nộp thuế một quan tiền để khi có lễ hội thì tổ chức làm trò mua vui. Sưu cao, thuế nặng cộng thêm trong bốn năm năm liền thiên tai động đất, núi lỡ đã biến xứ Đàng trong từ vùng trù phú thành nơi đói kém, lầm than, lòng dân oán hận

Thấy Nguyễn Phước Dục là người được nể trọng nên Loan gả con gái để cầu thân. Tuy nhiên, Dục vẫn giữ thái độ trung lập không theo phe Phúc Loan nên ông đâm ghét vu cáo Dục mưu phản rồi bãi chức của Dục mặc dù không tìm ra bằng cớ. Sau đó, Dục uất ức rồi chết.

Vào năm 1773 (Quý Tị), thấy Trương Phúc Loan lộng quyền, một số tông thất và đại thần trong triều tìm cách trừ ông nên mật giao cho quan Hàn lâm Ngô Đình Thứ và Tri phủ Trần Giai Đạo lén trộm ấn son làm giả thư của Loan thông đồng với quân Tây Sơn vứt ngoài đường. Tham mưu Tá (khuyết họ) bắt được thư lúc tuần tra đem trình cho Nội tả Chưởng cơ Bộ doanh là Nguyễn Phúc Văn (con thứ ba của Vũ Vương). Văn trình với Định Vương xin trị tội ông nhưng ông một mực kêu oan nên Định Vương bỏ qua. Phúc Loan cho rằng Tham mưu Tá và Phúc Văn thông đồng hãm hại mình nên ngầm bắt giam Tá rồi giết chết trong ngục. Đồng thời, cho người giả thư tố cáo Phúc Văn theo Tây Sơn yêu cầu tra xét ngay. Phúc Văn biết ông mưu hại nên bỏ trốn nhưng bị ông sai Cai đội Nguyễn Phúc Hương đuổi theo bắt được và dìm chết ở phá Tam Giang.
Sự chuyên quyền của quyền thần Trương Thúc Loan đã dẫn tới sự sụp đổ của nhà Nguyễn và mở ra cơ hội khởi nghiệp cho nhà Tây Sơn

Năm 1771 (năm Tân Mão), ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ ở trại Tây Sơn tụ tập những người bất mãn chính quyền, vô gia cư, nghèo khổ vì sự chuyên quyền vơ vét của Trương Phúc Loan phát động phong trào Tây Sơn. Với danh nghĩa lấy của người giàu chia cho người nghèo hợp với lòng dân, lực lượng Tây Sơn lớn mạnh nhanh chóng. Năm 1773 (năm Quý Tị), dưới danh nghĩa phò trợ Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương (con thế tử quá cố Nguyễn Phúc Hạo của Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát) trừ quyền thần Trương Phúc Loan, Nguyễn Nhạc khởi binh đánh chiếm Quy Nhơn, cướp kho lúa.

Nhận được tin báo, Định Vương cử binh đánh dẹp quân Tây Sơn nhưng những trận đầu đều bại. Tướng lĩnh hoặc tử trận hoặc hèn nhát bỏ chạy, quân lính tan rã nhanh chóng do huấn luyện kém trong thời bình và ý chí chiến đấu suy sụp vì Trương Phúc Loan nhận của đút lót để điều người này ra trận, cho người nọ ở nhà. Mãi đến tháng 4, năm Giáp Ngọ (1774), Điều khiển Gia Định Nguyễn Cửu Đàm, Lưu thủ dinh Long Hồ Tống Phúc Hợp và Cai bộ Nguyễn Khoa Thuyên mới tạm giữ chân được quân Tây Sơn ở Hòn Khói (Bình Khương).

Đàng ngoài, tháng 5 năm Giáp Ngọ (1774), Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm (lên thay cha là Trịnh Doanh vào năm 1767 - Đinh Hợi) nhận được báo cáo của Trấn thủ Nghệ An Bùi Thế Đạt về tình hình rối ren ở Đàng trong. Vốn là người quyết đoán, thông minh lại vừa dẹp yên các cuộc nổi dậy của Hoàng Công Chất ở Hưng Hóa, Lê Duy Mật ở Trấn Ninh, quân đội đang trong tư thế sẵn sàng nên Trịnh Sâm lập tức điều Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc và một số tướng lĩnh chủ chốt lấy danh nghĩa giúp chúa Nguyễn đánh dẹp Tây Sơn, khởi binh chinh phạt Đàng trong. Quân Trịnh tiến đến đâu quân Nguyễn hàng đến đó. Đến tháng 10, Ngũ Phúc đã chiếm được dinh Quảng Bình. Tháng 11, Trịnh Sâm thân chinh cầm quân vào Nghệ An hỗ trợ Hoàng Ngũ Phúc, ra thông cáo thiên hạ dấy binh vào nam để trừ quyền thần Trương Phúc Loan.

Đã có cớ trừ Trương Phúc Loan trong tay, Ngoại hữu Chưởng dinh Nguyễn Cửu Pháp và Tiết chế thủy bộ Nguyễn Phúc Cường (công tử thứ tư của Vũ Vương) tấu Định Vương bày mưu mời Loan đến bàn việc chống quân Đàng ngoài rồi bắt Loan giao nộp cho Hoàng Ngũ Phúc. Định Vương còn dâng vàng bạc kèm theo biểu, khải và thư cho Vua Lê, Chúa Trịnh và Hoàng Ngũ Phúc để làm kế hoãn binh. Đồng đảng của Loan là Hộ bộ Thái Sinh cũng bị bắt giam vào ngục (sau Sinh chết ở đấy). Của cải, nhà cửa của Loan đều bị dân, quân cướp phá không còn gì.

Thực tế, sau khi quân Trịnh ra thông cáo, Trương Phúc Loan đã tìm cách liên hệ với Hoàng Ngũ Phúc nhưng chưa nhận được câu trả lời từ phía Ngũ Phúc thì ông đã bị bắt. Ở hành dinh của quân Trịnh, ông sai con là Trương Phúc Tuấn ra sức hối lộ vàng bạc châu báu cho Hoàng Ngũ Phúc và các quan viên trong quân ngũ để cầu an và xin hoãn giải về Thăng Long. Khi được hỏi vàng bạc ở đâu mà có, Tuấn trả lời là do bán ruộng đất trong nhà để cứu mạng cha. Cuối cùng, Trương Phúc Loan cũng bị giải ra Thăng Long để chịu tội, trên đường đi, ông lâm bệnh rồi chết vào mùa đông năm Bính Thân (1776).
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,871
Động cơ
523,409 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Sự chuyên quyền của quyền thần Trương Thúc Loan đã dẫn tới sự sụp đổ của nhà Nguyễn và mở ra cơ hội khởi nghiệp cho nhà Tây Sơn
Năm 1771 (năm Tân Mão), ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ ở trại Tây Sơn tụ tập những người bất mãn chính quyền, vô gia cư, nghèo khổ vì sự chuyên quyền vơ vét của Trương Phúc Loan phát động phong trào Tây Sơn. Với danh nghĩa phò trợ Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương (con thế tử quá cố Nguyễn Phúc Hạo của Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát) trừ quyền thần Trương Phúc Loan, lấy của người giàu chia cho người nghèo hợp với lòng dân, lực lượng Tây Sơn lớn mạnh nhanh chóng. Năm 1773 (năm Quý Tị), Nguyễn Nhạc khởi binh...
Nhà Tây Sơn bắt đầu từ đây .
Em xin tạm nghỉ trả thớt cho cụ doctor76 :)
 

Gà lái xe

Xe buýt
Biển số
OF-302360
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
628
Động cơ
309,886 Mã lực
Em đánh dấu để đọc dần dần!!!
 

tuongbminh

Xe buýt
Biển số
OF-185245
Ngày cấp bằng
13/3/13
Số km
954
Động cơ
340,680 Mã lực
Cụ nào có tư liệu rõ hơn vụ anh em Nguyễn Nhạc Nguyễn Huệ đánh nhau vì gái không. Lúc Nguyễn Huệ ra Bắc thì Nhạc ở nhà phịch thiếp yêu của ông em, sau ông em điên quá vây thành, Nhạc mếu máo ra khóc lóc van xin.
 

tuongbminh

Xe buýt
Biển số
OF-185245
Ngày cấp bằng
13/3/13
Số km
954
Động cơ
340,680 Mã lực
Gần đây tôi đọc 1 số biên khảo cho thấy Nguyễn Huệ và Tây Sơn nói chung có vẻ bảo thủ, giết công giáo như thường. Mà giết công giáo thì không thể thương thuyết được rồi. Bên Thái Lan họ không giết công giáo, cho truyền thoải mái, nhưng nước họ là Phật giáo nên cũng ít người theo. Còn ở ta, chỗ ngã ba giữa Trung Quốc - Ấn Độ, thật khó nói chúng ta thuộc loại gì.

Các triều đình Nhật Bản cũng không giết công giáo, do Thần đạo của họ quá mạnh, cho truyền thoải mái.
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,871
Động cơ
523,409 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Cụ nào có tư liệu rõ hơn vụ anh em Nguyễn Nhạc Nguyễn Huệ đánh nhau vì gái không. Lúc Nguyễn Huệ ra Bắc thì Nhạc ở nhà phịch thiếp yêu của ông em, sau ông em điên quá vây thành, Nhạc mếu máo ra khóc lóc van xin.
Cụ có tư liệu nào cứ bốt lên tham khảo ạ !
Gần đây tôi đọc 1 số biên khảo cho thấy Nguyễn Huệ và Tây Sơn nói chung có vẻ bảo thủ, giết công giáo như thường. Mà giết công giáo thì không thể thương thuyết được rồi. Bên Thái Lan họ không giết công giáo, cho truyền thoải mái, nhưng nước họ là Phật giáo nên cũng ít người theo. Còn ở ta, chỗ ngã ba giữa Trung Quốc - Ấn Độ, thật khó nói chúng ta thuộc loại gì.
Các triều đình Nhật Bản cũng không giết công giáo, do Thần đạo của họ quá mạnh, cho truyền thoải mái.
Thời Chúa Nguyễn miền Nam : Trong 8 đời Chúa Nguyễn cai trị 161 năm, đã có 13 lần bắt đạo. Ban đầu chúa Nguyễn chỉ ra lệnh trục xuất (expel) các cha và cấm các tín hữu đeo ảnh ra ngoài, vì hình thánh giá khuấy nhiễu ông bà tổ tiên lương dân. Lệnh năm 1625 cấm người Công giáo không được vịn vào đức tin để từ chối cúng tế thần làng. Nhà thờ bị phá và ảnh tượng bị đốt ngoài chợ. Bắt đầu từ năm 1644, Chúa Nguyễn đã ra lệnh xử tử (kill) thầy Anrê, Inhaxiô và Vinh sơn, bắt đeo gông (yoke), đánh đòn, cắt tóc và chặt tay một số thầy khác. Giáo dân thì bị đòn 7,8 roi rồi cho về.

Dưới thời Hiền Vương đã có 25 người bị xử tử được tường thuật đầy đủ chi tiết.

Ngoài đánh đòn đến nỗi nhiều người bị chết trong tù, còn phải kể đến hai thứ hình khổ đặc biệt là voi giầy (đạp) và bỏ đói. Một người kể lại vụ bỏ đói ở Dinh Cát như sau: "Thân thể người đói xanh xao như một xác chết, mắt lõm sâu vào trong gò má, da khô đét như vừa mới hơ trên lửa, bụng cồn cào nóng như lửa đốt, máu chảy ra nơi miệng, mũi và tai, các cơ quan bị tê liệt, bị câm và gần như hết lương tri..".

Trong vụ hành quyết 14 giáo dân tỉnh Quảng nam (31.1.1665), đã có 7 người bị chém và 7 người bị voi giầy, trong đó có hai thiếu niên mới có 12 tuổi. Quan Giám sát đã khủng bố các em bằng cách bắt nhìn lý hình chém đầu bảy người lớn, máu phun lênh láng, và voi giày một người 30 tuổi, đem những bàn tay còn dính đầy máu tới trước mặt ba em, nhưng ba em đã thản nhiên để cho voi giày xéo trên thân xác non nớt các em.

Một người nô lệ trong hoàng cung, bị phát giác là người Công giáo đã "bị các hoạn quan lấy kim đâm vào 10 đầu ngón tay, quấn vải vào ngón tay, tẩm dầu đốt sống".

Thời Chúa Trịnh miền Bắc : Ngoài Bắc, các tín hữu ban đầu chỉ bị đánh đập theo luật hoặc bị giam tù. Trong 159 năm qua 6 thời Chúa Trịnh, chỉ có 19 vụ hành quyết (killing) được tường thuật đầy đủ.

Thời Tây Sơn (Năm 1792 Nguyễn huệ qua đời tới năm 1802 thì nhà Tây Sơn mất) : Năm 1795 Vua Cảnh Thịnh ra lệnh cấm đạo, giáo dân phải tìm đường trốn lên rừng. Các quan miền Trung độc ác, bắt đàn ông đóng đinh vào ván, đàn bà thì bị cuốn vải vào tay mà đốt, vài linh mục bị chém đầu. Các linh mục thừa sai phải trốn tránh trên rừng hoặc ngoài các đảo xa xăm.

Thời Minh Mạng, Tự Đức (1826- 1862): Dưới thời Minh Mạng, việc bắt đạo có tính cách toàn diện nhằm xoá bỏ hoàn toàn Công giáo trên đất Việt. Giáo dân phải đeo gông (yoke) trên vai ngày đêm, nặng từ 10 đến 40 cân, dài 4 tới 5 thước, hoặc xỏ chân vào cùm ban đêm; bị đánh đòn 10 tới 50 roi, roi thường có 4 mấu chì to bằng đầu ngón tay, đánh vào thịt tung ra văng vãi; bị đánh 60 tới 100 gậy; bị tra tấn bằng kìm (pliers) nguội hoặc kìm nóng từ trong lò lửa làm cháy da, sưng mủ hôi thối; bị quì trên bàn chông có đinh nhọn đâm vào đầu gối, nhức nhối và tuôn máu; bị làm việc tạp dịch từ 1 tới 3 năm, bị đi đày từ 2 ngàn tới 3 ngàn dặm, bị xử tử bằng cách thắt cổ, chém đầu hoặc phân thây thành bốn. Ngoài ra còn bị chém đầu bêu cọc phơi 3 ngày.
 
Chỉnh sửa cuối:

tuongbminh

Xe buýt
Biển số
OF-185245
Ngày cấp bằng
13/3/13
Số km
954
Động cơ
340,680 Mã lực
Có Hoàng tử Cảnh (Nguyễn Phúc Cảnh) là con tin lớn lên từ bên Pháp. Sử chính thống nói hoàng tử Cảnh bị bệnh đậu mùa mà chết nhưng thật khó tin. Có sách nói chẳng qua là bị hoàng tử Đảm giết ( sau này là vua Minh Mạng). Minh Mạng thì khắc nghiệt với công giáo hơn cả vua cha. Hoàng tử Cảnh mà làm vua thì kiểu gì đối với phương Tây cũng có thương thuyết.

Cái quan trọng là thái độ với công giáo. Nếu vẫn đuổi giết bắt bớ họ thì chứng tỏ 2 điều:

- chiến tranh là điều đương nhiên
- tôn giáo bản địa chưa đủ mạnh
 

tuongbminh

Xe buýt
Biển số
OF-185245
Ngày cấp bằng
13/3/13
Số km
954
Động cơ
340,680 Mã lực
Lâu rồi tôi có đọc biên khảo, họ biên khảo từ tài liệu cổ bên Thái Lan. Nói là lúc qua cầu viện Xiêm La, Nguyễn Ánh phải trả công bằng cách giúp Xiêm La đánh nhau với Miến Điện ( 2 nước này thường xuyên đánh nhau). Và lúc sau đó, khi mọi việc chống Tây Sơn vỡ lỡ, vua Xiêm còn đòi giết Nguyễn Ánh. Nguyễn Ánh và tùy tùng biết được liền dong thuyền chạy lẹ. Đọc sử thấy Nguyễn Huệ tài nhưng Nguyễn Ánh cũng rất tài. Nguyễn Ánh ghét Tây Sơn và khắc nghiệt với Tây Sơn 1 phần do khi đánh Nguyễn chạy, nhà Tây Sơn đốt phá mồ mã và giết hại nhà Nguyễn.
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,871
Động cơ
523,409 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Thời Chúa Nguyễn miền Nam : Trong 8 đời Chúa Nguyễn cai trị 161 năm, đã có 13 lần bắt đạo. Ban đầu chúa Nguyễn chỉ ra lệnh trục xuất (expel) các cha và cấm các tín hữu đeo ảnh ra ngoài, vì hình thánh giá khuấy nhiễu ông bà tổ tiên lương dân. Lệnh năm 1625 cấm người Công giáo không được vịn vào đức tin để từ chối cúng tế thần làng. Nhà thờ bị phá và ảnh tượng bị đốt ngoài chợ. Bắt đầu từ năm 1644, Chúa Nguyễn đã ra lệnh xử tử (kill) thầy Anrê, Inhaxiô và Vinh sơn, bắt đeo gông (yoke), đánh đòn, cắt tóc và chặt tay một số thầy khác. Giáo dân thì bị đòn 7,8 roi rồi cho về.

Dưới thời Hiền Vương đã có 25 người bị xử tử được tường thuật đầy đủ chi tiết.

Ngoài đánh đòn đến nỗi nhiều người bị chết trong tù, còn phải kể đến hai thứ hình khổ đặc biệt là voi giầy (đạp) và bỏ đói. Một người kể lại vụ bỏ đói ở Dinh Cát như sau: "Thân thể người đói xanh xao như một xác chết, mắt lõm sâu vào trong gò má, da khô đét như vừa mới hơ trên lửa, bụng cồn cào nóng như lửa đốt, máu chảy ra nơi miệng, mũi và tai, các cơ quan bị tê liệt, bị câm và gần như hết lương tri..".

Trong vụ hành quyết 14 giáo dân tỉnh Quảng nam (31.1.1665), đã có 7 người bị chém và 7 người bị voi giầy, trong đó có hai thiếu niên mới có 12 tuổi. Quan Giám sát đã khủng bố các em bằng cách bắt nhìn lý hình chém đầu bảy người lớn, máu phun lênh láng, và voi giày một người 30 tuổi, đem những bàn tay còn dính đầy máu tới trước mặt ba em, nhưng ba em đã thản nhiên để cho voi giày xéo trên thân xác non nớt các em.

Một người nô lệ trong hoàng cung, bị phát giác là người Công giáo đã "bị các hoạn quan lấy kim đâm vào 10 đầu ngón tay, quấn vải vào ngón tay, tẩm dầu đốt sống".

Thời Chúa Trịnh miền Bắc : Ngoài Bắc, các tín hữu ban đầu chỉ bị đánh đập theo luật hoặc bị giam tù. Trong 159 năm qua 6 thời Chúa Trịnh, chỉ có 19 vụ hành quyết (killing) được tường thuật đầy đủ.

Thời Tây Sơn (Năm 1792 Nguyễn huệ qua đời tới năm 1802 thì nhà Tây Sơn mất) : Năm 1795 Vua Cảnh Thịnh ra lệnh cấm đạo, giáo dân phải tìm đường trốn lên rừng. Các quan miền Trung độc ác, bắt đàn ông đóng đinh vào ván, đàn bà thì bị cuốn vải vào tay mà đốt, vài linh mục bị chém đầu. Các linh mục thừa sai phải trốn tránh trên rừng hoặc ngoài các đảo xa xăm.

Thời Minh Mạng, Tự Đức (1826- 1862): Dưới thời Minh Mạng, việc bắt đạo có tính cách toàn diện nhằm xoá bỏ hoàn toàn Công giáo trên đất Việt. Giáo dân phải đeo gông (yoke) trên vai ngày đêm, nặng từ 10 đến 40 cân, dài 4 tới 5 thước, hoặc xỏ chân vào cùm ban đêm; bị đánh đòn 10 tới 50 roi, roi thường có 4 mấu chì to bằng đầu ngón tay, đánh vào thịt tung ra văng vãi; bị đánh 60 tới 100 gậy; bị tra tấn bằng kìm (pliers) nguội hoặc kìm nóng từ trong lò lửa làm cháy da, sưng mủ hôi thối; bị quì trên bàn chông có đinh nhọn đâm vào đầu gối, nhức nhối và tuôn máu; bị làm việc tạp dịch từ 1 tới 3 năm, bị đi đày từ 2 ngàn tới 3 ngàn dặm, bị xử tử bằng cách thắt cổ, chém đầu hoặc phân thây thành bốn. Ngoài ra còn bị chém đầu bêu cọc phơi 3 ngày.
Cảnh Thịnh ghét giáo sỹ cũng 1 phần bởi Nguyễn Ánh được các giáo sỹ phương tây (đặc biệt là Bá Đa Lộc) hỗ trợ rất nhiều để chống Tây Sơn !
 

funny104

Xe đạp
Biển số
OF-378417
Ngày cấp bằng
19/8/15
Số km
14
Động cơ
245,290 Mã lực
Tuổi
34
có thể- không có- dấu-gạch- không cụ:|
 

patuana76

Xe container
Biển số
OF-45436
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
6,885
Động cơ
54,046 Mã lực
Nơi ở
Soul Club & VVOF
Quá trình lập ra Ngũ phủ (ban võ) và Phủ liêu (Ban văn) cùng các cơ- quan giúp việc (Lục phiên) là một quá- trình thâu -tóm quyền hành từ cung vua về phủ chúa. Triều -đình vua Lê cuối cùng chỉ còn vài chức quan hư- hàm làm nhiệm- vụ nghi- thức.

Về danh- nghĩa, chúa Trịnh chỉ xưng vương và đứng đầu Ngũ phủ, Phủ liêu nhưng trên thực tế lại nắm hết quyền điều- hành việc nước
Vua Lê làm vua, nhưng không có thực- quyền, triều đình vẫn có các bộ : Công, Binh, Hình, Lễ, Hộ, Lại..đứng đầu các bộ vẫn là quan Thượng Thư nhưng chỉ làm hư -danh. Thực- quyền bên phủ chúa là phủ -liêu gọi là Lục phiên:Binh phiênHộ phiên đặt từ trước, sau đó đặt thêm Lại phiên, Lễ phiên, Hình phiên, Công phiên, tương đương 6 Bộ của triều đình vua Lê (Thủy sư phiên thuộc về Binh phiên). Kể từ lúc này, toàn bộ việc tiền- tài, thuế -khóa, việc quân, việc dân đều thuộc cả về các phiên ty
Đoạn này nghe có vẻ giông giống 1 triều đại nào đấy... cũng chúa lộng quyền át cả vua.
 

greenkar

Xe tăng
Biển số
OF-27871
Ngày cấp bằng
25/1/09
Số km
1,650
Động cơ
498,135 Mã lực

perman

Xe buýt
Biển số
OF-30977
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
669
Động cơ
481,592 Mã lực
Nơi ở
Hà nội thành
Thớt lịch sử của cụ đốc lúc nào cũng hấp dẫn. Cứ như phim bộ í. Lúc nào cũng chỉ muốn có liên tục để đọc thôi
 
Biển số
OF-379516
Ngày cấp bằng
26/8/15
Số km
139
Động cơ
245,540 Mã lực
Tuổi
36
cho em hóng vs các cụ
 

Truongsonnam_37

Xe tăng
Biển số
OF-87118
Ngày cấp bằng
1/3/11
Số km
1,623
Động cơ
420,183 Mã lực
Nơi ở
Hoang Mai
Nhà em hóng với ah!
 

Shamoce

Xe tăng
Biển số
OF-358114
Ngày cấp bằng
13/3/15
Số km
1,228
Động cơ
268,200 Mã lực
Có thật không vậy ta?

Lúc bấy giờ, công nghệ đóng thuyền ở nước ta đã có những tiến bộ nhất định. Cuối thế kỷ XVIII, John Barraw - hội viên Hội Hoàng gia Anh - đã đến xứ Đàng Trong (miền Trung và miền Nam Việt Nam) và chứng kiến: "Thuyền của họ đóng rất đẹp, thường dài từ 50 đến 80 pied (1pied = 0,30m). Đôi khi một chiếc thuyền như vậy chỉ gồm 5 tấm ván, kéo dài từ đầu nọ đến đầu kia và được ghép vào nhau bằng mộng. Thuyền biển của họ đi không nhanh lắm, nhưng rất an toàn. Bên trong được chia thành từng khoang, loại này rất chắc có thể đâm vào đá ngầm mà không chìm vì nước chỉ vào một khoang mà thôi. Hiện tại ở Anh đã bắt chước cách làm này để áp dụng vào việc đóng tàu".
Người Việt Nam chúng ta rất hay thủ dâm, bác là 1 ví dụ điển hình
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top