[Funland] Nhà Nguyễn- Đỉnh cao và bại trận

Trạng thái
Thớt đang đóng

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngoài Bắc Hà, bất bình với chính sách cai trị quá hà khắc của Minh Mạng, đặc biệt là việc cử quan lại miền Trung, Nam ra cai trị.

Cho dù có nhiều cố gắng, nhưng các mặt nông, công, thương,... đều suy đốn và đình trệ, làm cho các tầng lớp nhân dân mà đại bộ phận là dân nghèo lâm vào cảnh sống ngày càng cơ cực.

Chẳng những nhà Nguyễn không cải thiện được tình tình mà trái lại, ngày càng thêm rối ren:

Tháng giêng năm Minh Mạng thứ 7 1826 thì: Trong 13 huyện trấn Hải Dương người đói lưu tán hết 108 làng, bỏ hoang mất hơn 12.700 mẫu ruộng, thuế mùa đông năm ngái (ngoái) không lấy gì nạp được.

Bất mãn vì đường lối cai trị của nhà Nguyễn, khoảng năm 1821, Phan Bá Vành tập hợp dân nghèo khổ vùng Nam Định, Thái Bình ( vùng Sơn Nam Hạ ) nổi dậy chống triều đình nhà Nguyễn.
 

LeHoang_Tx

Xe điện
Biển số
OF-191996
Ngày cấp bằng
1/5/13
Số km
3,038
Động cơ
350,760 Mã lực
Nơi ở
NCT HN
Cụ doctor76 nghiên cứu sử rất khoa học và có quy trình khoa học nên cccm comt vào thì nên có tính học hỏi!


Đề nghị nêu ra tư liệu, của ai, sách nào,....theo tôi đây là sách của những người Việt Nam viết, thời hiện đại, ở miền Bắc viết như Nguyễn Quang Trung Tiến,...


Về Nông Nghiệp, Ánh chú trọng khai khẩn ở miền Nam, bỏ mặc miền Bắc, thiếu kinh nghiệm trị thủy các vùng phía Bắc dù cho nhà vua đã cho đầu tư đắp đê không ít.

Nhận xét trên là nhận xét của sử gia thời hiện đại, 1 lớp sử gia học hành không đến nơi đến chốn, như ông P Huy Lê, TQV, không biết tiếng Hán, tiếng Anh gì cả.
Xin lỗi cụ đếch biết gì mà chém!
Cụ P Huy Lê nhà nòi họ Phan Huy đấy!
Cụ TQV rất giỏi mấy ngoại ngữ, cụ chưa đủ tuổi hít khói đâu!
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Phan Bá Vành còn có tên là Đỗ Hiển Vinh. Ông tổ xa của Phan Bá Vành là thái bảo Ngô Từ (cha Quang Thục hoàng thái hậu, và là ông ngoại vua Lê Thánh Tông). Về sau họ này dời đến ở làng Minh Giám thì đổi theo họ mẹ (họ Phan).

Làng Minh Giám là một làng lớn ven sông Hồng, phía Đông có sông Kem chảy từ Kiến Giang ra sông Hồng. Bên kia sông là huyện Giao Thủy, cách bờ sông Hồng khoảng 3 km là xã Trà Lũ, về sau trở thành căn cứ chính của quân Ba Vành.

Mẹ ông tên là Mai Thị Vẻ, người làng Cối Kê (nay là xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình), còn tên cha thì không rõ.

Với chủ trương "lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo", ngay từ giai đoạn đầu, người đi theo đã có hơn 5.000, về sau thêm mấy ngàn quân của thủ lĩnh Ba Hùm (người Mường) từ thượng du Thanh Hóa cùng với quân nổi dậy ở các tỉnh lân cận kéo đến hiệp lực, thì lực lượng của ông có khoảng 10.000 quân.

Được sự giúp đỡ của Nguyễn Hạnh (tướng cũ của nhà Tây Sơn, được Ba Vành phong chức hữu quân, là một cận tướng của vua Quang Trung, từng giúp vua Cảnh Thịnh chạy trốn khi Phú Xuân thất thủ. Sau này, vua Gia Long nghe tiếng ông cho mời về, nhưng ông không nghe, chỉ chờ dịp tham gia đánh đổ nhà Nguyễn)

Ngoài ra còn kể đến các tướng Vũ Đức Cát (quan nhà Nguyễn, nguyên là Thủ ngự đồn Ba Thắc, vì con phải tội giết người, nên bị cách chức) Ba Hùm (thủ lĩnh người Mường)... và một số nhân vật có tiếng ở địa phương như Trần Bá Hựu, Hai Đáng, Chiêu Liễn,... nên thanh thế Ba Vành ngày càng tăng.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 3 năm 1826.

Từ đại bản doanh tại thôn Phú Nhai, thuộc làng Trà Lũ (nay thuộc 3 xã Xuân Trung, Xuân Bắc, Xuân Phương huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định), Phan Bá Vành dẫn quân đi đánh chiếm đồn Trà Lý và đồn Lân Hải (Kiến Xương, Thái Bình), giết được hai viên thủ ngự sứ là Đặng Đình Liễu và Nguyễn Trung Diễn. Tiếp đó, Vành cho quân đánh lan ra vùng Kiến Xương, Vũ Tiên, Chân Ninh (Trực Ninh)...

Trấn thủ Sơn Nam Lê Mậu Cúc hay được, mang quân đến đàn áp. Hai bên giao chiến ác liệt tại Cồn Tiên (Tiền Hải). Vành xông lên đầu quân, phóng một lao xuyên cổ trấn thủ Cúc, quân Nguyễn quăng vũ khí, bỏ thuyền bè mà chạy cả. Quân của Ba Vành rượt theo, chém chết 200 quân. Số còn lại bỏ chạy thoát.

Nghe tin, Minh Mạng sai thống chế Trương Phúc Đặng kéo 7000 quân ra Bắc để dẹp loạn. Đến nơi, Đặng cho quân đánh bất ngờ Giao Thủy. Thiếu phòng bị, quân sư Vũ Đức Cát chạy ra An Quảng, rồi đến xã Đông Hào thì bị bắt và bị giết ngay.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 1 năm 1827.

Phan Bá Vành và Nguyễn Hạnh lại tập hợp được hơn 5.000 quân, đi tấn công vào hai huyện là Tiên Minh và Nghi Dương thuộc tỉnh Hải Dương. Quân Nguyễn thua to, chết gần 2000.

Tiếp theo, Vành, HẠnh kết với nhóm Hải tặc Trung QUốc để mở rộng hoạt động ra các vùng ven biển thuộc vịnh Bắc Bộ. Nhóm này đi cướp các tàu buôn TQ, của triều đình rồi lấy tiền chia nhau.

Thua liên tiếp, trấn thủ Hải Dương là Nguyễn Đăng Huyên cầu cứu đến triều đình Huế. Minh Mạng liền thăng cho Trương Văn Minh làm tiền phong đô thống chế chuyên quản lính Bắc thành, để hiệp đồng với tham hiệp Nghệ An là Nguyễn Hữu Thận coi việc quân.

Không yên tâm,vua lại chuẩn cho tham hiệp Thanh Hóa là Nguyễn Công Trứ, tham biện Nghệ An Nguyễn Đức Nhuận, quản cơ Thanh Hóa Vũ Văn Bảo, quản cơ Nghệ An Trương Văn Tín cùng mang quân thủy bộ và 14 chiến thuyền cùng 10.000 quân ra gấp Hải Dương. Toán quân này ra đến gần Hải Dương thì bị quân Bá Vành với quân Hải tặc TQ chặn đánh, gần 3000 quân chết trận và chết đuối. Số còn lại cố sức đánh, rút về Hải Dương cố thủ
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 3 năm 1827.

Quân Ba Vành vẫn kiên trì hoạt động mạnh ở vùng phủ Thiên Trường (Nam Định) và phủ Bo ( phủ thành Kiến Xương). Nhận được tấu sớ xin thêm quân, Minh Mạng bèn sai hậu quân phó tướng Ngô Văn Vĩnh mang hai vệ quân gồm 3000 quân tinh nhuệ ở Kinh đô Huế, cùng 4000 lính thuộc vệ quân Thần Sách ở Nghệ An đi gấp ra Bắc.

Tháng 4 năm 1827.

Quân Nguyễn do Nguyễn công Trứ chỉ huy, đụng độ quân Ba Vành ở sông Bổng Điền ( không rõ ở đâu) 2 bên bất phân thắng bại.

Vài hôm sau, BA Vành lại đem 3000 quân đến tập kích vây chặt cánh quân của Phạm Đình Bảo (hoặc Bửu) ở chợ Quán, buộc các tướng Phạm Văn Lý, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Văn Phong phải mang ba đạo quân với gần 7000 lính đến cứu, quân nổi dậy bị thua, chết và bị giết tại chỗ 1000, số còn lại chạy về căn cứ ở làng Trà Lũ.

Để chống cự lâu dài, Phan Bá Vành cho quân đào đắp thêm hào lũy ở đây, tuy nhiên việc Phan Bá Vành chuyển toàn bộ lực lượng về Trà Lũ, là một sai lầm, thậm chí là một sự mạo hiểm và bế tắt ( tắc).

Nơi đây là một vùng đầm lầy ( hồi ấy), có lối thông ra biển, nhưng đúng là tử huyệt, bởi được tin gian tế về báo, Nguyễn Công Trứ vui mừng quá, bèn sửa soạn huy động toàn bộ quân, bao vây mọi lối thoát.

Quân Nguyễn xiết vòng vây, không còn đường tiếp tế, khốn quẫn.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 21 tháng 5 năm 1827.

Biết không còn đường lùi, Bá Vành cùng quân nổi dậy chia làm 2 nhóm, một nhóm mở đường máu đánh ra, một nhóm do Bá Vành chỉ huy đào một con lạch dài cỡ 300 mét suốt đêm ra biển để thuyền chạy thoát.

Nhưng nhóm đánh nghi binh, vừa xông ra liền bị đại bác và các cỡ súng bắn như mưa, quân nổi loạn chết gần hết, còn khoảng 500 quân cố gắng áp lên thuyền đánh xáp lá cà.

Đánh đến chiều thì quân Nguyễn không mạo hiểm, thu quân về phục.

Bất ngờ có gian tế báo, chỉ điểm cho quân Nguyễn biết được vị trí Ba Vành đào lạch, nên quân Nguyễn bố trí mai phục.

Rạng sáng ngày 22 tháng 5 năm 1827.

Quân Ba Vành vừa ra đến lạch đào, thì bị quân Nguyễn phục kích, hai bên bờ súng ra như mưa, quân Vành chết gần hết quân Nguyễn xông lên chém giết, gần 3000 quân bị chết, chết đuối, (Ba) Vành một mình trốn vào bãi lau sậy, nhưng bị thương vào đùi, bị quân Nguyễn đuổi theo bắt sống.

Quân Nguyễn đóng cũi Bá Vành cùng với vài tướng khác như Đán, Liễn…

Khi quân Nguyễn giải Bá VÀnh qua Đồng Phú, Thượng Nguyên ( có lẽ là Mỹ Lộc, Nam Định) thì Phan Bá Vành cắn lưỡi tự sát.

Ngày hôm sau, quân Nguyễn, theo lệnh của Minh Mạng, tới làng Minh Giám, quê Phan Bá Vành, làng Trà Lũ, tháo dỡ phá hết nhà cửa, lũy tre, cây cối, không sót một thứ gì, bắt hết già trẻ bé lớn 2 làng được khoảng 7000 người, cùng với 760 lính nổi dậy, đem ra pháp trường chém sạch.
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
E cũng xin góp ý là cụ hãy để cụ doctor độc diễn cho thớt liền mạch
tất cả các chủ đề đều khuyến khích người khác tham gia bình luận bổ sung tranh luận phản biện. Trừ khi chủ ko đồng ý
 

nguoiachau

Xe tải
Biển số
OF-174779
Ngày cấp bằng
3/1/13
Số km
425
Động cơ
343,550 Mã lực
Cụ doctor76 nghiên cứu sử rất khoa học và có quy trình khoa học nên cccm comt vào thì nên có tính học hỏi!




Xin lỗi cụ đếch biết gì mà chém!
Cụ P Huy Lê nhà nòi họ Phan Huy đấy!
Cụ TQV rất giỏi mấy ngoại ngữ, cụ chưa đủ tuổi hít khói đâu!
Cụ Lê và cụ Vượng KHÔNG CÓ 1 TÁC PHẨM SỬ NÀO được người ta đánh giá cao cả. Không hề nhé. Họ là những sinh viên thế hệ đầu tiên, năm 24 tuổi PHL đã là trưởng khoa Sử; 2 ông này có cả trăm đầu sách nhưng không có tác phẩm nào giá trị.

Cụ Đào Duy Anh mới gọi là thông cả tiếng Pháp, Hán, vì cụ dịch rất nhiều sách, 2 cụ trên không dịch sách nào cả, các cụ í chỉ là hiểu đính, không hiểu từ hiệu đính này là gì. Phan Huy hay Phan Trời cũng vậy thôi, chẳng qua cụ bị thông não rồi.

Doctor đang trích những gì mà các nhà sử học miền Bắc viết trong thời chiến, thời vùi dập nhà Nguyễn, coi chế độ phong kiến là hủ bại, chùa chiền, sách vở đập phá, đốt,....nên bây giờ lại phải làm lại.

Chính sách của nhà Lê, đặc biệt là họ Trịnh, chỉ dùng quân Thanh Nghệ làm ưu binh, dân vùng đó được miễn thuế, mà dân vùng trung châu phải nộp thuế rất cao. Đến thời Nguyễn, họ vẫn chỉ dùng người Thanh Nghệ Thuân Quảng, dùng quân Thanh Nghệ để khống chế toàn miền Bắc. Hễ có miền Bắc nổi loạn, là quân Thanh Nghệ sẽ xuất binh thảo phạt. Đến thời Hồ Chí Minh, các lãnh tụ cách mạng thời kì đầu cũng là dân Nghệ An ở Tâm Tâm Xã, tuyệt nhiên khó kiếm ra ai là người Bắc, như Trần Phú, N Văn Cừ, N Thị Minh Khai, hay Phạm Hồng Thái (ném bom)...
Tâm lí ghét dân Thanh Nghệ của miền Bắc có từ rất lâu rồi, có thể nó là sự gạt bỏ một vùng đất ra khỏi hệ thống chính trị.
 
Chỉnh sửa cuối:

Yêu Thanh Hóa

Xe buýt
Biển số
OF-344759
Ngày cấp bằng
29/11/14
Số km
540
Động cơ
274,360 Mã lực
Cụ Lê và cụ Vượng KHÔNG CÓ 1 TÁC PHẨM SỬ NÀO được người ta đánh giá cao cả. Không hề nhé. Họ là những sinh viên thế hệ đầu tiên, năm 24 tuổi PHL đã là trưởng khoa Sử; 2 ông này có cả trăm đầu sách nhưng không có tác phẩm nào giá trị.

Cụ Đào Duy Anh mới gọi là thông cả tiếng Pháp, Hán, vì cụ dịch rất nhiều sách, 2 cụ trên không dịch sách nào cả, các cụ í chỉ là hiểu đính, không hiểu từ hiệu đính này là gì. Phan Huy hay Phan Trời cũng vậy thôi, chẳng qua cụ bị thông não rồi.

Doctor đang trích những gì mà các nhà sử học miền Bắc viết trong thời chiến, thời vùi dập nhà Nguyễn, coi chế độ phong kiến là hủ bại, chùa chiền, sách vở đập phá, đốt,....nên bây giờ lại phải làm lại.

Chính sách của nhà Lê, đặc biệt là họ Trịnh, chỉ dùng quân Thanh Nghệ làm ưu binh, dân vùng đó được miễn thuế, mà dân vùng trung châu phải nộp thuế rất cao. Đến thời Nguyễn, họ vẫn chỉ dùng người Thanh Nghệ Thuân Quảng, dùng quân Thanh Nghệ để khống chế toàn miền Bắc. Hễ có miền Bắc nổi loạn, là quân Thanh Nghệ sẽ xuất binh thảo phạt. Đến thời Hồ Chí Minh, các lãnh tụ cách mạng thời kì đầu cũng là dân Nghệ An ở Tâm Tâm Xã, tuyệt nhiên khó kiếm ra ai là người Bắc, như Trần Phú, N Văn Cừ, N Thị Minh Khai, hay Phạm Hồng Thái (ném bom)...
Tâm lí ghét dân Thanh Nghệ của miền Bắc có từ rất lâu rồi.
Cụ rất tỉnh táo.

Trong tài liệu lão doctor76 chụp ảnh đưa lên, không hề nói đến những dòng lão ấy đang lừa bịp mọi người
 

nguoiachau

Xe tải
Biển số
OF-174779
Ngày cấp bằng
3/1/13
Số km
425
Động cơ
343,550 Mã lực
Cụ chủ cứ gửi lên là sách tên gì, nhà xuất bản nào,...cho anh em tham khảo. Chẳng lẽ bản thảo mà chủ thớt đang dịch là của gia truyền ?
 

nguoiachau

Xe tải
Biển số
OF-174779
Ngày cấp bằng
3/1/13
Số km
425
Động cơ
343,550 Mã lực
Ví dụ nhận xét:

Nhà Nguyễn thời vua Gia Long nhìn chung rất đề cao và khuyến khích nông nghiệp tuy nhiên lại tỏ ra thiếu kinh nghiệm trị thủy các vùng phía Bắc dù cho nhà vua đã cho đầu tư đắp đê không ít

Đây là nhận xét của Nguyễn Khắc Thuần, 1 sử gia trứ danh của thời hiện đại, sách Lịch sử trung đại VN. Sách VN các bạn à, sách của những tác giả không ai mua. không ai đọc. 1 thằng Tây không thể nào mà viết rối rắm, lằng nhằng về mặt tư duy như thế này được. Chẳng lẽ N Ánh không sống ở miền Bắc, nên mới suy luận ''không có kn trị thủy''. Chính N Ánh là người trực tiếp họp các đại thần, bàn về việc nên phá bỏ đê hay tiếp tục đắp đê sông Hồng. Cuối cùng, không ai có thể bàn rõ việc, nên nhà vua mới dừng. Chứng tỏ N ánh đã quan tâm tới việc nông nghiệp của muôn dân, chứ chẳng lạnh lùng; nhiều người cho rằng việc đắp đê đã khiến cho đb sông Hồng kém chất lượng canh tác do không được phù sa, không như trong miền Nam. Hệ quả là các cuộc khởi nghĩa nông dân xảy ra liên tục do mất mùa.

Chẳng thể nói xấu được N Ánh hay nhà Nguyễn nữa, khi mà miền Nam đóng góp quá nhiều vào kinh tế, những gì nhà Nguyễn để lại, như việc khai khẩn, các con kênh, các di sản văn hóa phi vật thể lẫn vật thể...ai cũng thấy.
 
Chỉnh sửa cuối:

LeHoang_Tx

Xe điện
Biển số
OF-191996
Ngày cấp bằng
1/5/13
Số km
3,038
Động cơ
350,760 Mã lực
Nơi ở
NCT HN
Cụ Lê và cụ Vượng KHÔNG CÓ 1 TÁC PHẨM SỬ NÀO được người ta đánh giá cao cả. Không hề nhé. Họ là những sinh viên thế hệ đầu tiên, năm 24 tuổi PHL đã là trưởng khoa Sử; 2 ông này có cả trăm đầu sách nhưng không có tác phẩm nào giá trị.

Cụ Đào Duy Anh mới gọi là thông cả tiếng Pháp, Hán, vì cụ dịch rất nhiều sách, 2 cụ trên không dịch sách nào cả, các cụ í chỉ là hiểu đính, không hiểu từ hiệu đính này là gì. Phan Huy hay Phan Trời cũng vậy thôi, chẳng qua cụ bị thông não rồi.

Doctor đang trích những gì mà các nhà sử học miền Bắc viết trong thời chiến, thời vùi dập nhà Nguyễn, coi chế độ phong kiến là hủ bại, chùa chiền, sách vở đập phá, đốt,....nên bây giờ lại phải làm lại.

Chính sách của nhà Lê, đặc biệt là họ Trịnh, chỉ dùng quân Thanh Nghệ làm ưu binh, dân vùng đó được miễn thuế, mà dân vùng trung châu phải nộp thuế rất cao. Đến thời Nguyễn, họ vẫn chỉ dùng người Thanh Nghệ Thuân Quảng, dùng quân Thanh Nghệ để khống chế toàn miền Bắc. Hễ có miền Bắc nổi loạn, là quân Thanh Nghệ sẽ xuất binh thảo phạt. Đến thời Hồ Chí Minh, các lãnh tụ cách mạng thời kì đầu cũng là dân Nghệ An ở Tâm Tâm Xã, tuyệt nhiên khó kiếm ra ai là người Bắc, như Trần Phú, N Văn Cừ, N Thị Minh Khai, hay Phạm Hồng Thái (ném bom)...
Tâm lí ghét dân Thanh Nghệ của miền Bắc có từ rất lâu rồi, có thể nó là sự gạt bỏ một vùng đất ra khỏi hệ thống chính trị.
E chẳng sùng cụ Lê lẫn cụ Vượng,nhưng công bằng mà nói các cụ đấy (thêm cụ Tấn) đã đóng góp cho nghiên cứu sử rất nhiều!
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Ví dụ nhận xét:

Nhà Nguyễn thời vua Gia Long nhìn chung rất đề cao và khuyến khích nông nghiệp tuy nhiên lại tỏ ra thiếu kinh nghiệm trị thủy các vùng phía Bắc dù cho nhà vua đã cho đầu tư đắp đê không ít

Đây là nhận xét của Nguyễn Khắc Thuần, 1 sử gia trứ danh của thời hiện đại, sách Lịch sử trung đại VN. Sách VN các bạn à, sách của những tác giả không ai mua. không ai đọc. 1 thằng Tây không thể nào mà viết rối rắm, lằng nhằng về mặt tư duy như thế này được. Chẳng lẽ N Ánh không sống ở miền Bắc, nên mới suy luận ''không có kn trị thủy''. Chính N Ánh là người trực tiếp họp các đại thần, bàn về việc nên phá bỏ đê hay tiếp tục đắp đê sông Hồng. Cuối cùng, không ai có thể bàn rõ việc, nên nhà vua mới dừng. Chứng tỏ N ánh đã quan tâm tới việc nông nghiệp của muôn dân, chứ chẳng lạnh lùng; nhiều người cho rằng việc đắp đê đã khiến cho đb sông Hồng kém chất lượng canh tác do không được phù sa, không như trong miền Nam. Hệ quả là các cuộc khởi nghĩa nông dân xảy ra liên tục do mất mùa.

Chẳng thể nói xấu được N Ánh hay nhà Nguyễn nữa, khi mà miền Nam đóng góp quá nhiều vào kinh tế, những gì nhà Nguyễn để lại, như việc khai khẩn, các con kênh, các di sản văn hóa phi vật thể lẫn vật thể...ai cũng thấy.
em từng học vài tiết ông thuần dạy hồi đại học. Dạy rất chán và định kiến rất cao. Luôn chửi nhà nguyễn và vua nguyễn là phản động
 

MiTa

Xe cút kít
Biển số
OF-30644
Ngày cấp bằng
5/3/09
Số km
16,526
Động cơ
678,707 Mã lực
E xin 1 xuất ngồi hóng chuyện nhà em. Cám ơn Cụ chủ!
 

bobesoc

Xe tăng
Biển số
OF-187901
Ngày cấp bằng
2/4/13
Số km
1,548
Động cơ
338,103 Mã lực
Theo sử OF truyền lại " Chã đi gặp Total.Bí.Thơ xin đặt vùng đất hoang vu và rộng lớn phía bắc Đại Việt chưa được khai phá là Quốc Trung, Tổng đồ rằng đặt như thế trùng với tên nhạc sĩ Quốc Trung - phu quân của Thanh Lam nên ko đồng ý, sau Chã mới xin đặt ngược lại là Trung Quốc kẻo các OF nhầm, và khu đất rộng lớn phía bắc có tên chính thức từ đó " - Theo bản dịch không chính thức, chưa có nguồn xác thực ?!!! :D ..............Đúng là các cụ dịch lịch sử kiểu tự suy từ các nguồn sợ quá!
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Quan điiểm lịch sử của cụ quá cực đoan! Cụ chưa có khả năng thẩm ý kiến trái ý chủ quancủa bản thân.
Cụ vẫn thích thể hiện kiểu vậy sẽ tiếp tục bị tẩy chay ở OF%%-
tôi ko quan tâm
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top