[Funland] Nhà giàn trên biển Đông - chiến lược đúng đắn của Việt Nam

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Đảo Cô Lin ngay sau Hải chiến Trường Sa năm 1988

(ĐVO) - Nguyễn Vinh Quang, cựu phóng viên Báo Ảnh Việt Nam, đặt chân lên mảnh đất tiền tiêu trên Biển Đông Tổ quốc vào những ngày tháng 4/1988, khi Trung Quốc mới chiếm Gạc Ma trước đó chưa đầy tháng.



Hình ảnh sinh hoạt và cuộc sống của những người lính đảo được lưu giữ trong ký ức của những người dân Việt Nam suốt chiều dài lịch sử qua những tác phẩm của anh. Mỗi tấc đất, tấc biển của ông cha ta thấm đẫm biết bao máu và mồ hôi.

Từ Australia anh gửi về những hình ảnh tư liệu của mình khi nghe tin Đà Nẵng tổ chức Triển lãm “Hoàng Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử” .
Phỏng vấn các chiến sĩ trên tàu 505, con tàu mặc dù đã bị quân Trung Quốc xâm lược bắn cháy vẫn lao lên đảo Cô Lin giữ đảo, khẳng định chủ quyền của Việt Nam.
Phía xa, trên góc trái ảnh là tàu chiến Trung Quốc luôn lượn lờ rình rập.
Cây phong ba trên đảo
25 năm trước, hoàng hôn trên đảo Phan Vinh.
Phút bình yên.
Tàu HQ505 đã lao lên bãi ngầm ở đảo Cô Lin cắm cờ khẳng định chủ quyền Tổ quốc vào ngày 14/3/1988. Ảnh: tư liệu
Hình ảnh cụm đảo Sinh Tồn (huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa) gồm đảo Sinh Tồn, Cô Lin, Len Đao, Gạc Ma. Tuy nhiên, đảo Gạc Ma đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ ngày 14/3/1988.
Việt Nam đã đóng quân tại đảo Sinh Tồn từ năm 1974 và nơi đây chỉ cách đảo Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm đóng chừng vài hải lý.
Đảo chìm Cô Lin...
...đảo chìm Len Đao được xây dựng kiên cố. Theo baodanang
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Tình hình Biển Đông: Báo TQ sợ Cam Ranh cắt 'lưỡi bò'

(Quan hệ quốc tế) – Tình hình Biển Đông: Truyền thông Trung Quốc vẫn tìm cách chụp mũ Việt Nam trong vấn đề Biển Đông, đặc biệt ở điểm nhạy cảm Cam Ranh. Tuy nhiên sự thật vẫn là sự thật.



Nhăm nhe gây sức ép

Thời báo Hoàn Cầu ngày 26/9 đã có một cuộc phỏng vấn với người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Đại tá Cảnh Nhạn Sinh về vấn đề phản ứng của Trung Quốc với Nhật Bản và Việt Nam.

Hoàn Cầu nêu lên vấn đề phát ngôn của Nhật Bản “sẵn sàng bắn hạ máy bay không người lái Trung Quốc nếu đi vào không phận Nhật Bản tại Senkaku”. Đồng thời đặt lại việc Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera ghé thăm quân cảng Cam Ranh của Việt Nam hôm 17/9 là hành động “liên Việt kháng Hoa” của Nhật.

Trả lời về vấn đề quân cảng Cam Ranh, Đại tá Cảnh khách quan nêu lại chủ trương của Trung Quốc là hợp tác quân sự của các quốc gia hữu quan không nên làm tổn hại đến lợi ích của bên thứ 3, và cũng không nên phá hoại hòa bình, ổn định của khu vực.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam làm lễ chào cờ
Có thể thấy, nhận định này của người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc là tôn trọng quyền riêng tư của các quốc gia khác, khi thực chất, việc quan chức các nước thăm hỏi nhau là hành động ngoại giao bình thường.

Tuy nhiên, cách đặt câu hỏi của Hoàn Cầu mang mục đích hoàn toàn khác. Trước đó, cũng tờ báo này đã có bài viết nhận định việc Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản thăm Việt Nam là nhằm mục đích xây dựng liên minh quân sự chống lại Trung Quốc. Không riêng với Việt Nam, mọi động thái ngoại giao của Nhật đều bị truyền thông Trung Quốc gán cho tiếng xấu là tìm kiếm liên minh chống lại quốc gia này.

Nỗi lo Cam Ranh quyết định số phận 'đường lưỡi bò' phi pháp

Không phải lần đầu tiên truyền thông Trung Quốc lên tiếng về quân cảng Cam Ranh của Việt Nam.

Nhìn lại quá khứ, giai đoạn giữa những năm 1980 đến nửa đầu những năm 1990, Trung Quốc cũng nhiều lần ngỏ ý muốn thuê vịnh Cam Ranh. Tuy nhiên, Việt Nam từ chối đề nghị này và tiếp tục cho Liên Xô và sau đó là hạm đội Thái Bình Dương của Nga thuê. Sau khi Nga rút khỏi Cam Ranh 2002, Trung Quốc một lần nữa tha thiết được thuê quân cảng này.

“Việt Nam, vốn luôn có thái độ cảnh giác trước Trung Quốc, không đời nào có thể chấp nhận cho Trung Quốc thuê Vịnh Cam Ranh trong khi Trung Quốc đang ngày càng nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của quân cảng này”, chuyên gia bình luận chính trị Hiroyuki Noguchi của Nhật Bản nhận xét trên tờ Sankei Express.
Vịnh Cam Ranh nhìn từ trên cao
Ông Noguchi cũng chỉ ra rằng Cam Ranh của Việt Nam và Subic của Philippines nếu có sự tương đồng về sức mạnh và phối hợp nhịp nhàng giữa hai bên đủ sức kiểm soát hoàn toàn Biển Đông, thậm chí có thể vươn ra những vùng biển lân cận.

Theo chuyên gia Nhật, không riêng Trung Quốc muốn được đặt chân đến Cam Ranh, các nước lớn cũng coi Cam Ranh là viên ngọc sáng trong việc kiểm soát khu vực. Trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shogui giữa năm 2013, đã khiến báo chí Nga nhận định rằng quân đội Nga sắp trở lại đây.

Người Mỹ cũng mong muốn có mặt ở Cam Ranh bởi hơn ai hết, Mỹ đã từng có căn cứ quân sự ở quân cảng này và người Mỹ hiểu giá trị của nó. Năm 2012, một tàu chiến Mỹ đã được phép vào thăm và làm việc tại Cam Ranh.

Càng hiểu về Cam Ranh bao nhiêu, người Trung Quốc càng lo sợ Cam Ranh rơi vào tay những đối thủ của nước này. Hiện tại, Mỹ và Philippines đã gần như đạt được thỏa thuận để quân đội Mỹ quay trở lại vịnh Subic.

Trước đây, vịnh Subic đã từng là căn cứ quân sự lớn nhất châu Á – Thái Bình Dương. Sở dĩ người Mỹ được quay trở lại Subic bởi chính những hành động gây hấn của Trung Quốc khiến Philippines cần một người bảo vệ.

Cam Ranh, tháng 8 năm 1965.
Truyền thông Trung Quốc đã không ít lần lo sợ Việt Nam sẽ đi đúng nước cờ Cam Ranh nếu để Nhật Bản hoặc Mỹ được hiện diện quân sự ở Cam Ranh. Với gọng kìm Cam Ranh – Subic, lợi ích cốt lõi của Trung Quốc sẽ bị kiểm soát hoàn toàn.
Trung Quốc hiểu rõ, Cam Ranh vẫn là một mối họa treo lơ lửng trên “đường lưỡi bò”. Vì thế, mỗi khi có một hành động ngoại giao bình thường đến quân cảng này, truyền thông Trung Quốc và hỏa lực miệng vội vả khai hỏa là điều dễ hiểu.

Quan điểm rõ ràng của Việt Nam về Cam Ranh

Báo chí Trung Quốc như tờ Phượng Hoàng, Hoàn Cầu, thậm chí cả Nhân dân Nhật báo… không tiếc lời đánh giá thái độ của Việt Nam về Cam Ranh.

Tuy nhiên, đó chỉ là quan điểm chụp mũ của dàn hỏa lực miệng hiếu chiến. Còn thực tế, quan điểm của Việt Nam thế nào về Cam Ranh?

Việt Nam cũng rất hiểu ý nghĩa của quân cảng này, nhưng từ trước tới này, quan điểm của Việt Nam luôn thống nhất không chỉ Cam Ranh mà cả mọi vấn đề đối ngoại: không liên minh quân sự với nước ngoài, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam.
Việt Nam cũng không có chủ trương hợp tác với nước lớn làm phương hại đến quan hệ với nước lớn khác. Chủ trương nhất quán của Việt Nam là độc lập, tự chủ trong các hoạt động đối ngoại, đa phương, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế.

Còn về riêng Cam Ranh, Việt Nam sẽ sử dụng viên ngọc quý ấy thế nào? Đại tướng Phùng Quang Thanh đã phát biểu: "Việt Nam dự định thành lập một trung tâm dịch vụ quốc tế hoạt động độc lập tại Cam Ranh. Quân cảng này sẽ không được sử dụng như căn cứ quân sự của bất kỳ quốc gia nào”.

Minh Tú
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
tàu cảnh sát biển việt nam đâm tàu hải giám trung quốc

http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=3xkgwGFHHiw

Tàu cảnh sát biển việt nam đang làm nhiệm vụ trên biển đông. Tàu hải giám china xâm phạm lãnh hải. Không chút do dự tàu CSB lao thẳng vào tàu hải giám Trung Quốc. Tàu CSB lượng giãn nước 200 tấn. tàu china 1740 tấn. nhưng các CSB chúng ta không sợ hãi,tăng tốc lao thẳng.
 

humxam75

Xe điện
Biển số
OF-89375
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
3,944
Động cơ
443,511 Mã lực
Nơi ở
Andromeda
tàu cảnh sát biển việt nam đâm tàu hải giám trung quốc

http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=3xkgwGFHHiw

Tàu cảnh sát biển việt nam đang làm nhiệm vụ trên biển đông. Tàu hải giám china xâm phạm lãnh hải. Không chút do dự tàu CSB lao thẳng vào tàu hải giám Trung Quốc. Tàu CSB lượng giãn nước 200 tấn. tàu china 1740 tấn. nhưng các CSB chúng ta không sợ hãi,tăng tốc lao thẳng.

Cái này lâu rồi mờ cụ, nhưng cũng vuốt cụ cái :D
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Điều ít biết về cách bảo vệ Trường Sa của Không quân VN

Theo Kienthuc
Không quân Nhân dân Việt Nam đã điều những máy bay hiện đại nhất làm nhiệm vụ trinh sát, tuần tiễu bảo vệ quần đảo Trường Sa cuối những năm 1980.


* Bài viết có sử dụng tư liệu Lịch sử Không quân Nhân dân Việt Nam, Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam và Lịch sử Dẫn đường Không quân.
Giữa những năm 1980, tình hình khu vực Biển Đông và đặc biệt là quần đảo Trường Sa có những diễn biến hết sức phức tạp do các hoạt động do thám, khiêu khích, quấy phá, chiếm đóng một số đảo do hải quân nước ngoài tiến hành.
Cuối năm 1986, nước ngoài điều máy bay và tàu chiến liên tục thực hiện hoạt động trinh sát, thăm dò ở khu vực Trường Sa. Đặc biệt, ngày 24-30/12/1986, nước ngoài cho máy bay trinh sát từ đảo Song Tử Tây đến khu vực Thuyền Chài. Hành động này đã gây nên tình hình căng thẳng về tranh chấp chủ quyền vùng biển Việt Nam.
Trong năm 1987, hải quân nước ngoài điều tàu trinh sát phần lớn các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Trong đó, có những đảo mà Việt Nam đang giữ. Chúng liên tục huy động tàu qua lại khu vực đảo An Bang, Thuyền Chài, Trường Sa lớn, Trường Sa Đông, Song Tử Tây, có lúc chỉ cách ta khoảng 1-2 hải lý.
Đứng trước tình hình hết sức căng thẳng, để bảo vệ vững chắc các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, Quân chủng Không quân và Hải quân trực tiếp được trên giao nhiệm tham gia bảo vệ và chi viện Trường Sa.
Trong đó, Quân chủng Không quân được giao các nhiệm vụ:



- Trinh sát chụp ảnh, quan sát bằng mắt trên các đảo và vùng biển xung quanh Trường Sa
- Bay thả hàng không dù trên các đảo có diện tích rộng
- Tổ chức huấn luyện phi công làm nhiệm vụ bay biển xa, trinh sát chụp ảnh, chi viện cho các đảo
- Sử dụng không quân tiêm kích – bom (cường kích) hoạt động ở tầm bay tối đa, mục tiêu ngắm vào tàu chở quân tiếp viện của đối phương.


Cơ động máy bay hiện đại nhất vào Nam
Tình hình lúc này, ở phía Nam ta không có loại máy bay chiến đấu nào đủ khả năng bay từ đất liền ra tuần tiễu Trường Sa. Vì thế, Quân chủng Không quân cơ động một bộ phận máy bay cường kích Su-22M từ Bắc vào Nam.
Su-22M là loại máy bay hiện đại do Liên Xô thiết kế dùng cho nhiệm vụ tấn công mục tiêu mặt đất, trên biển. Cuối năm 1979, không quân ta đã được tiếp nhận những chiếc Su-22M đầu tiên, trang bị cho Trung đoàn 923 Yên Thế (Thọ Xuân, Thanh Hóa). Có thể nói, vào thời điểm đó, Su-22M là chiến đấu cơ hiện đại nhất của không quân ta với tầm bay xa, tải trọng vũ khí lớn.
Ngày 6/11/1987, Bộ Quốc phòng ra mệnh lệnh bảo vệ quần đảo Trường Sa. Sáng ngày hôm sau, Tư lệnh Quân chủng Không quân ra lệnh cho Sư đoàn 372 tổ chức cơ động một phi đội Su-22M của Trung đoàn 923 từ Thọ Xuân vào Phan Rang hiệp đồng với Vùng 4 Hải quân, Lữ đoàn Phòng không 378 sẵn sàng chiến đấu.

Máy bay cường kích Su-22M số hiệu 5815 lần đầu bay ra Trường Sa.​

Ngày 14/11, đội ngũ dẫn đường sở chỉ huy của Ban Dẫn đường Sư đoàn 372 và Tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 923 cùng đội ngũ phi công thực hiện dẫn bay thành công Su-22M cơ động chuyển sân đường dài lần đầu tiên vào phía Nam.
Từ ngày 21/11, Sư đoàn 372 đã tổ chức trực ban chiến đấu và huấn luyện bay biển cho Su-22M tại sân bay Phan Rang.
Nhờ có công tác huấn luyện bay biển thường xuyên đạt chất lượng cao, tiến độ nhanh và an toàn. Sáng ngày 10/3/1988, phi công Vũ Xuân Cương đã thành công chuyến bay nhiệm vụ đầu tiên trên cường kích Su-22M từ Phan Rang ra tuần tiễu Trường Sa. Đây là lần đầu tiên máy bay chiến đấu của Không quân Nhân dân Việt Nam ra tới Trường Sa.
Tuy nhiên, ngày 14/3, khi các tàu vận tải của hải quân ta đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đảo Cô Lin, Gạc Ma và Len Đao (quần đảo Trường Sa), thì tàu chiến của Trung Quốc lao đến ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế, dùng pháo lớn bắn vào các tàu HQ-604, HQ-605 và HQ-505.

Lễ truy điệu các chiến sĩ đã anh dũng hi sinh bảo vệ quần đảo Trường Sa 1988.​

Chúng cho quân đổ bộ lên Gạc Ma nhổ cờ Tổ quốc, nổ súng vào bộ đội gây cho chúng ta nhiều tổn thất (3 cán bộ hy sinh, 11 cán bộ, chiến sĩ bị thương và 70 người mất tích). Hành động của Trung Quốc đã làm cho tình hình Trường Sa và Biển đông trở nên vô cùng căng thẳng.
Tăng cường bảo vệ Trường Sa
Trước tình hình đó, không quân được lệnh sẵn sàng xuất kích bảo vệ đảo. Đồng thời, ta cũng điều thêm nhiều Su-22M vào Nam để tăng cường lực lượng.
Từ ngày 1/3-20/4/1988, Trung đoàn không quân 918 thực hiện 10 chuyến bay ra Trường Sa quan sát chụp ảnh, thông báo tình hình đối phương trên biển về sở chỉ huy.
Ngày 30/3/1988, tư lệnh Quân chủng Không quân ra chỉ thị về việc tăng cường bay huấn luyện trên biển xa cho Su-22M nhằm nâng cao khả năng tác chiến trên biển. Ngày 24/4, quân chủng quyết định điều thêm 3 chiếc Su-22M từ Thọ Xuân vào Phan Ranh. Cuối tháng 6, có thêm 10 chiếc Su-22M nữa vào Phan Rang.
Ngày 10/6/1988, Tư lệnh Không quân phê duyệt lại kế hoạch triển khai nhiệm vụ bảo vệ và chi viện Trường Sa. Quân chủng chủ trương sử dụng các lực lượng hiện có (gồm tiêm kích đánh chặn MiG-21bis, cường kích Su-22M, vận tải cơ An-26 và trực thăng Mi-8/Ka-25) thực hiện 4 nhiệm vụ chính: bay trinh sát, vận chuyển đường không; tấn công các mục tiêu trên biển và đảo; tiêm kích bảo vệ đội hình chiến đấu không quân – hải quân; hiệp đồng chặt chẽ với hải quân và phòng không bảo vệ Trường Sa.
Sau chuyến bay đầu tiên của phi công Vũ Xuân Cương vào tháng 3, ngày 24-28/6 hai biên đội Su-22M (4 chiếc) lần lượt bay nhiệm vụ ra đảo Trường Sa và An Bang.
Ngày 24/29/10, không quân và hải quân tham gia cuộc diễn tập lớn mang tên CV-88 do Bộ Tổng Tham mưu và Quân chủng Hải quân tổ chức. Tham gia diễn tập có các đơn vị thuộc Sư đoàn 372, 2 trực thăng Mi-8 từ Trung đoàn 917, 2 vận tải cơ An-26 từ Trung đoàn 918, trung đoàn 920…
Diễn tập CV-88 tiến hành theo hai giai đoạn: đầu tiên là chuyển trạng thái sẵn sàng chiến và tiếp theo là thực hành chiến đấu tại Phan Rang và Cam Ranh.

Biên đội Su-22 phóng rocket tấn công mục tiêu.​

Trong diễn tập, phi đội Su-22M thực hiện các phương án tấn công tiêu diệt và ngăn chặn đội hình hải quân địch trên biển, chi viện yểm hộ cho hải quân phản công chiếm lại đảo. Đội hình tiêm kích đánh chặn MiG-21 yểm trợ bảo vệ đội hình tàu và máy bay Su-22M. Các đơn vị trực thăng Ka-28, Mi-8, vận tải An-26 làm nhiệm vụ trinh sát, chuyển quân, tìm kiếm cứu nạn.
Ngày 25/11, Tổng Tham mưu trưởng ra mệnh lệnh bảo vệ Trường Sa, khu vực biển và thềm lục địa. Ở phía Nam, Quân chủng Không quân tích cực tham gia bảo vệ Trường Sa, khi tàu nước ngoài gây ra chiến sự thì phối hợp với hải quân đánh bại họ ở vùng biển quần đảo Trường Sa.
Trong suốt những năm bảo vệ Trường Sa, Trung đoàn 923 là đơn vị chủ lực thường xuyên thực hiện các chuyến bay tuần tiễu. Sang tới cuối năm 1989, làm nhiệm vụ Trường Sa có thêm sự tham gia từ Trung đoàn cường kích 937 trang bị Su-22M4.
Ngày 19/10, biên đội Su-22M4 do phi công Vũ Kim Điến và Nguyễn Văn Thận đã hoàn thành xuất sắc chuyến bay đầu tiên của Trung đoàn 937 ra Trường Sa. Với sự kiện này, đơn vị này đủ cơ sở để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Trường Sa và vùng kinh tế biển phía Nam tổ quốc.
Cuối tháng 12/1989, Trung đoàn 923 được lệnh cơ động ra sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa). Toàn bộ nhiệm vụ chiến đấu của không quân cường kích ở phía Nam giao lại cho Trung đoàn 937.


Cụ nào giải ngố giúp em cái là năm 1987 mình đã đưa Su 22 vào Phan Rang rồi sao trận Gạc Ma lại không có may bay su 22 ra tiếp viện các cụ nhể?
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
Cụ nào giải ngố giúp em cái là năm 1987 mình đã đưa Su 22 vào Phan Rang rồi sao trận Gạc Ma lại không có may bay su 22 ra tiếp viện các cụ nhể?

Tôi cũng có thắc mắc như vậy. Rõ ràng là Su22 của ta đã mang tên lửa chống tàu và chỉ không quân ta mới vươn ra đó đc còn TQ thì không. Dù TQ có lợi thế về tàu chiến thì với lợi thế không quân tại sao lúc đó ta không kiên quyết quét sạch những điểm TQ vừa chiếm đóng nhất là Gacma để phá thế cài cắm đặt một chân "cáo" vào nhà của chúng ta. Phải chăng số máy bay và vũ khí đánh biển của chúng ta cũng không đủ áp đảo để đảm bảo chúng ta giành chiến thắng cuối cùng hay ở đây có sai lầm trong tính toán chiến lược nào đó mà TQ đã đặt đc chân vào T/Sa để rồi ngày hôm nay tiếp tục gây áp lực lớn cho chúng ta?
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Cụ nào giải ngố giúp em cái là năm 1987 mình đã đưa Su 22 vào Phan Rang rồi sao trận Gạc Ma lại không có may bay su 22 ra tiếp viện các cụ nhể?
Sáng ngày 10/3/1988, phi công Vũ Xuân Cương đã thành công chuyến bay nhiệm vụ đầu tiên trên cường kích Su-22M từ Phan Rang ra tuần tiễu Trường Sa. Đây là lần đầu tiên máy bay chiến đấu của Không quân Nhân dân Việt Nam ra tới Trường Sa.
Ở đây kg có chuyện giề ẩn khúc cả các cụ ợ. Bọn Khựa đã đi trước một bước, mình lực bất tòng tâm nên đành để mất Gạc ma.

Ngày 10/03/88 (tức là trước sự kiện Gạc ma có 4 ngày) KQ mình mới bay lần đầu để dò đường ra vùng biển Trường Sa. Nếu các cụ là người trong ngành thì sẽ biết chuyến bay biển để dò đường này chẳng khác gì bay cảm tử. Không có dẫn đường, trời nước mênh mông kg mốc định vị, đơn thương độc mã trên 1 con MIG mà để mất phương hướng thì một là bay thẳng sang tới Philippines , hai là loanh quanh hết dầu rụng cánh trên đường trở về. Bay ra bay về đã khó thì nói gì đến chuyện đánh đấm. Sau này KQ mình phải bay rất nhiều mới làm chủ được đường bay từ đất liền ra Trường Sa.

Các cụ kg nhớ là năm ngoái năm kia, SU30 bay thẳng từ Quy Nhơn ra Trường Sa cũng phải có cả AN-26 dẫn đường và mọi người thở phào vỗ tay đôm đốm, báo chí lăng xê ì xèo khi chuyến bay kết thúc thành công đấy thui.
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
Kụ polar bear cm vậy chắc chuẩn thôi vì các thông tin đúng là như thế. Dưng mà Su30mk2 vn có thấy ồn ã là siêu hiện đại j mà ko tự bay ra T/sa rồi về mà lại phải vừa bay vừa run nhỉ?
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Nếu nói như cụ @polar bea thì phải có bản đồ tích hợp cho máy bay kia ạ? không biết su 30 nhà mềnh có cái chức năng tự thiếp lập bản đồ không các cụ nhể?
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Kụ polar bear cm vậy chắc chuẩn thôi vì các thông tin đúng là như thế. Dưng mà Su30mk2 vn có thấy ồn ã là siêu hiện đại j mà ko tự bay ra T/sa rồi về mà lại phải vừa bay vừa run nhỉ?
Đến giờ này, tất cả pilot từ đông sang tây vẫn sợ nhất bài BAY BIỂN.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Đến giờ này, tất cả pilot từ đông sang tây vẫn sợ nhất bài BAY BIỂN.
Em cứ tưởng cách lấy tạo độ, hướng bay thì cũng cứ như là tàu thủy dựa vào la bàn thôi chứ ai ngờ với máy bay nó khó đến như vậy kia ạ?
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Sân bay trên đảo Trường Sa có gì đặc biệt?

- Người đăng bài viết: nguyenhoi

Sân bay Trường Sa là một công trình đặc biệt quan trọng trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Đảo Trường Sa Lớn thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, cách đất liền hơn 550 km, diện tích nổi hơn 150.000 m2. Đường băng sân bay là công trình dễ nhận ra nhất khi quan sát hòn đảo từ trên cao.


Sân bay trên đảo được xây dựng từ tháng 6/1976 – 8/1977. Vào thời điểm kể trên, đây chỉ là sân bay tạm có lớp mặt trải bằng những tấm ghi nhôm, có chiều dài 560m, rộng 24m.


Theo tấm bia kỉ niệm đặt tại sân bay, đơn vị khảo sát, thiết kế sân bay là Phòng Công binh – Binh chủng Phòng không không quân, đơn vị thi công là Trung đoàn Công binh 28 – Quân chủng Phòng không không quân.


Trước tình trạng xuống cấp, đầu những năm 2000, đường băng sân bay đã được làm mới với tiêu chuẩn sân bay cấp III, đáp ứng yêu cầu sử dựng các loại máy bay cánh bằng chở khách.


Đường băng và sân đỗ máy bay mới có 3 lớp kết cấu trên nền cát, đá san hô tự nhiên gồm: Lớp nền móng tạo phẳng và lu, lèn chặt; lớp móng gia cố xi măng và lớp bê tông xi măng cường độ cao dày 25 cm.


Sân bay trên đảo Trường Sa Lớn có thể tiếp nhận các loại trực thăng và máy bay tuần tiễu M-28.


M-28 là loại máy bay vận tải và tuần tra có khả năng cất và hạ cánh trên đường băng ngắn, có tốc độ tối đa là 350km/h, trần bay 6.000m, phạm vi hoạt động 1230km.


Những chiếc máy bay này được trang bị radar có tầm quét bán kính 160km, dò tìm được đồng thời 30 mục tiêu nổi, dò tìm tàu ngầm bằng các biện pháp dò từ trường, dò bằng tia hồng ngoại và thả phao phát radio xuống biển. Đây là một công cụ hữu hiệu để bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.


Không chỉ là nơi máy bay cất, hạ cánh, đường băng của sân bay Trường Sa cũng đảm nhiệm chức năng của một quảng trường lớn, nơi tiến hành những nghi lễ trang trọng của người lính đảo.


Có thể nói, sân bay Trường Sa là một công trình đặc biệt quan trọng trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Nhà mình đã có sân bay từ năm 77, mặc dù nó là sân bay tạm thời nhưng cũng phải có đài chỉ huy hướng dẫn rồi chứ các cụ nhể, sao máy bay lại gặp khó khăn vậy, cụ nào giải ngố giúp em vụ này với
 
Chỉnh sửa cuối:

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Nhà mình đã có sân bay từ năm 77, mặc dù nó là sân bay tạm thời nhưng cũng phải có đài chỉ huy hướng dẫn rồi chứ các cụ nhể, sao máy bay lại gặp khó khăn vậy, cụ nào giải ngố giúp em vụ này với
[/CENTER]
Rất đơn giản là năng lực chỉ huy, dẫn đường, tác chiến cũng như công tác hậu cần chưa cho phép. Mà nếu có biết thì em cũng còn lâu mới nói=))
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Rất đơn giản là năng lực chỉ huy, dẫn đường, tác chiến cũng như công tác hậu cần chưa cho phép. Mà nếu có biết thì em cũng còn lâu mới nói=))
Nếu vụ đó mà gặp em là em tẩn luônnnnnnnn:))
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Nếu vụ đó mà gặp em là em tẩn luônnnnnnnn:))
Úi...Tẩn thì mình mất luôn cả cụm đảo đang đóng giữ. Đến thời điểm này chúng ta vẫn quán triệt cho cán bộ chiến sĩ là tuyệt đối tránh cho kẻ thù tạo cớ cụ ạ.
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
Úi...Tẩn thì mình mất luôn cả cụm đảo đang đóng giữ. Đến thời điểm này chúng ta vẫn quán triệt cho cán bộ chiến sĩ là tuyệt đối tránh cho kẻ thù tạo cớ cụ ạ.
Khổ thế đấy kụ à. Ngẫm đi ngẫm lại lịch sử cả nghìn năm của dân tộc chúng ta luôn nói truyền thống dân tộc ta hòa hiếu, không đi xâm lược ai. Cái này làm em hình dung chúng ta tự bằng lòng mình là loài thú ăn cỏ, rứt hiền lành chỉ chống trả những loài thú ăn thịt và luôn tự hào mỗi lúc đẩy đuổi đc chúng. Nhưng chúng ta luôn cam chịu làm thú ăn cỏ để rồi một ngày lại phải đổ máu khi thú ăn thịt quay lại. Ước mơ của em là phải truyền dạy thế hệ sau thoát kiếp ăn cỏ, vươn mình lên làm thú ăn thịt ấy chứ đừng tự hào là thú ăn cỏ mà chiến giỏi, chạ để làm gì cứ mất mát dần, đổ máu dần theo thời gian. Hãy nhìn ixrael với 6tr dân sống giữa lòng tỉ dân Arap để mà học tập và hình mẫu nó cho tương lai mới mong không những giữ đc những gì đang có mà đòi lại đc những j đã mất....hic hic. Trên tất cả không phải là vũ khí j, cách đánh j hay thậm chí giàu như thế nào mà phải là tư duy tư tưởng. Lúc nào cũng nghĩ mình là chú sẻ và tự hào là chú sẻ thì bao giờ mà biến thành đại bàng đc :(
 

Matizcoi

Xe cút kít
Biển số
OF-30934
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
19,491
Động cơ
-164,692 Mã lực
Em thấy bọn ********* bảo bác Đồng kí cái văn bản gì gì đấy đồng í cho Trung Quốc HS-TS, đúng sai dư nào vậy các bác?
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Em thấy bọn ********* bảo bác Đồng kí cái văn bản gì gì đấy đồng í cho Trung Quốc HS-TS, đúng sai dư nào vậy các bác?
Mấy thằng ********* nói bậy để bôi xấu mình thôi, Bác Đồng chỉ nói là ủng hộ cái 12 hải lý tính từ bờ biển của nó ra , mà 12 hải lý thì còn lâu mới đến hoàng sa chứ nói gì đến trường sa.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top