[Funland] Nhà giàn trên biển Đông - chiến lược đúng đắn của Việt Nam

Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,399
Động cơ
660,660 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Em k có ý đề cao mẽo nhưng chứng tỏ trình độ pilot của mẽo nó giỏi thật ( bay biển, cất,hạ cánh trên tầu sân bay). Em cũng nghe nói bay biển phi công chưa có kinh nghiệm dễ bị nhầm đường chân trời. Vậy mà không chiến trên biển thì khó thật, lộn nhào, quần nhau trên biển thì phải trình độ cao lắm cụ gấu, cụ Pain nhỉ.
Không phải bây giờ mà từ xưa tới nay, nhà mềnh đều oánh giá Quân đội Mỹ là đội quân thiện chiến nhất thế giới.
.....Nhưng thắng thua là do ý trời thui. :))
 

Tuan Can

Xe container
Biển số
OF-162235
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
7,979
Động cơ
424,087 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm, Hà Nội
Cụ đừng lấp lửng giữa việc thuê mướn căn cứ với việc hỗ trợ, can thiệp quân sự theo Hiệp ước LX - VN năm 1978.

Tóm lược về Hiệp ước VN-LX 1978 nó là thế này:
"Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác giữa Cộng hoà Xã hội Chu nghĩa Việt Nam và Liên bang Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết đã được kí kết tại Thủ đô Mátxcơva (Liên Xô).
Hiệp ước gồm 9 điều. Bên cạnh những điều khoản về phát triển quan hệ chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật giữa hai nước, Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác còn ghi rõ: Hai bên sẽ trao đổi ý kiến với nhau về tất cả các vấn đề quốc tế quan trọng có liên quan đến lợi ích của hai nước, trong trường hợp một trong hai bên bị tấn công, hoặc bị đe doạ tấn công, thì hai bên sẽ lập tức trao đổi với nhau nhằm loại trừ mối đe doạ đó và áp dụng những biện pháp thích đáng có hiệu lực để đảm bản hoà bình và an ninh của hai nước".

Trong cuộc chiến 1979 , trên thực tế LX đã giúp VN hơn cả những gì VN y/c. Mình là lính thời đó, mình biết rõ điều này. Bọn này gần như "lột xác" hoàn toàn trong vòng 1 tháng kể từ ngày 17/02/1979.

Gạc Ma 14/03/1988 (cuộc chiến 1 ngày) hay trong suốt thời kỳ chiến tranh chống xâm lấn biên giới Hà Giang 1984-1990; Thế và lực của VN lúc đó kg cho phép mình đẩy nó lên thành cuộc chiến tổng lực (chắc chắn sẽ mất luôn cả Trường Sa và nhiều phần đất của mình). Tình thế kg cho phép mình y/c Nga can dự thì Nga dùng cái giề để giải thích với thế giới nếu đem quân oánh Khựa.

Nhìn lại vụ Cheonan bên Hàn Quốc thì biết. Tàu chiến Hàn bị Triều đánh chìm trong hải phận của Hàn; Triều nã pháo sang đảo của Hàn làm chết cả lính lẫn dân, sao Mẽo kg lấy cớ đập cho Triều một trận, giải tán họ hàng nhà Ủn luôn hay chỉ "kịch liệt lên án" và chờ Hàn trục vớt tàu lên để .... nghiên cứu nguyên nhân??? Bãi Cỏ rong Phi đang giữ bị Khựa lột ngay trước mặt mà sao Mỹ kg làm gì? Tất nhiên trong các trường hợp này, chẳng ai nói Mỹ hèn, yếu... vì đơn giản là Mỹ đang chơi đúng luật.

Chính trị và quân sự là 2 cặp bài trùng trong ngoại giao. Việc đồng minh tham chiến (theo hiệp ước...) trước nhất phải xuất phát từ y/c của nước chủ nhà và tất nhiên chủ nhà phải tính toán cân nhắc hết cái lợi, cái hại trước khi y/c. Từ ngày lập nước 1945 tới nay. Mình chỉ đề nghị các nước bạn (từ LX, Cuba... và cả Trung quốc) giúp chuyên gia, vật lực... chứ chưa bao giờ y/c nước bạn sử dụng lực lượng quân sự chính thống của họ tham chiến trực tiếp (như Mỹ và VNCH đã kéo các nước SEATO vào tham chiến ở Nam VN). Vào thời đấy, khi Phidel đề nghị đưa quân tình nguyện sang chiến đấu tại VN, cụ Hồ đã từ chối và giải thích với các cụ nhà mình đại ý là "nợ vật chất còn trả được chứ nợ người kg bao giờ trả được" . Lập trường đó của VN bây giờ vẫn vậy.
Em không lấp lửng. Mà em không hiểu việc can thiệp của đồng minh sẽ ở mức độ nào. Một nước yếu như mình chắc cũng chỉ được giúp đỡ ở mức hạn chế. Mình một phần cũng không muốn to chuyện. Anh cả một phần cũng chẳng muốn gây khó chịu với lão hàng xóm không tử tế cho lắm. Vậy nên giờ này mới có chuyện 1979, 1988. Nếu như anh cả của mình lúc đó là đại ca, hàng xóm đểu là một la mã rắc, thì có chiến dịch Bão nhiệt đới biển đông trước khi có Bão táp sa mạc không?
Em nghĩ là có.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,399
Động cơ
660,660 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Em không lấp lửng. Mà em không hiểu việc can thiệp của đồng minh sẽ ở mức độ nào. Một nước yếu như mình chắc cũng chỉ được giúp đỡ ở mức hạn chế. Mình một phần cũng không muốn to chuyện. Anh cả một phần cũng chẳng muốn gây khó chịu với lão hàng xóm không tử tế cho lắm. Vậy nên giờ này mới có chuyện 1979, 1988. Nếu như anh cả của mình lúc đó là đại ca, hàng xóm đểu là một la mã rắc, thì có chiến dịch Bão nhiệt đới biển đông trước khi có Bão táp sa mạc không?
Em nghĩ là có.
Như em đã nói ở trên. Quan điểm của lãnh đạo VN là kg bao giờ có chuyện nhờ lực lượng chính quy của nước ngoài can thiệp vào các cuộc chiến ở VN. Vì vậy, sẽ chẳng có "bão táp" hay "cuồng phong" nào xẩy ra trong các cuộc chiến ở VN.

Ngay như thời trước 1975, nhiều nhà bình luận chính trị thế giới đã nhận định: Nếu VN để LX và TQ tham chiến trực tiếp tại VN thì WW3 sẽ xẩy ra và trái đất sẽ .... thăng thiên vì đòn hạt nhân của 2 bên.
Trong cuộc chiến giữa VN và các nước lớn, VN đủ khôn khéo để lựa chọn giữa cái được và cái mất; giữa cái mất ít và cái mất nhiều.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Như em đã nói ở trên. Quan điểm của lãnh đạo VN là kg bao giờ có chuyện nhờ lực lượng chính quy của nước ngoài can thiệp vào các cuộc chiến ở VN. Vì vậy, sẽ chẳng có "bão táp" hay "cuồng phong" nào xẩy ra trong các cuộc chiến ở VN.

Ngay như thời trước 1975, nhiều nhà bình luận chính trị thế giới đã nhận định: Nếu VN để LX và TQ tham chiến trực tiếp tại VN thì WW3 sẽ xẩy ra và trái đất sẽ .... thăng thiên vì đòn hạt nhân của 2 bên.
Trong cuộc chiến giữa VN và các nước lớn, VN đủ khôn khéo để lựa chọn giữa cái được và cái mất; giữa cái mất ít và cái mất nhiều.
Đường lối của VN luôn quán triệt quan điểm độc lập, tự chủ nên sẽ không có chuyện nhờ vã hoàn toàn vào quân đội nước ngoài, không những ngày trước mà ngay cả thời điểm hiện tại chũng ta cũng không muốn thiết lập đồng minh quân sự với nước khác. Theo em được biết thì cũng có nhiều nước muốn làm đồng minh với VN, em đồng ý với quan điểm của cụ, nợ tiền của thì trả được chứ nợ nhân mạng thì mệt lắm. Về quan điểm của cá nhân em, LX giúp mình như vậy cũng là tốt lắm rồi đấy, thực tế mà nói thì năm 88 LX không thể giúp mình được hơn nữa vì nhiều vấn đề cả về kinh tế lẫn chính trị.
 

DODuySon

Xe tăng
Biển số
OF-146281
Ngày cấp bằng
19/6/12
Số km
1,856
Động cơ
379,453 Mã lực
Nhắc lại năm 88 đau thật . Giá như SU22 đã mất công ra tận nơi lại quay về mà không táng cho tàu nó mấy truỳ ( nó nổ súng trước cơ mà ), lịch sử trường Sa có lẽ phải viết khác và k có cảnh xôi đỗ như bây giờ, nhìn nó lấy súng máy táng thẳng vào công binh mình giữa biển đau thật. Hình như "Trên"chủ trương k trang bị vũ khí cho các anh Công Binh chứ k vào hoàn cảnh ấy các bố mày cũng bát gạo thổi nốt với chúng mày.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Nhắc lại năm 88 đau thật . Giá như SU22 đã mất công ra tận nơi lại quay về mà không táng cho tàu nó mấy truỳ ( nó nổ súng trước cơ mà ), lịch sử trường Sa có lẽ phải viết khác và k có cảnh xôi đỗ như bây giờ, nhìn nó lấy súng máy táng thẳng vào công binh mình giữa biển đau thật. Hình như "Trên"chủ trương k trang bị vũ khí cho các anh Công Binh chứ k vào hoàn cảnh ấy các bố mày cũng bát gạo thổi nốt với chúng mày.
Em cũng thắc mắc như cụ, cũng có nhiều người giải thích về vấn đề này và cũng đều có lý cả, nhưng nói thật với các cụ ( nếu có sai mong các cụ đừng ném đá) trong tình cảnh đó nếu là em em sẽ táng luôn để lấy lại Gạc ma.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Theo các cụ thì chúng ta phải làm gì ợ?

Việt Nam phải cảnh giác nếu Trung Quốc điều máy bay H-6K đến Hải Nam

Thứ năm, 26/12/2013, 15:00 (GMT+7)
0 phản hồi
(An ninh Quốc phòng) - Nếu Trung Quốc triển khai H-6K ở đảo Hải Nam, toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, thủ đô Manila của Philippines, Kuala Lumpur của Malaysia đều sẽ bị đe doạ.

Một báo cáo nghiên cứu quốc phòng Trung Quốc của Canada chỉ ra rằng, H-6K không phải là máy bay ném bom thông thường mà gần như là một máy bay ném bom chiến lược giúp Trung Quốc hoàn thiện bộ ba hạt nhân của mình.
Máy bay ném bom H-6K

H-6K có thể tấn công các mục tiêu ở Nhật Bản, các căn cứ quân sự của Mỹ ở Hàn Quốc cũng như các thành phố lớn ở khu vực Viễn Đông của Nga.
Trước khi có sự phục vụ của H-6K, khả năng tấn công hạt nhân của không quân Trung Quốc chỉ có ý nghĩa tượng trưng khi mà máy bay chỉ có khả năng thả bom hạt nhân và điều này là gần như không thể trong điều kiện hiện nay khi mà hệ thống phòng không của các quốc gia trong khu vực đã được hoàn thiện, máy bay muốn vượt qua lưới lửa phòng không để ném bom hạt nhân là coi như một sự tự sát.
Vì vậy, sự xuất hiện của máy bay H-6K và tên lửa hành trình Trường Kiếm 10 (CJ-10) cung cấp nền tảng chiến lược cho một cuộc tấn công hạt nhân từ trên không cho Trung Quốc, tương tự như Nga và Mỹ.
Mặc dù trong bộ ba hạt nhân thì mức độ huỷ diệt của tấn công hạt nhân từ trên không không bằng các tên lửa đạn đạo trên mặt đất và tàu ngầm nhưng với Trung Quốc nó vẫn có giá trị đáng kể.
Hình ảnh đồ hoạ mô phỏng máy bay ném bom H-6K phóng tên lửa hành trình Trường Kiếm 10

Máy bay H-6K có thể mang theo 6 tên lửa hành trình Trường Kiếm 10 với tầm bắn từ 1.500-2.000km. Tuy nhiên, H-6K lại là thiết kế từ những năm 50 bay với vận tốc cận âm nên nó không thể vượt qua hệ thống phòng không của các nước lớn. Và người Trung Quốc đã khắc phục nhược điểm lớn này bằng cách học theo Nga sử dụng máy bay ném bom chiến lược cận âm Tu-95. Tu-95 có thể mang theo 16 tên lửa hành trình Kh-55 và phóng các tên lửa này từ lãnh thổ của Nga.
Báo cáo chỉ ra ý nghĩa của việc sử dụng máy bay H-6K với Trung Quốc trong một cuộc chiến hạt nhân như sau:
- Mặc dù sức công phá của tên lửa Trường Kiếm 10 không thể bằng các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trên đất liền và tàu ngầm nhưng khả năng sống sót của H-6K sẽ cao hơn vì hiện nay số lượng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Trung Quốc còn hạn chế và nó sẽ là mục tiêu bị tiêu diệt đầu tiên ngay khi có chiến tranh xảy ra.
- Với H-6K, một khi nhận được thông báo thì sau tầm 20-30 phút máy bay có thể sẵn sàng cất cánh nhằm tránh bị tên lửa đạn đạo của đối phương tiêu diệt tại sân bay. Đây là lý do vì sao các máy bay Tu-95 luôn luôn hoạt động trên không và được hỗ trợ bởi các máy bay tiếp dầu để chờ đợi mệnh lệnh từ bộ chỉ huy tối cao. Tương tự như vậy, các phi công lái B-52 của Mỹ luôn trong tình trạng sẵn sàng nhận mệnh lệnh từ cấp trên. Vì vậy sau khi biên chế H-6K thì học thuyết hạt nhân của Trung Quốc cũng có sự thay đổi.
- Với tầm bắn từ 1.500-2.000km và có thể trang bị đầu đạn hạt nhân hay đầu đạn thông thường, Trường Kiếm có khả năng bao trùm toàn bộ các thành phố lớn của Nga ở vùng Viễn Đông nhưng không thể là mối đe doạ đến khu vực trung tâm của Nga. Nếu triển khai H-6K ở thủ phủ Lhasa (Tây Tạng) của Trung Quốc thì một nửa các thành phố lớn của Ấn Độ (như Mumbai, Bangalore) đều nằm trong tầm phóng của tên lửa này. Còn nếu triển khai H-6K ở đảo Hải Nam thì toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, thủ đô Manila của Philippines, Kuala Lumpur của Malaysia đều sẽ bị đe doạ. Và khi bố trí H-6K ở Nam Ninh hoặc các sân bay phía Tây Trung Quốc thì toàn bộ các căn cứ quân sự của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đều nằm trong tầm phóng của Trường Kiếm 10.
(Tri Thức Trẻ)
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Chú này đời nhà Tống .. tên lửa nóa phóng được có độ chính xác cao chủ yếu dựa vào dẫn đường .. ta tìm diệt & gây nhiễu dẫn đường là nóa .. toi .. nhà cháo cứ tự tin như thía ..
 

Oceanboy

Xe buýt
Biển số
OF-140115
Ngày cấp bằng
29/4/12
Số km
532
Động cơ
371,080 Mã lực
Em có thắc mắc là sao em tìm cái Link của bài đầu tiên lại không thấy có báo nào đăng nhỉ?
"Nhà giàn trên biển Đông - chiến lược đúng đắn của Việt Nam"
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Chú này đời nhà Tống .. tên lửa nóa phóng được có độ chính xác cao chủ yếu dựa vào dẫn đường .. ta tìm diệt & gây nhiễu dẫn đường là nóa .. toi .. nhà cháo cứ tự tin như thía ..
Cái khó là gây nhiểu nó đó cụ ạ.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Cái ko khó miễn là có tiền :)
Cụ muốn gây nhiểu được ra đa của nó thì cụ phải biết được các đặc điểm khí tài của nó chứ, ví như ngày trước mẽo nếu không lấy được bộ khí tài Sam 2 thì dể gì mà nó gây nhiểu được sam 2 đâu cụ?
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Cụ muốn gây nhiểu được ra đa của nó thì cụ phải biết được các đặc điểm khí tài của nó chứ, ví như ngày trước mẽo nếu không lấy được bộ khí tài Sam 2 thì dể gì mà nó gây nhiểu được sam 2 đâu cụ?
Cóa xiền đầu tư vào nhiễu dải rộng, nhiễu ngẫu nhiên chuyên trị nhẩy tần rồi nhiễu vệ tinh .. nói chung là đầu tư vào mấy bộ kiểu như mát cơ va 2 kiểu của a Ngố là hay đới ..
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
http://sgtt.vn/Loi-song/177101/Co-mot-gio-G-khac-vao-nam-1974.html

......

"Đã quá cái tuổi lục thập nhi nhĩ thuận, còn điều gì ông thấy hối tiếc, hoặc món nợ nào ông chưa trả được?
Đến giờ này tôi vẫn ân hận, tiếc là không được chết vì Hoàng Sa. Ngày 18.1.1974, hải quân Trung Quốc đổ bộ lên chiếm đảo Hoàng Sa, phía Việt Nam Cộng hoà khi đó có một đại đội địa phương quân chốt trên đảo Phú Lâm. Hai bên đánh nhau, cùng có thương vong về con người nhưng quân số Trung Quốc đông quá, 51 lính địa phương quân của ta bị bắt đưa về Trung Quốc. Việt Nam Cộng hoà lên tiếng phản đối việc Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự để chiếm đảo của Việt Nam một cách phi pháp. Đây là sự kiện lớn, dư luận thế giới cũng phản đối việc đó.
Lúc này hải quân của Việt Nam Cộng hoà không thể đổ bộ chiếm lại đảo được. Ngày 19.1.1974, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu điều năm phi đoàn F5, bốn ở sân bay Biên Hoà, một ở sân bay Đà Nẵng, mỗi phi đoàn có 24 máy bay và 120 phi công ra Đà Nẵng chuẩn bị đánh lấy lại Hoàng Sa. Mọi người rất phấn khởi, tụi tôi đi ra với tư thế là đi lấy lại một phần lãnh thổ đất nước. Sĩ quan cấp tá ở các phi đoàn 520 – Nguyễn Văn Dũng, 536 – Đàm Thượng Vũ, 540 – Nguyễn Văn Thanh, 544 – Đặng Văn Quang, 538 – Nguyễn Văn Giàu đều đã lên kế hoạch tác chiến kỹ lưỡng.
150 phi công thuộc sáu phi đoàn F5 của không lực Việt Nam Cộng hoà khi đó đều ký tên chung vào một lá đơn tình nguyện “Xin được chết vì Hoàng Sa”.
Hàng ngày, máy bay RF5 có nhiệm vụ bay và chụp ảnh các toạ độ từ nhỏ nhất ở Hoàng Sa, xem có thay đổi gì, tàu chiến Trung Quốc di chuyển ra sao, bố trí các cụm phòng thủ thế nào… đưa về chiếu ra cho tất cả phi công theo dõi. Tụi tôi đếm từng tàu một, thậm chí đếm được cả số ghi trên tàu, chia bản đồ ra làm bốn, mỗi góc tư giao cho một phi đoàn, phi đoàn thứ năm bay bảo vệ trên không. Họ có 43 tàu tất cả và quyết tâm của tụi tôi là đánh chìm tất cả 43 tàu đó trong vài giờ.
Về không quân, vào thời điểm đó chúng tôi có nhiều lợi thế hơn Trung Quốc. Bay từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa bằng cự ly từ đảo Hải Nam ra. Ưu thế của phi đội tụi tôi là máy bay bay ra, đánh nửa tiếng vẫn thừa dầu bay về còn Trung Quốc chỉ có Mig 21, bay ra đến Hoàng Sa thì không đủ dầu bay về. Khí thế phi công lúc đó hừng hực, mấy anh chỉ huy trưởng từ đại tá trở xuống đòi đi đánh trước. Tất cả háo hức chờ đến giờ G là xuất kích. Nhưng giờ G ấy đã không đến. Hạm đội 7 của Mỹ trên biển không cứu các hạm đội của đồng minh Việt Nam Cộng hoà bị bắn chìm và bị thương trên đảo. Dường như vì lợi ích của mình, các quốc gia lớn có quyền mặc cả và thương lượng bất chấp sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác.
Một mảnh đất dù nhỏ cũng là tổ quốc mình, cha ông ta đã đắp xây nên bờ cõi, là con dân của đất nước ai cũng có nghĩa vụ thiêng liêng gìn giữ lấy. Tụi tôi háo hức sẵn sàng tất cả nhưng cuối cùng không được chết cho Hoàng Sa. Tới bây giờ tôi vẫn ân hận. Sau này bạn bè tôi gặp lại nhau cũng cùng một tâm trạng: đáng lẽ tụi mình chết cho Hoàng Sa thì vinh dự hơn!"
.......




Đọc đây mới thấy mất H/sa ko hẳn vì SG yếu về QS
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
cái này là do mẽo can thiệp nên kế hoạch mới bị hủy bỏ các cụ ạ.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và “mật lệnh” thần tốc giải phóng Trường Sa

17 giờ 30 phút ngày 4/4/1975, bức “mật lệnh” số 990B/TK của Tướng Giáp tốc chuyển Chính ủy QKV Võ Chí Công và Tư Lệnh QKV Chu Huy Mân với nội dung “Nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện gấp rút, nhằm thời cơ thuận lợi nhanh nhất, đánh chiếm các đảo do quân ngụy miền Nam chiếm đóng thuộc quần đảo Trường Sa”. Tướng Giáp nhấn mạnh “đây là một nhiệm vụ rất quan trọng”.

TP - Tuần lễ sau mệnh lệnh “đánh chiếm các đảo do quân ngụy miền Nam chiếm đóng” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các lực lượng Quân khu V (QKV) hải quân, đặc công, thần tốc từ đất liền đạp sóng, vươn khơi, giải phóng các đảo Trường Sa, trước giờ thống nhất đất nước.

Ông Ngật (bên trái, khi là Chánh văn phòng **** ủy QKV) vinh dự nhiều lần được gặp Đại tướng, ấn tượng với ông về một vị tướng huyền thoại nhưng dung dị, gần gũi, chu toàn từ những việc nhỏ (ảnh ông Ngật cung cấp). Thần tốc giành chủ quyền
17 giờ 30 phút ngày 4/4/1975, bức “mật lệnh” số 990B/TK của Tướng Giáp tốc chuyển Chính ủy QKV Võ Chí Công và Tư Lệnh QKV Chu Huy Mân với nội dung “Nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện gấp rút, nhằm thời cơ thuận lợi nhanh nhất, đánh chiếm các đảo do quân ngụy miền Nam chiếm đóng thuộc quần đảo Trường Sa”. Tướng Giáp nhấn mạnh “đây là một nhiệm vụ rất quan trọng”.
Lúc này, dù mới dồn quân giải phóng Đà Nẵng (29/3/1975), chính ủy, tư lệnh QKV chỉ đạo Sư 2 do đại tá Nguyễn Chơn, Sư đoàn trưởng Sư 2, điều ngay bộ phận pháo Trung đoàn 368, tiểu đoàn 4 (Trung đoàn 38), đơn vị đặc công phối thuộc lực lượng hải quân tham gia chiến dịch.
Trung tá Nguyễn Thanh Thí (Trung đoàn trưởng 38), Thiếu tá Trần Dược, phó chính ủy Trung đoàn 38 trực tiếp tham gia, có mặt tại cảng Đà Nẵng. Lúc này, biên đội tàu hải quân 673, 674, 675 của Đoàn 125 mở hết tốc lực từ cửa biển Hải Phòng vào Đà Nẵng, triển khai kế hoạch. Đêm 10/4/1975, toàn lực lượng phiên hiệu Đoàn C75 giải phóng Trường Sa do Lữ đoàn trưởng đặc công nước Mai Năng làm chỉ huy trưởng.
Tờ mờ sáng 11/4, ba chiếc tàu giả dạng tàu cá, gắn biển số, cờ hiệu nước ngoài âm thầm nhổ neo trực chỉ Trường Sa. Vừa rời khỏi cảng, cả đoàn bất ngờ gặp lốc lớn. Gió xoáy mạnh. Sóng lớn lừng lững nối đuôi nhau ập vào mũi tàu, nước phủ qua đài chỉ huy khiến mọi người ướt sũng. “Phần lớn các cán bộ chiến sĩ trong tiểu đoàn đều say sóng, không ăn uống được gì. Bên ngoài gió giật mạnh từng hồi.
Lúc này, tôi ngồi cùng tàu với chỉ huy trưởng Mai Năng, ánh mắt ông vẫn đăm đắm, quyết định cho tàu đạp sóng, vươn khơi”, ở tuổi 83 ký ức đại tá Trần Dược sáng rõ. Chỉ với trang bị thô sơ, một la bàn từ, đồng hồ thiên văn, bộ định hướng theo sao trời hoàn toàn không có hải đồ từ đất liền ra Trường Sa, biên đội tàu uy dũng, đap sóng bằng kinh nghiệm hiếm có của các thuyền trưởng một thời ngang dọc trên những con tàu không số, tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển.

Tướng Giáp trong lần thăm đơn vị QKV (Ảnh tư liệu). Hơn 2 ngày đêm vượt biển, 19 giờ ngày 13/4, trước mũi tàu xuất hiện vệt đen đảo Song Tử Tây. Đoàn C75 quyết định đổ bộ đảo ngay trong đêm. Hành trình dài say sóng, mệt lả, tuy nhiên, vừa nhận được lệnh tất cả vùng dậy.
Ông Dược kể: Từng chiếc xuồng, phao cao su thả xuống nước. Sóng lớn, nước xoáy, lởm chởm mỏm san hô, các lực lượng đổ bộ của tiểu đoàn 4 kiên trì bám mép đảo, chia làm ba mũi áp sát mục tiêu. “Lúc này lính gác trên nóc lô cốt bất ngờ rọi đèn pin đúng vào đội hình. Biết bị lộ, chỉ huy mũi tiến công hạ lệnh nổ súng và cho đơn vị nhanh chóng tiếp cận”, đại tá Dược kể.
4 giờ 30 phút, sau loạt súng DKZ đầu tiên hiệu lệnh, quân ta nhanh chóng tiến sâu vào đảo. Phía bên kia bắn trả quyết liệt, tìm cách rút về phía đông-nam đảo để tổ chức tiếp các đòn phản công. Cách đánh đăc công, thế chủ động lực lượng pháo binh, bộ binh, các lực lượng giải phóng tiếp tục tiến sâu vào đảo, chiếm giữ các mục tiêu. 5 giờ sáng, thời khắc lịch sử, lá cờ đỏ sao vàng bay trên đỉnh cột cờ Song Tử Tây.
Trên các bia chủ quyền, nóc hầm đối phương, cờ giải phóng tung bay phần phật. 5 giờ 15 ngày 14/4, tiếng súng tấn công ngừng nổ. Quân ta bắt sống đảo trưởng cùng 32 sĩ quan, binh lính, thu toàn bộ quân trang quân dụng, giải phóng hoàn toàn quần đảo Song Tử Tây - ông Dược nhớ lại.
Mất đảo Song Tử Tây, hệ thống phòng thủ của quân VNCH trên quần đảo Trường Sa rệu rã. Đối phương vội cho các tàu HQ16, HQ402 từ Vũng Tàu ra để phản kích, còn quân trên đảo co cụm, tăng cường phòng thủ đảo Nam Yết, trung tâm chỉ huy quần đảo Trường Sa.
Ta tiếp tục hướng mũi tấn công, giải phóng các đảo Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, Trường Sa, An Bang còn lại. Rạng sáng 25/4, các mũi tàu ta bám sát đảo Sơn Ca, đổ bộ lên đảo. Đối phương mất thế, chống trả yếu ớt, chưa đầy tiếng đồng hồ, lực lượng ta hoàn toàn làm chủ Sơn Ca, kéo cờ chủ quyền.
Tin đảo Sơn Ca bị đánh chiếm nhanh chóng khiến đối phương các đảo còn lại vội vàng xuống các tàu bảo vệ rút chạy khỏi đảo. Đại tá Dược kể: Đến các đảo An Bang, Nam Yết, Trường Sa không hề phải nổ một phát súng. Đêm 29/4/1975, trước giải phóng Sài Gòn một ngày, tất cả 5 đảo do quân ngụy chiếm đóng trên quần đảo Trường Sa được giải phóng hoàn toàn.
Tầm nhìn lịch sử của vị tướng lịch sử
“Nhìn lá cờ Tổ quốc tung bay trên đảo giữa biển trời Trường Sa ai cũng dậy lên xúc động, tự hào. Đất liền giải phóng, biển trời thống nhất. Nghĩ về chiến dịch thần tốc giải phóng Trường Sa càng khâm phục tài thao lược, tầm nhìn lịch sử của vị tướng huyền thoại”, Đại tá Dược bộc bạch.
Từng nắm chức vụ Chính ủy Trung đoàn 38, sau chuyển sang tòa án quân sự trước lúc nghỉ hưu, đại tá Dược nguyên vẹn cảm xúc về những hành trình giải phóng Trường Sa.

Tàu của Đoàn 125 chở lực lượng thần tốc giải phóng Trường Sa theo “mật lệnh” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Ảnh tư liệu). Đại tá Nguyễn Đình Ngật (83 tuổi, đường Nguyễn Tri Phương, Đà Nẵng), nguyên Chánh văn phòng **** ủy Bộ tư lệnh QKV nhận định: Nhãn quan quân sự nhạy cảm, tầm nhìn chiến lược của vị tướng thiên tài mới có thể đưa ra những quyết định thần tốc giải phóng Trường Sa ở thời điểm quyết định.
Lúc này tin tức Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, chính quyền Sài Gòn sắp sụp đổ càng làm nhiều nước mưu toan chiếm đóng quần đảo Trường Sa. “Mật lệnh Tướng Giáp không chỉ giúp việc giải phóng Trường Sa thần tốc mà còn ngăn chặn mưu đồ chiếm đóng Trường Sa trái phép của nước ngoài kịp thời”, Đại tá Ngật nói.
Thời điểm này, ông Ngật là thiếu tá, Phó phòng Tổ chức cục chính trị (QKV) dưới quyền của Tư lệnh Chu Huy Mân tường tận diễn biến chiến dịch. Đại tá Ngật kể: Ngoài giao nhiệm vụ từng lực lượng Sư 2, chính ủy, tư lệnh chỉ đạo trực tiếp cán bộ chiến sĩ ra Trường Sa ý thức nhiệm vụ thiêng liêng, phương pháp quy hàng địch. “Tôi nhớ Thiếu tướng Đoàn Khuê, Phó chính ủy QK5 căn dặn cần quy hàng đối phương ngoài Trường Sa, kêu gọi giao nộp vũ khí, nếu chống cự mới nổ súng, cương quyết giành lại chủ quyền”.
Cẩn thận lấy từng bức hình lưu niệm Tướng Giáp, mấy ngày nay đại tá Ngật nghẹn ngào trước tin Tướng Giáp từ trần. “Tôi nhiều lần gặp gỡ trực tiếp với Đại tướng, lần nào cũng để lại ấn tượng khó phai mờ về sự mẫn cán, giản dị mà phi thường của vị tướng vĩ đại”.

Gần 15 năm trước, trong lần Tướng Giáp và phu nhân vào nghỉ tại Đà Nẵng, ông Ngật vinh dự phục vụ tại khách sạn Mỹ Khê (QKV). Buổi chiều tháng 7/1990, Đại tá Ngật vừa xuống phòng thấy Tướng Giáp mặc áo ba lỗ, quần cộc chăm chú nhìn nền nhà.
“Chú Ngật, ở đây nhiều mối lắm phải không?”, Đại tướng hỏi. “Dạ, nhiều lắm, nhưng dùng thuốc diệt nhiều lần vẫn không hết”. Tướng Giáp vỗ vai ông, và hứa sẽ nói cán bộ ở Bộ Thủy lợi vào diệt mối giùm. “Ban đầu tôi nghĩ, Đại tướng bận trăm công nghìn việc, đâu có thời gian nghĩ việc nhỏ này. Nhưng không ngờ hơn tuần lễ sau, có hai cán bộ tận Hà Nội vào diệt mối thật. Không chỉ chu toàn việc quốc gia đại sự, ngay cả những việc nhỏ Tướng Giáp cũng lưu tâm, chu toàn”, Đại tá Ngật nói.
Nguyễn Huy
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Vì sao Việt Nam không bố trí tên lửa ở Trường Sa?




Đảo Trường Sa Lớn
Quyết Thắng - theo Trí Thức Trẻ | 03/01/2014 06:32 Chia sẻ:
(Soha.vn) - Tại sao Việt Nam không bố trí ngay ở Trường Sa các hệ thống tên lửa phòng không hoặc tên lửa chống hạm để nâng cao sức mạnh bảo vệ biển đảo?


Hiện nay, trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa đã có sự hiện diện của nhiều binh chủng kỹ thuật hạng nặng như tăng thiết giáp, pháo binh, radar. Tuy nhiên, vẫn chưa có thông tin nào cho thấy có sự hiện diện của binh chủng tên lửa.​
Tại sao Việt Nam không bố trí các dàn tên lửa chống hạm hay phòng không trên một số đảo để đảm bảo hỏa lực mạnh, tức thời trong mọi tình huống?
Chúng ta hãy thử phân tích để tìm hiểu câu trả lời của vấn đề này.​
Nhiều lợi ích...
Từ lâu, giới phân tích quân sự đã chỉ ra rằng sức mạnh phòng không trên Biển Đông của Việt Nam chưa tương xứng với tình hình Biển Đông hiện nay, đặc biệt là khi Trung Quốc đã đưa vào chạy thử nghiệm tàu sân bay đầu tiên trên Biển Đông. Phòng không hạm đội vẫn là một lỗ hổng chưa thể bù đắp trong tương lai gần. Hiện nay, nhiệm vụ phòng không vẫn được giao cho lực lượng không quân đảm nhận.
Do vậy, trong tình huống đối phương sử dụng một lượng lớn máy bay xuất kích nhằm đe dọa các tàu chiến và căn cứ đóng quân, nếu như trên quần đảo Trường Sa có sẵn các tổ hợp tên lửa phòng không thì hiệu quả đối phó sẽ cao hơn nhiều. Khi đó, ngoài việc ngăn chặn các cuộc oanh kích lên đảo, các tổ hợp này có thể tạo ra một ô phòng không bảo vệ các tàu chiến.

Nếu được bố trí các tổ hợp tên lửa bờ đối hải thì sức mạnh phòng thủ của các đảo trên Trường Sa sẽ được tăng cường rất nhiều
Cũng tương tự như vậy, nếu trên các đảo này được bố trí các tổ hợp tên lửa bờ đối hải thì khi đó sức mạnh chống tiếp cận, chống đổ bộ lên đảo sẽ được tăng cường một cách đáng kể. Nếu đối phương có ý định dùng tàu chiến phong tỏa hay đánh chiếm đảo sẽ gặp phải những tổn thất to lớn.
...nhưng không ít bất cập
Trước hết phải thấy rằng tổ hợp tên lửa phòng không là một hệ thống khá phức tạp và nhiều thành phần. Do vậy việc bố trí, bảo vệ, ngụy trang cho toàn bộ trận địa và tổ hợp gặp nhiều khó khăn, chưa kể tới việc vận hành một tổ hợp phòng không cần khá nhiều người, nhiều bộ phận.

Các tổ hợp phòng không khá phức tạp và cồng kềnh, khó bố trí ở các đảo
Đối với các tổ hợp tên lửa bờ, kết cấu của tổ hợp có phần nhỏ gọn hơn, số lượng người cũng ít hơn. Nếu Việt Nam có ý định triển khai trên các đảo không phải là không thực hiện được, có thể bố trí theo kiểu sàn nâng đảm bảo việc ngụy trang, che chắn khi cần thiết.
BÀI LIÊN QUAN


Tuy nhiên việc triển khai sẽ gặp một số bất lợi sau:
Thứ nhất là việc kiểm tra, bảo dưỡng gặp nhiều khó khăn. Khó có thể bố trí cả trạm kỹ thuật ở đây, vì vậy có thể cần phải có những trạm sữa chữa lưu động hoặc chuyển về căn cứ trên đất liền khi có hỏng hóc. Trong khi đó, khoảng cách từ đảo đến đất liền khá xa và điều kiện thời tiết Biển Đông nhiều tháng trong năm không thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ này.
Thứ hai là tính cơ động không cao, có thể bị đối phương đánh phủ đầu trước hoặc vu hồi khi đã bộc lộ vị trí. Nhằm đối phó với các loại vũ khí công nghệ cao hiện nay, một phương pháp phổ biến là bí mật di chuyển luân phiên các tổ hợp tên lửa giữa các vị trí khi chưa chiến đấu và bắn rồi di chuyển ngay sang vị trí ẩn nấp. Nếu không di chuyển, chỉ cần vị trí bố trí bị lộ từ trước hay bộc lộ sau khi chiến đấu, đối phương ngay lập tức sẽ sử dụng các loại vũ khí dẫn đường có độ chính xác cao tập kích vào vị trí bố trí các tổ hợp tên lửa này.

Ví dụ với tổ hợp tên lửa S-125 của Nam Tư trong cuộc chiến với Mỹ năm 1999,
trong thời gian không quá 1-1,5 phút sau khi bắn, đơn vị phòng không đã phải thu hồi khí tài và lên đường đến khu vực tập kết. Khu vực tập kết thường có các địa vật tự nhiên hoặc nhân tạo có thể dùng để nguỵ trang như (các khe trũng, các hăng-ga...). Việc luân chuyển, thay đổi các trận địa cũng được tiến hành thường xuyên, các tiểu đoàn tên lửa S-125 tiến hành thay đổi trận địa 5 ngày/lần. Những biện pháp này không thể thực hiện trên các đảo do không thể bố trí nhiều trận địa hay đường cơ động trên đảo cũng như thiếu các vật che khuất.​
Với những bất lợi như trên, rõ ràng việc bố trí các tổ hợp tên lửa bờ đối hải trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa cần phải tính toán một cách kỹ lưỡng.
Và cách giải quyết của Việt Nam
Đứng trước những vấn đề nan giải trên, để thực hiện nhiệm vụ phòng không và chống phong tỏa, đánh chiếm đảo trên Biển Đông, Việt Nam đã chọn phương án như sau:
Nhiệm vụ phòng không do lực lượng Không quân đảm nhiệm với các máy bay chiếm ưu thế trên không Su-27/30 cùng các tên lửa không đối không hiện đại tầm từ gần tới xa như R-27, R-73, R-77.
Với nhiệm vụ chống phong tỏa, đánh chiếm đảo, Việt Nam sử dụng các tàu mang tên lửa. Trong số này, đáng kể nhất là các tàu Gepard 3.9 mang 8 tên lửa Kh-35E, Molniya mang 16 tên lửa Kh-35E. Với tầm bắn 130 km cùng với công nghệ tiên tiến của Kh-35E, các tàu này sẽ đóng vai trò những “chiếc ô bảo vệ di động” với bán kính lên đến 130 km. Ngoài ra, còn có các lớp tàu cũ hơn bố trí tên lửa P-21, P-22, P-15. Tương lai gần, Hải quân Việt Nam sẽ có thêm các tàu ngầm lớp Kilo 636 với tổ hợp Club, tàu hộ tống SIGMA trang bị tên lửa Exocet với tầm bắn 180 km.
Việc sử dụng các tàu này đảm bảo tính cơ động đồng thời bảo đảm thực hiện được đầy đủ quy trình bảo dưỡng các trang thiết bị trong tổ hợp tên lửa. Một số tàu sẽ đảm nhận trực trên biển còn một số tàu sẽ thay phiên về bảo dưỡng tại các căn cứ Hải quân.

Các chiến hạm mang tên lửa đóng vai trò là những chiếc ô bảo vệ di động đầy sức mạnh
Vấn đề nảy sinh là phòng không cho các con tàu. Mặc dù lực lượng không quân Việt Nam được đánh giá cao nhờ các yếu tố kinh nghiệm dày dạn, trang bị hiện đại cùng lợi thế về địa lý nhưng nếu điều kiện kinh tế cho phép, Việt Nam nên trang bị các tổ hợp phòng không trên chiến hạm. Khi đó, các tàu chiến Việt Nam sẽ được nâng cao hơn nữa sức mạnh để giữ chủ quyền vùng trời, vùng biển và hải đảo trên Biển Đông.
 
Chỉnh sửa cuối:

Lexa

Xe máy
Biển số
OF-299582
Ngày cấp bằng
24/11/13
Số km
94
Động cơ
309,330 Mã lực
Trường Sa toàn các đảo nhỏ đưa tên lửa đất đối không, đối hạm ra đó thì cơ động thế nào được :D
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực

Nuôi chí giành lại Hoàng Sa

Thứ hai, 2014-01-06 06:43:01 - Nguồn: ThanhNien.com.vn
Lịch sử Việt Nam cho thấy dù có 1.000 năm Bắc thuộc, đến cuối cùng ông cha ta cũng khôi phục lại được độc lập cho Việt Nam. Nhưng những điều đó thành hiện thực là do những nỗ lực đấu tranh không mệt mỏi, ngọn lửa ý chí được nuôi dưỡng và được truyền qua các thế hệ.

Đào giếng tại Hoàng Sa năm 1938 trong thời gian chính quyền bảo hộ Pháp tại Đông Dương thực thi chủ quyền trên quần đảo này - Ảnh: Tư liệu

Mất đi Hoàng Sa vào năm 1974 (cũng như mất Gạc Ma vào năm 1988), và cùng với đó chúng ta đã mất đi vị trí chiến lược bảo vệ đất nước từ biển, mất đi những người con của dân tộc đã hy sinh trong những trận hải chiến đó, là nỗi đau lớn cho Việt Nam. Đó là bài học về một phần cái giá phải trả khi Việt Nam bị chia cắt, ở trong thế yếu bị các cường quốc lớn chi phối, kinh tế yếu kém, không có sự quan tâm và chuẩn bị đúng mức để bảo vệ được đảo.
Cuộc chiến về ý chí và trí tuệ
Thực tế cho thấy, khi quần đảo đã bị Trung Quốc chiếm đóng, việc đòi lại Hoàng Sa đúng là một sự nghiệp lâu dài và khó khăn, đòi hỏi người Việt phải giữ vững được ý chí và chuẩn bị chu đáo. Người Do Thái sau 2.000 năm mất nước đã trở lại được mảnh đất quê hương mình. Làm được điều đó, trước tiên là vì họ không để ý chí mai một. Câu nói "Sang năm về Jerusalem" đã trở thành lời cầu nguyện trước mỗi bữa ăn, lời chào từ biệt giữa những người Do Thái mất nước từ đời này sang đời khác. Argentina chưa từng từ bỏ tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Falkland dù gần 200 năm đã trôi qua và hiện quần đảo đang nằm trong tay người Anh. Lịch sử Việt Nam cũng cho thấy dù có 1.000 năm Bắc thuộc, đến cuối cùng ông cha ta cũng khôi phục lại được độc lập cho Việt Nam. Nhưng những điều đó thành hiện thực là do những nỗ lực đấu tranh không mệt mỏi, ngọn lửa ý chí được nuôi dưỡng và được truyền qua các thế hệ.

Lễ khao lề thế lính ở Lý Sơn, Quảng Ngãi, một trong những hoạt động dân gian chứng tỏ Việt Nam đã làm chủ Hoàng Sa từ hàng trăm năm trước - Ảnh: Đỗ Hùng
Bởi vậy cho dù đó là công cuộc lâu dài, chúng ta không giây phút nào được trễ nải hay có suy nghĩ rằng hãy gác lại để thế hệ sau làm tiếp. Luật quốc tế hiện đại đòi hỏi danh nghĩa chủ quyền cần phải được duy trì liên tục. Chỉ cần có những hành động hay tuyên bố biểu lộ sự thiếu quan tâm đối với chủ quyền Hoàng Sa, Việt Nam sẽ bị mất đảo vĩnh viễn một cách hợp pháp. Trách nhiệm của mỗi thế hệ là bảo vệ toàn vẹn và làm mạnh hơn lập luận pháp lý của Việt Nam, giảm nhẹ gánh nặng cho con cháu của mình.
Và danh dự của chúng ta, trách nhiệm với tiền nhân và hậu thế không cho phép chúng ta tiếp tục để mất hẳn Hoàng Sa.
Là một người đã tham gia vào lãnh vực nghiên cứu biển Đông hai năm nay, tôi cho rằng có những việc sau cần phải làm:
1. Giữ lửa trong giới trẻ, duy trì ý chí đòi lại Hoàng Sa
Như trên đã nói, để chuẩn bị cho công cuộc đòi lại Hoàng Sa lâu dài và khó khăn này, điều trước tiên là cần phải duy trì ngọn lửa ý chí, nhất là cho giới trẻ. Để làm được điều đó, việc đưa Hoàng Sa, lịch sử về Hoàng Sa và sự kiện Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa vào sách giáo khoa, thường xuyên nhắc đến Hoàng Sa trong các ấn phẩm, tổ chức các hoạt động kỷ niệm cụ thể là cần thiết nhưng chưa đủ. Còn cần phải khơi dạy cho giới trẻ tình yêu biển, hiểu được tầm quan trọng của biển, đảo với sự tồn tại và phát triển của đất nước. Đồng thời cũng cần trang bị cho họ ý thức và những kỹ năng của một công dân, nâng cao tinh thần tự trọng, tự giác, tự lập và tự cường. Có được những phẩm chất này, tự họ sẽ có ý thức duy trì ngọn lửa ý chí trong mình cũng như nung nấu suy nghĩ làm sao có thể đòi lại được Hoàng Sa.
Việt Nam cũng đừng quên giới trẻ ở hải ngoại. Họ ở vị trí rất tốt để có thể đưa quan điểm, tiếng nói của Việt Nam tới thế giới, giúp dư luận thế giới hiểu về Việt Nam hơn.
Đồng thời, cũng cần phải tạo thêm nhiều điều kiện cho trí thức Việt kiều được đóng góp nhiều hơn cho công cuộc bảo vệ chủ quyền. Thực tế tôi đã được thấy nhiều người trong số họ đã có những đóng góp rất cụ thể, hữu ích vào cuộc tranh biện đấu tranh cho Việt Nam trên những diễn đàn hàng đầu thế giới, góp phần ngăn chặn âm mưu tuyên truyền tinh vi của Trung Quốc. Ví dụ như tiến sĩ Dương Danh Huy ở Anh với những bài viết được đăng trên các tạp chí, diễn đàn của giới chuyên gia thế giới, hay Giáo sư Phạm Quang Tuấn ở Úc với những nỗ lực tiên phong bền bỉ trong hoạt động xóa đường lưỡi bò trên các ấn phẩm khoa học quốc tế.
Để duy trì được ngọn lửa ý chí, thế hệ sau cũng cần phải được đảm bảo rằng thế hệ đi trước đã làm tròn trách nhiệm của mình trong sự nghiệp đòi lại Hoàng Sa lâu dài và khó khăn này. Trong những cuộc thương thuyết, đàm phán tương lai về khai thác chung và phân định biển nói chung, và khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ tới Hoàng Sa nói riêng, các nhà thương thuyết cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng để không nói gì, không đưa ra thỏa thuận gì có thể ảnh hưởng đến hồ sơ pháp lý của Việt Nam. Mọi giải pháp về chính trị cần phải dựa trên cơ sở là lẽ công bằng và luật quốc tế.
Nội dung các cuộc đàm phán cũng cần được công bố công khai để người Việt nói chung và thế hệ trẻ nói riêng biết được diễn tiến thực sự, những khó khăn, thử thách của Việt Nam khi phải đối mặt với Trung Quốc lớn và mạnh hơn mình, cũng như rút ra được những bài học cho tương lai.
2. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu chuyên nghiệp để hoàn thiện hồ sơ pháp lý và khả năng tranh biện của Việt Nam
Một giải pháp cụ thể để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu chuyên nghiệp là đưa lãnh vực này trở thành một bộ môn cụ thể trong các trường đại học. Việt Nam cần có đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản để có thể tranh luận trong tòa quốc tế, trong môi trường học thuật cũng như trên truyền thông quốc tế nhằm tranh thủ dư luận thế giới. Nơi không thể thiếu được để phát triển đội ngũ này chính là trong các trường đại học. Chỉ phụ thuộc vào Học viện Ngoại giao hay một, hai cơ sở đào tạo khác để tạo nguồn là không đủ. Việt Nam cần có sự đa dạng về các kênh đào tạo cũng như môi trường đào tạo cả trong và ngoài nước để có thể khai thác hết tiềm năng và phát triển đội ngũ chuyên gia.
Sinh viên phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để phân tích các sự kiện và đề xuất các giải pháp. Một số chuyên đề sinh viên có thể thực hiện như tìm hiểu các án lệ về chủ quyền lãnh thổ, các án lệ về phân định biển và đối chiếu với thực tế của Việt Nam; giá trị pháp lý của những sự kiện lịch sử diễn ra xung quanh quần đảo Hoàng Sa. Hiện tại dường như Việt Nam mới chỉ nhấn mạnh vào các bằng chứng thực thi chủ quyền dưới thời nhà Nguyễn. Điều này là cần thiết nhưng không đủ. Trong phán quyết năm 2008 về tranh chấp cụm đảo Pedra Branca giữa Malaysia và Singapore, Tòa án Công lý Quốc tế cho rằng ban đầu Malaysia có chủ quyền đối với đảo Pedra Branca. Nhưng sau đó chủ quyền này đã mất vào tay Singapore do phía Malaysia đã không làm đủ để duy trì chủ quyền trong giai đoạn sau này. Tương tự, để tranh thủ sự ủng hộ của dư luận thế giới, Việt Nam sẽ phải tranh biện trên diễn đàn quốc tế vấn đề duy trì chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sau năm 1954. Mà vấn đề này dường như chưa được nghiên cứu đúng mức. Mở rộng các diễn đàn tranh luận học thuật cũng như tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu đi sâu về những vấn đề còn tồn tại này là điều cần thiết.
Bên cạnh nghiên cứu nhà nước, cần phải khuyến khích, tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu độc lập, và các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lãnh vực nghiên cứu biển Đông. Mô hình các tổ chức nghiên cứu độc lập, phi chính phủ đã xuất hiện trên thế giới từ trăm năm nay. Sự phối hợp giữa nghiên cứu của nhà nước và nghiên cứu độc lập sẽ giúp vấn đề được mổ xẻ từ nhiều góc nhìn khác nhau, và điều này sẽ giúp cho Việt Nam xây dựng được những lý lẽ hoàn thiện nhất để phản bác lại những biện ngôn tinh vi của Trung Quốc, cũng như xây dựng được nhiều phương án khác nhau để chuẩn bị cho những tình thế khác nhau có thể xảy ra. Ngoài ra, các tổ chức nghiên cứu độc lập là mô hình phù hợp nhất để khai thác được những ưu thế của ngoại giao nhân dân, ngoại giao nhưng không sử dụng danh nghĩa chính phủ.
3. Ngay từ bây giờ, Việt Nam cần có những hành động tích cực hơn để đưa sự thật về Hoàng Sa tới thế giới
Bộ Ngoại giao Việt Nam nên mở một website gồm nhiều thứ tiếng ghi lại tường tận và đầy đủ lịch sử của Hoàng Sa, cơ sở pháp lý của Việt Nam, cũng như những diễn tiến xung quanh tranh chấp Hoàng Sa.
Việt Nam cần công khai thách Trung Quốc đưa tranh chấp Hoàng Sa ra Tòa án quốc tế. Hành động này sẽ gây sự chú ý của thế giới tới một tranh chấp vốn dĩ là vấn đề chỉ của Việt Nam và Trung Quốc, đồng thời qua đó để thế giới thấy lẽ phải thuộc về Việt Nam.
Trong việc truyền thông để thế giới hiểu về vấn đề Hoàng Sa, mỗi cá nhân người Việt đều có thể tham gia bằng cách tự viết bài gửi cho các tạp chí, diễn đàn quốc tế để đưa những thông tin chứng minh Hoàng Sa thực sự là của Việt Nam, và hành động cưỡng chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực của Trung Quốc là hoàn toàn bất hợp pháp.
Trong thời đại của thông tin và toàn cầu hóa, có rất nhiều học giả quốc tế, các “think tank” hàng đầu thế giới, các văn phòng hay các quan chức chính phủ của các nước tham gia vào các mạng xã hội như twitter và facebook để lan tỏa và tiếp nhận thông tin. Việt Nam có thể tận dụng những phương tiện này để tiếp cận với thế giới, đưa thông tin tới thế giới. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu sinh Trung Quốc đã tận dụng rất tốt những công cụ này. Đối với người Việt, theo người viết được biết, hiện cũng đã có những nỗ lực tạo ra và duy trì kênh tổng hợp thông tin biển Đông tiếng Anh trên mạng xã hội, và đã góp phần thiết thực đưa thông tin tới giới chuyên gia quốc tế. Nên ý tưởng này hoàn toàn khả thi.
Năm 1940, chỉ trong một trận đánh chớp nhoáng, Đức đã loại bỏ tới 70% quân đội Đồng minh. Nước Anh trở nên đơn độc và có nguy cơ bị đại bại trước thế tấn công như chẻ tre của Đức. Trong giờ phút tuyệt vọng của nước Anh, tưởng như thất bại cầm chắc trong tay, Winston Churchill vẫn cương quyết không đầu hàng. Ông có câu nói bất hủ: "Chúng ta sẽ bảo vệ hòn đảo của chúng ta, dù với bất kỳ giá nào, chúng ta sẽ chiến đấu trên bãi biển, chúng ta sẽ chiến đấu tại nơi đổ bộ, chúng ta sẽ chiến đấu trên đồng ruộng và trên đường phố, chúng ta sẽ chiến đấu trong vùng đồi núi; chúng ta sẽ không bao giờ đầu hàng". Ý chí và quyết tâm phi thường cùng với lòng can đảm tuyệt vời của ông đã cổ vũ tinh thần của quân đội Anh, giúp cho nước Anh có thể kết thúc chiến tranh thế giới thứ II trong thế hiên ngang.
Ngày nay, cuộc chiến của chúng ta để đòi lại Hoàng Sa chính là cuộc chiến về ý chí và trí tuệ. Mỗi người Việt Nam sẽ không bao giờ đầu hàng và không bao giờ chấp nhận từ bỏ Hoàng Sa vào tay Trung Quốc.
Phạm Thanh Vân *
* Tác giả là thạc sĩ tại trường Đại học Quốc gia Chungbuk, Hàn Quốc, đồng điều hành kênh thông tin Biển Đông tiếng Anh trên Facebook và Twitter
http://www.tin247.com/nuoi_chi_gianh_lai_hoang_sa-1-22690538.html

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top