[Funland] Nhà giàn trên biển Đông - chiến lược đúng đắn của Việt Nam

Matizcoi

Xe ba gác
Biển số
OF-30934
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
20,506
Động cơ
-164,328 Mã lực
Mấy thằng ********* nói bậy để bôi xấu mình thôi, Bác Đòng chỉ nói là ủng hộ cái 12 hải lý tính từ bờ biển của nó ra , mà 12 hải lý thì còn lâu mới đến hoàng sa chứ nói già đến trường sa.
Hồi chống Mẽo kíu nước em thấy lương khô, xe ô tô Bắc Kinh, vũ khí đạn dược của Trung Quốc, thậm chí cả sức người như cố vấn quân sự Tàu trong chiến dịch ĐBP ... chứng tỏ Tàu nó thoáng nhỉ, toàn cho ko VN mình, chả bù LX cung cấp xong sức người sức của, mình phải để cảng Cam Ranh và khai thác dầu khí (Việt Xô petro) lâu lâu là ....
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,067
Động cơ
73 Mã lực
Cảng Quýt Ranh là mình cho LX thuê rồi mình lấy tiền cụ nhóe, Tầu nó giúp mình 1 thì nó phá mình 10, cụ không biết là nó viện trợ cho cambot đénh VN, Biên giới Việt - Trung năm 79, Trường sa năm 88 hay sao mà lại còn khen khựa.
 

Matizcoi

Xe ba gác
Biển số
OF-30934
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
20,506
Động cơ
-164,328 Mã lực
Cảng Quýt Ranh là mình cho LX thuê rồi mình lấy tiền cụ nhóe, Tầu nó giúp mình 1 thì nó phá mình 10, cụ không biết là nó viện trợ cho cambot đénh VN, Biên giới Việt - Trung năm 79, Trường sa năm 88 hay sao mà lại còn khen khựa.
Nó giúp mình xong nó lại gây chiến với mình, ngộ nhỉ mấy thằng Khựa.
Giờ em mới biết là mình cho thuê CR để lấy xiền
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
21,502
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Khổ thế đấy kụ à. Ngẫm đi ngẫm lại lịch sử cả nghìn năm của dân tộc chúng ta luôn nói truyền thống dân tộc ta hòa hiếu, không đi xâm lược ai. Cái này làm em hình dung chúng ta tự bằng lòng mình là loài thú ăn cỏ, rứt hiền lành chỉ chống trả những loài thú ăn thịt và luôn tự hào mỗi lúc đẩy đuổi đc chúng. Nhưng chúng ta luôn cam chịu làm thú ăn cỏ để rồi một ngày lại phải đổ máu khi thú ăn thịt quay lại. Ước mơ của em là phải truyền dạy thế hệ sau thoát kiếp ăn cỏ, vươn mình lên làm thú ăn thịt ấy chứ đừng tự hào là thú ăn cỏ mà chiến giỏi, chạ để làm gì cứ mất mát dần, đổ máu dần theo thời gian. Hãy nhìn ixrael với 6tr dân sống giữa lòng tỉ dân Arap để mà học tập và hình mẫu nó cho tương lai mới mong không những giữ đc những gì đang có mà đòi lại đc những j đã mất....hic hic. Trên tất cả không phải là vũ khí j, cách đánh j hay thậm chí giàu như thế nào mà phải là tư duy tư tưởng. Lúc nào cũng nghĩ mình là chú sẻ và tự hào là chú sẻ thì bao giờ mà biến thành đại bàng đc :(
Em hiểu cụ muốn nói gì nhưng có lẽ cụ hiểu sai về quan điểm: Tránh cho kẻ thù tạo cớ. Cái Nhẫn nhịn hòa hiếu nó khác với cách nghĩ xanh xanh mà cụ liên tưởng. Cụ cứ ngẫm kỹ càng về Thế và Lực của chúng ta thời điểm 1974, 1988 và bây giờ sẽ thấy. Tất nhiên là ngẫm bằng trái tim nóng và cái đầu lạnh.

Rất vui vì được trao đổi với cụ, xin cụ cứ phản biện như ở trên, em rất vui khi biết được gì sẽ chi sẻ cùng cụ ạ.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
21,502
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Hồi chống Mẽo kíu nước em thấy lương khô, xe ô tô Bắc Kinh, vũ khí đạn dược của Trung Quốc, thậm chí cả sức người như cố vấn quân sự Tàu trong chiến dịch ĐBP ... chứng tỏ Tàu nó thoáng nhỉ, toàn cho ko VN mình, chả bù LX cung cấp xong sức người sức của, mình phải để cảng Cam Ranh và khai thác dầu khí (Việt Xô petro) lâu lâu là ....
Cảng Quýt Ranh là mình cho LX thuê rồi mình lấy tiền cụ nhóe, Tầu nó giúp mình 1 thì nó phá mình 10, cụ không biết là nó viện trợ cho cambot đénh VN, Biên giới Việt - Trung năm 79, Trường sa năm 88 hay sao mà lại còn khen khựa.
Theo em thì chúng ta phải công tâm khi nhận định. Những gì là Ơn thì ta phải công nhận còn là Hận thì ta cũng khắc ghi. Hơn nữa, không có gì là vĩnh cửu chỉ có quyền lợi là bất biến. Quốc gia nào cũng vậy, cũng phải vì quyền lợi của mình trước đã.

Em còn mới nghe thầy nói tới cái vụ mình cho TQ nó xay nhà Quân Sự BQP trên đường Phạm Hùng cơ > đúng là cõng rắn cắn gà nhà !
Cụ là nhầm to rồi ạ. Không phải BQP lại càng không phải Khựa xây. Chỉ có "đồ" của Khựa thôi ( mà đó cũng là....đồn :P)
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,067
Động cơ
73 Mã lực
Theo em thì chúng ta phải công tâm khi nhận định. Những gì là Ơn thì ta phải công nhận còn là Hận thì ta cũng khắc ghi. Hơn nữa, không có gì là vĩnh cửu chỉ có quyền lợi là bất biến. Quốc gia nào cũng vậy, cũng phải vì quyền lợi của mình trước đã.
Đồng ý vợi cụ là như vậy, chơi thì chơi nhưng hãy cẩn thận cao độ cụ ạ.
 

Tuan Can

Xe container
Biển số
OF-162235
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
8,258
Động cơ
423,598 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm, Hà Nội
Nó giúp mình xong nó lại gây chiến với mình, ngộ nhỉ mấy thằng Khựa.
Giờ em mới biết là mình cho thuê CR để lấy xiền
Đúng đấy cụ ạ. Nên năm 1988 thằng hàng xóm đểu nó đánh bãi Gạc Ma, anh cả cho mấy cái tầu nằm im.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,067
Động cơ
73 Mã lực
Đúng đấy cụ ạ. Nên năm 1988 thằng hàng xóm đểu nó đánh bãi Gạc Ma, anh cả cho mấy cái tầu nằm im.
Lúc đó do Gốc ba chốp lãnh đạo nên kinh tế khó khăn, thân anh cả lo còn chưa xong nói gì đến giúp mình.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,664
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Đúng đấy cụ ạ. Nên năm 1988 thằng hàng xóm đểu nó đánh bãi Gạc Ma, anh cả cho mấy cái tầu nằm im.
Nhiều người đang dường như cố tình kg chịu tìm hiểu về các điều khoản, cách thức của "hiệp định quân sự" các nước ký với nhau và chém cứ như thần!
Có cụ nào biết theo hiệp định thì trường hợp nào đồng minh mới can thiệp quân sự vào cuộc chiến của nhau?

Từ trước đến nay đã có nước nào khi mới xẩy ra đụng độ, xung đột đơn lẻ nơi biên giới, hải đảo... mà phe đồng minh (ký hiệp định quân sự với nhau) lập tức can thiệp QS ngay tức khắc kg?

Chính Mẽo cũng "thanh minh" rằng năm 1974 kg giúp VNCH giữ Hoàng Sa vì Mẽo đã rút khỏi VN, kg có quyền can thiệp quân sự vào VN và không hiểu tại sao lại đột nhiên "quên mất" VNCH là đồng minh của mình và lẫn lộn giữa cuộc chiến nội bộ VN với cuộc chiến chống ngoại xâm của VNCH?!!!. Trong khi kg cần nói thì ai cũng biết quy mô cuộc chiến Hoàng Sa 1974 và Gạc ma 1988 cái nào lớn hơn, nguy hiểm hơn, hệ lụy hơn...
 
Chỉnh sửa cuối:

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
21,502
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Nhiều người đang dường như cố tình kg hiểu về các điều khoản trong "hiệp định quân sự" các nước ký với nhau? Cụ có biết theo hiệp định thì trường hợp nào đồng minh mới can thiệp quân sự không?

Cụ thử xem từ trước đến nay đã có nước nào khi mới xẩy ra đụng độ, xung đột đơn lẻ nơi biên giới, hải đảo... mà phe đồng minh (ký hiệp định quân sự với nhau) lập tức can thiệp QS ngay tức khắc kg?

Chính Mẽo đã "thanh minh" rằng năm 1974 kg giúp VNCH giữ Hoàng Sa vì Mẽo đã rút khỏi VN kg có quyền can thiệp quân sự vào VN và tự nhiên lại "quên mất" VNCH là đồng minh của mình và lẫn lộn giữa cuộc chiến nội bộ VN với cuộc chiến chống ngoại xâm của VNCH?!!!.

Kg nói ra thì ai cũng biết quy mô cuộc chiến Hoàng Sa 1974 và Gạc ma 1988 thì cái lớn hơn, nguy hiểm, hệ lụy lớn hơn...

Cụ Gấu rất chuẩn ạ. Riêng cái đo đỏ thì ít nhất năm 1988, Hải quân Liên Xô đã tham gia cứu hộ 2 tàu Hải quân của Việt nam bị mắc cạn tại vùng biển chiến sự. Đó cũng là một động thái có chủ ý của đồng minh đối với bên gây chiến.
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,933
Động cơ
459,360 Mã lực
Soi lại gmap mới thấy mất Hoàng Sa thì mình tai hại ra sao....nó chiếu theo đường vĩ tuyến phải ngang Đà Nẵng tức 1/2 VN rồi....Nếu vn thực sự là 1 cường quốc không hải quân với nền kinh tế mạnh tăng trưởng tốt kiểu Hàn, Đài thì cũng đỡ chứ ta lại yếu mà cái thằng hàng xóm bẩn ngày càng mạnh mới thật tai hại. Sau này mấy cái điểm đảo đá trên biển mà nó quá mạnh trên mặt biển thì các vị trí chiếm giữ cũng nhạt bớt ý nghĩa... càng nghĩ càng thấy tai hại.
 

Tuan Can

Xe container
Biển số
OF-162235
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
8,258
Động cơ
423,598 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm, Hà Nội
Nhiều người đang dường như cố tình kg chịu tìm hiểu về các điều khoản, cách thức của "hiệp định quân sự" các nước ký với nhau và chém cứ như thần!
Có cụ nào biết theo hiệp định thì trường hợp nào đồng minh mới can thiệp quân sự vào cuộc chiến của nhau?

Từ trước đến nay đã có nước nào khi mới xẩy ra đụng độ, xung đột đơn lẻ nơi biên giới, hải đảo... mà phe đồng minh (ký hiệp định quân sự với nhau) lập tức can thiệp QS ngay tức khắc kg?

Chính Mẽo cũng "thanh minh" rằng năm 1974 kg giúp VNCH giữ Hoàng Sa vì Mẽo đã rút khỏi VN, kg có quyền can thiệp quân sự vào VN và không hiểu tại sao lại đột nhiên "quên mất" VNCH là đồng minh của mình và lẫn lộn giữa cuộc chiến nội bộ VN với cuộc chiến chống ngoại xâm của VNCH?!!!. Trong khi kg cần nói thì ai cũng biết quy mô cuộc chiến Hoàng Sa 1974 và Gạc ma 1988 cái lớn hơn, nguy hiểm hơn, hệ lụy hơn...
Thì em nghĩ vì chỉ cho thuê lấy tiền không nên anh cả lúc đó không góp viên đạn nào. Chứ đánh chiếm đảo thì đã coi như là xâm lược quốc gia rồi còn gì. Năm 1979 ảnh cả cũng chỉ giúp chuyển quân là chủ yếu.
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,933
Động cơ
459,360 Mã lực
Thì em nghĩ vì chỉ cho thuê lấy tiền không nên anh cả lúc đó không góp viên đạn nào. Chứ đánh chiếm đảo thì đã coi như là xâm lược quốc gia rồi còn gì. Năm 1979 ảnh cả cũng chỉ giúp chuyển quân là chủ yếu.
Tự mà lo giúp mình là chính chứ trông đợi gì thằng khác, sống mà cứ đổ tại thằng nọ thằng kia thì chạ đáng làm thèng đàn ông nhờ
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,933
Động cơ
459,360 Mã lực
Khoảng trước năm 2010 khi vấn đề Hoa đông chưa nóng như hiện nay và đối đầu Trug Phi chưa gay gắt như bây giờ thấy thật lo mỗi khi TQ gây chuyện trên biển cho VN. May sao cái thằng vừa to, vừa tham nó sớm bộc lộ dã tâm đụng đến Nhật, Phi đều là động minh chặt chẽ của Mẽo và phương tây mới thấy nhẹ đc chút. Giờ chỉ mong chúng nó xảy chuyện và Mỹ nhày vào cuộc táng nó trận kèm các áp đặt về kinh tế thì phúc cho ta vẫn nhớn!
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
21,502
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Khoảng trước năm 2010 khi vấn đề Hoa đông chưa nóng như hiện nay và đối đầu Trug Phi chưa gay gắt như bây giờ thấy thật lo mỗi khi TQ gây chuyện trên biển cho VN. May sao cái thằng vừa to, vừa tham nó sớm bộc lộ dã tâm đụng đến Nhật, Phi đều là động minh chặt chẽ của Mẽo và phương tây mới thấy nhẹ đc chút. Giờ chỉ mong chúng nó xảy chuyện và Mỹ nhày vào cuộc táng nó trận kèm các áp đặt về kinh tế thì phúc cho ta vẫn nhớn!
Vậy mời cụ tham khảo thêm tại đây để có thêm thông tin


http://www.otofun.net/threads/402079-tim-hieu-ve-dat-nuoc-trung-hoa-va-nhung-van-de-lien-quan-den-bien-dao-viet-nam/page95
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,664
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Thì em nghĩ vì chỉ cho thuê lấy tiền không nên anh cả lúc đó không góp viên đạn nào. Chứ đánh chiếm đảo thì đã coi như là xâm lược quốc gia rồi còn gì. Năm 1979 ảnh cả cũng chỉ giúp chuyển quân là chủ yếu.
Cụ đừng lấp lửng giữa việc thuê mướn căn cứ với việc hỗ trợ, can thiệp quân sự theo Hiệp ước LX - VN năm 1978.

Tóm lược về Hiệp ước VN-LX 1978 nó là thế này:
"Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác giữa Cộng hoà Xã hội Chu nghĩa Việt Nam và Liên bang Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết đã được kí kết tại Thủ đô Mátxcơva (Liên Xô).
Hiệp ước gồm 9 điều. Bên cạnh những điều khoản về phát triển quan hệ chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật giữa hai nước, Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác còn ghi rõ: Hai bên sẽ trao đổi ý kiến với nhau về tất cả các vấn đề quốc tế quan trọng có liên quan đến lợi ích của hai nước, trong trường hợp một trong hai bên bị tấn công, hoặc bị đe doạ tấn công, thì hai bên sẽ lập tức trao đổi với nhau nhằm loại trừ mối đe doạ đó và áp dụng những biện pháp thích đáng có hiệu lực để đảm bản hoà bình và an ninh của hai nước".

Trong cuộc chiến 1979 , trên thực tế LX đã giúp VN hơn cả những gì VN y/c. Mình là lính thời đó, mình biết rõ điều này. Bọn này gần như "lột xác" hoàn toàn trong vòng 1 tháng kể từ ngày 17/02/1979.

Gạc Ma 14/03/1988 (cuộc chiến 1 ngày) hay trong suốt thời kỳ chiến tranh chống xâm lấn biên giới Hà Giang 1984-1990; Thế và lực của VN lúc đó kg cho phép mình đẩy nó lên thành cuộc chiến tổng lực (chắc chắn sẽ mất luôn cả Trường Sa và nhiều phần đất của mình). Tình thế kg cho phép mình y/c Nga can dự thì Nga dùng cái giề để giải thích với thế giới nếu đem quân oánh Khựa.

Nhìn lại vụ Cheonan bên Hàn Quốc thì biết. Tàu chiến Hàn bị Triều đánh chìm trong hải phận của Hàn; Triều nã pháo sang đảo của Hàn làm chết cả lính lẫn dân, sao Mẽo kg lấy cớ đập cho Triều một trận, giải tán họ hàng nhà Ủn luôn hay chỉ "kịch liệt lên án" và chờ Hàn trục vớt tàu lên để .... nghiên cứu nguyên nhân??? Bãi Cỏ rong Phi đang giữ bị Khựa lột ngay trước mặt mà sao Mỹ kg làm gì? Tất nhiên trong các trường hợp này, chẳng ai nói Mỹ hèn, yếu... vì đơn giản là Mỹ đang chơi đúng luật.

Chính trị và quân sự là 2 cặp bài trùng trong ngoại giao. Việc đồng minh tham chiến (theo hiệp ước...) trước nhất phải xuất phát từ y/c của nước chủ nhà và tất nhiên chủ nhà phải tính toán cân nhắc hết cái lợi, cái hại trước khi y/c. Từ ngày lập nước 1945 tới nay. Mình chỉ đề nghị các nước bạn (từ LX, Cuba... và cả Trung quốc) giúp chuyên gia, vật lực... chứ chưa bao giờ y/c nước bạn sử dụng lực lượng quân sự chính thống của họ tham chiến trực tiếp (như Mỹ và VNCH đã kéo các nước SEATO vào tham chiến ở Nam VN). Vào thời đấy, khi Phidel đề nghị đưa quân tình nguyện sang chiến đấu tại VN, cụ Hồ đã từ chối và giải thích với các cụ nhà mình đại ý là "nợ vật chất còn trả được chứ nợ người kg bao giờ trả được" . Lập trường đó của VN bây giờ vẫn vậy.
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,067
Động cơ
73 Mã lực
Cụ nào chưa rỏ sự giúp đỡ của liên xô thì sang thớt chiến tranh biên giơi 1979 " giải mã sự giúp đở của LX" phần cuối của thớt đọc là rỏ ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,067
Động cơ
73 Mã lực
Ts Trần Công Trục: 3 lần Trung Quốc thừa cơ thôn tính Hoàng Sa


Hồng Thủy 19/12/13 08:11
(GDVN) - Trung Quốc đã manh nha âm mưu thôn tính quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ đầu thế kỷ 20.


Sắp tới thời điểm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa, Trung Quốc (TQ) đánh chiếm trái phép các đảo phía Tây và kết thúc việc thôn tính toàn bộ quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ có loạt bài ôn lại lịch sử mở mang bờ cõi, thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của cha ông, trong đó có phần trình bày lại trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 với những thông tin đầy đủ và chi tiết.
Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam xin trân trọng giới thiệu đến độc giả loạt bài “Hoàng Sa mãi mãi là lãnh thổ của Việt Nam” do Tiến sĩ Trần Công Trục gửi tới, vừa để ôn lại lịch sử mở mang bờ cõi, thực thi chủ quyền của cha ông ở Biển Đông, vừa nhằm góp phần nhỏ vào công cuộc đấu tranh bảo vệ, gìn giữ và đòi lại chủ quyền hợp pháp của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa hiện nay.
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ. Trung Quốc đã manh nha âm mưu thôn tính quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ đầu thế kỷ 20, tham vọng bành trướng lãnh thổ vẫn liên tục được TQ ấp ủ trong suốt thời gian dài và chờ những lúc bối cảnh lịch sử thuận lợi đã thừa cơ chiếm đoạt từng phần tiến tới thôn tính toàn bộ quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền hợp pháp của Việt Nam.
Những ngày này cách đây 40 năm đã xảy ra một cuộc hải chiến không cân sức trên Biển Đông, giữa những người con Đất Việt bảo vệ Hoàng Sa với quân TQ. Tuy nhiên, không phải tới năm 1974 TQ mới đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam mà âm mưu thôn tính quần đảo này đã được Bắc Kinh ấp ủ từ lâu.
TQ đã nhảy vào chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngay từ đầu năm 1909, mở đầu là sự kiện Đô đốc Lý Chuẩn chỉ huy 3 pháo thuyền ra khu vực quần đảo Hoàng Sa, đổ bộ chớp nhoáng lên đảo Phú Lâm, sau đó phải rút lui vì sự hiện diện của quân đội viễn chinh Pháp với tư cách là lực lượng được Chính quyền Pháp, đại diện cho nhà nước Việt Nam về đối ngoại, giao nhiệm vụ bảo vệ, quản lý, thực thi chủ quyền tại quần đảo này.​
Pháo thuyền Lý Chuẩn âm mưu thôn tính Hoàng Sa năm 1909. (Hình minh họa)
Lợi dụng việc giải giáp quân đội Nhật Bản thua trận trong Thế chiến 2 và Việt Nam vừa giành được độc lập và đang phải đối mặt với bộn bề khó khăn, năm 1946 chính quyền Trung Hoa Dân quốc (Tưởng Giới Thạch) đưa lực lượng ra chiếm đóng trái phép nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa và yêu sách “chủ quyền”. Khi Trung Hoa Dân quốc bị đuổi khỏi Hoa lục chạy sang Đài Loan, họ phải rút luôn số quân đang chiếm đóng bất hợp pháp ở phía Đông quần đảo Hoàng Sa.
Tham vọng bành trướng lãnh thổ của người TQ trên Biển Đông vẫn không dừng lại mà chỉ chực có cơ hội là thừa thế đánh chiếm. Năm 1956, lợi dụng tình hình quân đội Pháp phải rút khỏi Đông Dương theo quy định của Hiệp định Geneva và trong khi chính quyền miền Nam Việt Nam chưa kịp tiếp quản quần đảo Hoàng Sa theo như thỏa thuận của hiệp định này, TQ đã thừa cơ đưa quân ra chiếm đóng bất hợp pháp nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa.
Cách đây 40 năm, một trận hải chiến không cân sức đã xảy ra trên Biển Đông khi TQ lợi dụng tình thế cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc Việt Nam bước vào giai đoạn nước rút đã thỏa hiệp với Mỹ để Washington khoanh tay đứng nhìn Bắc Kinh đem quân đánh chiếm các đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa của dân tộc Việt Nam lúc đó đang do chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH) quản lý.
Tổng thống Mỹ Richard Nixon và Mao Trạch Đông năm 1972 trong chuyến đi lịch sử Đầu những năm 1970, quan hệ quốc tế liên tục biến động và có nhiều thay đổi. Đặc biệt là chuyến đi lịch sử đến TQ của Tổng thống Mỹ Richard Nixon. Lợi ích của dân tộc Việt Nam đã bị các nước lớn đưa lên bàn đổi chác, trong đó Bắc Kinh đã yêu cầu Washington không can thiệp khi người TQ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Năm 1974, chính ông Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống VNCH đã nhận định rằng TQ sẽ đánh Trường Sa, thôn tính bằng vũ lực giống như những gì họ đã làm ở Hoàng Sa có sự tiếp tay hoặc làm ngơ của Mỹ.
Vào đầu năm 1974 cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam đang bước vào giai đoạn đoạn cuối. Trước đó, do bị thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ đã buộc phải ký Hiệp định Pari về Việt Nam (27.1.1973), công nhận độc lập, chủ quyền vào toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam, rút hết quân Mỹ, quân các nước phụ thuộc Mỹ, khỏi miền Nam Việt Nam.
Theo đó, Hạm đội 7 của Mỹ rút khỏi Biển Đông. Lợi dụng cơ hội đó TQ đã huy động lực lượng thủy, lục, không quân tiến hành đánh chiếm nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa lúc đó đang do Hải quân VNCH quản lý.
Những ngày trước trận hải chiến Hoàng Sa 1974, TQ đã bộc lộ rõ tham vọng, dã tâm bành trướng lãnh thổ, thôn tính nốt nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ở Hoàng Sa, TQ đã bày binh bố trận, bầu không khí trên Biển Đông đã bắt đầu nồng mùi thuốc súng.
Ngày 11 tháng 1 năm 1974, theo nguồn tin của Thông tấn xã AFP, VNCH đã biết được tin Ngoại trưởng TQ tuyên bố “chủ quyền” đối với quần đảo Hoàng Sa và “tố cáo” VNCH chiếm cứ bất hợp pháp quần đảo này.
Trước tình hình đó, ngày 16 tháng 1 năm 1974, Bộ trưởng Ngoại giao VNCH Vương Văn Bắc tổ chức họp báo tố cáo TQ huy động tàu chiến xâm phạm lãnh hải quanh các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh, Quang Hoà, Duy Mộng và đổ quân lên các đảo này.
Hải đăng Việt Nam tại Hoàng Sa thời Pháp thuộc. Phán đoán được âm mưu của TQ sẽ cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa, nên ngày 14 tháng 1 năm 1974, Bộ chỉ huy hành quân lưu động biển của VNCH ra chỉ thị, lệnh cho một chiến hạm đến quần đảo Hoàng Sa với nhiệm vụ đón viên Trưởng ty khí tượng bị bệnh nặng về Đà Nẵng và quan sát tình hình. Lực lượng cùng đi có 3 sỹ quan và 2 nhân viên thuộc BTL Quân đoàn 1- Quân khu 1 và một nhân viên Toà lãnh sự Mỹ tại Đà Nẵng tên là Cetald E.Kóh công tác trên đảo Hoàng Sa (Pattle) .
6 giờ tối ngày 14 tháng 1, tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ16) được lệnh rời Đà Nẵng đi Hoàng Sa.
Sáng ngày 15.1.1974, HQ16 đến Hoàng Sa, phát hiện thấy trên đảo Hữu Nhật (Robert) có cắm cờ TQ và gần đó có 1 tàu đánh cá TQ mang tên Nam Ngư, số 402. Đây là loại tàu đánh cá có vũ trang, đài chỉ huy ở giữa, 2 bên gắn ăng-ten cần loại PRC 25, vỏ tàu bằng sắt, mũi hình chữ V, trọng tải 130 tấn, trên boong trước có 3 xuồng cấp cứu nhỏ và 1 xuồng bằng sắt, vũ trang đại bác 25 ly.
Nhân viên đài khí tượng đảo Hoàng Sa (Pattle) cho biết tàu đánh cá nói trên của TQ đến từ 10.1.1974 và trước đó khoảng 1 tháng cũng có 1 chiếc như vậy, nhưng đã rời khỏi đảo. Tàu HQ16 dùng quang hiệu yêu cầu tàu TQ rời khỏi đảo Hoàng Sa (Pattle), nhưng tàu này không đáp ứng. Tuy nhiên đến buổi chiều tàu TQ nói trên đã tự động rời khỏi đảo. HQ16 trở lại neo đậu tại đông nam đảo Hoàng Sa (Pattle) khoảng 1 hải lý.
Sáng ngày 16.1, HQ16 rời đảo Hoàng Sa (Pattle) đi quan sát các đảo khác và nhận thấy đảo Quang Hoà đã bị chiếm đóng công khai, trên đảo có chòi canh, vọng gác cao, gắn cờ TQ. Một chiếc tàu vũ trang di chuyển quanh đảo. Tàu này rời Quang Hoà theo hướng tây bắc vào giữa buổi sáng.
Đảo Duy Mộng không có người nhưng có 2 tàu nhỏ nên HQ16 rời Quang Hoà và Duy Mộng đến đảo Quang Ảnh và nhận thấy trên đảo có cắm cờ TQ. 16 nhân viên tàu HQ16 đổ bộ thám sát, phát hiện trên đảo có 6 nấm mộ, 4 cũ và 2 còn mới, trước mỗi mấn mộ đều có gắn bia đá và chữ TQ. Ngoài ra còn phát hiện thấy 1 vỏ lựu đạn TQ, 1 chai rượu Suntory còn ít rượu, 1 hầm trống làm bằng thùng đạn. Nhân viên tàu HQ16 đã gắn 2 là cờ VNCH trước khi rời đảo về tàu.
HQ16 tiếp tục di chuyển về phía đảo Hữu Nhật phát hiện thấy ở tây nam đảo khoảng 1,5 hải lý có 2 tàu đánh cá vũ trang TQ neo cách nhau khoảng 20m mang số 402 và 407. Từ chiếc 407, quân TQ đang dùng xuồng di chuyển khoảng 1 trung đội sang chiếc 402.
Trụ sở hành chính Việt Nam tại Hoàng Sa trước 1945. Biết được thực trạng trên, chiều ngày 16, Tư lệnh Hải quân VNCH chỉ thị cho BTL Hải quân Vùng 1 Duyên hải tăng cường ra Hoàng Sa tàu HQ4 chở theo một trung đội biệt hải, đồng thời chỉ thị cho HQ16 sử dụng 1 tiểu đội chiếm đóng đảo Quang Ảnh.
Mặt khác, BTL Hải quân Vùng 1 Duyên hải đã báo cáo tình hình trên về BTL Hải quân và BTL Quân đoàn 1- Quân khu 1 VNCH.
BTL Hải quân VNCH chỉ thị cho khối hành quân và Bộ chỉ huy hành quân lưu động biển báo cáo sự kiện trên lên Bộ Tổng Tham mưu quân đội VNCH, đồng thời chỉ thị cho Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải trình bày trực tiếp với Tổng thống VNCH nhân khi ông ta đến thăm BTL Hải quân Vùng 1 duyên hải, ngày 16.1.1974.
Tổng thống VNCH chỉ thị cho Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải, Phó đô đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, chuẩn bị chiến đấu để bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ. Đồng thời, ông cũng chỉ thị cho Thủ tướng Chính phủ VNCH triệu tập Hội đồng Nội các họp bàn về việc TQ xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,067
Động cơ
73 Mã lực
(VTC News) - Chuyên gia Việt Nam nói bằng việc xua tàu ngư chính bảo vệ tàu cá ở Trường Sa, Trung Quốc muốn khai thác dài ngày trên vùng biển Việt Nam.» Trung Quốc xua tàu Ngư chính canh tàu cá
» Không câu được cá Trường Sa, tàu Trung Quốc chơi dài
» Ảnh: Hành trình tàu cá Trung Quốc xâm phạm Trường Sa

Trả lời phỏng vấn VTC News, ông Trần Cao Mưu - Tổng thư ký Hội nghề cá Việt Nam cho biết, Trung Quốc đang cố gắng lấn lướt chủ quyền biển đảo của Việt Nam qua việc xua tàu cá và thậm chí tàu Ngư chính ra Trường Sa.
Tàu Ngư chính 311 của Trung Quốc "Có thể nói đây là âm mưu độc chiếm Biển Đông cũng như xâm phạm trắng trợn quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam", ông Mưu nói.


Ông Mưu phân tích, trong đội tàu cá Trung Quốc lần này có tàu hậu cần cỡ 4.000 tấn và 1.500 tấn đủ cho thấy họ muốn khai thác dài ngày trên vùng biển của Việt Nam.


Ông Trần Cao Mưu - Tổng thư ký Hội nghề cá Việt Nam - Ảnh: Đỗ Hường Những ngày qua, Hội nghề cá Việt Nam nhận được nhiều phản ánh của các ngư dân ở miền Trung. Theo đó, ngoài 32 tàu cá đang đánh bắt trái phép ở Trường Sa, còn có nhiều tàu cá Trung Quốc khác đang đánh bắt trong vùng lãnh hải của Việt Nam, gây khó khăn và cản trở ngư dân Việt Nam.



Hội nghề cá Việt Nam phản đối kịch liệt hành động sai trái, ngang ngược của Trung Quốc và khẳng định sẽ có các biện pháp cụ thể, phối hợp cùng nhiều cơ quan chức năng để khuyến khích, bảo vệ ngư dân Việt Nam khi ra đánh bắt ở Biển Đông.


"Chúng ta cần hiểu rõ quan điểm của Trung Quốc là cứ khai thác, rồi khi khai thác nhiều sẽ nghiễm nhiên biến thành vùng biển của mình", ông Mưu nói.


Ở góc độ khác, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban biên giới chính phủ cho rằng Trung Quốc xua tàu Ngư chính ra Biển Đông chỉ càng cho thấy nước này đuối lý và sai trái khi đòi hỏi chủ quyền về 'đường lưỡi bò'.


Theo ông Trục, khi làm những việc bất hợp pháp như vậy ở các khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam cũng như các nước khác, Trung Quốc phải có phương án đề phòng, bảo vệ cho các hoạt động phi pháp có tính toán của mình. "Rõ ràng đây là hành động thị uy của Trung Quốc, họ muốn chứng tỏ rằng nếu
các nước khác can thiệp vào các hoạt động phi pháp của họ thì Trung Quốc sẵn sàng ra tay"​



Chúng ta cần hiểu rõ quan điểm của Trung Quốc là cứ khai thác, rồi khi khai thác nhiều sẽ nghiễm nhiên biến thành vùng biển của mình.


Ông Trục còn cho biết thêm, không chỉ các tàu Ngư chính mà thời gian vừa qua, Trung Quốc còn xua các tàu vũ trang, thậm chí là máy bay đến tập trận ở các vùng biển của Philippines, Myanmar và Quần đảo Trường Sa của Việt Nam.


“Đây không phải lần đầu Trung Quốc có những hành động như vậy, trên bàn đàm phán nói một đằng, trên biển thực hiện một nẻo. Chúng ta có thể nhận rõ điều đó qua các tuyên bố có vẻ thiện chí của Bắc Kinh rằng các bên liên quan trên Biển Đông tôn trọng và xúc tiến mạnh mẽ quá trình đàm phán hòa bình”, ông Trục nhận định.


Trong diễn biễn khác, tờ Tokyo Shimbun của Nhật nói tàu chiến của hạm đội Nam Hải Trung Quốc vẫn đang tập trận bắn đạn thật ở vùng biển Trường Sa của Việt Nam. Hành động này được cho là để 'răn đe' Philippines sau vụ bắn chết một ngư dân Đài Loan tuần trước.

Hạm đội Đông Hải của Trung Quốc cũng được nói là đang áp sát vùng biển Philippines sau vụ tàu công vụ Philippines bắn tàu cá Đài Loan (Trung Quốc) sáng 9/5.


Những ngày qua, truyền thông Trung Quốc vẫn liên tiếp đưa tin về hoạt động của đội tàu cá nước này ở Trường Sa. Tuy nhiên, báo mạng Hải Nam của nước này thừa nhận tàu cá Trung Quốc đang 'chơi dài' do không bắt được cá.


Hôm nay, 20/5, báo mạng Hải Nam tiếp tục đưa tin bài về đội tàu cá, nhưng cũng chỉ nói thêm được rằng 'bắt đầu câu được nhiều cá', nhưng không tiết lộ đánh bắt được bao nhiêu kg.


Thuyền viên trong đội tàu cá được dẫn lời thừa nhận rằng họ nhiều lần 'mừng hụt' bởi máy dò cá phát hiện có nhiều luồng cá nhưng ra đến nơi thì cá đi mất sạch.
 

DODuySon

Xe tăng
Biển số
OF-146281
Ngày cấp bằng
19/6/12
Số km
1,950
Động cơ
379,453 Mã lực
Em k có ý đề cao mẽo nhưng chứng tỏ trình độ pilot của mẽo nó giỏi thật ( bay biển, cất,hạ cánh trên tầu sân bay). Em cũng nghe nói bay biển phi công chưa có kinh nghiệm dễ bị nhầm đường chân trời. Vậy mà không chiến trên biển thì khó thật, lộn nhào, quần nhau trên biển thì phải trình độ cao lắm cụ gấu, cụ Pain nhỉ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top