[Funland] Nhà giàn trên biển Đông - chiến lược đúng đắn của Việt Nam

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Hải chiến Trường Sa 1988: nhà tù Trung Quốc (KỲ 4)

Tuần Việt Nam



Tàu đi 3 ngày đêm đến đảo Hải Nam, Trung Quốc. Cả nhóm bị bịt mắt đưa đến một nơi khác. Hơn một ngày đêm sau các anh được biết mình đang ở bệnh viện. Tất cả được đưa vào thay quần áo và cân rồi lên bàn mổ.

Kỳ 2: Vòng tròn bất tử
Kỳ 3: Cá mập
Sau cuộc thảm sát sáng 14/3. Lính Trung Quốc quay về tàu, và vẫn án ngữ vùng biển đảo Gạc Ma, khi ấy tàu HQ-604 đã chìm. Tàu HQ-505 cũng sắp chìm. Bên phía đảo Len Đao, tàu HQ-605 bị bắn nhưng vẫn cầm cự được đến sáng hôm sau. Các chiến sĩ Việt Nam, người tử thương, người trôi nổi trên biển.
Chiều 14/3, phía Trung Quốc cho xuồng quay lại và vớt được 9 chiến sĩ Việt Nam, trong đó có ba nhân vật Quảng Bình.
Anh Hải và Đông bị buộc dây kéo ngược lên tàu. Anh Thống bị đưa lên xuồng. Khi lên boong tàu lớn, các anh gặp 6 chiến sĩ khác. Các anh bị trói hai người một vào nhau. Anh Đông và Thống bị trói chung. Một người lẻ còn lại bị cột vào cọc sắt.
Cả 9 người lăn lóc trên cabin liên tục mấy ngày đêm, không ăn uống. Các anh liên tục kêu khát nước và xin nước, nhưng lính Trung Quốc ra hiệu không được uống. Người phiên dịch cũng giải thích các anh đang bị thương, uống nước vào có thể khiến chảy máu nhiều hơn nguy hiểm tính mạng.
Từ phải sang trái (hàng trước): các anh Mai Văn Hải, Lê Văn Đông, Dương Văn Dũng, Trần Thiện Phụng khi bị giam tại trạm thu dung Trung Quốc (hàng trên: lính Trung Quốc), ảnh anh Đông cung cấp
Anh Thống từ khi bị đưa lên tàu Trung Quốc gần như đã không biết gì, sốt lúc nóng lúc lạnh. Anh Đông bị trói cùng thấy chân tay anh Thống đã hoại tử, bốc mùi khó chịu đã khẩn khoản xin cứu giúp. Anh Thống sau đó được đưa vào phòng khác và gần như mê man suốt dọc đường.
Tàu đi 3 ngày đêm đến đảo Hải Nam, Trung Quốc. Cả nhóm bị bịt mắt đưa đến một nơi khác. Hơn một ngày đêm sau các anh được biết mình đang ở bệnh viện.
Anh Hải và anh Đông kể các anh đều được đưa vào phòng, trói chân tay vào thành bàn. Thêm những người lính Trung Quốc khác đè đầu hoặc ngồi lên người giữ chặt để bác sĩ rạch vào gắp những mảnh pháo, đầu đạn ra, hoàn toàn không gây mê hay tê.
9 chiến sĩ khi được Trung Quốc trao trả hàng trên: Lê Văn Đông, Nguyễn Văn Thống, Trần Thiện Phụng, Phạm Văn Nhân, Nguyễn Tiến Hùng; hàng dưới: Trương Văn Hiền, Lê Minh Thoa, Mai Văn Hải, Dương Văn Dũng cùng vợ anh Trần Thiện Phụng và cán bộ dân phòng.
"Lúc đó tôi đã cố gắng nhịn thở để mong chết luôn, vậy mà không chết. Tôi cũng không hiểu sao mình khỏe thế. Gần 5 ngày đêm không ăn uống gì rồi lên bàn mổ, mất máu mà vẫn sống". Anh Hải kể.
Anh Đông và nhiều anh khác cũng bị tương tự anh Hải. Anh Đông sau này còn mang được mấy mảnh đạn gắp trong người ra mang về Việt Nam làm 'kỷ niệm'. Ở viện vài ngày, các anh được chuyển về trạm thu dung tại bán đảo Lôi Châu, Quảng Đông, Trung Quốc.
Thư anh Đông được viết về nhà từ trạm thu dung khi có đoàn Hội Chứ thập đỏ quốc tế tới thăm
Anh Nguyễn Văn Thống, Ảnh Hằng Nhom Anh Thống khi được tách ra nằm trong một phòng riêng trên tàu mê man. Khi đến Hải Nam một cô gái cho anh ăn miếng dưa và anh tỉnh lại rồi được đưa thẳng vào viện.
"Tôi được thay quần áo, uống một chút nước rồi tiêm một mũi gì đó rồi thiếp đi luôn. Khi tỉnh lại tôi thấy quanh giường mình cả chục bác sĩ. Người phiên dịch nói tôi đã ngất đi 10 tiếng đồng hồ, ai cũng nghĩ tôi đã chết. Anh ta nói bác sĩ bảo có thể phải cắt bỏ chân tay và bỏ một bên mắt tôi vì đã bị nhiễm trùng nặng, nếu không tính mạng tôi khó giữ được. Tôi một mực hoặc cứu chân tay tôi, hoặc để tôi chết. Tôi không muốn trở thành tàn phế. Các bác sĩ hội chẩn rồi quyết định để chân tay cho tôi. Sau hai tháng nằm viện, tôi xin về trạm thu dung điều trị tiếp để được ở cùng những đồng đội Việt Nam".
Tại trạm thu dung, trong hơn một năm đầu tiên, 9 chiến sĩ bị giam biệt lập. Mỗi ngày được hai tô mì. Khoảng 1 năm rưỡi sau, một đoàn công tác của Hội Chữ thập đỏ thế giới đến thăm. Các anh được viết thư về thăm nhà và được gặp nhau hàng ngày, bữa ăn được cải thiện hơn.
Trong khi đó, ở quê hương các anh, cả 74 chiến sĩ đều được báo tin đã hy sinh và mất tích. Tin báo tử của anh Đông về đến nhà khi chị Thương đang mang thai được hai tháng, một thời gian sau khi anh đi. Chị Thương choáng váng, ốm liệt giường.
Toàn tỉnh Quảng Bình có tất cả 16 chiến sĩ báo tử trong ngày 14/3/1988 (liệt sĩ Trần Văn Phương cũng người Quảng Bình).
Vợ chồng anh Lê Văn Đông - Nguyễn Thị Thương, Ảnh Hằng Nhom Một năm rưỡi sau, gia đình anh Đông, Thống, Hải nhận được thư từ Trung Quốc. Bao gia đình mang khấp khởi hy vọng con em mình có trong số đó. Họ đến nhà chia sẻ mừng vui với chị Thương, nhưng năm 1991, chỉ có 9 gia đình được đón người thân trở về. Trung Quốc trao trả 9 tù binh cho Việt Nam qua đường cửa khẩu Bằng Tường, từ đó các anh được đưa về quê.
Cô con gái sinh năm 1988 'trong nước mắt' của chị Thương và anh Đông hiện đang học Đại học Sư phạm Huế. Anh chị có cuộc sống ổn định, có vườn cao su tại Tây Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình.
Anh Thống hiện sống bằng lương thương binh hạng 1. Ngày 19/7/2011 vừa qua anh vừa được nhận Kỷ niệm chương của Hải quân nhân dân Việt Nam. Vợ anh buôn bán nhỏ tại chợ Nhân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình.
Anh Mai Văn Hải khó khăn hơn cả. Anh Hải vẫn mang nhiều vết thương trên người, có thể có mảnh đạn vẫn nằm trong đầu khiến anh đau đớn, có thời gian anh liên tiếp phải đi viện. Anh Hải không lao động nặng, không đi được xe máy. Mai Văn Hải không được hưởng chế độ thương binh. Anh có 4 con. Anh và vợ làm ruộng tại xã Liên Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình.
Gia đình anh Mai Văn Hải tại Liên Trạch, Ảnh Hoàng Hường
Khi tôi (phóng viên) đến phỏng vấn, anh Đông có nhờ tôi hỏi giúp anh Hải và các anh bị tù đày như thế thì có chế độ gì không vì cuộc sống của anh Hải rất vất vả. Tôi hứa sẽ đưa câu hỏi của anh vào bài viết, và những người có trách nhiệm sẽ trả lời anh.
9 chiến sĩ bị Trung Quốc bắt làm tù binh
1. Nguyễn Tiến Hùng, quê Quảng Xương, Thanh Hóa.
2. Lê Minh Thoa, quê Bình An, Tây Sơn, Nghĩa Bình (nay là tỉnh Bình Định).
3. Trương Văn Hiền, quê Hương Phong, Hương Khuê, Hà Tĩnh.
4. Nguyễn Văn Thống, quê Nhân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
5. Lê Văn Đông, quê Tây Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
6. Trần Thiện Phụng, quê phường 2, Đông Hà, Quảng Trị
7. Mai Văn Hải, quê Liên Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
8. Phạm Văn Nhân (Đới Văn Tiến), quê Nghĩa Lợi, Nghĩa Hưng, Hà Nam Ninh (Nam Định).
9. Dương Văn Dũng, quê tổ 53, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP Đà Nẵng).
Kỳ 5: Giành lại Len Đao
Một tháng sau, bộ đội Việt Nam đi trên tàu chiến hải quân, được trang bị súng 12ly7, DKZ... quyết giành lại Len Đao và Gạc Ma.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Hải chiến Trường Sa 1988 kỳ 5: Giành lại Len Đao



Một tháng sau cuộc hải chiến Trường Sa, bộ đội Việt Nam đi trên tàu chiến hải quân, được trang bị súng 12ly7, DKZ… quyết giành lại Len Đao và Gạc Ma.


Trở lại với sự biến ngày 14/3/1988. Trước đó, ngày 11/3, nhiều chiến sĩ Trung đoàn E83 được lệnh khẩn lên tàu. Trung đội trưởng Đinh Xuân Toại (Đơn vị C7 – D3 – E83) lẽ ra cũng lên tàu HQ-604, nhưng đến giờ cuối, anh cùng một số chiến sĩ khác được điều chuyển sang tàu không số nhỏ hơn, chuyển hướng đến đảo Tốc Tan. Khi đang xây dựng mốc chủ quyền và nhà trên đảo này, các anh nghe tin đồng đội bên Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao bị tấn công. Cả ngày đó, cùng với lực lượng từ đảo Sinh Tồn và cụm đảo xung quanh đó, các anh đã cố gắng tiếp cận Gạc Ma tiếp cứu đồng đội, nhưng bị tàu Trung Quốc ngăn chặn nên không thể vào được.
Ngày hôm sau, khi đã đưa được những chiến sĩ thương vong về Sinh Tồn, đơn vị anh Toại được đưa về đất liền, chuẩn bị lực lượng chiến đấu.
Một tháng sau, các anh đi trên tàu chiến hải quân, được trang bị súng 12ly7, DKZ… quay lại quyết giành lại Len Đao và Gạc Ma.
Chúng tôi có 35 lính công binh và 7 thủy binh, được Tư lệnh Vùng 4 Hải quân trực tiếp chỉ huy, ra đi với quyết tâm giành lại đảo. Trước khi đi, chúng tôi đã được chuẩn bị tư tưởng có thể xảy ra chiến sự, lực lượng của ta mỏng, trong khi Trung Quốc tàu lớn, quân đông, và họ cũng quyết liệt giành giật đảo của ta. Nhưng chúng tôi vẫn đi, quyết tử”. Anh Toại kể lại.
Từ 2h sáng, các anh bí mật cho xuồng nhỏ vào thăm dò, rồi cho người tiếp cận Len Đao và Gạc Ma. Tuy nhiên chỉ có thể cắm cờ lên đảo Len Đao, tại Gạc Ma, phía Trung Quốc đã xây nhà cấp tốc và giăng lưới điện xung quanh đảo. Các chiến sĩ không tiếp cận được.
Buổi sáng ra, tình huống trước lặp lại: Trung Quốc cho tàu áp sát uy hiếp, lần này nhiều hơn: 7 tàu chiến Trung Quốc và vô số xuồng nhỏ vây quanh uy hiếp. Hải quân Việt Nam vẫn kiên quyết bám đảo dù lực lượng của Việt Nam ít hơn rất nhiều. Hai bên liên tiếp gọi loa sang nhau khẳng định chủ quyền.
Lúc đó không khí căng như dây đàn, cả hai bên cùng chĩa súng vào nhau, sẵn sàng nhả đạn. Chỉ huy hai bên gọi loa sang nhau nói rất nhiều bằng tiếng Trung Quốc, tôi không hiểu lắm. Nhưng sau được nghe lại là phía Trung Quốc nói đây là đảo thuộc chủ quyền của họ, yêu cầu Việt Nam tránh xa. Phía mình cũng nói lại đây là chủ quyền của nước Việt Nam và chúng tôi đang thực hiện của chủ quyền của Việt Nam. Hai bên cứ trao đổi một hồi, chúng tôi sẵn sàng chiến đấu. Được một hồi, 7 máy bay chiến đấu của Việt Nam bay từ đất liền ra quần đảo, phía tàu Trung Quốc tản ra và chúng tôi được yên ổn làm việc. Rất may hôm đó không xảy ra xung đột, không bên nào nổ súng”, anh Toại cho biết.
Trước đó, các anh đã được huấn luyện xây nhà cấp tốc trong đất liền. Một ngôi nhà kiên cố trung bình phải xây trong vài tháng, các anh được huấn luyện xây hoàn thiện trong hai tháng. Nhưng khi làm tại Len Đao, các anh phải làm nhanh hơn nữa, chỉ trong mười mấy ngày đã xây xong ngôi nhà tại đảo.
Sau khi xây xong nhà tại Len Đao, nhóm anh Toại tiếp tục di chuyển xây nhà tại đảo Đá Nam rồi gặp bão. Tàu của các anh bị xô dạt, chìm nổi trong bão 25 ngày mới quay lại được đất liền. Toàn bộ cán bộ, chiến sĩ trên tàu được Ban chỉ huy Vùng 4 Hải quân khen thưởng.
Từ 1988 đến nay, Trung Quốc chiếm giữ Gạc Ma. Việt Nam bảo vệ thành công Cô Lin và Len Đao.
S.T
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Em vắng nhà có mấy hôm mà các cụ chém nhanh thía.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Bọn Tàu bẩn này ác lắm các cụ ạ, không biết bao giờ nhà mình mới đòi được đất. Em đọc mà thấy cay sống mũi, anh em " 16 chữ vàng " là vậy.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Danh sách các đảo do Việt Nam kiểm soát ở quần đảo Trường Sa



(Biển Đảo) - Ban biên tập gửi đến Quý độc giả loạt bài viết Danh sách thực thể bị chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa, liệt kê danh sách các thực thể địa lí theo sự chiếm đóng của từng quốc gia, xếp đồng thời theo thứ tự bảng chữ cái và theo bản chất địa lí. Vì danh sách này chỉ dựa theo các nguồn có thể kiểm chứng được nên trong thực tế, có thể các quốc gia chiếm đóng hoặc khống chế nhiều hơn hoặc ít hơn. Brunei là quốc gia duy nhất chưa chiếm thực thể địa lí nào.
Chú thích viết tắt:
A: tiếng Anh; F: tiếng Filipino;
H: tiếng Hoa; M: tiếng Mã Lai.
VIỆT NAM KIỂM SOÁT

Tổng cộng: 21 thực thể địa lí, gồm 7 đảo san hô/cồn cùng 14 rạn san hô.
1. Đảo An Bang

Đảo An Bang

A: Amboyna Cay
F: Kalantiaw
H: 安波沙洲
M: Pulau Amboyna Kecil
Toạ độ: 7°52′10″B 112°54′10″Đ
Mô tả sơ lược: Là một cồn cát dài 200 m, rộng 20 m và cao 2 m. Điều kiện môi trường tại đây rất khắc nghiệt.
2. Đảo Nam Yết

Đảo Nam Yết

A Namyit Island
F Binago
H 鸿庥岛
Tọa độ: 10°10′54″B 114°21′36″Đ
Mô tả sơ lược: Là một đảo san hô hình bầu dục, dài 600 m, rộng 125 m với diện tích 0,06 km2 và cách đảo Ba Bình 11 hải lí về phía tây nam. Việt Nam có kế hoạch lập một khu bảo tồn biển tại đây.
3. Đảo Sinh Tồn

Đảo Sinh Tồn

A Sin Cowe Island
F Rurok
H 景宏岛
Tọa độ: 9°53′0″B 114°19′0″Đ
Mô tả sơ lược: Là một đảo san hô dài 390 m, rộng 110 m, đất đai khô cằn, hầu như không trồng được rau xanh nếu không cải tạo đất.
4. Đảo Sinh Tồn Đông

Đảo Sinh Tồn Đông

A Grierson Reef/Cay
Sin Cowe East Island
F Julian Felipe
H 染青沙洲
Tọa độ: 9°54′18″B 114°33′42″Đ
Mô tả sơ lược: Là một cồn cát nằm cách đảo Sinh Tồn 15 hải lí về phía đông. Cồn này dài 160 m, rộng 60 m, điều kiện khắc nghiệt.
5. Đảo Sơn Ca

Đảo Sơn Ca

A Sand Cay
F Bailan
H 敦謙沙洲
Tọa độ: 10°22′36″B 114°28′42″Đ
Mô tả sơ lược: Là một đảo cát nhỏ nằm cách đảo Ba Bình 6,2 hải lí về phía đông. Đảo này dài 450 m và rộng 130 m; đất đai khá màu mỡ nhờ một lớp mùn phân chim nên đảo có nhiều cây xanh.
6. Đảo Trường Sa (Biệt danh: Trường Sa Lớn)

Đảo Trường Sa Lớn

A Spratly Island
H 南威岛
Tọa độ: 8°38′30″B 111°55′55″Đ
Mô tả sơ lược: Đảo này có tên gọi chính thức là Trường Sa nhưng nhiều nguồn tin tức và người tại đây thường dùng biệt danh Trường Sa Lớn. Trường Sa là đảo san hô đứng thứ tư về diện tích trong quần đảo (0,15 km2) và là trung tâm của thị trấn Trường Sa. Đảo có nguồn nước lợ, có đường băng, cảng cá, trạm khí tượng, lớp học, trạm xá,…
7. Đảo Song Tử Tây

Đảo Song Tử Tây

A Southwest Cay
F Pugad
H 南子岛
Tọa độ: 11°25′46″B 114°19′54″Đ
Mô tả sơ lược: Song Tử Tây nằm cách Song Tử Đông 1,5 hải lí về phía tây nam và nhỏ hơn Song Tử Đông một chút. Trên đảo có nhiều cây cối xanh tươi. Đảo có một ngọn đèn biển quan trọng.
8. Đá Cô Lin

Đảo đá Cô Lin

A Collins Reef
Johnson North Reef
H 鬼喊礁
Tọa độ: 9°46′13″B 114°15′25″Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô nằm cách đảo Sinh Tồn 9 hải lí về phía tây nam và cách đá Gạc Ma 1,9 hải lí về phía tây bắc. Đá Cô Lin chìm ngập dưới nước khi thuỷ triều lên. Đây là một trong ba địa điểm diễn ra trận Hải chiến Trường Sa vào tháng 3 năm 1988.
9. Đá Đông

Đảo Đá Đông

A East (London) Reef
F Silangang Quezon
H 东礁
Tọa độ: 8°49′42″B 112°35′48″Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng có diện tích khoảng 36,4 km2 và nằm cách đá Châu Viên 10 hải lí về phía tây.
10. Đá Lát

Đảo Đá Lát

A Ladd Reef
H 日积礁
Tọa độ: 8°40′42″B 111°40′12″Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng có diện tích khoảng 9,9 km2 và nằm cách đảo Trường Sa 14 hải lí về phía tây. Đá chìm ngập dưới nước khi thuỷ triều lên.
11. Đá Len Đao

Đảo Len Đao

A Lansdowne Reef
H 琼礁
Tọa độ: 9°46′48″B 114°22′12″Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô nằm cách đá Gạc Ma khoảng 5,5 hải lí về phía đông bắc. Đá này chìm ngập dưới nước khi thuỷ triều lên. Đây là một trong ba địa điểm diễn ra trận Hải chiến Trường Sa vào tháng 3 năm 1988.
12. Đá Lớn

Đảo Đá Lớn

A Discovery Great Reef
F Paredes
H 大现礁
Tọa độ: 10°03′42″B 113°51′6″Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng nằm cách đảo Nam Yết 28 hải lí về phía tây tây nam.
13. Đá Nam

Đảo chìm Đá Nam

A South Reef
F Timog
H 奈羅礁
Tọa độ: 11°23′31″B 114°17′54″Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô nằm cách đảo Song Tử Tây 3,5 hải lí về phía tây nam.
14. Đá Núi Thị

Đá Núi Thị

A Petley Reef
F Juan Luna
H 舶兰礁
Tọa độ: 10°24′42″B 114°34′12″Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô nằm cách đảo Sơn Ca khoảng 6 hải lí về phía đông đông bắc. Diện tích của thực thể này là 1,72 km2.
15. Đá Núi Le

Đảo đá Núi Le

A Cornwallis South Reef
F Osmeña
H 南华礁
Tọa độ: 8°42′36″B 114°11′6″Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng có diện tích 35 km2.
16. Đảo Phan Vinh

Đảo Phan Vinh

A Pearson Reef
F Hizon
H 毕生礁
Tọa độ: 8°58′6″B 113°41′54″Đ
Mô tả sơ lược: Xét theo khái niệm rộng là một rạn san hô vòng (rạn san hô vòng). Nơi đóng quân chính của hải quân Việt Nam có chiều dài 132 m và chiều rộng 72 m.
17. Đá Tây

Một góc đảo Đá Tây

A West (London) Reef
F Kanlurang Quezon
H 西礁
Tọa độ: 8°51′B 112°11′Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng nằm cách đảo Trường Sa 20 hải lí về phía đông bắc. Tại đây có khu dịch vụ hậu cần nghề cá và tổ hợp nuôi trồng thuỷ sản thí điểm.
18. Đá/Bãi Thuyền Chài

Đá/Bãi Thuyền Chài

A Barque Canada Reef
F Magsaysay
H 柏礁
M Terumbu Perahu
Tọa độ: 8°10′B 113°18′Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng lớn có chiều dài 17 hải lí và chiều rộng 3 hải lí. Phá nước dài khoảng 11 km và rộng khoảng 2 km.
19. Đá Tiên Nữ

Hải đăng Tiên Nữ

A Tennent Reef
Pigeon Reef
F Lopez-Jaena
H 无乜礁
Tọa độ: 8°51′18″B 114°39′18″Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng nằm ở cực đông của các thực thể thuộc Trường Sa đang do Việt Nam kiểm soát. Diện tích của đá khoảng 3,4 km2.
20. Đá Tốc Tan

Đá Tốc Tan

A Alison Reef
F De Jesus
H 六门礁
Tọa độ: 8°48′42″B 113°59′0″Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng với chiều dài khoảng 20 km và chiều rộng khoảng 7 km. Diện tích trung bình là 75 km2.
21. Đảo Trường Sa Đông

Đảo Trường Sa Đông

A Central (London) Reef
F Gitnang Quezon
H 中礁
Tọa độ: 8°56′6″B 112°20′54″Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng nằm cách đá Tây khoảng 6 hải lí về phía đông bắc và cách đá Đông khoảng 13 hải lí về phía tây bắc.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Danh sách các đảo do Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa



(Biển Đảo) - Ban biên tập gửi đến Quý độc giả loạt bài viết Danh sách thực thể bị chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa, liệt kê danh sách các thực thể địa lí theo sự chiếm đóng của từng quốc gia, xếp đồng thời theo thứ tự bảng chữ cái và theo bản chất địa lí. Vì danh sách này chỉ dựa theo các nguồn có thể kiểm chứng được nên trong thực tế, có thể các quốc gia chiếm đóng hoặc khống chế nhiều hơn hoặc ít hơn. Brunei là quốc gia duy nhất chưa chiếm thực thể địa lí nào.
Chú thích viết tắt:
A: tiếng Anh; F: tiếng Filipino;
H: tiếng Hoa; M: tiếng Mã Lai.
TRUNG QUỐC KIỂM SOÁT

(Tổng cộng: 7 thực thể địa lí; tất cả đều là rạn san hô).
1. Đá Châu Viên

Đá Châu Viên

A Cuarteron Reef
F Calderon
H 华阳礁
Tọa độ: 8°54′B 112°52′Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng đa phần chìm ngập dưới nước, nằm về phía đông của đá Đông.
2. Đá Chữ Thập

Đá Chữ Thập

A Fiery Cross Reef
Northwest Investigator Reef
F Kagitingan
H 永暑礁
Tọa độ: 9°35′B 112°54′Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô lớn nằm tách biệt khỏi các thực thể khác. Tổng diện tích hơn 110 km2. Đây là trung tâm đồn trú của Trung Quốc tại Trường Sa.
3. Cụm đá Ga Ven

Quân Trung Quốc xây dựng nhà nổi công sự kiên cố trên Đá Ga Ven sau khi dùng vũ lực chiếm đoạt Đá Ga Ven của Việt Nam

A Gaven Reefs
H 南薰礁
Tọa độ: 10°12′B 114°13′Đ
Mô tả sơ lược: Cụm này gồm hai rạn san hô là đá Ga Ven và đá Lạc, lần lượt nằm cách đảo Nam Yết 8,5 và 7 hải lí về phía tây.
4. Đá Gạc Ma

Đá Gạc Ma

A Johnson South Reef
F Mabini
H 赤瓜礁
Tọa độ: 9°42′B 114°17′Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô nằm ở đầu mút tây nam của cụm Sinh Tồn và là một trong ba địa điểm diễn ra trận Hải chiến Trường Sa vào tháng 3 năm 1988.
5. Đá Tư Nghĩa

Đá Tư Nghĩa

A Hughes Reef
H 东门礁
Tọa độ: 9°56′B 114°31′Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô nằm ở phía tây tây bắc của đảo Sinh Tồn Đông. Chỉ nổi lên khỏi mặt nước khi thuỷ triều xuống.
6. Đá Vành Khăn

Đá Vành Khăn

A Mischief Reef
F Panganiban
H 美济礁
Tọa độ: 9°55′B 115°32′Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng đa phần chìm dưới nước, nằm cách đảo Vĩnh Viễn 51 hải lí về phía nam. Đây là nơi từng diễn ra nhiều tranh chấp căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc trong thập niên 1990.
7. Đá Xu Bi

Đá Xu Bi
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Danh sách các đảo do Philippines chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa



(Biển Đảo) - Ban biên tập gửi đến Quý độc giả loạt bài viết Danh sách thực thể bị chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa, liệt kê danh sách các thực thể địa lí theo sự chiếm đóng của từng quốc gia, xếp đồng thời theo thứ tự bảng chữ cái và theo bản chất địa lí. Vì danh sách này chỉ dựa theo các nguồn có thể kiểm chứng được nên trong thực tế, có thể các quốc gia chiếm đóng hoặc khống chế nhiều hơn hoặc ít hơn. Brunei là quốc gia duy nhất chưa chiếm thực thể địa lí nào.
Chú thích viết tắt:
A: tiếng Anh; F: tiếng Filipino;
H: tiếng Hoa; M: tiếng Mã Lai.
PHILIPPINES KIỂM SOÁT

(Tổng cộng: 10 thực thể địa lí, gồm 7 đảo san hô/cồn cùng 3 rạn san hô).
1. Đảo Bến Lạc

Đảo Bến Lạc

A West York Island
F Likas
H 西月岛
Tọa độ: 11°04′46″B 115°01′55″Đ
Mô tả sơ bộ: Là đảo đứng thứ ba về diện tích trong quần đảo (khoảng 0,15 hoặc 0,186 km2). Có nhiều cây bụi và dừa.
2. Đảo Bình Nguyên

Đảo Bình Nguyên

A Flat Island
F Patag
H 费信岛
Tọa độ: 10°48′59″B 115°49′20″Đ
Mô tả sơ lược: Là một cồn cát dài nhưng hẹp và đang chịu ảnh hưởng của hiện tượng xói mòn.
3. Đảo Loại Ta

Đảo Loại Ta

A Loaita Island
F Kota
H 南钥岛
Tọa độ: 10°40′6″B 114°25′26″Đ
Mô tả sơ lược: Là một hòn đảo có diện tích 0,06 km2; có nhiều thực vật ngập mặn và dừa.
4. Đảo Song Tử Đông

Lính Philippines chào cờ tại đảo Song Tử Đông năm 1970.

A Northeast Cay
F Parola
H 北子岛
Tọa độ: 11°27′10″B 114°21′17″Đ
Mô tả sơ lược: Là đảo đứng thứ năm về diện tích trong quần đảo, cách Song Tử Tây 1,5 hải lí về phía đông bắc. Có nhiều cây xanh.
5. Đảo Thị Tứ

Đảo Thị Tứ

A Thitu Island
F Pag-asa
H 中业岛
Tọa độ: 11°03′11″B 114°17′5″Đ
Mô tả sơ lược: Là đảo đứng thứ hai về diện tích trong quần đảo (0,32 hoặc 0,372 km2) và là trung tâm của đô thị Kalayaan do Philippines lập ra. Có dân thường sinh sống.
6. Đảo Vĩnh Viễn

Đảo Vĩnh Viễn

A Nanshan Island
F Lawak
H 马歡岛
Tọa độ: 10°43′59″B 115°48′10″Đ
Mô tả sơ lược: Là một hòn đảo dài 575 m, cao 2,4 m, cách đảo Bình Nguyên 9 km về phía nam tây nam.
7. Bãi An Nhơn
Cồn An Nhơn

A Lankiam Cay
F Panata
H 杨信沙洲
Tọa độ: 10°21′B 114°42′Đ
Mô tả sơ lược: Là một cồn cát nằm cách đảo Loại Ta 6,8 hải lí về phía đông bắc.
8. Đá Cá Nhám

Đá Cá Nhám

A Irving Reef
F Balagtas
H 火艾礁
Tọa độ: 10°52′B 114°55′Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng nằm cách đảo Bến Lạc 12 hải lí về phía nam tây nam.
9. Đá Công Đo

Nhà chòi do Philippines xây dựng trên đá Công Đo

A Commodore Reef
F Rizal
H 司令礁
M Terumbu Laksamana
Tọa độ: 8°22′B 115°14′Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng nằm cách đá Tiên Nữ 47 hải lí về phía đông nam, hầu như chìm dưới nước khi thuỷ triều lên.
10. Bãi Cỏ Mây

Philippines đang kiểm soát rạn vòng này và dùng xác tàu BRP Sierra Madre mắc cạn tại đây vào năm 1999 để làm chỗ đóng quân cho binh lính làm nhiệm vụ canh gác bãi Cỏ Mây.

A Second Thomas Shoal
F Ayungin
H 仁爱礁
Tọa độ: 9°49′B 115°52′Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô (rạn san hô) nằm về phía đông nam của đá Vành Khăn với diện tích khoảng 60 km2.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Danh sách các đảo do Malaysia chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa



(Biển Đảo) - Ban biên tập gửi đến Quý độc giả loạt bài viết Danh sách thực thể bị chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa, liệt kê danh sách các thực thể địa lí theo sự chiếm đóng của từng quốc gia, xếp đồng thời theo thứ tự bảng chữ cái và theo bản chất địa lí. Vì danh sách này chỉ dựa theo các nguồn có thể kiểm chứng được nên trong thực tế, có thể các quốc gia chiếm đóng hoặc khống chế nhiều hơn hoặc ít hơn. Brunei là quốc gia duy nhất chưa chiếm thực thể địa lí nào.
Chú thích viết tắt:
A: tiếng Anh; F: tiếng Filipino;
H: tiếng Hoa; M: tiếng Mã Lai.


MALAYSIA KIỂM SOÁT

(Tổng cộng: 7 thực thể địa lí; tất cả đều là rạn san hô nói chung. Nước này cũng xây một ngọn đèn hiệu trên rạn san hô vòng Louisa).
1. Đá Én Ca

Đá Én Ca

A Erica Reef
F Gabriela Silang
H 簸箕礁
M Terumbu Siput
Tọa độ: 8°07′B 114°08′Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng đa phần chìm ngập dưới nước khi thuỷ triều lên.
2. Đá Hoa Lau

Đá Hoa Lau

A Swallow Reef
H 弹丸礁
M Pulau Layang-Layang
Tọa độ: 7°22′29″B 113°50′40″Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng nằm cách đảo An Bang 60 hải lí về phía đông nam. Malaysia biến góc đông nam của đá này thành một đảo nhân tạo với một đường băng dài và một khu nghỉ dưỡng dành cho khách du lịch.
3. Đá Kỳ Vân

Đá Kỳ Vân

A Mariveles Reef
H 南海礁
M Terumbu Mantanani
Tọa độ: 7°59′38″B 113°53′42″Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng nằm cách bãi Thuyền Chài 35 hải lí về phía đông nam. Tổng diện tích khoảng 17 km2.
4. Đá Sác Lốt

Đá Sác Lốt

A Royal Charlotte Reef
H 皇路礁
M Terumbu Samarang Barat Besar
Tọa độ: 6°56′0″B 113°36′50″Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng nằm cách đá Hoa Lau 29 hải lí về phía nam tây nam. Malaysia đã dựng một ngọn đèn hiệu tại nơi cao nhất của đá Sác Lốt.
5. Đá Suối Cát

Đá Suối Cát nhìn từ máy bay

A Dallas Reef
H 光星礁
M Terumbu Laya
Tọa độ: 7°38′B 113°48′Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng nằm ở phía bắc đá Hoa Lau và phía nam đá Kỳ Vân, nổi lên hoàn toàn khi thuỷ triều xuống. Tổng diện tích khoảng 17 km2.
6. Đá Kiêu Ngựa

Đá Kiêu Ngựa

A Ardasier Reef
F Antonio Luna
H 光星仔礁
M Terumbu Ubi
Tọa độ: 7°42′B 114°10′Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng (“đá”) thuộc một hệ thống san hô ngầm (“bãi”) có cùng tên gọi là Kiêu Ngựa. Đá Kiêu Ngựa có diện tích là 8 km2.
7. Bãi Thám Hiểm

Bãi Thám Hiểm

A Investigator Shoal
F Pawikan
H 榆亚暗沙
M Terumbu Peninjau
Tọa độ: 8°10′B 114°40′Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng lớn với tổng diện tích khoảng 205 km2. Trong khu vực bãi Thám Hiểm, có những rạn san hô nổi bật và đã được đặt tên như đá Gia Hội, đá Gia Phú và đá Sâu.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Danh sách các đảo do Đài Loan chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa



(Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam) - Ban biên tập gửi đến Quý độc giả loạt bài viết Danh sách thực thể bị chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa, liệt kê danh sách các thực thể địa lí theo sự chiếm đóng của từng quốc gia, xếp đồng thời theo thứ tự bảng chữ cái và theo bản chất địa lí. Vì danh sách này chỉ dựa theo các nguồn có thể kiểm chứng được nên trong thực tế, có thể các quốc gia chiếm đóng hoặc khống chế nhiều hơn hoặc ít hơn. Brunei là quốc gia duy nhất chưa chiếm thực thể địa lí nào.
Chú thích viết tắt:
A: tiếng Anh; F: tiếng Filipino;
H: tiếng Hoa; M: tiếng Mã Lai.

ĐÀI LOAN KIỂM SOÁT

(Tổng cộng: 2 thực thể địa lí, gồm 1 đảo san hô và 1 rạn san hô (trên đó nổi lên 1 cồn cát)).
1. Đảo Ba Bình

Đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam do Đài Loan chiếm đóng trái phép

A Itu Aba Island
F Ligaw
H 太平島
Tọa độ: 10°22′32″B 114°22′5″Đ
Mô tả sơ lược: Là đảo san hô đứng đầu về diện tích trong quần đảo (0,4896 km2). Trên đảo có rất nhiều nước ngọt, đất đai màu mỡ và có nhiều cây cối xanh tươi. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đế quốc Nhật Bản chiếm đảo này làm căn cứ tàu ngầm. Tháng 12 năm 1946, Trung Hoa Dân Quốc cho quân đổ bộ lên Ba Bình nhưng rồi rút đi vào năm 1950. Đến năm 1956 họ mới quay lại và kiểm soát đảo cho đến tận ngày nay.
2. Bãi Bàn Than

Bãi Bàn Than

H 中洲礁
Tọa độ: 10°23′9″B 114°24′49″Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô, trên đó nổi lên một cồn cát nhỏ. Diện tích phần nổi dao động từ 0,2 đến 0,6 ha (tùy thuộc vào thuỷ triều). Bãi Bàn Than nằm giữa đảo Ba Bình và đảo Sơn Ca.
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
Xã hội
Ký ức của lính Hoàng Sa: "Cuộc chiến 1974 ác liệt lắm"

Minh Kiệt 26/12/13 13:37
(GDVN) - “Dù chúng tôi không thể giữ được mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc nhưng cũng luôn đau đáu nghĩ về nơi ấy. Đó là nơi chủ quyền của ông cha ta đã chịu nhiều hi sinh mất mát để bảo vệ.”


Chúng tôi tìm về Tiền Giang gặp lại nhân chứng sống trực tiếp tham gia trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974 chống lại quân Trung Quốc tấn công, thôn tính quần đảo thiêng liêng của người Việt. Qua những câu chuyện cho chúng ta thấy được phần nào mức độ ác liệt của trận chiến, tình cảm thiêng liêng đối với Tổ Quốc của những người con Đất Việt đã cầm súng bảo vệ Hoàng Sa.
Ông Đoàn Văn Nghiệp 62 tuổi, ở xã Thới Sơn, TP.Mỹ Tho, Tiền Giang là thủy thủ tàu HQ16, một trong 15 người đổ bộ chốt giữ đảo Quang Ảnh trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974.Cuộc chiến xảy ra ác liệt lắm…
Ông Đoàn Văn Nghiệp 62 tuổi, ở xã Thới Sơn, TP.Mỹ Tho, Tiền Giang là thủy thủ tàu HQ16, một trong 15 người đổ bộ chốt giữ đảo Quang Ảnh trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974 nhớ lại: “Sáng ngày 19/1/1974, chúng tôi nhận lệnh đổ bộ lên bờ để bảo vệ đảo, anh em rất tự hào tiến lên. Lúc đấy, Trung úy Lâm Chí Liêm làm trưởng toán mang theo 2 súng M79, 3 súng M16, một máy thông tin liên lạc và một số súng đạn khác cùng một ít lượng thực. Chúng tôi tiến lên đảo để chiếm đóng và tổ chức phòng thủ tại đây”.
Ông Nghiệp nhớ lại: “Lúc đó, chúng tôi lên được đảo và thiết lập hệ thống phòng thủ chờ lệnh tiếp theo từ phía chỉ huy. Không ai nghĩ rằng sẽ xảy ra một trận thủy chiến với tàu Trung Quốc. Bởi trước đó, hai bên chỉ “khẩu chiến” với nhau”.
Theo ông, tàu VNCH liên tục phát tín hiệu yêu cầu tàu Trung Quốc di chuyển ra khỏi khu vực chủ quyền của Việt Nam. Nhưng phía họ cũng phản ứng lại tương tự. Đôi bên giằng co “khẩu chiến”, đến trưa cùng ngày, phía VNCH nhận thấy Trung Quốc có dấu hiệu dùng vũ lực tấn công, nên đã chủ động đánh đòn phủ đầu.
“Đến khoảng trưa ngày 19/1/1974, hai bên bắt đầu nổ súng. Tàu VNCH bắn chìm tàu chiến 274 của Trung Quốc trước. Sau đó, đối phương cũng đã kịp phản ứng và bắt đầu khai hỏa tấn công ngược lại. Khi ấy, tôi đứng trên đảo quan sát diễn biến trận đánh và bắt đầu lo lắng” – ông bồi hồi nói, Trung Quốc huy động lực lượng quá đông và mạnh.
Ông Nghiệp nhớ lại: “Năm đó, lực lượng của VNCH gồm 4 tàu chiến: 2 tuần dương hạm là HQ16 (Lý Thường Kiệt), HQ5 (Trần Bình Trọng) và 2 tàu HQ4 (Trần Khánh Dư), HQ10 (Nhật Tảo). Còn phía Trung Quốc, lúc đấy có 6 tàu và lực lượng tiếp ứng của đối phương cũng nhiều hơn”.
Trưa hôm đó, tàu HQ10 đã hạ tàu 396 của Trung Quốc khiến tàu này ủi vào bờ và mất khả năng chiến đấu. Tuy nhiên, HQ10 cũng bị tổn thất nặng nề, bị hỏa lực của 2 tàu chiến Trung Quốc bắn trúng đài chỉ huy và hầm máy khiến tàu bốc cháy dữ dội và bắt đầu chìm, quân số trên tàu tổn thất nghiêm trọng, chỉ còn lại 22 người kịp thoát khỏi tàu.
Riêng HQ4 cũng bị trúng đạn tại đài chỉ huy và chạy về phía bắc của đảo để bảo vệ an toàn. Còn chiếc HQ5 vẫn bám sát tàu chiến 271 của địch. Tuy nhiên, do chiếc 389 của Trung Quốc hỗ trợ, hỏa lực hai tàu địch dồn vào HQ5 buộc tàu phải rút lui để đảm bảo an toàn.
Chỉ còn lại chiến hạm HQ16 nhưng cũng bị đạn Trung Quốc bắn trúng, làm mất điện và nước tràn vào khoang làm tàu bị nghiêng, buộc phải di chuyển ra xa vùng chiến sự để bảo toàn lực lượng.
“Sau gần 2h nổ súng, lực lượng phía VNCH tổn thất nặng, HQ10 bị chìm không thể rút về, còn HQ4 và HQ5 lần lượt rút về Đà Nẵng. Riêng HQ16 vẫn còn muốn quay lại đón chúng tôi về cùng, tuy nhiên sau đó được lệnh từ ban chỉ huy, tàu cũng phải cơ động về, không quay lại rước.”- ông nhớ lại.
Ngồi kể lại cho chúng tôi nghe trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa cách đây gần 40 năm như cứ tưởng ông vừa mới trở về từ đấy.
Ngoài những hình ảnh trận đánh năm xưa, ông vẫn còn nhớ như in, nhớ từng chi tiết cụ thể thì ký ức đứng trước ranh giới sự sống và cái chết cũng khiến ông không thể nào quên được.
Giành giật sự sống với tử thần
Sau trận chiến đó, toàn bộ tàu của VNCH rút về đất liền, phía Trung Quốc cũng đưa thêm tàu và máy bay ra tiếp viện, chuẩn bị tấn công vào các đảo đang có người của VNCH đóng giữ.
Cuộc chiến xảy ra ác liệt lắm…
Trước tình thế nguy cấp đó, ông và 14 người trên đảo Quang Ảnh có một đêm mất ngủ vì lo lắng. Ông kể: “Sau trận chiến, chúng tôi nhận được điện đàm cho biết tàu không thể trở ra cứu hộ được, anh em toàn quyền quyết định hành động. Lúc đó, anh em cũng đã hiểu rõ tình thế. Buộc lòng chúng tôi phải bàn tính kế tiếp theo”.
Tối 19/1, mọi người rất căng thẳng và lo lắng, nếu ngày mai phía Trung Quốc quay lại công kích, chắc chắn sẽ chết bì không thể chống lại được những làn đạn pháo dồn dập của địch.
Đúng như dự đoán, sáng ngày 20/1/1974, ở đảo phía đối diện, Trung Quốc đã công kích và bắt toàn bộ quân số của VNCH trên đảo đó.
Ông Nghiệp nhớ lại thời khắc quyết định: “Trước tình thế nguy cấp đó, anh em chúng tôi đã bàn tính kế hoạch và thống nhất ý kiến rút quân tìm đường về đất liền để đảm bảo an toàn. Thế là chúng tôi sử dụng bè để rời đảo vào lúc 11h trưa cùng ngày, dù còn một chút hi vọng mong manh cũng phải đi”.
“Suốt 10 ngày trôi lênh đênh trên biển, chúng tôi chỉ uống nước cầm cự mạng sống. Anh em thống nhất tuân thủ quy định, mỗi người chỉ uống một muỗng nước, ngày uống 3 muỗng. Không ai được uống nhiều vì sợ không đủ nước cầm cự đến khi gặp được thuyền cứu hộ”.
Ông Đoàn Văn Nghiệp, thời trẻ, thủy thủ tàu HQ16, một trong 15 người đổ bộ chốt giữ đảo Quang Ảnh trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974.

Dù đã tiết kiệm nhưng đến ngày thứ 6, đoàn đội cũng hết nước ngọt để uống. Lúc này, mỗi người phải uống nước tiểu của mình mà sống. Có anh bị sảng đến nỗi nhảy xuống biển và nói: “Các anh ở đây, tôi đi lấy nước ngọt về cho mọi người uống”.
Ông cũng kể lại rằng, trước khi xuống bè đi đã quy định rõ, nếu ai chết trước thì không thể mang xác về được, mà sẽ bỏ lại biển khơi. Bởi nếu để xác lại thì mùi hôi thối sẽ khiến những người còn lại không chịu được. Tất cả thống nhất và một lòng hi vọng trở về đất liền để gặp lại gia đình, vợ con. Đứng trước ranh giới giữa sự sống và cái chết, con người mới bộc lộ hết được những phẫm chất, ý chí đáng quý của mình.
Đến ngày thứ 10, ông và các đồng đội may mắn được một tàu cá cứu và đưa về căn cứ Hải đội 2 ở Quy Nhơn. Toàn đội nhanh chóng được đưa đến bệnh viện quân y Quy Nhơn cấp cứu. Nhưng trước đó, một người đã chết khi vừa gặp tàu cá.
Mãi đến ngày hôm nay, ông vẫn không thể quên được những ký ức đó. Mỗi lần nhớ lại, ông đều rơm rớm nước mắt. Có lẽ, đó là những ký ức mà ít ai trải qua. Một cuộc đời nếm trải cái ranh giới sự sống và cái chết, chứng kiến những hi sinh mất mát của đồng đội. Ông khóc vì tiếc thương cho đồng đội đã ngã xuống vì biển đảo, khóc vì những chuỗi ngày đối diện với cái chết nhưng đồng đội không bỏ nhau, vẫn đoàn kết chia sẽ từng giọt nước.
Lâu lâu, ông lại lấy tời giấy đặc cách thăng cấp quân hàm ra xem và chỉ tên từng đồng đội. Ông cũng đánh dấu vào đấy tên những người đã cùng mình vượt qua cái chết sau 10 ngày trên biển. “Từ ngày hòa bình đến nay, chúng tôi mất liên lạc và không còn gặp nhau nữa. Nếu ngày đó, không có anh Nguyễn Ngọc Cẩn (quê Kiên Giang) thì toàn đội không dám lên bè đi về. Vì anh ấy giỏi thiên văn và có kinh nghiệm đi biển” – ông thở dài nhớ lại.
Rồi ông khẳng định: “Cuộc chiến đã lùi xa gần 40 năm nhưng ký ức vẫn còn đó như mới ngày hôm qua, dù chúng tôi không thể giữ được mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc nhưng cũng luôn đau đáu nghĩ về nơi ấy. Đó là nơi chủ quyền của ông cha ta, đã chịu nhiều hi sinh mất mát để bảo vệ. Vì vậy, mong thế hệ trẻ sau này cần phát huy tinh thần của thế hệ trước, đòi lại chủ quyền và bảo vệ mảnh đất của mình…”.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Có 1 điều em thắc là trong lần tái chiếm đảo Len Đao, trong khi hai bên đang căng thẳng thì máy bay của mình bay ra và tàu trung cẩu rút lui, vậy sao chúng ta không cho mấy quả bom vào đảo Gạc ma rồi lấy lại luôn nhỉ?
 

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,636
Động cơ
567,319 Mã lực
Cảm ơn tấm lòng của chủ thớt, nhưng tốt nhất cụ cắt cúp ảnh phần Qc trang Web kia đi ạ, tks!
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
Có 1 điều em thắc là trong lần tái chiếm đảo Len Đao, trong khi hai bên đang căng thẳng thì máy bay của mình bay ra và tàu trung cẩu rút lui, vậy sao chúng ta không cho mấy quả bom vào đảo Gạc ma rồi lấy lại luôn nhỉ?
Cũng đọc thấy lúc đó tư lệnh hải quân Giáp Văn Cương quyết đánh, nhưng từ các cấp chính trị cao nhất của mình giải quyết theo hướng đàm phán. Tuy vậy có thể suy đoán là không đánh và đàm là bởi vì:

- Thời điểm đó thế và lực của chúng ta rất yếu, chỗ dựa Liên Xô và khối XHCN bị lung lay do bắt đầu sụp đổ của khối này. Phía TQ thời điểm ra tay đó cũng đã có động thái lợi dụng thế khó của L.xô để họ không thể can thiệp. Bản thân VN đang sa lầy tại chiến trường Cam và muốn rút chân khỏi đây và không thể không liên lụy TQ vấn đề này. Nếu cuộc chiến Trường Sa có lan rộng thì quốc tế cũng sẽ khó mà ủng hộ chúng ta mạnh mẽ khi mà họ đang bao vây cấm vận VN vì đưa quân và Cam.

- Bản thân thực lực trên biển chúng ta thời điểm đó chắc chắn rất yếu so TQ khi mà TQ đã điều các tàu tên lửa xuống đây. Xuyên suốt trong quá trình giữ T.sa chúng ta luôn nhún và tránh căng thẳng dẫn đến TQ có cớ đánh chiếm toàn bộ T/Sa. Đúng là chúng ta đã đưa Su22 mang tên lửa ra đó nhưng chắc so đo hơn thiệt nên đã quyết theo hướng đàm.

Cá nhân tôi thì muốn đánh hơn, nhưng có lẽ chúng ta phải tin là trên đã QĐ đúng. Bác nào có tư liệu hay có biết về giai đoạn này mở mang thêm cho anh em nhé.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Cảm ơn tấm lòng của chủ thớt, nhưng tốt nhất cụ cắt cúp ảnh phần Qc trang Web kia đi ạ, tks!
Nó đính kèm trong ảnh đó rồi cụ ơi, em không có photoshop nên không cắt được cụ ạ, các cụ mợ thông cảm.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Các cụ coi, càng ngày nó càng bịa đặt thảm hại. Tức không chịu nổi.

Trung Quốc trắng trợn tung phim tài liệu “Ký sự Biển Đông”



- Mạng Phượng Hoàng của Trung Quốc đưa tin, ngày 18/12, công trình cải tạo tăng áp mạng lưới điện ở đảo đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam đã chính thức đưa vào vận hành. Được biết, dự án này do Trung Quốc trắng trợn khởi công hồi tháng 6/2013 vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.

Cùng ngày, Mạng Hoàn Cầu cũng đưa tin, bộ phim tài liệu truyền hình “Ký sự Biển Đông” do Truyền hình Trung ương Trung Quốc và đài Phát thanh Truyền hình Nam Kinh cùng nhau lên kế hoạch làm ra, sẽ được trình chiếu vào lúc 20h từ ngày 24 đến 31/12/2013 trên kênh quốc tế tiếng Trung của đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc. Bộ phim tài liệu truyền hình này lấy chủ đề “Biển Đông, quê hương của chúng ta”, thông qua các thước phim và các câu chuyện xuyên tạc “còn ít người biết đến” dẫn dắt khán giả đi vào lịch sử và thực tại xuyên tạc về Biển Đông, suy nghĩ tương lai của Biển Đông.
Một góc đảo Phú Lâm, Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép và xây dựng rất nhiều công trình kiên cố, quy mô lớn.

Liên quan vấn đề biển Đông, mạng Tân Hoa xã đưa tin, ngày 20/12, lớp bồi dưỡng về kiến thức nghề cá và phòng thủ trên biển cho ngư dân thành phố Bắc Hải do Tổng công hội thành phố Bắc Hải và Cục Sản xuất Chăn nuôi Thú y thành phố Bắc Hải tổ chức đã diễn ra khách sạn Lộ Hải thành phố Bắc Hải.
Lớp huấn luyện lần này sẽ tiến hành hướng dẫn về các mặt như: tình hình Biển Đông và giáo dục “chủ nghĩa yêu nước” cực đoan; kiến thức xử lý về đối ngoại; kiến thức đánh bắt, an toàn, cấp cứu trên biển,v.v. nhằm chiếm lấy ưu thế trên biển trong tham vọng nuốn chọn biển Đông.
Trường Sa (tổng hợp)
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,778
Động cơ
369,006 Mã lực
Cũng đọc thấy lúc đó tư lệnh hải quân Giáp Văn Cương quyết đánh, nhưng từ các cấp chính trị cao nhất của mình giải quyết theo hướng đàm phán. Tuy vậy có thể suy đoán là không đánh và đàm là bởi vì:

- Thời điểm đó thế và lực của chúng ta rất yếu, chỗ dựa Liên Xô và khối XHCN bị lung lay do bắt đầu sụp đổ của khối này. Phía TQ thời điểm ra tay đó cũng đã có động thái lợi dụng thế khó của L.xô để họ không thể can thiệp. Bản thân VN đang sa lầy tại chiến trường Cam và muốn rút chân khỏi đây và không thể không liên lụy TQ vấn đề này. Nếu cuộc chiến Trường Sa có lan rộng thì quốc tế cũng sẽ khó mà ủng hộ chúng ta mạnh mẽ khi mà họ đang bao vây cấm vận VN vì đưa quân và Cam.

- Bản thân thực lực trên biển chúng ta thời điểm đó chắc chắn rất yếu so TQ khi mà TQ đã điều các tàu tên lửa xuống đây. Xuyên suốt trong quá trình giữ T.sa chúng ta luôn nhún và tránh căng thẳng dẫn đến TQ có cớ đánh chiếm toàn bộ T/Sa. Đúng là chúng ta đã đưa Su22 mang tên lửa ra đó nhưng chắc so đo hơn thiệt nên đã quyết theo hướng đàm.

Cá nhân tôi thì muốn đánh hơn, nhưng có lẽ chúng ta phải tin là trên đã QĐ đúng. Bác nào có tư liệu hay có biết về giai đoạn này mở mang thêm cho anh em nhé.
Em cũng có cùng quan điểm với cụ!:(
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Có cụ nào biết về rỏ về năng lặc hải quân của mình năm 88 không ạ? nói vậy chứ không lẽ nhà mình không mang được vài cái ra thả mìn, ngư lôi sao ?
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Có cụ nào biết về rỏ về năng lặc hải quân của mình năm 88 không ạ? nói vậy chứ không lẽ nhà mình không mang được vài cái ra thả mìn, ngư lôi sao ?
Hải quân nhà mềnh lúc đó ko hơn gì sau khi giải phóng miền Nam.
Vũ khí được Liên Xô trang bị:
Tàu săn ngầm lớp Petya


Vũ khí chính 2 pháo 76 ly 2 nòng, Rocket chống ngầm, máy phóng ngư lôi, rải mìn

Tàu tên lửa lớp OSA



Vũ khí: 04 ống phóng tên lửa P-15, 2 pháo phòng ko hai nòng 23 ly

Tàu phóng lôi lớp Shenshen




Vũ khí 2 ống phóng lôi, 2 pháo phòng không 23 ly

Tàu phóng lôi lớp Tuyra



4 ống phóng lôi. 1 pháo 57 ly phòng ko phía trước, 1 pháo 23 ly phòng ko phía sau

Ngoài ra có một số chiến hạm thu được của HQ VNCH trang bị pháo 127 ly HQ-01, HQ-05, HQ-07. Tàu tuần tiễu 100 tấn do TQ viện trợ
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Thời đó chắc Hải quân nhà mình vẩn đang phải duy trì bên Cambot chứ các cụ nhể em thấy hải quân mỏng tanh thế này thi.... Mờ có lẽ lớn nhất được mỗi con Tàu săn ngầm lớp Petya này.
 

Lexa

Xe máy
Biển số
OF-299582
Ngày cấp bằng
24/11/13
Số km
94
Động cơ
309,330 Mã lực
Năm 88 thì thế và lực của mình rất yếu lại còn bị bao vây cấm vận, biên giới phía Bắc vẫn còn căng thẳng khu vực Vị Xuyên vẫn còn giao tranh giữa Việt Nam - Trung Quốc, quận đội Việt Nam vẫn còn phần lớn tại Cam. Tóm lại thằng Trung Quốc luôn to mồm huênh hoang là nước lớn, là Trung Hoa vĩ đại nhưng thực tế thì luôn rình cơ hội cắn trộm, cướp đất, cướp đảo của một nước Việt Nam láng giềng nhỏ bé
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top