[TT Hữu ích] Nhà Tây Sơn - Đỉnh- cao và sụp -đổ

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
TRịnh Sâm, chúa Trịnh thứ 9 ( 1739-1782) là người bắt đầu làm cho Đàng Ngoài suy tàn dần.
Nếu như cha ông, chúa Trịnh DOanh, là người tài -giỏi, trị nước, an- dân, kính vua tốt, thì Trịnh Sâm, tuy thông -minh, giỏi văn thơ, tài võ -nghệ, nhưng lại đắm chìm sắc- dục bằng việc sủng- ái Đặng Thị Huệ, giết thái tử Lê Duy Vỹ.

Đặc biệt, việc chúa phế con trưởng Trịnh Khải, lập con của Đặng Thị Huệ là Trịnh Cán làm Thế tử đã làm nạn kiêu binh xuất hiện.
Quan trọng hơn, chúa đã phá vỡ nền hòa bình 100 năm với Đàng Trong, bằng việc đánh vào Thuận Hóa năm 1774.

Từ đây, đất nước bắt đầu loạn lạc.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Có thật không vậy ta?

Lúc bấy giờ, công nghệ đóng thuyền ở nước ta đã có những tiến bộ nhất định. Cuối thế kỷ XVIII, John Barraw - hội viên Hội Hoàng gia Anh - đã đến xứ Đàng Trong (miền Trung và miền Nam Việt Nam) và chứng kiến: "Thuyền của họ đóng rất đẹp, thường dài từ 50 đến 80 pied (1pied = 0,30m). Đôi khi một chiếc thuyền như vậy chỉ gồm 5 tấm ván, kéo dài từ đầu nọ đến đầu kia và được ghép vào nhau bằng mộng. Thuyền biển của họ đi không nhanh lắm, nhưng rất an toàn. Bên trong được chia thành từng khoang, loại này rất chắc có thể đâm vào đá ngầm mà không chìm vì nước chỉ vào một khoang mà thôi. Hiện tại ở Anh đã bắt chước cách làm này để áp dụng vào việc đóng tàu".
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Một số lớn thuyền chiến của Tây Sơn được trang bị pháo, nhằm tăng cường hỏa lực, tạo nên mũi đột kích có sức công phá và tiêu diệt lớn. Trong một bức thư của Jeaptiste Chaigneau cho biết ở Quy Nhơn, thủy đội Tây Sơn có 54 tàu, 93 chiếc thuyền, 300 pháo hạm, 100 tàu buồm trang bị khá hùng hậu.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Năm 1782, thủy quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy tiến đánh Gia Định. Thủy quân của Nguyễn Ánh dàn trận ở sông Cần Giờ nghênh chiến. Chiến thuyền Tây Sơn "giương buồm căng, xông pha thẳng tiến" (Lịch triều tạp kỷ - LTTK - Ngô Cao Lãng). Chiến thuyền quân Nguyễn "chưa giao chiến đã tự tan vỡ". Trong trận này, thủy quân Tây Sơn đã đốt cháy chiếc tàu do Maanuel - một sĩ quan Pháp trong quân đội chúa Nguyễn - làm thuyền trưởng và giết chết luôn y. Thừa thắng, thủy quân Tây Sơn đánh tan luôn cả hạm thuyền của Nguyễn Ánh đóng ở sông Ngã ba thuộc Xoài Rạp, rồi tiến thẳng đến Bến Nghé, khiến chúa Nguyễn phải bôn tẩu ra đảo Phú Quốc.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Năm 1783, thủy quân Tây Sơn lại tiến vào Gia Định, đánh quân Nguyễn. Hạm thuyền Tây Sơn và hạm thuyền chúa Nguyễn giáp chiến kịch liệt ở sông Bến Nghé. Kết cục hạm thuyền Tây Sơn đã đốt cháy hạm thuyền quân Nguyễn mờ mịt trong vòng khói lửa dữ dội! Lần này, Nguyễn Ánh cùng tàn quân lại phải chạy trốn ở đảo Phú Quốc.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn tiến đánh Phú Xuân, các pháo thuyền Tây Sơn đậu ở sông Hương, chờ nước thủy triều lên, bắn phá dữ dội vào thành và nhanh chóng chiếm được Phú Xuân của quân Trịnh. Thừa thắng quân thủy Tây Sơn gồm 1.400 chiến thuyền và 2 vạn quân tiến ra Bắc Hà. Quân Trịnh tổ chức phòng thủ ở Nghệ An, nhưng bị nghĩa quân đánh chiếm dễ dàng.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Quân Trịnh có phát triển hải quân, phương Tây khi đó gọi chúa Nguyễn là Lord of Fire vì hỏa khí, trọng pháo mạnh còn chúa Trịnh là Lord of Water vì thủy/hải quân mạnh. Trong một tờ biểu gửi vua Minh năm 1596, chúa Trịnh Tùng đã từng mạnh dạn đề xuất việc đem quân thủy Đàng Ngoài giúp quân Minh đánh Nhật Bản, vua Minh đã không dám chấp nhận đề nghị đó.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sau sự kiện ở Thuận Hóa, chúa Trịnh đã giành khỏi tay chúa Nguyễn một vùng đất rộng- lớn. Nhưng cũng kể từ đó, chính quyền Lê-Trịnh tiếp tục lún sâu vào lục đục, suy yếu; chúa Trịnh Sâm ngày một sa- đọa, bỏ- bê việc nước, gian- thần Hoàng Đình Bảo thừa cơ lộng- hành, cùng với Đặng Thị Huệ mưu giết Trịnh Khải.
Năm, 1776, Miền Bắc gặp hạn- hán, mất- mùa, dân bị đói, giá gạo cao, mà ruộng chiêm thì khô -nẻ, công việc làm ruộng không được tiện lợi. Người giàu phải xin làm thuê hoặc vay mượn mà sống, họ hợp nhau ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp. Nhân dân không được yên- nghiệp làm ăn như trước.
Các giáo sĩ mô tả: ngoài đói, dân ta ở các tỉnh Nghệ An ( bây giờ) Hải Dương còn dính bệnh dịch hạch, người chết đến 3/4 có làng. Thây người chết nằm chồng lên nhau...

Đã thế, Trịnh Sâm lại có ý cướp ngôi nhà Lê, nhân gặp kỳ tuế cống năm 1777, Sâm làm tờ biểu mật- tâu với nhà Thanh nói:
-Nhà Lê không có người con cháu nào hiền -tài.

Trịnh Sâm cho người sang nhà Thanh cầu phong Vương, nhưng quên mất là nhân dân cả nước, dù gì, vẫn còn rất tôn- phù nhà Lê, nên 2 viên quan này sang đến TQ, đều tự-tử và đốt bỏ tờ biểu.
 

nghichnham

Xe tăng
Biển số
OF-128626
Ngày cấp bằng
28/1/12
Số km
1,874
Động cơ
380,686 Mã lực
Hay quá. Em mới vào thăm bảo tàng Quang Trung, thấy nhiều cái lờ mờ lắm.

Cụ mô tả bối cảnh có vẻ khách quan, em thích!
 

nghichnham

Xe tăng
Biển số
OF-128626
Ngày cấp bằng
28/1/12
Số km
1,874
Động cơ
380,686 Mã lực
Cụ Krupta nếu muốn có thể tự tạo topic riêng, cho nó có văn hoá cụ nhé.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Vài hình ảnh về thời đó để các cụ cùng xem

Chúa Trịnh Sâm uống trà với Đặng Thị Huệ ở Tả Vọng Đình ( Hồ Gươm)




Cảnh trong phủ chúa Trịnh, xin lưu -ý các cụ là chính -quyền hồi ấy tạm hiểu thế này:

Quá trình lập ra Ngũ phủ (ban võ) và Phủ liêu (Ban văn) cùng các cơ- quan giúp việc (Lục phiên) là một quá- trình thâu -tóm quyền hành từ cung vua về phủ chúa. Triều -đình vua Lê cuối cùng chỉ còn vài chức quan hư- hàm làm nhiệm- vụ nghi- thức.

Về danh- nghĩa, chúa Trịnh chỉ xưng vương và đứng đầu Ngũ phủ, Phủ liêu nhưng trên thực tế lại nắm hết quyền điều- hành việc nước
Vua Lê làm vua, nhưng không có thực- quyền, triều đình vẫn có các bộ : Công, Binh, Hình, Lễ, Hộ, Lại..đứng đầu các bộ vẫn là quan Thượng Thư nhưng chỉ làm hư -danh. Thực- quyền bên phủ chúa là phủ -liêu gọi là Lục phiên:Binh phiênHộ phiên đặt từ trước, sau đó đặt thêm Lại phiên, Lễ phiên, Hình phiên, Công phiên, tương đương 6 Bộ của triều đình vua Lê (Thủy sư phiên thuộc về Binh phiên). Kể từ lúc này, toàn bộ việc tiền- tài, thuế -khóa, việc quân, việc dân đều thuộc cả về các phiên ty


 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,872
Động cơ
524,465 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Cụ Krupta nếu muốn có thể tự tạo topic riêng, cho nó có văn hoá cụ nhé.
Cụ bình tĩnh !
Chính Cụ Đốc tờ mời mọi người góp ý kiến đấy chứ ạ !

p/s : Cụ Krupta gom gọn còm lại tý thì hay hơn !
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cảnh rước các chúa Trịnh ( tranh do các họa sỹ Tây vẽ)





Quân đội thời Lê -Trịnh



 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Xa giá vua Lê







1 đám rước ( có lẽ đàng Ngoài)


 
Chỉnh sửa cuối:

Boeing_777

Xe máy
Biển số
OF-152001
Ngày cấp bằng
8/8/12
Số km
98
Động cơ
356,460 Mã lực
Nhờ các cụ có những bài viết khách quan để bọn em hiểu rõ hơn, có nhìn khách quan hơn về lịch sử. Công, tội nhìn nhận thằng thẳn :)
 

greenkar

Xe tăng
Biển số
OF-27871
Ngày cấp bằng
25/1/09
Số km
1,650
Động cơ
498,135 Mã lực
lần đầu đọc được giải thích về bộ máy chính quyền chúa Trịnh. Cảm ơn cụ đốc
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Miền Bắc vào những năm cuối cùng của nhà Lê là một khu vực nghèo -khổ, nhiều nơi mất -mùa, đói- kém.

Theo lá thư của Lefro gửi cho Bandin thì “… mùa này tháng Mười (âm lịch) năm 1788 đã bị mất vì đại hạn vào mùa hè năm trước. Gạo cũ còn lại của mùa trước thì bị vơ vét vào kho lương địch thành thử ngay cả lái buôn cũng chết đói [có cả bệnh dịch nữa]
Người dân lại bị tham- quan- nhũng- nhiễu, sưu- cao thuế- nặng nên có làng chết mất đến một nửa hay ba phần tư, những người còn lại thì đều bị bắt lính cả. Những tỉnh địa đầu như Thanh Nghệ còn bi- đát hơn. Tình hình đó không phải chỉ một vài tháng mà kéo dài nhiều năm khiến chúng ta hiểu được rằng trong hoàn cảnh nhiễu- nhương, người dân gần như không còn biết gì đến những thay đổi thượng- tầng mà chỉ mong đợi một chính- quyền ít hà- khắc...."

Theo số -liệu do các giáo-sĩ thu -thập và phỏng -đoán, vào đầu thế kỷ XIX, 11 đạo ở miền Bắc có tổng cộng 9,445 xã 578,400 suất đinh, dân số miền Bắc ước lượng khoảng từ 5 đến 6 triệu người, trong khi dân số miền Nam chỉ chừng non 1 triệu người Việt, còn lại là người Hoa và người Chăm Pa và các sắc- tộc thiểu số.

Những con số này dĩ- nhiên không tuyệt- đối chính- xác nhất là ở Ðàng Trong một số đông các sắc tộc thiểu số vốn dĩ thần phục chúa Nguyễn trên danh- nghĩa nhưng giữ sinh hoạt- kinh tế, văn- hoá riêng, sống du -canh di- chuyển luôn luôn nên không có con số rõ- rệt.
Cũng vì thế, quân -đội của chúa Nguyễn có thể chỉ bằng 1/4 quân chúa Trịnh như giáo sĩ Cristophoro Borri miêu tả.
 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
23,327
Động cơ
585,446 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Em đặt viên gạch hóng chủ đề hay.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top