[Funland] Nhà Nguyễn- Đỉnh cao và bại trận

Trạng thái
Thớt đang đóng

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Vua Minh Mạng vốn rất thù Lê Văn Duyệt, nhưng giết thì không dám, bởi lẽ công lao của ông quá lớn, uy quyền cũng mạnh.

Ông Duyệt được Nguyễn Ánh cho hưởng quyền "nhập triều bất bái" (vào triều không phải lạy), đủ thấy uy quyền của ông lớn như thế nào. Vì thế, khi vào triều, ông cũng không lạy Minh Mạng, làm vua rất bực.

Vẫn ấm ức chuyện ông Duyệt không ủng hộ mình lên ngôi, Minh Mạng ngày đêm cùng bọn gian thần nghĩ kế.

Không chỉ có tài quân sự, Lê Văn Duyệt còn là một nhà chính trị. Làm tổng trấn Gia Định Thành hai lần (lần 1: 1812-1816, lần 2: 1820 -1832), ông đã thực hiện chính sách trị an tốt, và có công lớn trong việc giữ gìn an ninh cho xứ sở. Ông cho đắp đường, đào kênh, củng cố thành lũy, lập hai cơ quan từ thiện là "Anh hài" và Giáo dưỡng.

Đồng thời ông cũng có cách ứng xử khéo léo, rộng rãi đối với những người phương Tây đến buôn bán ở Sài Gòn. Bấy giờ, nhiều người kính phục, gọi ông là "Ông Lớn Thượng", hay " Đức Thượng Công"... Một vài nước lân cận cũng tỏ ra kiêng nể ông.

Ông Duyệt chủ trương tự do tôn giáo, nên rất ủng hộ các nhà truyền Giáo phương Tây, ông còn thích mời các thương nhân nước ngoài đến đàm đạo, việc báo về, Minh Mạng lo quá, vì cứ thấy Tây là vua ghét.

Đêm 30 tháng 7 năm Nhâm Thìn (tức 28 tháng 8 năm 1832), Chưởng Tả Quân lãnh Gia Định Tổng trấn Lê Văn Duyệt mất tại chức, thọ 69 tuổi. Sau đó, Triều đình truy tặng ông chức "Tá vận công thần đặc tấn Tráng võ tướng quân – Tả Quân đô thống phủ chưởng phủ sự, Thái bảo Quận Công", thụy là "Oai Nghị".
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Được tin báo, Minh Mạng mừng lắm, cho bãi chức tổng trấn Gia Định thành, và đổi 5 trấn ra thành 6 tỉnh, là: Gia Định, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang và Hà Tiên. Lại đặt các chức tổng đốc, tuần phủ, bố chính, án sát, lãnh binh như các tỉnh ở ngoài Bắc. Đến khi Bạch Xuân Nguyên đến làm bố chính tại Phiên An (tức tỉnh Gia Định), nói rằng phụng mật chỉ truy xét việc riêng. Thực ra Trước khi đi, Bạch Xuân Nguyên đã được Minh Mạng bí mật dặn dò về việc dựng nên một bản án chống lại Lê Văn Duyệt.

Ngay khi tới nơi, Bạch Xuân Nguyên làm một báo cáo dày nhiều tập trong đó lên danh sách tìm bằng chứng, rồi buộc Lê Văn Duyệt nhiều tội trong đó có các tội tham nhũng, lạm dụng quyền lực, đơn cử như việc Lê Văn Duyệt mở rộng thành Bát Quái, đóng thêm tàu được xem là một bằng chứng xác đáng về tội ác chống triều đình của Lê Văn Duyệt, nhưng vì ông đã chết nên cho người đánh mộ 100 roi. Đồng thời nhiều thuộc hạ của Lê Văn Duyệt cũng bị bắt, và 16 người nhà của Lê Văn Duyệt bị giết chết.

Những hành động này đã thúc đẩy các thuộc hạ của Lê Văn Duyệt, trong đó có con nuôi ông là Lê Văn Khôi, lo sợ cho số phận của mình, nên họ dấy binh nổi dậy dưới sự lãnh đạo của Lê Văn Khôi.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lê Văn Khôi có tên là Nguyễn Hữu Khôi, người ở Cao Bằng, có tài liệu cho biết Khôi vốn họ Bế, là hậu duệ nhà MẠc, do khi dẹp nhà Mạc, chúa Trịnh bắt con cháu nhà Mạc đổi sang họ Bế, do khởi binh làm loạn, bị quân triều đình đuổi đánh, mới chạy vào Thanh Hóa, gặp Lê Văn Duyệt làm kinh lược ở đấy, bèn xin ra hàng.

Lê Văn Duyệt tin dùng cho làm con nuôi, đổi tên họ là Lê Văn Khôi, rồi đem về Gia Định cất nhắc cho làm đến chức phó vệ úy.

Khi Bạch Xuân Nguyên tuyên bố phụng mật chỉ trị tội các thủ hạ của Lê Văn Duyệt, Lê Văn Khôi bị bắt giam. Ông bèn mưu với mấy người cùng cánh khởi binh chống triều đình.

Lê Văn Khôi ngầm liên hệ được với binh lính bên ngoài, vào đêm ngày 5 tháng 7 năm 1833, ông cùng 27 lính hồi lương ( lính người Bắc bị bắt vào Nam) đồng mưu đột nhập dinh giết cả nhà Bạch Xuân Nguyên và thuộc hạ Nguyễn Trương Hiệu, người trực tiếp lo vụ án Lê Văn Duyệt, cùng thủ hạ. Lúc đó ở Gia Định lại có những người có tội ở Bắc Kỳ đem đày vào, hoặc cho làm ăn với dân sự, hoặc bắt làm lính gọi là hồi lương; những lính ấy đều theo Lê Văn Khôi nổi dậy.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Quân Khôi chiếm được Thành Bát Quái. Họ tổ chức một lễ thắp đuốc tại mộ Lê Văn Duyệt và tại đây, Lê Văn Khôi tuyên bố bất phục triều đình, ủng hộ An Hòa, con trai của Nguyễn Phúc Cảnh (hoàng tử Cảnh). Tối cùng ngày, quân nổi dậy giết vị quan tổng đốc An-Biên mới nhận chức của triều đình là Nguyễn Văn Quế, người chịu trách nhiệm việc xây dựng lại quyền lực của triều đình trung ương ở vùng Gia Định, khi ông đang mang quân đến cứu Bạch Xuân Nguyên. Án sát Phiên An là Nguyễn Chương Đạt sợ hãi mở cửa thành, đang đêm chạy trốn. Nhân đó, quân nổi dậy phá ngục thả lính hồi lương để gia tăng lực lượng.

Quân triều đình bỏ chạy gần hết, ngày 14 tháng 7 năm 1833, tổng đốc Long Tường là Lê Phúc Bảo mới dẫn quân cứu viện từ bản doanh là thành Vĩnh Long tiến đánh Gia Định, nhưng đến tỉnh Định Tường thì đóng quân lại không tiến. Tổng đốc An Hà Lê Đại Cương trước đó từ An Giang thân cầm đại binh đi cứu viện, khi đến Định Tường cũng dừng quân không tiến.

Nhiều quan lại do triều đình bổ nhiệm đều bị giết chết và hoặc chạy khỏi thành Gia Định. Cuộc nổi dậy bất ngờ này đã không được triều đình dự phòng trước.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Quân nổi dậy nhanh chóng tràn đi các tỉnh đồng bằng Nam Bộ và đánh chiếm. Trong vòng 3 ngày. Gần hết Nam Kỳ đã nằm trong tay lực lượng nổi dậy. Lê Văn Khôi làm chủ thành Phiên An, nhiều tướng văn võ của triều đình đầu hàng. Ông đúc ấn tự xưng là đại nguyên soái, phong cho Thái Công Triều, Lê Đắc Lực làm trung quân; các tướng người Bắc Kỳ là Nguyễn Văn Đà, Nguyễn Văn Thông làm tiền quân; Dương Văn Nhã, Hoàng Nghĩa Thơ làm Tả quân; Võ Vĩnh Tiền, Võ Vĩnh Tải làm Hữu quân; Võ Vĩnh Lộc, Nguyễn Văn Bột làm hậu quân; Lưu Tín, Trần Văn Tha làm thủy quân; Nguyễn Văn Tâm, Nguyễn Văn Chân, Quách Ngọc Chấn làm Tượng quân.

Quân nổi dậy đánh chiếm Biên Hòa. Các quan lại nhà Nguyễn như Thự tuần phủ Biên Hòa Võ Quýnh, án sát Lê Văn Trác, lãnh binh Hồ Kim Truyền đều bỏ chạy.

Minh Mạng rụng rời chân tay, vội lệnh cho tổng đốc Long Tường là Lê Phúc Bảo, tổng đốc An Hà là Lê Đại Cương đốc quân cùng đến Phiên An đánh Lê Văn Khôi, khi quân triều đình chưa kịp điều thì quân nổi dậy dưới sự chỉ huy của Thái Công Triều lại đánh chiếm Định Tường, khiến cho Phúc Bảo, Đại Cương đều bị cách chức làm lính cùng với tuần phủ Định Tường là Tô Chấn và Án sát Ngô Bá Toán.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tại tỉnh Định Tường, quân nhà Nguyễn của tổng đốc Phúc Bảo gặp quân nổi dậy do Dương Văn Nhã dẫn 10 thuyền và mấy trăm quân đánh tới. Bảo sai Phó quản cơ Lê Tiêu dẫn thổ binh Lạc Hóa đánh nhau với quân nổi dậy ở Tra Giang (giáp giới 2 tỉnh Gia Định-Định Tường). Tiêu bị đâm chết, quân binh vỡ. Lê Thúc Bảo bèn trong đêm tối, tự bỏ mấy ngàn binh thuyền, chèo chiếc thuyền con chạy về Vĩnh Long .

Lê Đại Cương đến Định Tường thấy vậy cũng lập tức lui binh, tự nói rằng về giữ địa hạt. Tuần phủ Định Tường Tô Trân bất đắc dĩ cũng đi Vĩnh Long, để trống tỉnh thành, quân nổi dậy thừa cơ tiến đóng Định Tường.

Minh Mạng bèn nghĩ kế, biết gia đình Khôi còn nhiều người ở Bắc, bèn cho người ra bắt hết đem về Huế. Gây áp lực lên Khôi.

Thái Công Triều mang quân từ Định Tường đến đánh chiếm Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 30 tháng 7 năm 1833.

Quân nổi dậy theo Tiền Giang vượt Vĩnh Long tiến đánh Lê Đại Cương ở xứ Cái Tàu. Doãn Uẩn và phó lãnh binh An Giang là Võ Văn Vĩ đem quân cứu viện Lê Đại Cương.

Quân nhà Nguyễn thua tan tác, Võ Văn Vĩ bị giết tại trận, Đại Cương chạy trốn về đất Chế Lăng (vùng đất Cao Miên đương thời nằm trong lòng Nam Kỳ), Doãn Uẩn lui về Vĩnh Long. Sau đó cùng ngày, quân nổi dậy với hơn bốn mươi chiến thuyền tiến đánh Vĩnh Long. Quân binh nhà Nguyễn trong thành chống giữ không nổi. Tổng đốc, bố chính bỏ thành chạy trốn, thành Vĩnh Long thất thủ.

Một hai ngày sau thành Châu Đốc và thành Hà Tiên cũng chung số phận với Vĩnh Long. Quân nổi dậy chia nhau đi giữ các huyện và đặt quan chức cai trị tại đó.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 7 năm 1833.

quân nổi dậy tấn công Biên Hòa nhưng bị đánh lui. Sau đó, Lê Văn Khôi tiếp tục mở cuộc tấn công lần nữa và chiếm được thành, giết tướng nhà Nguyễn là Tôn Thất Gia. Cùng lúc, anh vợ Lê Văn Khôi là Nông Văn Vân làm tri châu Bảo Lạc thuộc Tuyên Quang cũng nổi dậy, tự xưng là Thiết chế thượng tướng quân.

Vua Minh Mạng liền cử Tống Phúc Lương, Nguyễn Xuân, Phan Văn Thúy, Trương Minh Giảng và Trần Văn Năng đem thủy bộ binh tượng vào đánh Khôi.

Tháng 8 năm 1833.

Quân triều đình đã phản công và bắt đầu lấy lại các tỉnh Nam Bộ. Tướng Ngô Bá Toán chuộc tội, lấy lại được Định Tường, được phong chức Bố Chính Sứ.

Ngày 31 tháng 8 năm 1833.

Án sát Vĩnh Long là Doãn Uẩn chiếm lại được thành Vĩnh Long. Sau đó Án sát An Giang là Bùi Văn Lý cũng chiếm lại An Giang và Hà Tiên. Trương Minh Giảng và Hoàng Đăng Thuận lấy lại được Biên Hòa.

Địa chủ, phú hào các nơi dao động, không dám ủng hộ Lê Văn Khôi nữa. Tiếp đó, một tướng giỏi của ông là Thái Công Triều cũng đầu hàng triều đình khiến lực lượng nổi dậy suy yếu nhanh chóng.

Lê Văn Khôi thấy tình hình nguy quá, bèn nhờ giáo sĩ phương Tây đi sang cầu viện Xiêm La. Xiêm La nhân muốn lấn chiếm Đại Nam bèn nhận lời giúp, cử 1 đạo quân 5000 lính sang.

Lê Văn Khôi còn mời một vị giáo sĩ người Pháp tên Joseph Marchand ( tiếng Việt gọi là Cố Du) đến và ở trong thành. Việc mời vị giáo sĩ này và việc ủng hộ con của hoàng tử Cảnh (đã cải đạo sang Cơ đốc giáo trước đó) là An Hòa là nhằm có được sự ủng hộ của những người Công giáo địa phương.

Lê Văn Khôi còn kêu gọi những người theo Công giáo vào thành và sống dưới sự bảo trợ của ông. Những giáo sĩ người Việt giữ vai trò lãnh đạo lực lượng Công giáo địa phương đánh lại quân triều đình và liên lạc với bên ngoài khi thành bị vây khốn.
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
lê văn Duyệt cùng với Thoại Ngọc hầu đốc suất đào kênh Vĩnh tế vai trò con kênh còn quan trọng cho đến tận ngày nay. Trước đó Gia Long đã cho đào kênh Thoại Hà.
Kênh đào song song với đường biên giới Việt Nam Campuchia, từ Châu Đốc đến Hà Tiên, dài khoảng 91 cây số. Tháng 9 năm Kỹ Mão (1819), vua Gia Long hạ lịnh thi công sau khi đã có chỉ dụ cho dân Vĩnh Long và An Giang: “Công trình đào sông này rất khó khăn, nhưng kế giữ nước và cách phòng giữ có quan hệ chẳng nhỏ. Các ngươi ngày nay tuy là khó nhọc một lần mà ích lợi cho muôn đời ngày sau. Vậy nên bảo cho nhau biết, chớ sợ nhọc”.Việc đào kênh đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Thoại Ngọc Hầu và Tả Quân đổng lý, huy động lúc cao điểm đến 39 ngàn người Việt và 16 ngàn người Khmer, có lúc phải tạm dừng vì gặp khó khăn thời tiết và thổ nhưỡng, cộng với phương tiện thô sơ nên số bỏ mình cũng nhiều.Tháng 5 năm Giáp Thân (1824), công trình hoàn thành. Tin vui về tới Huế, vua Minh Mạng rất đổi mãn nguyện vì nối được chí vua cha, liền sắc khen thưởng (cho cả người Miên), sai Tả Quân dựng bia ở núi Sam và bờ kênh để ghi nhớ thành quả to lớn này, đồng thời đổi tên núi Sam là Vĩnh Tế Sơn, đặt tên con sông đào là kênh Vĩnh Tế, nguyên là tên của vợ Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại ( Châu Thị Vĩnh Tế) để tưởng nhớ công lao khó nhọc của ông ( trước đó đã đặt tên ông cho kênh Tam Khê và núi Sập). Lại sai Thoại Ngọc Hầu soạn bài văn tế các chiến sĩ , sưu dân đã bỏ mình vì đào con kênh này. Năm 1835, đúc Cửu Đỉnh làm quốc bảo, hình kênh Vĩnh Tế được khắc vào Cao Đỉnh đặt ở Thế Miếu, hoàng thành Huế đến nay. Trịnh Hoài Đức cũng hết lời khen ngợi công trình này trong tác phẩm “Gia Định thành thông chí”.
Ba năm sau ( 1827), quân Xiêm đánh vào Vạn Tượng (Lào), cho quân áp sát Nghệ An, khi được vua vấn kế, Tả Quân khẳng khái nói: “Nếu Xiêm động binh đụng tới Nghệ An thì tôi sẽ dẫn quân theo kinh Vĩnh Tế chọc thẳng tới chỗ nó không phòng bị (ý nói Bangkok), chẹn lấy cổ họng nó mà thụi vào lưng. Kế ấy chắc thành”. Quả nhiên khi nhận được thư phân lẽ thiệt hơn, quân Xiêm bèn rút lui .
Dẫn nước rữa phèn, mở mang ruộng vườn, thúc đẩy giao thương thủy phát triển, thoát lũ ra biển Tây, giữ yên bờ cõi…ích lợi do dòng kênh mang lại vẫn còn phát huy tác dụng cho đến tận ngày hôm nay.
Vương quốc Chân Lạp từ cuối thế kỷ XVII bắt đầu suy yếu vì những cuộc tranh giành quyền lực, nên luôn phải lệ thuộc vào một trong hai nướcViệt Xiêm. Năm 1777, Gia Định thất thủ, hai chúa Nguyễn bị Tây Sơn bắt giết đi, quyền bảo hộ Chân Lạp thuộc về nước Xiêm La. Sau khi vua Gia Long lên ngôi, vua Chân Lạp Nặc Ông Chân lại xin thần phục Việt Nam như cũ. Năm 1811, em vua Chân Lạp là Nặc Ông Nguyên bất hòa với anh, chạy sang Xiêm cầu cứu, được vua Xiêm cử một đạo binh đưa về Battambang, vua Chân Lạp sợ hãi chạy sang Gia Định cầu cứu. Vua Gia Long sai sứ đưa thư phản đối vua Xiêm đồng thời cử Tả Quân đem 13 ngàn quân đưa vua Chân Lạp về nước. Trước sức ép mạnh mẽ của Việt Nam, quân Xiêm phải lui quân, trả lại thành Nam Vang nhưng vẫn cố thủ ở Battambang, chờ cơ hội. Tả Quân đã viết một bức thư trách Xiêm La, với lý lẽ xác đáng, phân tích vừa có tình vừa có lý, vừa cứng rắn vừa mềm dẽo khiến Xiêm phải lui quân về nước. Ngài sáng suốt tâu vua lấy Chân Lạp làm rào dậu che chắn Gia Định; xây thành, đắp lũy, trữ lương, lưu lại một số quân giữ thành Nam Vang rồi rút binh về.
Người Xiêm rất nể phục Tả Quân, mỗi lần sứ Việt sang Xiêm La công cán, thế nào họ cũng hỏi trước: “Lê Công có được mạnh khỏe không?”. Ngày Tết Nguyên Đán đầu năm, vua Chân Lạp phải sang Gia Định thành để cùng Tả Quân bái vọng Hoàng Đế Việt Nam
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Năm 1834, quân triều đình đánh bại quân Xiêm, chiếm lại toàn bộ các tỉnh miền Nam và chuyển sang vây quân nổi dậy trong thành Bát Quái. ( Cuộc chiến tranh Việt-Xiêm em sẽ chép tiếp dưới đây)

Lê Văn Khôi bị bệnh mất ở trong thành Phiên An khi thành đang bị vây ngặt. Con trai ông là Lê Văn Cù mới 8 tuổi được cử lên thay.

Dù Lê Văn Khôi đã chết, quân nổi dậy vẫn giữ được thành trước quân triều đình cho tới tháng 9 năm 1835.

Lúc bấy giờ, hiện trạng rất nguy ngập: Thành bị bao vây, dịch tả hoành hành, súng đạn hư hỏng vơi cạn dần, lương thực tuy nhiều nhưng bị ẩm mốc, tinh thần và sức lực quân dân đều suy kiệt và ly tán...

Ngày 8 tháng 9 năm 1835.

Quân triều đình chia làm 8 mũi, tấn công ồ ạt vào thành. Quân nổi dậy chống cự không nổi, bị thua trận. Quân nổi dậy cả thảy 1.831 người, kể cả người gài và trẻ em đều bị giết chết, và chôn chung một chỗ, sau này gọi là Mả Ngụy hay Mả Biền Tru ( tức là giết ngay không cần xét xử)

Sáu người bị kết tội "chủ mưu" bị đóng cũi giải về Huế và nhận lãnh án lăng trì, trong đó có con trai của Lê Văn Khôi mới 8 tuổi, một linh mục người Pháp là Marchand.

Sau khi dẹp xong cuộc nổi dậy, triều thần Phan Bá Đạt dâng sớ xin kể tội Lê Văn Duyệt, Minh Mạng đồng ý và nhóm nội các là Hà Quyền, Nguyễn Tri Phương và Hoàng Quýnh ra án nghị Lê Văn Duyệt có bảy tội phải chém, hai tội phải thắt cổ, một tội phải sung quân, nhưng vì ông đã chết nên chỉ cho người tước sắc phong, phá và xiềng xích mồ mả. Mãi cho tới đời vua Thiệu Trị án mới được dỡ bỏ.

Án đệ lên, sau đó, Minh Mạng ra dụ:

Tội Lê Văn Duyệt nhổ từng cái tóc mà kể cũng không hết, nói ra đau lòng, dù có bửa quan quách mà giết thây cũng là đáng tội. Song nghĩ hắn chết đã lâu và đã truy đoạt quan tước, xương khô trong mả, chẳng cần gia hình chi cho uổng công. Vậy cho Tổng đốc Gia Định đến chỗ mả hắn cuốc bỏ núm mộ san bằng mặt đất và khắc đá dựng bia ở trên viết to mấy chữ: "Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xứ" (Chỗ này là nơi quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp) …( yêm tức là hoạn, ý mỉa mai ông Duyệt là hoạn quan, thực ra thì ông là người ái nam ái nữ, chứ không bị hoạn)

Sau đó, lệnh được thực hiện theo như lời dụ. Ngoài ra, mộ cha mẹ ông ở Long Hưng (nay thuộc Châu Thành, Tiền Giang) cũng bị đục bỏ tước hiệu khắc trên bia

Cuộc nổi dậy này đã khiến Minh Mạng phá hủy tòa thành kiên cố cũ là Thành Bát Quái và cho xây tòa thành nhỏ hơn, ít kiên cố hơn là Thành Gia Định.
 

duongqua

Xe container
Biển số
OF-192732
Ngày cấp bằng
6/5/13
Số km
7,886
Động cơ
536,646 Mã lực
ủng hộ cụ đốc cứ y nguyên bản dịch gốc mà viết cho đúng lời văn ạ! cái gì nó đúng thì phải nói đúng ạ!
 

FutureBlack

Xe tải
Biển số
OF-448964
Ngày cấp bằng
28/8/16
Số km
289
Động cơ
209,410 Mã lực
Cụ mới tham gia thì nên lắng nghe thì hơn nhé.

Tôi đã yêu cầu ông doctor76 này chụp ảnh tài liệu lịch sử lên để chứng minh những gì ông ta viết từ nhiều thớt trước rồi.

Cụ không biết không có nghĩa là bây giờ tôi mới yêu cầu ông ta làm việc chứng minh đó.
Cháu mượn cái cm của Cụ Đốc vì nhiều người hình như không biết đọc hoặc không (muốn) đọc! (:|
Em xin up vài ảnh tư liệu hầu các cụ
Ảnh trích từ " Mission de la cochinchine et Tonkin"
Đoạn thư các giáo sỹ nói về Nguyễn Ánh, thông thương với tàu Anh, tiếng Latin
Em sớt gúc gồ có ra luôn đấy!. Hay cụ dịch luôn đi cho chuẩn ?!. Vâng, em sẽ vô cùng cảm ơn cụ!. Kính Cụ!
Động đến triều Nguyễn là lại oánh nhau to roài. Thôi em bắc ghế ngồi hóng, ứ tham gia. ;))
Cụ giữ ghế cẩn thận, kẻo người ta lại lấy phang em nhé! :((
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Ngày 1 tháng 8 năm Nhâm Thìn ( 1832) Tả Quân tạ thế [9] , vua Minh Mạng bãi bỏ chức Tổng Trấn Gia Định Thành, giống như đã bãi chức Tổng Trấn Bắc Thành trước đó, thực hiện chế độ trung ương tập quyền. Đất Nam kỳ chia ra sáu tỉnh ( về sau quen gọi Nam kỳ lục tỉnh) [10] , Nguyễn Văn Quế được bổ làm Tổng Đốc Gia Định, Bạch Xuân Nguyên làm Bố Chánh, Nguyễn Chương Đạt làm Án Sát. Bạch Xuân Nguyên là tên vốn tính tham tàn [11] , đã tự tuyên bố là vâng mật chỉ truy xét việc riêng của Lê Văn Duyệt Nguyên vạch lá tìm sâu, moi móc những việc làm trong quá khứ của Tả Quân rồi gán ghép tội lỗi, cho bắt bớ giam cầm những người thân tín của Tả Quân.
Bố Chánh Nguyên tra hỏi Khôi rất gắt về hai việc làm trước kia của Tả Quân: một là việc sai quân vào rừng Quang Hóa (nay là Trảng Bàng ) đốn cây to và hai là ghi chép chi tiêu công quỹ không rõ ràng. Về việc thứ nhất Khôi cãi là đốn cây để dùng vào sửa lại đồn lũy hư nát, cùng là đóng chiến thuyền phòng quân Xiêm. Nguyên bẻ: “Nếu Lê Văn Duyệt muốn phòng quân Xiêm, tại sao không xây đồn luỹ kiên cố ở Hà Tiên mà xây ở Phiên An, có phải để đào hào cho sâu, xây thành cho cao mà mưu phản nghịch?”. Về khoản ghi chép sổ sách, Nguyên cũng hạch hỏi tại sao không ghi chi tiết những khoản chi mà chỉ ghi là “Tả Quân chi dụng” [12] , Khôi lúng túng không biết trả lời ra sao. Trong lúc tra vấn, Nguyên luôn miệng kêu Duyệt này Duyệt nọ không hề kiêng nể, bọn Khôi lớn tiếng mắng lại thì bị tra tấn và hạ ngục liền.
Ngày 18 tháng 5 năm Quý Tỵ ( 1833), Khôi cùng với 27 người lính Hồi Lương Thanh Nghệ nổi dậy xông vào dinh Bố Chánh, giết cả nhà Bạch Xuân Nguyên; Tổng Đốc Nguyễn Văn Quế đem binh sang ứng cứu cũng bị giết nốt. Ngày 20 có quan Chưởng Thủy là Lê Văn Bốn đem thủy binh đến đánh nhưng bị thua, phải xuống thuyền rút lui. Quân cứu viện triều đình bị Khôi chặn đánh ở Biên Hòa không sao tiến lên được, trong không đầy một tháng cả sáu tỉnh Nam Kỳ đều rơi vào tay Khôi [13] .
Một sai lầm của Khôi vô tình rất có lợi cho triều đình là chia hai đất chiếm được ,một nữa từ Gia Định về Hà Tiên cắt giao cho Thái Công Triều, lực lượng trở nên suy yếu, cộng thêm nghe tin quân triều đình sắp vào nam, các địa chủ phú hào bỏ Khôi trở sang ủng hộ quân triều, kể cả Thái Công Triều cũng hàng nốt, đến cuối tháng 8 năm đó lần lượt năm tỉnh đều được lấy lại. Khôi tự liệu chống không lại, bèn rút vào thành PhiênAn cố thủ. Quân Xiêm do Khôi xin cứu viện bị Trương Minh Giảng đánh tan tành ở Vàm Nao. Tháng chạp năm Quý Tỵ (đầu năm 1834) Khôi ốm chết trong thành, con là Câu (tên thực là Lê Văn Cu, thường gọi Cu lớn ) thay thế làm nguyên soái lúc mới 10 tuổi.
Ngày 16 tháng 7 năm Ất Mùi (1835 ) thành Phiên An thất thủ, tổng số quân nổi dậy và vợ con bị giết là 554 người, số bị bắt và đem chém là 1278, trong số có cả trẻ con và đàn bà , chôn chung một hố gọi là Mã Ngụy; địa điểm ngày nay gần Công trường Dân chủ (Quận 10), góc đường Trần Quốc Toản ( nay là 3 tháng 2) và Lê Văn Duyệt ( nay là Cách Mạng tháng 8 ); khu vực gần trại giam Chí Hòa nhưng nay đã bị nhà cửa lấp mất; trên dựng bia đề “Nghịch tặc nhất võng tính thu” (nơi bọn nghịch tặc bị bắt chung một lưới giết hết), mãi đến mấy năm sau mà đất nơi ấy hãy còn xục xịch, sình lên sụp xuống! Sáu người bị bỏ cũi giải về Kinh trị tội có cố Du ( Marchand) , Mạch Tấn Giai Bang trưởng người Minh Hương, con trai nhỏ của Khôi, ông Hoành và ông Trắm. Tất cả đều chịu tội tùng xẻo!. Thây Khôi bị đào lên , chặt đầu bỏ hòm đưa về kinh. Thái Công Triều và Nguyễn Chương Đạt được gia ân xử chém.
Bình xong loạn Lê Văn Khôi, vua Minh Mạng sai phá thành Phiên An đi, xây lại thành khác nhỏ hơn. Ngự sử Phan Bá Đạt dâng sớ xin truy đoạt quan chức của Tả Quân và giao vợ con Ngài cho Hình Bộ làm án. Minh Mạng bèn giao xuống cho đình thần luận tội và kết án Tả Quân. Các quan lớn nhỏ nhao nhao lên bới lông tìm vết, vạch ra các việc làm “không thể dung thứ được” của Tả Quân mà khi Ngài còn sống không hề có một người nào dám nói là sai trái cả. Tất cả là để được lòng một ông vua mà họ biết không ưa gì Tả Quân. Vài hôm sau có nhóm nội các là Hà Quyền, Hoàng Quýnh và Nguyễn Tri Phương dâng bản nghị tội Tả Quân, vua ưng chuẩn đưa đình thần nghị án. Án nghị gồm:
Bảy tội đáng trảm (xử chém) :
1. Tự tiện sai người đi sang Miến Điện, âm kết ngoại giao.

2. Xin được giao tàu Anh về thành để tỏ ( với nước ngoài) là có uy quyền.

3. Xin giết thị vệ là Trần Văn Tình để bịt miệng người.

4. Kháng sớ xin giữ lại quan viên dưới quyền đã có lệnh bổ đi nơi khác.

5. Cậy bè đảng riêng mà xin tăng thọ cho Lê Chất.

6. Giấu chứa giấy ngự bảo.

7. Gọi mồ cha là “Lăng” và dám tự xưng là “ cô”.

Hai tội đáng giảo ( treo cổ) :

1. Cố xin dung nạp người Miến Điện sang xin thông sứ hai nước.

2. Dám nói với người khác là xin được quẻ thẻ có câu “ hoàng bào”.

Một tội đáng phát phối sung quân:

Tự tiện sai lính đẳn gỗ đóng thuyền.
( Xin xem phần chú thích [15] bên dưới, giải thích về các tội trên)
Sau hết, trong sự biến Phiên An, Duyệt là đầu vạ đáng khép tội lăng trì nhưng hắn đã mất, xin thu hết bằng sắc rồi đào mả, phá quách phanh thây để làm gương răn đời. Tất cả sắc phong cho tằng tổ, tổ phụ của hắn xin thu lại, thê thiếp và con cháu xa gần đều theo thứ tự xử tội, tài sản bị tịch thu hết.
Án dâng lên, vua Minh Mạng dụ rằng “ …Tội Lê Văn Duyệt nhổ từng cái tóc cũng không kể hết, nói ra đau lòng, dù có bổ quan quách mà giết thây cũng là đáng tội. Song nghĩ hắn chết đã lâu, và đã truy đoạt quan tước; xương khô trong mã, bỏ gia hình. Vậy cho Tổng Đốc Gia Định đến chỗ mả hắn, san bằng đi rồi dựng lên đó tấm bia đá khắc tám chữ: “Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xứ” (nơi hoạn quan lộng quyền Lê Văn Duyệt chịu hình phạt) để chính tội danh cho kẻ chết, mà tỏ phép nước về sau, khiến cho những kẻ gian lo sợ mà tự răn mình….”.
Mộ của Tả Quân sau đó bị san phẳng, có xiềng xích bao xung quanh. Mộ của cha mẹ Tả Quân ở Long Hưng ( Mỹ Tho) bị đục bỏ tước hiệu khắc trên bia. Đáng lý bản án tử đối với những người trong thân tộc Tả Quân phải thi hành ngay nhưng nghĩ đến công lao của Ngài, thảy đều được gia ân cho hưởng án trảm giam hậu (lên án chém nhưng hoãn thi hành chờ xét lại), kéo dài đến 1838 thì có lịnh phát phối sung quân đàn ông trên mười lăm tuổi, mười ba người đàn bà bị bắt làm nô tì; trừ có hai vị phò mã là Lê Văn Yên và Lê Văn Tề phải chịu án chém; riêng Tả Quân phu nhân Đỗ Thị Phận (hay Phấn ?) được miễn tội vì theo luật hoàng triều, vợ một người hoạn không xem là vợ thực thụ.Bà lánh vào một ngôi chùa ở Chợ Lớn, ít lâu sau thì cũng buồn rầu mà chết. Mộ phu nhân hiện ở ngay cạnh mộ Tả Quân.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Một đoạn thư mô tả cảnh hành hình cố Du ( giáo sỹ Joseph Marchand) và con trai Lê Văn Khôi, do chính một người chứng kiến ở đó kể lại:

" Trời lạnh, sáu phạm nhân bị lột trần truồng nằm trong cũi, co ro. Ra tới pháp trường, họ quyết hành hình cha Marchand trước. Một tên lính lôi ông ra, sau đó một tên dùng một chiếc dùi nóng dí vào đùi, rồi cầm dao xẻo từng mảng thịt, ông Marchand kêu bằng tiếng Việt " Oi, Cha oi"...
...
Sau đó thì đến đứa bé 8 tuổi, chúng lấy dao cắt dương vật đầu tiên, đứa bé gào thảm hại, giãy giụa, máu vọt ra....."\

Tranh mô tả giáo sỹ Joseph Marchand bị tùng xẻo.


 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Một đoạn thư mô tả cảnh hành hình cố Du ( giáo sỹ Joseph Marchand) và con trai Lê Văn Khôi, do chính một người chứng kiến ở đó kể lại:

" Trời lạnh, sáu phạm nhân bị lột trần truồng nằm trong cũi, co ro. Ra tới pháp trường, họ quyết hành hình cha Marchand trước. Một tên lính lôi ông ra, sau đó một tên dùng một chiếc dùi nóng dí vào đùi, rồi cầm dao xẻo từng mảng thịt, ông Marchand kêu bằng tiếng Việt " Oi, Cha oi"...
...
Sau đó thì đến đứa bé 8 tuổi, chúng lấy dao cắt dương vật đầu tiên, đứa bé gào thảm hại, giãy giụa, máu vọt ra....."\

Tranh mô tả giáo sỹ Joseph Marchand bị tùng xẻo.

hình như ông này bị nặng nhất là xử tùng xẻo (bá dao) 100 dao rồi mới chặt 4 phần thi thể. Nặng nhất trong 6 người
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khác với vua Gia Long Nguyễn Ánh, người có quan hệ rất tốt với Xiêm La, Vạn Tượng, Chân Lạp và các nước lân bang, Minh Mạng, ngược lại, toàn gây thù chuốc oán.
Vua Gia Long vẫn duy trì vương quốc Chăm-pa tự trị trong lòng Đại Việt, nên được người Chăm kính nể, ngược lại, Minh Mạng đã dùng vũ lực xóa sổ vương quốc này, và đồ sát hầu hết người Chăm, em sẽ chép chi tiết hầu các cụ sau.

Thời Minh Mạng, lãnh thổ Đại Nam rộng lớn hơn cả. Nhiều vùng ở Ai Lao đã xin thuộc quyền bảo hộ của Đại Nam. Các vùng nay là Sầm Nứa, Trấn Ninh, Cam Môn (Khammuane) và Savannakhet giáp với các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị đều được sáp nhập và trở thành các châu, phủ của Đại Nam.

Từ năm 1833, sau khi phá được quân Xiêm, tướng quân Trương Minh Giảng cùng Tham tán Lê Đại Cương lập đồn Đại Nam gần Nam Vang (tức Phnôm Pênh) để bảo hộ Chân Lạp (Campuchia).

Cuối năm Giáp Ngọ (1834), vua Ang Chan II của Chân Lạp qua đời mà không có con trai nối dõi, quyền bính chuyển sang cho Trà Long và Lê Kiên - hai người Chân Lạp - làm quan cho Đại Nam. Đến năm 1835, Trương Minh Giảng lập con gái Ang Chan II là công chúa Ang Mey lên làm quận chúa. Trương Minh Giảng đổi nước Chân Lạp thành Trấn Tây thành, rồi chia làm 32 phủ và 2 huyện, và đặt các chức quan cai quản mọi việc quân sự và dân sự.

Do quan lại người Việt ở Chân Lạp làm nhiều điều ức hiếp, nhũng nhiễu dân Chân Lạp; quân Nguyễn lại bắt quận chúa đem về Gia Định, đổi thành Mỹ Lâm quận chúa (do không còn nước Cao Miên nữa); đày các quan người Chân Lạp là Trà Long và Lê Kiên ra miền Bắc. Do đó dân Chân Lạp oán hận và nổi dậy chống quân Đại Nam ở khắp nơi.

Em trai của Ang Chan II là Ang Duong và Ang Em đã làm loạn với sự giúp đỡ của Xiêm La. Quan quân nhà Nguyễn đánh dẹp không nổi, nên sau khi vua Minh Mạng qua đời, quan quân Đại Nam phải bỏ Trấn Tây thành mà rút về An Giang.

Chiến tranh liên miên này đã làm cho quốc khố nhà Nguyễn dần suy kiệt, hơn nữa, những vùng đất chiếm được cũng không giữ được lâu.
Đặc biệt thành Gia Định, Thành Bát Quái, do vua Gia Long nhờ kỹ sư Tây thiết kế, cũng bị Minh Mạng phá tan, Gia Định xưa sầm uất, tàu bè tấp nập thông thương, giờ Minh Mạng cho đóng cảng, phá xưởng đóng tàu Chu Sư. Nên làm mồi cho quân Pháp tiến đánh dễ dàng năm 1859.
 

thox4ytoam

Xe tăng
Biển số
OF-446233
Ngày cấp bằng
18/8/16
Số km
1,301
Động cơ
217,120 Mã lực
Tuổi
32
em để ý cứ thớt nào nói về nhà Nguyễn là có 1 vài cụ quen thuộc nhảy vào tranh công chối tội đổ lỗi thanh minh
 

nguoiachau

Xe tải
Biển số
OF-174779
Ngày cấp bằng
3/1/13
Số km
425
Động cơ
343,550 Mã lực
Nói chung từ triều Trần tới đây, 1 triều đại mà được thành lập bởi rìa trung tâm chứ chẳng phải là trung châu, thời Lê, rồi nhà Mạc cướp ngôi cũng bị quân Thanh Hoá đánh cho liểng xiểng, rốt cuộc lại thua. Tiếp theo họ Trịnh, rồi nhà Nguyễn, hay thời hiện đại, phe cộng sản cũng chỉ người Nghệ , người miền Bắc không có vai trò chính trị đáng kể.

Ví như cụm từ SĨ PHU BẮC HÀ, nghe cho oai thế chứ như thời Tây Sơn, hay Nguyễn cũng không thấy ai nhắc tới 1 ai, lạ lùng. Nhưng tế nhị ở chỗ, kinh đô hay đóng ở Trung châu, đám văn sĩ cũng không phải ít.

Thế nên việc DIỄN GIẢI lịch sử cũng bị ảnh hưởng. (nếu cần sẽ nói)

Nguyễn Ánh lên ngôi, là việc được các sử gia nước ngoài đánh giá rất cao, gọi là việc thống nhất lãnh thổ nước Việt lớn chưa từng có từ trước tới nay. Chẳng qua các bác cứ quen tai rồi nghĩ nó thường. Ô hô, 1 đất nước mà tăng gấp 3, 4 lần về diện tích, tiêu diệt các dân tộc khác, vĩ đại lắm chứ.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Khác với vua Gia Long Nguyễn Ánh, người có quan hệ rất tốt với Xiêm La, Vạn Tượng, Chân Lạp và các nước lân bang, Minh Mạng, ngược lại, toàn gây thù chuốc oán.
Vua Gia Long vẫn duy trì vương quốc Chăm-pa tự trị trong lòng Đại Việt, nên được người Chăm kính nể, ngược lại, Minh Mạng đã dùng vũ lực xóa sổ vương quốc này, và đồ sát hầu hết người Chăm, em sẽ chép chi tiết hầu các cụ sau.

Thời Minh Mạng, lãnh thổ Đại Nam rộng lớn hơn cả. Nhiều vùng ở Ai Lao đã xin thuộc quyền bảo hộ của Đại Nam. Các vùng nay là Sầm Nứa, Trấn Ninh, Cam Môn (Khammuane) và Savannakhet giáp với các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị đều được sáp nhập và trở thành các châu, phủ của Đại Nam.
Trấn Ninh thuộc về Việt Nam từ thời Lê Thánh tông mà cụ.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top