Cụ nhầm. Bọn nhật nó ghét và coi bọn tàu là hạ đẳng. Nên chẳng có chuyện nó lấy nho giáo khổng giáo làm chuẩn. Nếu có Cụ chứng minh hộ em cái, cho mọi ng sáng mắt một điều phi lý mà ai cũng có thể thấy.
Tính chất chung của các tôn giáo truyền thống Nhật Bản vô cùng phức tạp. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, các tôn giáo ngoại lai đều thay đổi, biến dạng và bị Nhật hóa đi rất nhiều. Cả ba tôn giáo chính Phật giáo, Thần đạo, Cơ đốc giáo đều thể hiện được hệ thống tổng hợp giải thích về tự nhiên, con người, xã hội và lịch sử nói chung; là nơi gửi gắm tình cảm tôn giáo của người dân Nhật Bản. Trong Phật giáo có “ cuộc đời của Phật”, trong Cơ đốc giáo có Chúa, trong Thần đạo có “con đường của các vị thần”.
- See more at:
http://cinet.vn/articledetail.aspx?articleid=20146&sitepageid=564#sthash.CD8bH8uJ.dpuf
cụ nhầm lẫn hoàn toàn nhé:
Nho giáo trong buổi đầu thời Cận đại (1868 - 1945):
Thiên hoàng Minh Trị/ Meiji明治 lên ngôi tuyên bố bắt đầu công cuộc duy tân để đưa nước Nhật đuổi kịp các nước phương Tây. Năm 1868 thành phố Edo được đổi tên thành Tokyo/ Đông Kinh và trở thành thủ đô của nước Nhật mới.
Thái độ của trí thức cận đại Nhật Bản đối với Nho giáo có hai loại:
-Một là những nhà Duy tân tự do, họ thấy được hạn chế của Nho giáo, nhất là Tống Nho đối với công cuộc duy tân, họ khuyến khích thực học, khuyến khích tinh thần tự cường. Tiêu biểu nhất cho khuynh hướng này là Nhóm Minh Lục Xã/ Meirokusha 明六社và Fukuzawa Yukichi/ Phúc Trạch Dụ Cát福沢諭吉(1834-1901), nhà tư tưởng của phong trào duy tân Nhật Bản. Fukuzawa viết
Khuyến học 学問のすすめđể đưa ra tư tưởng giáo dục mới, viết
Thoát Á luận 脱亜論để khuyến khích Nhật Bản thoát khỏi một châu Á chậm phát triển và phải chịu ô nhục trước các nước đế quốc phương Tây.
-Hai là triều đình và những trí thức quý tộc, một mặt họ vừa thấy được những chỗ bất cập của Nho giáo, mặt khác họ vẫn muốn sử dụng Nho giáo làm công cụ giáo dục đạo đức, nhất là giáo dục lòng trung thành với Thiên hoàng, xây dựng một nước Nhật Bản theo chủ trương “Nước giàu binh mạnh” (Phú quốc cường binh).
Theo chủ trương đó, năm 1885 Mori Arinori/ Sâm Hữu Lễ 森有礼(1847 - 1889), Văn Bộ khanh (Bộ trưởng Giáo dục) đã ban bố quy chế giáo dục đạo đức Nho giáo cho học sinh. Sau đó Nam tước Motoda Nagazane/ Nguyên Điền Vĩnh Phu 元田永孚 (1818 - 1891), Thị giảng Cung Nội tỉnh công bố bộ sách ghi những lời chỉ dụ về giáo dục của Thiên hoàng gọi là
Giáo dục sắc ngữ 教育勅語
. Trong đó phần đầu ghi lại những lời dạy của các Thiên hoàng trong lịch sử xác lập quan hệ giữa đạo đức và quốc gia: Lòng trung hiếu của thần dân là “tinh hoa của quốc thể”, là “ngọn nguồn của giáo dục”…Tiếp theo trình bày 12 đức mục: Hiếu với cha mẹ, Hoà vợ chồng, Tôn trọng pháp luật, Tinh thần xả thân khi quốc gia hữu sự…Tinh thần ấy về cơ bản chịu ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo truyền thống, nhất là tư tưởng của Học phái Mito/ Thuỷ Hộ học水戸学.
Ở Nhật Bản thì vị trí của Thiên hoàng luôn được đề cao. Thiên Hoàng là người nắm giữ quyền lực tối cao và quyết định mọi việc của đất nước. Thiên Hoàng được coi như là con cháu của các vị thần và được suy tôn ở khắp mọi nơi. Tất cả ý chí tinh thần của dân chúng đều nhằm phục vụ Thiên Hoàng. Ở Nhật Bản rất coi trọng con người và đạo đức. Nhật Bản được coi là đất nước có tính kỉ luật cao, có sự cố kết cộng đồng chặt chẽ. Đây được xem như là chìa khóa mở ra sự thành công và phát triển của xứ sở hoa anh đào, giúp đất nước này vượt qua những thiên tai, khó khăn trong lịch sử.
Ảnh hưởng của Nho giáo đến trật tự, quan hệ xã hội Nhật Bản còn biểu hiện ở việc Nhật Bản có sự phân chia các giai cấp tầng lớp khá rạch ròi. Có thể dễ dàng nhận ra ở Nhật có hệ thống kính ngữ (警護), khiêm nhường ngữ (尊敬語) khá phức tạp. Kính ngữ là cách nói thể hiện sự kính trọng của người nói với người nghe, hoặc người được nói tới. Việc dùng kính ngữ tùy thuộc vào ba yếu tố. (1) khi người nói ở vị trí thấp hơn về mặt tuổi tác hoặc địa vị xã hội thì dùng kính ngữ để biểu thị sự kính trọng đối với người nghe có vị trí, tuổi tác cao hơn mình. (2) Dùng trong trường hợp người nói có quan hệ không thân lắm với người nghe, như khi gặp nhau lần đầu… (3) quan hệうち- uchi (bên trong), そと- soto (bên ngoài) cũng cần dùng tới kính ngữ. Khái niệmうち- uchi chỉ những người thuộc cùng nhóm với mình như gia đình, công ty, nhà trường,… còn khái niệm そと- soto chỉ những người ngoài nhóm với mình. Khi người nói nói với người bên ngoài về người trong cùng nhóm của mình thì người trong nhóm đó sẽ có vị trí tương đương với người nói. Vì thế cho dù người bên trong có vị trí cao hơn nhưng khi nói với người ngoài thì người nói cũng sẽ không dùng kính ngữ như khi nói với người đó. Khiêm nhường ngữ cũng là cách thể hiện sự tôn kính đối với người nghe hoặc người được nói tới.
Một trong những vấn đề xã hội mà Nhật Bản chịu ảnh hưởng khá sâu sắc từ Nho giáo đó chính là vai trò, vị trí của người phụ nữ. Tuy người phụ nữ Nhật không chịu quá nhiều khuôn khổ hà khắc của Nho giáo phong kiến như phụ nữ Trung Quốc - quê hương của Nho giáo nhưng so với nam giới người phụ nữ Nhật vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi và có sự phân biệt nhất định. Theo chuyên san The Economist (Anh), tại Nhật, khi phụ nữ có đứa con đầu tiên, 70% sẽ nghỉ việc trong khoảng 10 năm hoặc hơn; con số này tại Mỹ chỉ có 30%. Chính văn hóa doanh nghiệp, trật quan hệ xã hội Nhật Bản đã cản trở phụ nữ phát triển sự nghiệp của mình. Tại các công ty này, sự thăng tiến trong sự nghiệp thường dựa trên thời gian người nhân viên cống hiến cho công ty hay chính là thâm niên làm việc. Cũng theo The Economist, các ông chủ Nhật Bản thường ưu tiên chọn nam giới vào vị trí lãnh đạo, trong khi đó nhân viên nữ thường chỉ làm các công việc đơn giản và có mức lương thấp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ kết hôn ở Nhật Bản đang ngày càng xuống thấp.
Văn học chữ Hán của hai nhóm Ngũ sơn ở Kyoto và Kamakura rất phong phú, Nhật Bản có rất nhiều học giả Nho học, Phật học uyên bác và trước tác nhiều. Để dễ hình dung, riêng sách nghiên cứu về học thuyết Vương Dương Minh của Nhật Bản phải xếp một giá sách lớn với đủ loại dày mỏng, tuyển tập toàn tập khác nhau. Ở Việt Nam thì sách chuyên về Vương Dương Minh chỉ có mấy quyển, chủ yếu soạn vào TK.XX, và chưa bao giờ có toàn tập Vương Dương Minh cả. Ở Nhật Bản có những chuyên gia về cổ văn tự (chữ khoa đẩu, chữ triện, lệ…) mà người Trung Quốc phải mời sang giúp, nhưng ở Việt Nam hầu như không có trường hợp nào. Ở Nhật Bản có hàng mấy chục, hàng trăm người làm từ khúc chữ Hán, nhưng Việt Nam chỉ có chừng mươi người.
Ở Nhật Bản hiện nay, một học sinh tốt nghiệp phổ thông đều phải biết gần 2000 chữ Hán,
https://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/nho-giao-nhat-ban-va-nho-giao-viet-nam
http://cjs.inas.gov.vn/index.php?newsid=1104