- Biển số
- OF-302370
- Ngày cấp bằng
- 20/12/13
- Số km
- 10,891
- Động cơ
- 73 Mã lực
Hải chiến Trường Sa 1988: nhà tù Trung Quốc (KỲ 4)
Tuần Việt Nam
Tàu đi 3 ngày đêm đến đảo Hải Nam, Trung Quốc. Cả nhóm bị bịt mắt đưa đến một nơi khác. Hơn một ngày đêm sau các anh được biết mình đang ở bệnh viện. Tất cả được đưa vào thay quần áo và cân rồi lên bàn mổ.
Kỳ 2: Vòng tròn bất tử
Kỳ 3: Cá mập
Sau cuộc thảm sát sáng 14/3. Lính Trung Quốc quay về tàu, và vẫn án ngữ vùng biển đảo Gạc Ma, khi ấy tàu HQ-604 đã chìm. Tàu HQ-505 cũng sắp chìm. Bên phía đảo Len Đao, tàu HQ-605 bị bắn nhưng vẫn cầm cự được đến sáng hôm sau. Các chiến sĩ Việt Nam, người tử thương, người trôi nổi trên biển.
Chiều 14/3, phía Trung Quốc cho xuồng quay lại và vớt được 9 chiến sĩ Việt Nam, trong đó có ba nhân vật Quảng Bình.
Anh Hải và Đông bị buộc dây kéo ngược lên tàu. Anh Thống bị đưa lên xuồng. Khi lên boong tàu lớn, các anh gặp 6 chiến sĩ khác. Các anh bị trói hai người một vào nhau. Anh Đông và Thống bị trói chung. Một người lẻ còn lại bị cột vào cọc sắt.
Cả 9 người lăn lóc trên cabin liên tục mấy ngày đêm, không ăn uống. Các anh liên tục kêu khát nước và xin nước, nhưng lính Trung Quốc ra hiệu không được uống. Người phiên dịch cũng giải thích các anh đang bị thương, uống nước vào có thể khiến chảy máu nhiều hơn nguy hiểm tính mạng.
Từ phải sang trái (hàng trước): các anh Mai Văn Hải, Lê Văn Đông, Dương Văn Dũng, Trần Thiện Phụng khi bị giam tại trạm thu dung Trung Quốc (hàng trên: lính Trung Quốc), ảnh anh Đông cung cấp
Anh Thống từ khi bị đưa lên tàu Trung Quốc gần như đã không biết gì, sốt lúc nóng lúc lạnh. Anh Đông bị trói cùng thấy chân tay anh Thống đã hoại tử, bốc mùi khó chịu đã khẩn khoản xin cứu giúp. Anh Thống sau đó được đưa vào phòng khác và gần như mê man suốt dọc đường.
Tàu đi 3 ngày đêm đến đảo Hải Nam, Trung Quốc. Cả nhóm bị bịt mắt đưa đến một nơi khác. Hơn một ngày đêm sau các anh được biết mình đang ở bệnh viện.
Anh Hải và anh Đông kể các anh đều được đưa vào phòng, trói chân tay vào thành bàn. Thêm những người lính Trung Quốc khác đè đầu hoặc ngồi lên người giữ chặt để bác sĩ rạch vào gắp những mảnh pháo, đầu đạn ra, hoàn toàn không gây mê hay tê.
9 chiến sĩ khi được Trung Quốc trao trả hàng trên: Lê Văn Đông, Nguyễn Văn Thống, Trần Thiện Phụng, Phạm Văn Nhân, Nguyễn Tiến Hùng; hàng dưới: Trương Văn Hiền, Lê Minh Thoa, Mai Văn Hải, Dương Văn Dũng cùng vợ anh Trần Thiện Phụng và cán bộ dân phòng.
"Lúc đó tôi đã cố gắng nhịn thở để mong chết luôn, vậy mà không chết. Tôi cũng không hiểu sao mình khỏe thế. Gần 5 ngày đêm không ăn uống gì rồi lên bàn mổ, mất máu mà vẫn sống". Anh Hải kể.
Anh Đông và nhiều anh khác cũng bị tương tự anh Hải. Anh Đông sau này còn mang được mấy mảnh đạn gắp trong người ra mang về Việt Nam làm 'kỷ niệm'. Ở viện vài ngày, các anh được chuyển về trạm thu dung tại bán đảo Lôi Châu, Quảng Đông, Trung Quốc.
Thư anh Đông được viết về nhà từ trạm thu dung khi có đoàn Hội Chứ thập đỏ quốc tế tới thăm
Anh Nguyễn Văn Thống, Ảnh Hằng Nhom Anh Thống khi được tách ra nằm trong một phòng riêng trên tàu mê man. Khi đến Hải Nam một cô gái cho anh ăn miếng dưa và anh tỉnh lại rồi được đưa thẳng vào viện.
"Tôi được thay quần áo, uống một chút nước rồi tiêm một mũi gì đó rồi thiếp đi luôn. Khi tỉnh lại tôi thấy quanh giường mình cả chục bác sĩ. Người phiên dịch nói tôi đã ngất đi 10 tiếng đồng hồ, ai cũng nghĩ tôi đã chết. Anh ta nói bác sĩ bảo có thể phải cắt bỏ chân tay và bỏ một bên mắt tôi vì đã bị nhiễm trùng nặng, nếu không tính mạng tôi khó giữ được. Tôi một mực hoặc cứu chân tay tôi, hoặc để tôi chết. Tôi không muốn trở thành tàn phế. Các bác sĩ hội chẩn rồi quyết định để chân tay cho tôi. Sau hai tháng nằm viện, tôi xin về trạm thu dung điều trị tiếp để được ở cùng những đồng đội Việt Nam".
Tại trạm thu dung, trong hơn một năm đầu tiên, 9 chiến sĩ bị giam biệt lập. Mỗi ngày được hai tô mì. Khoảng 1 năm rưỡi sau, một đoàn công tác của Hội Chữ thập đỏ thế giới đến thăm. Các anh được viết thư về thăm nhà và được gặp nhau hàng ngày, bữa ăn được cải thiện hơn.
Trong khi đó, ở quê hương các anh, cả 74 chiến sĩ đều được báo tin đã hy sinh và mất tích. Tin báo tử của anh Đông về đến nhà khi chị Thương đang mang thai được hai tháng, một thời gian sau khi anh đi. Chị Thương choáng váng, ốm liệt giường.
Toàn tỉnh Quảng Bình có tất cả 16 chiến sĩ báo tử trong ngày 14/3/1988 (liệt sĩ Trần Văn Phương cũng người Quảng Bình).
Vợ chồng anh Lê Văn Đông - Nguyễn Thị Thương, Ảnh Hằng Nhom Một năm rưỡi sau, gia đình anh Đông, Thống, Hải nhận được thư từ Trung Quốc. Bao gia đình mang khấp khởi hy vọng con em mình có trong số đó. Họ đến nhà chia sẻ mừng vui với chị Thương, nhưng năm 1991, chỉ có 9 gia đình được đón người thân trở về. Trung Quốc trao trả 9 tù binh cho Việt Nam qua đường cửa khẩu Bằng Tường, từ đó các anh được đưa về quê.
Cô con gái sinh năm 1988 'trong nước mắt' của chị Thương và anh Đông hiện đang học Đại học Sư phạm Huế. Anh chị có cuộc sống ổn định, có vườn cao su tại Tây Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình.
Anh Thống hiện sống bằng lương thương binh hạng 1. Ngày 19/7/2011 vừa qua anh vừa được nhận Kỷ niệm chương của Hải quân nhân dân Việt Nam. Vợ anh buôn bán nhỏ tại chợ Nhân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình.
Anh Mai Văn Hải khó khăn hơn cả. Anh Hải vẫn mang nhiều vết thương trên người, có thể có mảnh đạn vẫn nằm trong đầu khiến anh đau đớn, có thời gian anh liên tiếp phải đi viện. Anh Hải không lao động nặng, không đi được xe máy. Mai Văn Hải không được hưởng chế độ thương binh. Anh có 4 con. Anh và vợ làm ruộng tại xã Liên Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình.
Gia đình anh Mai Văn Hải tại Liên Trạch, Ảnh Hoàng Hường
Khi tôi (phóng viên) đến phỏng vấn, anh Đông có nhờ tôi hỏi giúp anh Hải và các anh bị tù đày như thế thì có chế độ gì không vì cuộc sống của anh Hải rất vất vả. Tôi hứa sẽ đưa câu hỏi của anh vào bài viết, và những người có trách nhiệm sẽ trả lời anh.
9 chiến sĩ bị Trung Quốc bắt làm tù binh
1. Nguyễn Tiến Hùng, quê Quảng Xương, Thanh Hóa.
2. Lê Minh Thoa, quê Bình An, Tây Sơn, Nghĩa Bình (nay là tỉnh Bình Định).
3. Trương Văn Hiền, quê Hương Phong, Hương Khuê, Hà Tĩnh.
4. Nguyễn Văn Thống, quê Nhân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
5. Lê Văn Đông, quê Tây Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
6. Trần Thiện Phụng, quê phường 2, Đông Hà, Quảng Trị
7. Mai Văn Hải, quê Liên Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
8. Phạm Văn Nhân (Đới Văn Tiến), quê Nghĩa Lợi, Nghĩa Hưng, Hà Nam Ninh (Nam Định).
9. Dương Văn Dũng, quê tổ 53, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP Đà Nẵng).
Kỳ 5: Giành lại Len Đao
Một tháng sau, bộ đội Việt Nam đi trên tàu chiến hải quân, được trang bị súng 12ly7, DKZ... quyết giành lại Len Đao và Gạc Ma.
Tuần Việt Nam
Tàu đi 3 ngày đêm đến đảo Hải Nam, Trung Quốc. Cả nhóm bị bịt mắt đưa đến một nơi khác. Hơn một ngày đêm sau các anh được biết mình đang ở bệnh viện. Tất cả được đưa vào thay quần áo và cân rồi lên bàn mổ.
Kỳ 2: Vòng tròn bất tử
Kỳ 3: Cá mập
Sau cuộc thảm sát sáng 14/3. Lính Trung Quốc quay về tàu, và vẫn án ngữ vùng biển đảo Gạc Ma, khi ấy tàu HQ-604 đã chìm. Tàu HQ-505 cũng sắp chìm. Bên phía đảo Len Đao, tàu HQ-605 bị bắn nhưng vẫn cầm cự được đến sáng hôm sau. Các chiến sĩ Việt Nam, người tử thương, người trôi nổi trên biển.
Chiều 14/3, phía Trung Quốc cho xuồng quay lại và vớt được 9 chiến sĩ Việt Nam, trong đó có ba nhân vật Quảng Bình.
Anh Hải và Đông bị buộc dây kéo ngược lên tàu. Anh Thống bị đưa lên xuồng. Khi lên boong tàu lớn, các anh gặp 6 chiến sĩ khác. Các anh bị trói hai người một vào nhau. Anh Đông và Thống bị trói chung. Một người lẻ còn lại bị cột vào cọc sắt.
Cả 9 người lăn lóc trên cabin liên tục mấy ngày đêm, không ăn uống. Các anh liên tục kêu khát nước và xin nước, nhưng lính Trung Quốc ra hiệu không được uống. Người phiên dịch cũng giải thích các anh đang bị thương, uống nước vào có thể khiến chảy máu nhiều hơn nguy hiểm tính mạng.
Từ phải sang trái (hàng trước): các anh Mai Văn Hải, Lê Văn Đông, Dương Văn Dũng, Trần Thiện Phụng khi bị giam tại trạm thu dung Trung Quốc (hàng trên: lính Trung Quốc), ảnh anh Đông cung cấp
Anh Thống từ khi bị đưa lên tàu Trung Quốc gần như đã không biết gì, sốt lúc nóng lúc lạnh. Anh Đông bị trói cùng thấy chân tay anh Thống đã hoại tử, bốc mùi khó chịu đã khẩn khoản xin cứu giúp. Anh Thống sau đó được đưa vào phòng khác và gần như mê man suốt dọc đường.
Tàu đi 3 ngày đêm đến đảo Hải Nam, Trung Quốc. Cả nhóm bị bịt mắt đưa đến một nơi khác. Hơn một ngày đêm sau các anh được biết mình đang ở bệnh viện.
Anh Hải và anh Đông kể các anh đều được đưa vào phòng, trói chân tay vào thành bàn. Thêm những người lính Trung Quốc khác đè đầu hoặc ngồi lên người giữ chặt để bác sĩ rạch vào gắp những mảnh pháo, đầu đạn ra, hoàn toàn không gây mê hay tê.
9 chiến sĩ khi được Trung Quốc trao trả hàng trên: Lê Văn Đông, Nguyễn Văn Thống, Trần Thiện Phụng, Phạm Văn Nhân, Nguyễn Tiến Hùng; hàng dưới: Trương Văn Hiền, Lê Minh Thoa, Mai Văn Hải, Dương Văn Dũng cùng vợ anh Trần Thiện Phụng và cán bộ dân phòng.
"Lúc đó tôi đã cố gắng nhịn thở để mong chết luôn, vậy mà không chết. Tôi cũng không hiểu sao mình khỏe thế. Gần 5 ngày đêm không ăn uống gì rồi lên bàn mổ, mất máu mà vẫn sống". Anh Hải kể.
Anh Đông và nhiều anh khác cũng bị tương tự anh Hải. Anh Đông sau này còn mang được mấy mảnh đạn gắp trong người ra mang về Việt Nam làm 'kỷ niệm'. Ở viện vài ngày, các anh được chuyển về trạm thu dung tại bán đảo Lôi Châu, Quảng Đông, Trung Quốc.
Thư anh Đông được viết về nhà từ trạm thu dung khi có đoàn Hội Chứ thập đỏ quốc tế tới thăm
Anh Nguyễn Văn Thống, Ảnh Hằng Nhom Anh Thống khi được tách ra nằm trong một phòng riêng trên tàu mê man. Khi đến Hải Nam một cô gái cho anh ăn miếng dưa và anh tỉnh lại rồi được đưa thẳng vào viện.
"Tôi được thay quần áo, uống một chút nước rồi tiêm một mũi gì đó rồi thiếp đi luôn. Khi tỉnh lại tôi thấy quanh giường mình cả chục bác sĩ. Người phiên dịch nói tôi đã ngất đi 10 tiếng đồng hồ, ai cũng nghĩ tôi đã chết. Anh ta nói bác sĩ bảo có thể phải cắt bỏ chân tay và bỏ một bên mắt tôi vì đã bị nhiễm trùng nặng, nếu không tính mạng tôi khó giữ được. Tôi một mực hoặc cứu chân tay tôi, hoặc để tôi chết. Tôi không muốn trở thành tàn phế. Các bác sĩ hội chẩn rồi quyết định để chân tay cho tôi. Sau hai tháng nằm viện, tôi xin về trạm thu dung điều trị tiếp để được ở cùng những đồng đội Việt Nam".
Tại trạm thu dung, trong hơn một năm đầu tiên, 9 chiến sĩ bị giam biệt lập. Mỗi ngày được hai tô mì. Khoảng 1 năm rưỡi sau, một đoàn công tác của Hội Chữ thập đỏ thế giới đến thăm. Các anh được viết thư về thăm nhà và được gặp nhau hàng ngày, bữa ăn được cải thiện hơn.
Trong khi đó, ở quê hương các anh, cả 74 chiến sĩ đều được báo tin đã hy sinh và mất tích. Tin báo tử của anh Đông về đến nhà khi chị Thương đang mang thai được hai tháng, một thời gian sau khi anh đi. Chị Thương choáng váng, ốm liệt giường.
Toàn tỉnh Quảng Bình có tất cả 16 chiến sĩ báo tử trong ngày 14/3/1988 (liệt sĩ Trần Văn Phương cũng người Quảng Bình).
Vợ chồng anh Lê Văn Đông - Nguyễn Thị Thương, Ảnh Hằng Nhom Một năm rưỡi sau, gia đình anh Đông, Thống, Hải nhận được thư từ Trung Quốc. Bao gia đình mang khấp khởi hy vọng con em mình có trong số đó. Họ đến nhà chia sẻ mừng vui với chị Thương, nhưng năm 1991, chỉ có 9 gia đình được đón người thân trở về. Trung Quốc trao trả 9 tù binh cho Việt Nam qua đường cửa khẩu Bằng Tường, từ đó các anh được đưa về quê.
Cô con gái sinh năm 1988 'trong nước mắt' của chị Thương và anh Đông hiện đang học Đại học Sư phạm Huế. Anh chị có cuộc sống ổn định, có vườn cao su tại Tây Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình.
Anh Thống hiện sống bằng lương thương binh hạng 1. Ngày 19/7/2011 vừa qua anh vừa được nhận Kỷ niệm chương của Hải quân nhân dân Việt Nam. Vợ anh buôn bán nhỏ tại chợ Nhân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình.
Anh Mai Văn Hải khó khăn hơn cả. Anh Hải vẫn mang nhiều vết thương trên người, có thể có mảnh đạn vẫn nằm trong đầu khiến anh đau đớn, có thời gian anh liên tiếp phải đi viện. Anh Hải không lao động nặng, không đi được xe máy. Mai Văn Hải không được hưởng chế độ thương binh. Anh có 4 con. Anh và vợ làm ruộng tại xã Liên Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình.
Gia đình anh Mai Văn Hải tại Liên Trạch, Ảnh Hoàng Hường
Khi tôi (phóng viên) đến phỏng vấn, anh Đông có nhờ tôi hỏi giúp anh Hải và các anh bị tù đày như thế thì có chế độ gì không vì cuộc sống của anh Hải rất vất vả. Tôi hứa sẽ đưa câu hỏi của anh vào bài viết, và những người có trách nhiệm sẽ trả lời anh.
9 chiến sĩ bị Trung Quốc bắt làm tù binh
1. Nguyễn Tiến Hùng, quê Quảng Xương, Thanh Hóa.
2. Lê Minh Thoa, quê Bình An, Tây Sơn, Nghĩa Bình (nay là tỉnh Bình Định).
3. Trương Văn Hiền, quê Hương Phong, Hương Khuê, Hà Tĩnh.
4. Nguyễn Văn Thống, quê Nhân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
5. Lê Văn Đông, quê Tây Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
6. Trần Thiện Phụng, quê phường 2, Đông Hà, Quảng Trị
7. Mai Văn Hải, quê Liên Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
8. Phạm Văn Nhân (Đới Văn Tiến), quê Nghĩa Lợi, Nghĩa Hưng, Hà Nam Ninh (Nam Định).
9. Dương Văn Dũng, quê tổ 53, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP Đà Nẵng).
Kỳ 5: Giành lại Len Đao
Một tháng sau, bộ đội Việt Nam đi trên tàu chiến hải quân, được trang bị súng 12ly7, DKZ... quyết giành lại Len Đao và Gạc Ma.