[Funland] Nhà Nguyễn- Đỉnh cao và bại trận

Trạng thái
Thớt đang đóng

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
vương quốc Champa 30 năm cuối cùng:
http://dev.champaka.info/images/stories/CHAMPAKA/TAPSAN/Champaka12/04 po ceng.pdf
Po Saong Nyung Ceng1 mà biên niên sử Việt Nam gọi là Nguyễn Văn Chấn không phải xuất thân từ gia đình hoàng gia Champa, mà là một vị quan lại đã từng phục vụ trong triều đình của vua Po Ladhuanpuguh (1793-1799). Ngài là tổ tiên của dòng tộc Bà Thềm, công chúa Champa cuối cùng ở tại Phan Rí hôm nay. Ngay từ buổi ban đầu, Po Saong Nyung Ceng là chiến hữu của Nguyễn Ánh trong chiến trường chống Tây Sơn. Năm 1790, Ngài được Nguyễn Ánh phong chức Khâm Sai Thống Binh Cai Cơ và sau đó là phó vương Champa vào năm 1794 để phụ tá cho vua Po Ladhuanpuguh . Năm 1799, Po Saong Nyung Ceng được tấn phong làm quốc vương Champa để thay thế Po Ladhuanpuguh băng hà vì sức khỏe 3 . Kể từ ngày lên ngôi của vua Po Saong Nyung Ceng vào năm 1799, lãnh thổ Champa vẫn là nơi mà Nguyễn Ánh dùng làm hậu cứ quân sự để ngăn chặn những cuộc tiến quân của Tây Sơn vào Gia Định. Mặc dù Champa có tân quốc vương, nhưng chủ quyền quốc gia và biên giới đất đai vào thời điểm đó rất lu mờ vì chiến tranh giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh chưa chấm dứt.
Sau ngày chiến thắng chống quân Tây Sơn và thống nhất đất nước vào năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế lấy danh hiệu là Gia Long và đặt tên gọi quốc gia là Việt Nam. Hoàng đế Gia Long là người rất quan tâm đến thể chế phân quyền dành cho một số địa phương và những chiến hữu đã chung vai sát cánh trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Để thực hiện chính sách này, vua Gia Long chia đất nước Việt Nam thành 3 khu vực chính trị rõ rệt: • Khu vực miền bắc gọi là Bắc Thành trập trung 13 trấn 4 đặt dưới quyền cai trị của Nguyễn Văn Thành (1802- 1806), Trương Tấn Bửu (1806-1810), Nguyễn Huỳnh Đức (1810-1816) và Lê Chất (1819-1826), tức là những tướng lãnh đã từng chiến đấu bên cạnh Gia Long trong thời kỳ chống Tây Sơn. • Khu vực miền nam gọi là Gia Định Thành gồm 6 trấn, đó là Phiên An (Gia Ðịnh), Biên Hòa, Vĩnh Thanh (Vĩnh Long và An Giang), Ðịnh Tường, Hà Tiên và Bình Thuận5 đặt dưới quyền cai trị của Lê Văn Duyệt , sau này được phong chức là phó vương, một chiến hữu nắm vai chủ động trong việc khôi phục lại ngai vàng của Nguyễn Ánh. Bình Thuận là đơn vị hành chánh tập trung các làng mạc người Kinh sinh sống trên lãnh thổ Champa. • Khu vực miền trung, nằm giữa vịnh Cam Ranh và biên giới của Gia Ðịnh Thành, là lãnh thổ Champa đặt dưới quyền cai trị của Po Saong Nyung Ceng, một tướng lãnh gốc người Chăm rất trung thành với Nguyễn Ánh, đã từng đóng góp nhiều công sức trong các cuộc chiến chống Tây Sơn. Tại khu vực này, Po Saong Nyung Ceng chỉ kiểm soát những lãnh thổ đất đai và thần dân thuộc vương quốc Champa mà thôi. Vì rằng phủ Bình Thuận nằm trên lãnh thổ Champa nơi có cộng đồng người Kinh đông đúc trực thuộc vào quyền kiểm soát của Lê Văn Duyệt, tổng trấn Gia Định Thành
ệ thống tổ chức hành chánh Việt Nam dưới thời vua Gia Long là một trường hợp rất đặt biệt trong tiến trình hình thành các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Gia Long là vị vua chủ trương chính sách phân quyền cho cho từng khu vực tại địa phương. Dựa vào chủ thuyết này, vua Gia Long ban cho những chiến hữu của mình nhiều quyền hạn để cai trị một số khu vực mang tính cách tự trị nằm trong quốc gia Việt Nam vừa mới ra đời 8 . Bên cạnh đó, Gia Long còn phục hưng lại vương quốc Champa độc lập, nhưng đặt dưới quyền bảo hộ của triều đình Huế, bằng cách tấn phong cho chiến hữu của mình là Po Saong Nyung Ceng (Nguyễn Văn Chấn) lên làm quốc vương Champa. Với qui chế này, Po Saong Nyung Ceng có quyền tối cao đối với thần dân Champa và phải tôn trọng quyền lợi của cư dân người Kinh trực thuộc phủ Bình Thuận của triều đình Huế . Vua Gia Long còn ban cho quốc vương Po Saong Nyung Ceng quyền tuyển mộ binh lính địa phương để thành lập một quân đội riêng để bảo vệ an ninh và dập tắt những phong trào chống đối trong nước. Vua Gia Long dư biết quân đội Champa vào thời điểm đó có số lượng rất ít và thiếu trang bị về vũ khí chiến đấu nên không thể nào chống lại với quân lực hùng mạnh của Việt Nam. Ngược lại, quân đội Champa phải sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ quyền lợi và an ninh Việt Nam nếu triều đình Huế yêu cầu. Qui chế đặc biệt mà vua Gia Long ban cho vương quốc Champa không dựa vào một hiệp ước chính thức nào. Ðây chỉ là một hình thức trả ơn của hoàng đế Gia Long dành cho dân tộc Champa, một tập thể tộc người có nền văn hóa và lịch sử riêng, sinh sống tại một quốc gia nằm giữa lãnh thổ Việt Nam thời đó. Kể từ năm 1802, nhân dân Champa bày tỏ sự vui mừng về cuộc sống thanh bình trở về với đất nước, nhưng họ không ngừng than phiền về nô dịch quá nặng nề mà Po Saong Nyung Ceng yêu cầu nhằm xây dựng lại quê hương hoàn toàn đổ nát do chiến tranh gây ra. Từ công việc sửa chữa đường xá và cơ sở hành chánh, người dân Champa còn phải bỏ nhiều thời gian và công sức để xây dựng lại những đồn lủy phòng thủ và đóng ghe thuyền chiến tranh. Ngoài ra, người dân còn phải đi tìm gỗ quí và vật liệu để nộp cống cho vua Gia Long vào năm Mẹo (1807 hay 1819) để xây dựng cung đình Huế . Chính đó là nguyên giải thích cho sự vùng dậy của dân tộc Churu và Raglai ở khu vực Phố Chăm vào năm Canh Thìn (1808)12. Ngoài cuộc sống cơ cực về nô dịch và nộp thuế nặng nề, vương quốc Champa còn gặp phải bệnh dịch gây ra thiệt mạng cho hàng ngàn người 13 vào năm Thìn (1820). Đặt dưới quyền bảo hộ của Việt Nam, vương quốc Champa phải có nghĩa vụ cung phụng cho triều đình Huế một nguồn thuế mà vua Gia Long đã ấn định. Nhưng ở đây, qui chế thuế áp dụng cho vương quốc Champa rất khác biệt so với qui chế được áp dụng trên toàn quốc Việt Nam thời đó. Dựa vào qui chế mà triều đình Huế đưa ra, dân chúng Việt Nam phải đóng thuế theo đầu người tuỳ theo giai cấp xã hội và mức thu nhập của mình. Ngược lại, triều đình Huế không ra lệnh cho dân chúng Champa đóng thuế mà chỉ liên hệ trực tiếp với với quốc vương Champa, một khi vua Gia Long cần số tiền nhất định là bao nhiêu hay một số lượng gạo, gỗ, cũng như những sản phẩm khác. Hay nói cách khác, quốc vương Champa là người đứng ra trả thuế cho triều đình Huế, chứ không phải là nghĩa vụ của nhân dân Champa thời đó14. Dựa vào qui chế này, người ta cho rằng dưới triều đại Gia Long, Champa là một quốc gia chư hầu có nghĩa vụ triều cống triều đình Huế chứ không phải là một tỉnh lỵ của Việt Nam.
Đối với Việt Nam, Po Saong Nyung Ceng chỉ là người mang chức vụ Chưởng Cơ (chỉ huy trưởng của một binh đoàn) do vua Gia Long tấn phong, mặc dù triều đình Huế dành cho Ngài những đặc quyền mang tính cách ngoại giao, như ngồi bên cạnh những vua chúa nước ngoài (Lào, Khmer, v.v.) vào những nghi lễ chính thức trong cung đình Huế, chứ không ngồi chung với các quan đại thần của Việt Nam. Nhưng đối với quần chúng Champa, qui chế và vai trò của Po Saong Nyung Ceng thì hoàn toàn khác biệt. Sự phục hưng lại vương quốc Champa với qui chế tự trị đặt dưới quyền cai trị của người Champa bản xứ đã trở thành một yếu tố chính trị quan trọng nhằm hợp thức hóa uy quyền của Po Saong Nyung Ceng mà dân chúng xem Ngài là một quốc vương Champa, chứ không phải là vị tỉnh trưởng Champa nằm trong quốc gia Việt Nam thời đó. Sự quyết định của Gia Long nhằm phục hưng lại nền độc lập Champa vào năm 1802 đặt dưới quyền bảo hộ của Việt Nam có thể hiểu như là một cử chỉ thân thiện dành cho những chiến hữu trung thành với Nguyễn Ánh trong suốt những năm chiến đấu chống Tây Sơn. Hay nói một cách khác, vua Gia Long tái lập lại chủ quyền Champa vào thời kỳ đó với mục đích để hình thành một quốc gia chư hầu của triều đình Huế hơn là xây dựng thật sự nền độc lập Champa trong nghĩa rộng của nó, vì Gia Long cũng thành lập qui chế tự trị dành cho Bắc Thành và Gia Ðịnh Thành.
sự hiện diện phủ Bình Thuận của người Kinh trên lãnh thổ Champa mà vua Gia Long giao quyền kiểm soát cho tổng trấn Lê Văn Duyệt ở Gia Định Thành đã làm xáo trộn hệ thống tổ chức hành chánh của vương quốc Champa. Sự chia cắt đất đai Champa từng mảnh vụn để sáp nhập vào phủ Bình Thuận đã đưa vương quốc này vào tình hình rất khó xử. Vì muốn giữ được quyền tự trị của mình, Champa phải có mối quan hệ tốt đẹp với triều đình Huế, trung tâm chính trị có quyền lực cao nhất của Viêt Nam và phục tùng Lê Văn Duyệt, một phó vương có đủ uy quyền đang cai trị Gia Định Thành có cùng biên giới với Champa vào thời điểm đó. Mọi sự quyết định của vương quốc Champa không có sự đồng ý của triều đình Huế hay phó vương Lê Văn Duyệt sẽ đưa vương quốc này đến sụp đổ một cách nhanh chóng. Cũng nhờ qui chế đặc biệt này, vương quốc Champa trở nên yên bình và có mối quan hệ mật thiết với triều đình Huế và tổng trấn Gia Ðịnh Thành trong suốt 18 năm (1802-1820). Mối quan hệ tốt đẹp trên có thể phát xuất từ phong cách cư xử của Po Saong Nyung Ceng, tức là quốc vương Champa luôn luôn bày tỏ lòng trung thành đối với vua Gia Long và duy trì mối giao hảo thân thiện với Lê Văn Duyệt, một nhân vật mà Po Saong Nyung Ceng đã từng quen biết trong những năm chiến đấu chống Tây Sơn. Dựa vào sự che chở của hai láng giềng hùng mạnh (triều đình Huế và Gia Định Thành), Po Saong Nyung Ceng biết lợi dụng tình thế để củng cố vững chắc uy quyền của mình, tiếp tục xây dựng lại quốc gia Champa đổ nát vì chiến tranh và xóa bỏ những hậu quả tang thương của cuộc chiến vào thời Tây Sơn, kéo dài từ 1771 đến 1802.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Em tại dừng thớt để đi chơi với các hót gân, hẹn các cụ tối nay nhá. Heheh.
Em sẽ theo ý các cụ, dịch hết, kể các các trận đánh của quân Pháp sau này, rất, trận Cầu Giấy, trận Tuyên Quang...
Kính mời các cụ đọc
Thớt có lẽ sẽ rất dài ạ.
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
4,530
Động cơ
471,093 Mã lực
Cháu thích cụ Đốc đăng nguyên bản. Vì nguyên bản sẽ phản ánh chân thực góc nhìn của phương Tây (hoặc của tác giả/nhóm tác giả) về triều đình Việt Nam lúc đó, nó cũng là tài liệu để đối chiếu với các nguồn sử khác.
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Năm 1820, vua Gia Long từ trần tại Huế và hoàng tử Ðạm lên ngôi kế vị lấy danh hiệu là Minh Mệnh. Sự tấn phong của vua Minh Mệnh đã gây ra bao tranh luận trong số quan lại của triều đình Huế, vì họ cho rằng hoàng tử Đạm là con của người vợ thứ hai của vua Gia Long, chứ không phải là thái tử chính thức. Chính vì thế, vua Minh Mệnh rất lo ngại về phản ứng này và luôn luôn suy tính có thể thái tử chính thức sẽ tìm cách cạnh tranh. Thêm vào đó, ở Bắc Thành, con cháu của nhà Lê cũng bắt đầu tìm đồng minh để chống lại sự tấn phong của vua Minh Mệnh. Sau ngày lên ngôi của vua Minh Mệnh, Lê Văn Duyệt (tổng trấn Gia Định Thành và Lê Chất (tổng trấn Bắc Thành) là hai vị tướng có quyền lực trong tay vẫn bày tỏ lòng trung thành và thuần phục đối với triều đình Huế. Tuy nhiên, tân quốc vương Minh Mệnh vẫn nghi ngờ rằng lòng trung thành của Lê Văn Duyệt và Lê Chất sẽ không thể kéo dài mãi, vì mối liên hệ giữa vua Minh Mệnh và hai vị tổng trấn này không dựa vào một yếu tố ràng buộc nào. Ngay từ ban đầu, Minh Mệnh đã bày tỏ sự bất bình vì cho rằng Lê Văn Duyệt đã không ủng hộ Ngài lên kế vị ngôi vua mà ủng hộ con của hoàng tử Cảnh. Từ đó, Minh Mệnh kết tội Lê Văn Duyệt là người ít học, bản chất quan võ nóng tính, chủ trương ủng hộ các nhà truyền đạo Châu Âu hầu thành lập vương quốc riêng ở miền nam, hưởng cả quyền "nhập triều bất bái" (vào triều không phải lạy) từ thời Gia Long, nên sau này không bao giờ bái lạy bất cứ ai, cả vua Minh Mệnh16. Chỉ cần đọc bản án kết tội Lê Văn Duyệt vào năm 1835 mà Minh Mệnh viết trong bản dụ, người ta sẽ thấy thế nào là mối câm thù của Minh Mệnh đối với phó vương Lê Văn Duyệt: “Tội Lê Văn Duyệt nhổ từng cái tóc mà kể cũng không hết, nói ra đau lòng, dù có bửa quan quách mà giết thây cũng là đáng tội. Song nghĩ hắn chết đã lâu và đã truy đoạt quan tước, xương khô trong mả, chẳng cần gia hình chi cho uổng công. Vậy cho tổng đốc Gia Định đến chỗ mả hắn cuốc bỏ núm mộ san bằng mặt đất”17. Một năm sau, tức là năm 1836, Minh Mệnh đưa Lê Chất (tổng trấn Bắc Thành) là bạn thân của Lê Văn Duyệt ra xử án mặc dù ông đã từ trần vào năm 1926. Quan lại bộ tả thị lang tên là Lê Bá Tú dâng sớ tố cáo Lê Chất về 16 tội phạm và vua Minh Mạnh viết dụ rằng: “Lê Chất cùng với Lê Văn Duyệt dựa nhau làm gian, tội ác đầy chứa, nhổ từng cái tóc mà tính cũng không hết, giả thử bổ áo quan giết thây, cũng không là quá. Song lại nghĩ Chất tội cũng như Duyệt, trước kia Duyệt đã không bổ áo quan giết thây, thì nắm xương khô của Chất nay cũng chẳng màng bắt tội. Vậy cho Tổng đốc Bình Phú là Võ Xuân Cẩn san phẳng mộ của hắn”18. Đối với Champa, vua Minh Mệnh áp dụng chính sách hoàn toàn khác biệt với vua cha. Kể từ đó, người ta không thể tiên đoán được tương lai của qui chế tự trị mà vua Gia Long đã ban cho vương quốc này. Vì Minh Mệnh là vị vua độc tài, muốn tập trung quyền lực trong tay để thực hiện chủ thuyết thống nhất đất nước và không bao giờ chấp nhận những yếu tố đặc biệt mang tính cách địa phương, tôn giáo hay dân tộc nằm trong quốc gia của mình. Sau ngày lên ngôi, Minh Mệnh khẳng định ngay quyền lực tối cao của nhà vua và luôn tỏ thái độ cho rằng Ngài là người thủ lãnh duy nhất trên toàn cõi đất nước Việt Nam. Đây là chủ thuyết chính trị hoàn toàn trái ngược với chính sách của vua Gia Long19. Ngay vừa mới lên ngôi, tức là vào tháng chạp năm Canh Thìn (1820), Minh Mệnh đã cách chức trấn thủ phủ Bình Thuận là Trương Văn Chánh, người rất gần gủi với phó vương Lê Văn Duyệt và bổ nhiệm Mai Gia Lương thay thế. Sự quyết định thay đổi bất ngờ trấn thủ phủ Bình Thuận, một đơn vị hành chánh đặt dưới quyền kiểm soát của Gia Định Thành là nhằm cảnh cáo phó vương Lê Văn Duyệt, người từ bấy lâu nay có quyền bổ sung hay thuyên chuyển các quan lại trong 6 trấn thuộc Gia Định Thành, trong đó có phủ Bình Thuận. Qua sự quyết định này, Minh Mệnh muốn nhắc nhở phó vương Lê Văn Duyệt rằng người có quyền tối thượng trong quốc gia Việt Nam là vua Minh Mệnh chứ không phải là tổng trấn Gia Định Thành. Mặc khác, vua Minh Mệnh nghĩ rằng Lê Văn Duyệt là người có ảnh hưởng rất lớn đối với dân chúng Champa và Gia Định Thành, qua tuổi tác và những công lao trong quá khứ, có thể trở thành mối nguy hiểm cho triều đình Huế, vì nhân vật này có đủ quyền lực để phát động nhân dân miền nam nổi dậy chống lại uy quyền của Ngài21. Chính vì nguyên nhân đó, vua Minh Mệnh quyết định khai trừ cho bằng được Lê Văn Duyệt hầu tái lập uy quyền của mình trên toàn cỏi đất nước Việt Nam. Tại Gia Ðịnh Thành, Lê Văn Duyệt là nhân vật có quyền lực rộng lớn, chỉ cần "một dấu hiệu của ông đủ thúc đẩy quần chúng ở miền nam vùng dậy chống triều đình Huế". Kể từ đó, vua Minh Mệnh không còn đặt niềm tin vào Lê Văn Duyệt nữa và luôn tìm cách ngăn chặn mọi uy quyền của vị phó vương ở Gia Định Thành. Thế là chiến trường tranh chấp quyền lực giữa vua Minh Mệnh ngự trị ở Huế và Lê Văn Duyệt, phó vương nắm quyền cai trị ở miền nam bao gồm cả vương quốc Champa, bắt đầu bùng nổ23. Kể từ đó, định mệnh sống còn của Champa hoàn toàn tùy thuộc vào kết quả của cuộc tranh chấp giữa vua Minh Mệnh và tổng trấn Lê Văn Duyệt. Cũng vì tính tình quá hung bạo, quan điểm bảo hoàng tuyệt đối và quyết tâm chiếm giữ quyền lực bằng mọi giá nên vua Minh Mệnh gặp phải bao sự chống đối trong nước. Năm 1820 đánh dấu cho những cuộc nổi dậy ở Thái Nguyên, Phú Yên, Quảng Nam, Nghệ An, Thanh Hóa, Tuyên Quang.
hững cuộc khởi nghĩa đó đã chứng tỏ sự bất bình xảy ra ở khắp nơi làm cho vua Minh Mệnh luôn luôn lo âu bởi một hiểm họa thường trực, nhất là sau vụ án xử trảm vợ của thái tử Cảnh, con của vua Gia Long, làm chấn động cả triều đình Huế . Trong lúc đương đầu với các cuộc nổi loạn ở miền bắc, vua Minh Mệnh không ngừng tìm cách làm suy giảm quyền lực của phó vương Lê Văn Duyệt ở miền nam. Theo biên niên sử Việt Nam26, năm 1822, tức là 2 năm sau ngày cách chức vị trấn thủ Bình Thuận do Lê Văn Duyệt bổ nhiệm, Minh Mệnh tách rời phủ Bình Thuận nằm trong biên giới Champa ra khỏi Gia Ðịnh Thành và đặt dưới quyền cai trị trực tiếp của mình27. Đây là chính sách nhằm cắt đứt mọi uy quyền của Lê Văn Duyệt trên lãnh thổ Champa. Mặc dù còn điều kiện thuận lợi để chống lại uy quyền của triều đình Huế 28, nhưng Lê Văn Duyệt phải nghiên mình trước sự quyết định của vua Minh Mệnh. Theo J. Sylvestre29, cũng vì quá “ghê tởm trước những trận nội chiến gây ra bao cảnh tương tàn và cơ cực cho dân chúng”, Lê Văn Duyệt tạm thời chấp nhận những điều kiện mà vua Minh Mệnh đưa ra.
Sau khi nắm lại quyền kiểm soát phủ Bình Thuận vào năm 1822, Minh Mệnh khẳng định uy quyền của mình trên lãnh thổ Champa. Vào tháng 4 năm Nhâm Ngọ (1822), biên niên sử Việt Nam30 ghi rằng, vua Minh Mệnh triệu tập phó vương Champa là Po Klan Thu (tư liệu Việt Nam gọi là Nguyễn Văn Vĩnh)31 về Huế nhưng không nêu ra lý do gì, trong khi đó quốc vương Champa là Po Saong Nyung Ceng đang lâm bệnh nặng chờ ngày băng hà. Đây cũng là sự kiện bất thường trong mối quan hệ giữa Champa và triều đình Huế. Sự giam giữ Po Klan Thu (tức là người thân cận của Lê Văn Duyệt) ở Huế cho đến ngày từ trần của Po Saong Nyung Ceng là nhằm cản trở các quan lại đề cử Po Klan Thu lên nắm chính quyền ở Champa. Đồng thời tìm cách ngăn chặn Lê Văn Duyệt nhúng tay vào nội bộ của vương quốc Champa, vì Minh Mệnh có ý đồ đưa người thân cận của mình lên làm quốc vương Champa hầu cũng cố thêm uy quyền tại vương quốc này. Theo biên niên sử Việt Nam32, vào tháng 6 năm Nhâm Ngọ (1822), quốc vương Champa là Po Saong Nyung Ceng băng hà tại thủ đô Bal Canar (Tịnh Mỹ, Bình Thuận) trong khi đó phó vương Po Klan Thu vẫn còn giam giữ tại Huế. Sau khi nghe tin vua Minh Mệnh loại bỏ Po Klan Thu ra khỏi quyền nối ngôi, các quan lại Champa đề nghị một người khác lên nắm chính quyền nhưng triều đình Huế từ chối. Dựa vào quan điểm của phủ Bình Thuận, vua Minh Mệnh quyết định bổ nhiệm Bait Lan lên làm quốc vương để tạo mối giao hảo giữa dân chúng Champa và người Kinh sinh sống trong vương quốc này34. Đối với quan lại Champa thời đó, sự quyết định của vua Minh Mệnh nhằm đưa một người thân cận với triều đình Huế lên nối ngôi là chính sách không phù hợp với truyền thống của Champa. Nhưng đây cũng không phải là vấn đề đáng ngạc nhiên, vì vua Minh Mệnh không bao giờ chấp nhận một trường hợp riêng biệt nào trong hệ thống tổ chức quốc gia của Việt Nam. Tuy nhiên sự quyết định của vua Minh Mệnh đã gây ra sự khủng hoảng giữa các vị quan lại, các giới chức hành chánh và quân đội Champa thời đó.
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Em tại dừng thớt để đi chơi với các hót gân, hẹn các cụ tối nay nhá. Heheh.
Em sẽ theo ý các cụ, dịch hết, kể các các trận đánh của quân Pháp sau này, rất, trận Cầu Giấy, trận Tuyên Quang...
Kính mời các cụ đọc
Thớt có lẽ sẽ rất dài ạ.
cụ sướng thế! em chẳng có girl nào để đi chơi chứ đừng nói hotgirl
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
vương quốc Champa 30 năm cuối cùng:
http://dev.champaka.info/images/stories/CHAMPAKA/TAPSAN/Champaka12/04 po ceng.pdf
Sau ngày chiến thắng chống quân Tây Sơn và thống nhất đất nước vào năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế lấy danh hiệu là Gia Long và đặt tên gọi quốc gia là Việt Nam. Hoàng đế Gia Long là người rất quan tâm đến thể chế phân quyền dành cho một số địa phương và những chiến hữu đã chung vai sát cánh trong cuộc đấu tranh giành độc lập.
Tài liệu của cụ quý quá. Có hai chi tiết sai màu đỏ đấy ạ.
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Sau ngày từ trần của Po Klan Thu vào năm 1828, Minh Mệnh tìm cách đưa một người thân cận với mình lên làm quốc vương Panduranga-Champa. Ðây cũng là dịp mà triều đình Huế muốn tách rời vương quốc Champa ra khỏi vòng kiểm soát của tổng trấn Gia Ðịnh Thành là Lê Văn Duyệt, một nhân vật lịch sử không bao giờ tán đồng với chính sách của hoàng đế Minh Mệnh sau ngày từ trần của vua Gia Long vào năm 1820.


Ðể đối phó với biến cố này, Lê văn Duyệt nhất quyết chống lại quan điểm của Minh Mệnh. Theo Lê Văn Duyệt, người kế vị này phải con trai của Po Saong Nhung Ceng (1799-1822), quốc vương Champa từ trần vào năm 1822 tại Bal Canar (Tịnh Mỹ, Phan Rí), một người rất thân cận với ông ta và cũng là chiến hữu của Gia Long trong những năm kháng chiến chống quân Tây Sơn (1771-1802). Thế là sự xung đột công khai để tranh giành ảnh hưởng chính trị ở Panduranga bắt đầu bùng nổ giữa hoàng đế Minh Mệnh và Lê Văn Duyệt, phó vương của Gia Ðịnh Thành giàu có, được che chở bởi một quân đội hùng mạnh, sẵn sàng ly khai, nếu cần, để thành lập một quốc gia độc lập ở miền nam. Vì không còn cách nào để ngăn chặn oai quyền của Lê Văn Duyệt ở miền Nam, hoàng đế Minh Mệnh chỉ còn cách là chấp nhận nhượng bộ bước đầu để tìm thời cơ nhằm lật lại thế cờ.


Năm 1828, Lê Văn Duyệt quyết định đưa Po Phaok The, con trai của vua Po Saong Nhung Ceng (1802-1822) lên nắm chính quyền của Panduranga-Champa và phong cho hoàng tử Po Dhar Kaok (tức là Nguyễn Văn Nguyên trong biên niên sử Việt Nam) làm phó vương Champa.


Sau ngày lên ngôi của Po Phaok The, tình hình chính trị ở Panduranga-Champa hoàn toàn bước sang một giai đoạn mới. Vì rằng, Lê Văn Duyệt đã thành công tách rời Panduranga-Champa ra khỏi ảnh hưởng chính trị của triều đình Huế và dành lại quyền bảo hộ ở vương quốc này mà ông ta đã từng nắm giữ dưới thời vua Gia Long (1802-1820). Tạm thời Lê Văn Duyệt đã có được một thành công trong công tác ngăn chặn ảnh hưởng của vua Minh Mệnh ở Panduranga, nhưng chưa chắc là người đã thắng trận chống lại chính sách của triễu đình Huế đối với Champa trong những năm sắp tới.


Quan điểm bất đồng giữa Lê Văn Duyệt và Minh Mệnh đã đưa vấn đề bang giao giữa Việt Nam và Champa thành không lối thoát. Trong những năm 1822 và 1828, xứ sở này đặt dưới sự giám hộ trực tiếp của triều đình Huế. Sau năm 1828 trở đi, vương quốc này lại thay ngôi đổi chúa để trở thành một lãnh thổ hoàn toàn phụ thuộc vào Gia Ðịnh Thành, bất chấp sự chống đối của hoàng đế Minh Mệnh. Khi đã trở thành món mồi trong cuộc tranh chấp quyền hành giữa Minh Mệnh, một hoàng đế không bao giờ chấp nhận cho bất cứ ai lộng hành trong vương quốc của mình và Lê Văn Duyệt, người luôn luôn tự tôn mình là một phó vương ở miền nam, tương lai sống còn của Panduranga-Champa đang rơi vào vòng tăm tối và hoàn toàn tùy thuộc vào kết quả của cuộc chiến giữa Minh Mệnh và Lê Văn Duyệt mà không ai có thể đo lường được hậu quả.

Lúc ban đầu, các tầng lớp lãnh đạo Champa nhiệt tình ủng hộ chính sách ly khai với triều đình Huế do quốc vương Po Phaok The đề xướng. Tiếc rằng, kể từ năm 1831, cơ cấu tổ chức chính trị ở Panduranga-Champa đang lâm vào cơn gió bão. Một số quan lại trong triều đình Champa đứng ra phản đối chính sách của Po Phaok The và nhất quyết từ chối quy phục oai quyền của Lê Văn Duyệt ở miền nam. Lý do của họ rất là đơn giản, đó là không ai có thể đo lường được thái độ của hoàng đế Minh Mệnh đối với dân tộc Champa sau ngày từ trần của Lê Văn Duyệt, vì tuổi thọ của ông ta không còn là bao nhiêu nữa. Và ai cũng biết, hoàng đế Minh Mệnh là ông vua rất độc quyền và cực đoan, không chấp nhận bất cứ sự dị biệt nào trong tổ chức chính trị ở Việt Nam đương thời và cũng là ông vua đã từng tàn sát cả dân tộc Việt ly khai với Phật Giáo để theo Thiên Chúa Giáo. Thế thì tương lai của Panduranga sẽ đưa về đâu sau ngày từ trần của Lê Văn Duyệt ? Ðó là câu hỏi to tác mà một số quan lại thường đưa ra để bàn bạc.
Bên lề ung nhọt chính trị này, Panduranga phải đối phó với nhiều sự xung đột xã hội giữa dân tộc Champa và cư dân việt ở vương quốc này. Dựa trên quyền thế của một dân tộc hùng mạnh, dân cư Việt thường bày tỏ thái độ kiêu hãnh và khinh miệt đối với dân tộc Champa, nhất là các giới chức sắc Chăm Ahier (Bà La Môn) và Chăm Awar (Bani). Thêm vào đó, chính sách đồng hóa dân tộc Champa càng ngày càng bành trướng mạnh mẽ. Người Chăm bị ép buộc phải mặc y phục Việt Nam, thực hiện những lễ tục của người Việt, cả ăn chay và cúng rằm, v.v. Ngay cả lễ múa Rija (một lễ hội tín ngương dân gian), người Chăm cũng phải chấp nhận để đoàn hát bội Việt Nam vào trong rạp lễ để trình diễn văn nghệ chung mà Việt Nam xem đó là chính sách hòa đồng dân tộc.


Một khi nền tảng xã hội và tôn giáo ở Champa đang bước vào con đường thái hóa, một số quan lại không còn đặt niềm tin vào quốc vương Po Phaok The nữa. Họ không ngần ngại đứng ra tố cáo công khai chính sách Po Phaok The. Sự hiện diện của nhóm đối lập trong triều đình chống lại Po Phaok The là một biến cố quan trọng đối với triều đình Huế. Vì rằng, hoàng đế Minh Mệnh mà ai cũng biết là ông vua đại tài về mặt chiến lược chính trị, sẽ không bao giờ bỏ lỡ cơ hội để đập tan đối phương.

Năm 1832 cũng là năm đánh dấu cho định mệnh sống còn của Panduranga-Champa. Khi đã nhận thấy quốc vương Po Phaok The không còn uy tín trong giới quan lại Champa nữa và nhất là Lê Văn Duyệt đang nằm trên giường bệnh để chờ ngày tắt thở, hoàng đế Minh Mệnh ra lệnh bắt giam Po Phaok The vì tội không trả thuế cho triều đình Huế từ năm 1828, và nhất là tội ly khai với chính quyền trung ương Việt Nam để phục tùng Lê Văn Duyệt.


Chưa đầy một tháng sau, tức là vào tháng 7 của năm Nhâm Thìn (1832), Lê Văn Duyệt từ trần ở Sài Gòn. Lợi dụng cơ hội này, Minh Mệnh ra lệnh xua quân chiếm đóng Panduranga và trừng phạt vô cùng dã man những cấp lãnh đạo Champa đã theo Lê Văn Duyệt. Sau cùng Minh Mệnh quyết định xóa bỏ vương quốc Champa trên bản đồ Ðông Dương vào năm 1832.

Sự diệt vong Champa vào năm 1832 đã đưa nhân dân Champa vào con đường vô cùng thống khổ. Khi không chịu nổi nữa những tang thương của một dân tộc vong quốc, nhân dân Champa chỉ còn con đường duy nhất là vùng dậy chống lại kẻ xâm lược.

Cuộc biến động đầu tiên sau ngày Champa diệt vong là sự vùng dậy vào năm 1833 của Katip Sumat, một nhân vật Hồi Giáo đã từng cư trú nhiều năm ở Makah (tức là Kelantan, Mã Lai). Trước đoàn quân hùng mạnh của Việt Nam thời đó, phong trào Kakip Sumat bị tan rã vào năm 1834.
Sự thất bại của Katip Sumat chỉ là tiếng chuông báo hiệu cho sự ra đời của một phong trào đấu tranh kế tiếp, với một tổ chức quy mô và hiện đại hơn, đó là sự vùng dậy của Katip Thak Wa, người Chăm Bani làng Văn Lâm (Phan Rang), cũng là một nhân vật đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình Panduranga-Champa thời trước.
Sự ra đời phong trào của Ja Thak Wa trên sân khấu chính trị Việt Nam có một thời điểm rất thuận lợi, đó là thời điểm mà nhân dân Champa vong quốc đang gặp phải bao thống khổ hàng ngày vì sự áp bức của triều đình Huế. Chỉ nghe tiếng gọi đấu tiên của Ja Thak Wa, nhân dân Champa vùng dậy dưới một lá cờ chung, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc, địa phương, nhằm giải phóng đất nước Panduranga-Champa, khôi phục lại những gì mà hoàng đế Minh Mệnh đã phá hủy, từ cơ cấu kinh tế, xã hội, lịch sử, văn hóa, v.v. Nhằm tiến đến mục tiêu, Ja Thak Wa đề ra một chiến lược đầu tiên đó là xây dựng lại vào năm Giáp Ngọ (nathak athaih, 1834) một cơ cấu giải phóng vững chắc trong những mật khu ở vùng cao nguyên Panduranga (Ðồng Nai Thượng) và Kauthara (Nha Trang-Phú Yên).
Phục hưng triều đại vua Po Romé Một khi đã xây dựng mật khu chiến đấu, Ja Thak Wa triệu tập một hội đồng quốc gia để chỉ định Po War Palei, dân tộc Raglai, thuộc làng Cadang, lên làm quốc vương (Po Patrai) của Panduranga thời đó. Po War Palei là anh rể của Po Dhar Kaok (tên Việt là Nguyễn Văn Nguyên), tức là cựu phó vương Panduranga dưới thời vua Po Phaok The (1828-1832). Sau đó, Ja Thak Wa đề nghị tấn phong một người gốc Churu mang chức là Cei Aia Harei (hoàng tử mặt trời) làm hoà g tử kế vị và Ja Yok Ai gốc người Chăm làm Panraong Sa-ai (đại quan quân sự).
Po War Palei gốc Raglai là một nhân vật thuộc thị tộc Po Romé (dân tộc Churu), vị vua đã sáng lập triều đại thứ 6 của vương quốc Panduranga kéo dài từ năm 1627 đến ngôi vương cuối cùng là Po Ceng Cei Brei (1783-1786) đã bỏ ngai vàng chạy sang Cao Miên lánh nạn vào năm 1786.
Sự phong chức cho một quốc vương lâm thời và cho những quan lại trong thời điểm đó đã chứng minh rằng Ja Thak Wa muốn phục hưng lại Panduranga thành một “quốc gia độc lập”. Dù rằng các sử liệu tiếng Chăm đã ghi nhận rằng Po War Palei được dân chúng tôn vinh lên làm quốc
vương Panduranga thời đó, nhưng triều đình Huế vẫn xem phong trào này chỉ là nhóm phản nghịch đặt dưới quyền chỉ huy của một số nhà lãnh đạo “ngu xuẩn và man rợ sống trong rừng núi (...)với mục đích là cướp bóc tài sản và tấn công người Việt” sống ở vương quốc này.
Chiến lược quân sự của Ja Thak Wa

Ðể chuẩn bị cho cuộc vùng dậy, Ja Thak Wa đứng ra lãnh đạo toàn bộ guồng máy tổ chức, biến khu vực rừng núi ở phía tây của các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận thành một hậu cứ chiến lược. Mặt khác, vị chỉ huy này biết dựa vào hậu thuẫn của dân tộc cao nguyên (Raglai, Churu, Kaho, Stieng...) ở vùng Ðồng Nai Thượng, một lực lượng hùng mạnh, lúc nào cũng sẵn sàng chống sự xâm nhập của người Việt vào khu vực của họ kể từ năm 1832. Cũng nhờ sự hiện diện của Po War Palei (gốc Raglai) và vị hoàng tử kế thừa (gốc Churu) trong tổ chức, Ja Thak Wa vận động rất dễ dàng các dân tộc miền núi tham gia vào mặt trận giải phóng của mình. Ðể mở màng cho cuộc *** tranh, Ja Thak Wa xua quân lần thứ nhất vào tháng thứ 7 năm Ngọ Champa lịch (nathak athaih, 1834) nhằm tấn công cùng một lúc khu vực đồng bằng từ Phú Yên đến Phan Rí.
Chính sách đất đai đỏ lửa của Minh Mệnh

Trước sự vùng dậy này, Minh Mệnh không ngần ngại áp dụng chính sách để khai trừ quân phiến loạn. Theo tác phẩm Ariya Gleng Anak viết vào năm 1835, cuộc tấn công của Minh Mệnh chống lại Ja Thak Wa vào tháng 7 năm Ngọ (nasak athaih, 1834) của lịch Champa là một chiến trường đẫm máu, nơi mà súng đạn và trọng pháo . Hàng loạt thôn xóm người Chăm thời đó để làm thế nào quân nổi loạn phải khiếp vía và thần phục. Thêm vào đó, Minh Mệnh còn trừng trị vô cùng tàn bạo những thành viên của Ja Thak Wa, có nghĩa là Cũng nhờ áp dụng chính sách này, quân Minh Mệnh thành công đẩy lui sự vùng dậy lần thứ nhất của Ja Thak Wa. Ngược lại, Ja Thak Wa có quan điểm hoàn toàn khác biệt. Theo ông ta, cuộc thất bại này không phải là vì quân Việt Nam hùng mạnh, nhưng vì dân chúng người Chăm ở đồng bằng không cương quyết đồng loạt nổi dậy như ông ta hy vọng.
Kỷ luật sắt của Ja Thak Wa

Ðể chuẩn bị cho cuộc tấn công lần thứ hai vào tháng 10 năm Ngọ của Champa lịch (1835), Ja Thak Wa ra lệnh cho chiến sĩ người Churu và Raglai phải thanh trừng đích đáng những người Chăm nào không theo cách mạng vì sợ sự trả thù của Minh Mệnh. Cũng nhờ áp dụng kỷ luật sắt đó, cuộc tấn công quân sự lần thứ hai đã mang lại một thắng lợi lớn lao. Quân cách mạng của Ja Thak Wa làm chủ tình hình vào đầu năm Ất Vị (1835) toàn bộ lãnh thổ Panduranga cũ (huyện An Phước, Hòa Ða, Tuy Tịnh và phủ Bình Thuận).
Ðối với Minh Mệnh, Panduranga là một khu vực chiến lược quân sự quan trọng. Chính vì thế, hoàng đế Minh Mệnh phải đích thân đứng ra giải quyết chiến tranh này để tái lập lại quyền uy của triều đình Huế ở miền nam. Chiến lược đầu tiên của Minh Mệnh đó là ra lệnh trừng trị thích đáng những quan lại Việt Nam bất tài không tìm giải pháp để dập tan sự vùng dậy của Ja Thak Wa ở Panduranga.
Chính sách diệt chủng

Minh Mệnh cũng ra lệnh cho mỗi quân lính của mình, nếu ai giết được một thành viên của nhóm Ja Thak Wa, họ được thưởng ba quan tiền mang dấu khắc . Nếu ai giết được một quan chỉ huy của Ja Thak Wa, họ sẽ được một phần thưởng quan trọng hơn nữa. Ngược lại, sử liệu tiếng Chăm còn nói rõ hơn là Minh Mệnh ra lệnh rằng mỗi người lính Việt Nam phải chém được ba đầu người Chăm theo phong trào Ja Thak Wa trong một ngày thì họ mới được hưởng lương bổng. Lợi dụng chính sách của Minh Mệnh để có thêm phần thưởng, cư dân Việt tranh đua tàn sát hàng ngàn nhân dân Champa vô tội để đưa vào danh sách là thành viên của Ja Thak Wa hầu được hưởng tiền thưởng này. Ðây là một vụ án diệt chủng kinh hoàng chưa từng xảy ra trong lịch sử Ðông Nam Á.
Chính sách quật mồ tổ tiên Ngoài chính sách tiêu diệt dân tộc Champa để có phần thưởng, hoàng đế Minh Mệnh còn giao phó cho quân đội Việt Nam thẳng tay tàn sát, trục xuất, truy nã, tù đày những người phản nghịch và đồng bọn theo Ja Thak Wa và tranh thủ thời gian để biến dân tộc Champa mất nước thành những người dân nô lệ. Họ thiêu đốt các làng mạc người Chăm, vơ quét gia sản của họ, quật mồ tổ tiên (kut) của họ, đập phá nơi thờ phượng của các nhân vật lịch sử Panduranga thời trước như Pô Klaong Haluw (1567-1591/1579-1603), Po Saong Nyung Ceng (1799-1822) và thiêu đốt cả đền tháp Champa, như đền Po Romé.
Hết quật mồ mã vua chúa Champa, hoàng đế Minh Mệnh quyết định thay hẳn bộ mặt bản đồ dân cư ở Panduranga. Ðể ngăn chặn sự vùng dậy có thể xảy ra trong tương lai, Minh Mệnh ra lệnh các thôn làng Chăm phải dời đi nơi khác, xen kẻ với làng mạc người Việt để họ không còn cơ hội tụ hợp vùng dậy nữa. Kể từ đó, địa bàn truyền thống của cư dân người Chăm ở Panduanga không còn nữa. Sự mất tích trên bản đồ của tất cả làng Chăm nằm sát bờ biển là một bằng chứng cụ thể. Thể chế định cư trà trộn giữa dân Chăm và Kinh ở vùng Phan Rang và Phan Rí đã giải thích cho sự sụp đổ toàn diện cơ cấu văn hóa và xã hội của người Chăm, vì họ không còn là chủ nhân trên mảnh đất của tổ tiên họ nữa.
Dựa vào thế lực của triều đình Huế, các cư dân Việt Nam tung hoành cư xử như họ là chủ nhân của xứ sở Panduranga này. Lợi dụng sự chuyển cư của người Chăm đi nơi khác để phù hợp với chính sách mà Minh Mệnh đã đưa ra, cư dân Việt Nam xung phong xâm chiếm những đất đai màu mỡ và chỉ để lại cho người Chăm những khu vực khô cằn để rồi nông dân này phải chịu bao đói khổ triền miên.
Cuối cùng, Minh Mệnh cấm tất cả sự liên hệ giữa dân chúng Chăm ở đồng bằng và anh em Champa sống ở khu vực cao nguyên tức là Churu, Raglai, Kaho, v.v. Chính sách này có thể giúp chính quyền Minh Mệnh kiểm soát hay ngăn chặn những mạng lưới trao đổi giữa Chăm và dân tộc sống ở vùng Ðồng Nai Thượng, mà Minh Mệnh xem họ là những thành viên trung thành nhất với Ja Thak Wa.
Chiến tranh tâm lý

Một khi đã nhận diện sự sa lầy của quân đội Việt Nam ở Panduranga, Minh Mệnh nghĩ rằng chỉ có chiến lược chính trị là giải pháp hay nhất để đưa quần chúng Champa ly khai với nhóm ********* của Ja Thak Wa. Thế là triều đình Huế bắt đầu vuốt ve nhân dân Champa và krạu gọi họ là nên từ bỏ mọi sự nghi kyỳ đối với chính quyền Việt Nam và nên đặt lại niềm tin với triều đình Huế.
Ngoài chính sách chiêu hồi quần chúng, Minh Mệnh còn tìm cách chinh phục những nhân vật gốc Chăm có uy tín ở Panduranga để theo phe mình. Một trong những nhân vật mà Minh Mệnh muốn thu phục đó là bà chị của ông Dhar Kaok (cựu phó vương Panduranga 1828-1832), tức là vợ của Po War Palei. Một nhân vật khác mà Minh Mệnh cũng tìm cách thu phục là Po Phaok The, cựu quốc vương Panduranga (1828-1832). Minh Mệnh đề nghị thăng tặng cho cựu quốc vương này chức Diên Ân Bá (bá tước Diên Ân), nhưng huy hiệu này không bao giờ đến tay ông ta. Vì rằng, vào tháng 6 năm Ất Vị (1835), cựu quốc vương Po Phaok The bị triều đình Huế kết tội tử hình với hình phạt (chết từ từ)vì đã tham gia phong trào Ja Thak Wa.
Mặt dù Minh Mệnh đã áp dụng chủ thuyết , nhưng trận chiến đẫm máu giữa đoàn quân của Ja Thak Wa và quân Việt Nam vẫn còn diễn biến trên chiến trường ở Panduranga cho đến tháng thứ 4 năm Ất Vị (1835), năm đánh dấu cho sự tử trận của của Po War Palei (tiếng Việt là La Bôn Vương) và Ja Thak Wa (tiếng Việt gọi là Ðiền Sư) ở chiến trường gần thôn Hữu Ðức-Văn Lâm, Phan Rang. Mặc dù đã tử trận, triều đình Huế còn ra lệnh chặt lấy đầu của nhà lãnh đạo Ja Thak Wa để trưng bày cho quần chúng thưởng thức.
https://www.facebook.com/vuongquocchampa/posts/212620055599749
 

silverstar0211

Xe buýt
Biển số
OF-412660
Ngày cấp bằng
25/3/16
Số km
567
Động cơ
214,041 Mã lực
Tuổi
46
Cháu nể cụ Thầy thuốc quá đi mất. Cụ thông cả tiếng La tinh lẫn tiếng Pháp. Cháu hóng cụ về sớm nhá, cứ lịch sử là cháu thích rồi.
 
Biển số
OF-141506
Ngày cấp bằng
11/5/12
Số km
14,434
Động cơ
2,575,536 Mã lực
Nơi ở
Rượu quê 28-58 độ khử độc bằng Công nghệ châu Âu
Em xin có đề nghị nhỏ thế này:

Cụ chủ thớt kỳ công dịch tư liệu nước ngoài về triều Nguyễn vậy đó là hảo ý mà ta nên tôn trọng.

Các sự kiện có thể đúng hoặc chưa đúng. Cái chưa đúng cụ mợ nào biết thì bổ sung vào để chúng em đuợc mở mang thêm kiến thứ, em xin cảm ơn bằng ly rượu nhạt.

Cụ mợ nào biết hơn mà bố đời mắng chủ thớt, hay vì lý do nào khác cãi cọ trong thớt thì cho em xin, đây không phải chỗ. Cố tình phá thớt, coi thường người dịch, người đọc em vang cho đỏ mít đấy.

Chúc các cụ vui vẻ, thân ái và thu được nhiều kiến thức ở thớt này, ngoài ra còn nhận đc chén rượu nhạt của em nữa nhé!
 

Levo1993

Xe buýt
Biển số
OF-459422
Ngày cấp bằng
6/10/16
Số km
764
Động cơ
208,490 Mã lực
Tuổi
31
ĐÁNH DẤU TÔÍ EM ĐỌC TIẾP
 

Black Jack

Xe buýt
Biển số
OF-70324
Ngày cấp bằng
10/8/10
Số km
847
Động cơ
436,588 Mã lực
Tuổi
46
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.goldsungroup.com.vn
Em đánh dấu thớt để đọc, thích những câu chuyện lịch sử của cụ Doctor76
 

ttngoc

Xe điện
Biển số
OF-122923
Ngày cấp bằng
3/12/11
Số km
2,741
Động cơ
605,474 Mã lực
Website
alocanhosg.com
Em đặt đôi dép hóng :)
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,675
Động cơ
567,484 Mã lực
Vài lời đầu thớt:
Nhu cầu tìm-hiểu lịch sử của anh em OF rất lớn, trong đó các nguồn chính Sử thường không đáp ứng được.
Nguồn sử Nhà Nguyễn thường khen chê một chiều, không đáng tin cậy.
Do đó, em xin dịch các tài lieu của các giáo sỹ, thương nhân nước ngoài, đặc biệt các bản Nhật Ký Hành Quân của quân đội Pháp để biên tập hầu các cụ 1 giai đoạn Lịch Sử từ năm 1858 đến hết 1910, khi nhà Nguyễn chấp nhận nền bảo hộ của Pháp trên toàn cõi Vn.
Em cũng xin điểm qua thời kỳ cai trị của vua Gia Long ( Nguyễn Ánh) đến Minh Mạng, Thiệu Trị để thấy được sự suy tàn dần của Nhà Nguyễn.
Các trận đánh đều được mô tả, có quân số tham gia.
Vì trình độ dịch quê mùa, hơn nữa độ chính xác của Sử liệu cũng không thể đảm bảo, chỉ mong các cụ OF coi là tham khảo.
Các tên : ÁNh, Huệ, Đảm, Mạng ..chỉ là cách gọi ngắn gọn theo Sử OF, tuyệt đối không có ý xúc phạm.
Hóng cụ đốc bàn sử nhà Nguyễn
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Em xin có đề nghị nhỏ thế này:

Cụ chủ thớt kỳ công dịch tư liệu nước ngoài về triều Nguyễn vậy đó là hảo ý mà ta nên tôn trọng.

Các sự kiện có thể đúng hoặc chưa đúng. Cái chưa đúng cụ mợ nào biết thì bổ sung vào để chúng em đuợc mở mang thêm kiến thứ, em xin cảm ơn bằng ly rượu nhạt.

Cụ mợ nào biết hơn mà bố đời mắng chủ thớt, hay vì lý do nào khác cãi cọ trong thớt thì cho em xin, đây không phải chỗ. Cố tình phá thớt, coi thường người dịch, người đọc em vang cho đỏ mít đấy.

Chúc các cụ vui vẻ, thân ái và thu được nhiều kiến thức ở thớt này, ngoài ra còn nhận đc chén rượu nhạt của em nữa nhé!
cụ mời em ly vodka đi cho nó thêm hứng khởi viết tiếp
 

nguoiachau

Xe tải
Biển số
OF-174779
Ngày cấp bằng
3/1/13
Số km
425
Động cơ
343,550 Mã lực
Đề nghị nêu ra tư liệu, của ai, sách nào,....theo tôi đây là sách của những người Việt Nam viết, thời hiện đại, ở miền Bắc viết như Nguyễn Quang Trung Tiến,...


Về Nông Nghiệp, Ánh chú trọng khai khẩn ở miền Nam, bỏ mặc miền Bắc, thiếu kinh nghiệm trị thủy các vùng phía Bắc dù cho nhà vua đã cho đầu tư đắp đê không ít.

Nhận xét trên là nhận xét của sử gia thời hiện đại, 1 lớp sử gia học hành không đến nơi đến chốn, như ông P Huy Lê, TQV, không biết tiếng Hán, tiếng Anh gì cả.
 

huuhuy

Xe điện
Biển số
OF-95207
Ngày cấp bằng
13/5/11
Số km
2,567
Động cơ
430,271 Mã lực
Nơi ở
"Hà Lội Phố"
Lâu lắm mới thấy cụ Doc đăng đàn, em kê gạch ngồi nghe.
 

fordeverest2012

Xe điện
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
2,716
Động cơ
387,370 Mã lực
Đề nghị nêu ra tư liệu, của ai, sách nào,....theo tôi đây là sách của những người Việt Nam viết, thời hiện đại, ở miền Bắc viết như Nguyễn Quang Trung Tiến,...


Về Nông Nghiệp, Ánh chú trọng khai khẩn ở miền Nam, bỏ mặc miền Bắc, thiếu kinh nghiệm trị thủy các vùng phía Bắc dù cho nhà vua đã cho đầu tư đắp đê không ít.

Nhận xét trên là nhận xét của sử gia thời hiện đại, 1 lớp sử gia học hành không đến nơi đến chốn, như ông P Huy Lê, TQV, không biết tiếng Hán, tiếng Anh gì cả.
Thực ra vua Gia Long cũng như các đời vua sau như Minh Mạng, Thiệu Trị ... rất chú trọng công tác đê điều. Điều này cũng dễ hiểu vì các vị vua xứ ta rất chú trọng nông nghiệp. Nhà vua đặt ra các chức quan để quản lý và sửa chữa đê điều. Đại Nam thực lục ghi :"Thế nước sông Nhị Hà rất mạnh, đê bên tả, bên hữu ven sông thuộc Sơn Tây, Kinh Bắc, Sơn Nam Thượng nhiều chỗ vỡ lở, xin thuê dân sửa đắp đê chống lụt mùa thu. Lại thủ đạo nhiều nơi ứ tắc, xin hạ lệnh cho trấn tùy thế khơi vét”, Vua Gia Long đã cho sửa và đắp đê, đến năm 1806 lệnh xuống cho đắp thêm 110 đoạn đê mới ở các nơi như Sơn Nam Thượng thuộc huyện Thanh Trì, Gia Lâm, Văn Giang, tổng cộng 1.500 trượng (1 trượng bằng 0,4m dài). Năm 1809, vua Gia Long đặt chức quan Đê chính Bắc Thành (chuyên coi về đê điều Bắc Bộ) và cử bộ Binh Thượng thư Trần Đăng Thường làm Tổng lý và quan tham chính bộ Công Nguyễn Khắc Thiệu làm tham lý. Cũng từ năm 1809, vua Gia Long quy định: Cứ tháng 10 âm lịch hàng năm, các quan, phủ, huyện, trấn phải lần lượt đến kiểm tra lại đê, đê nào nên sửa đắp thì sửa đắp, đều khởi công vào tháng giêng hoặc tháng 2 đến tháng 4 là phải xong. Sau khi lên ngôi được 1 năm, vua Gia Long đã có chuyến thị sát đê Hà Nội và chuẩn chi ngay 80.400 quan tiền tu sửa và đắp thêm 7 đoạn đê mới.
Nhà vua cũng trừng phạt rất nặng những kẻ tắc trách, tham nhũng trong công tác đê điều : Điều đáng nói nữa là bên cạnh những điều lệ thưởng phạt từ triều Gia Long, vua Minh Mệnh còn bổ sung nhiều điều luật chặt chẽ, nghiêm ngặt hơn, chẳng hạn sự việc Hiệp trấn Sơn Nam Ngô Huy Viễn bị cách chức, Tham hiệp trấn Vũ Tiến Huân bị đánh 100 trượng và phát đi làm lính cơ còn Trấn thủ (cũ) Lê Công Lý mặc dù chết nhưng vẫn bị thu lại bằng sắc, tất cả do ăn bớt tiền công quỹ khiến cho đê mới đắp đã bị vỡ hoặc bị sạt lở. (http://luutruquocgia1.org.vn/gioi-thieu-tai-lieu-nghiep-vu/doi-net-ve-cong-tac-tri-thuy-o-mien-bac-qua-chau-ban-trieu-nguyen-1802-1945)
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top