[Funland] Nhà giàn trên biển Đông - chiến lược đúng đắn của Việt Nam

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
5. Quế Đường



Bãi ngầm Quế Đường là một bãi ngầm thuộc thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc; nằm ở trong khoảng vĩ độ từ 07047’08’’N - 07048’37’’N và kinh độ 110027’11’’E - 110029’29’’E. Từ bãi Quế Đường đến Vũng Tàu khoảng 254 hải lý, đến đảo Tri Tôn quần đảo Hoàng Sa khoảng 481 hải lý, đến đảo Trường Sa khoảng 99 hải lý, đến bờ biển Malaysia khoảng 286 hải lý, đến đảo Natunapắc của Indonesia khoảng 233 hải lý, đến khu vực ranh giới ven biển Thái Lan và Malaysia khoảng 509 hải lý, đến bãi Phúc Nguyên khoảng 32 hải lý, đến Tư Chính khoảng 55 hải lý, đến bãi Phúc Tần khoảng 22 hải lý, đến Ba Kè khoảng 74 hải lý. Điểm nhô cao nhất của Quế Đường cách mặt nước khoảng 11m. Phạm vi bãi ngầm trong khoảng độ sâu 11m đến độ sâu 200m, có chiều dài khoảng 13km, chiều rộng nơi rộng nhất khoảng 7,5km, hướng phát triển chạy dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam.


Quế Đường là lấy theo tên phong truyền của Lê Quý Đôn, Lê Quý Đôn là con trai cả của ông Lê Trọng Thứ. Thân sinh của Lê Quý Đôn đậu tiến sĩ năm Bảo Thái thứ 2 (1721) và làm quan đến chức Hình Bộ Thượng Thư, được phong tước hầu. Thuở nhỏ, ông có tên là Danh Phương, đến năm 1743 sau khi đỗ giải nguyên trường Sơn Nam thì đổi thành Quý Đôn; tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường. Còn theo tên khoa học “Quế đường” là một loại giống mía mới.


Khí tượng, thủy văn ở bãi Quế Đường cũng rất phức tạp. Về mùa mưa từ cuối tháng 6 năm trước đến đầu tháng 2 năm sau hầu như ngày nào cũng có dông. Gió Tây Nam là chủ yếu, mạnh cấp 4 đến cấp 6 có lúc lên tới cấp 7, đặc biệt là vào những tháng 11, 12 và đầu tháng 1 năm sau, bãi ngầm chịu sóng cồn do đó làm tăng từ 1 đến 2 cấp sóng. Trong năm có 2 mùa sóng rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió, thể hiện sự tương phản của hai hướng sóng đối lập nhau. Mùa đông, hướng sóng chiếm ưu thế là hướng Đông Bắc, sau đó lên Bắc hoặc Đông. Độ cao sóng trung bình từ khoảng 2m ÷ 2,5m, cực đại có thể lên đến 8m. Mùa hè, hướng sóng ưu thế là Tây Nam, sau đó đến Tây hoặc Nam, độ cao trung bình của sóng khoảng 1,5-1,7m, cực đại có thể đến 6m (không kể sóng trong bão). Trong các tháng chuyển tiếp (tháng 4 hoặc tháng 10), hướng sóng thay đổi theo hướng gió, không ổn định. Độ cao sóng trung bình tương đối nhỏ, khoảng 0,5m. Chế độ thủy triều ở bãi đá ngầm Quế Đường tuân theo chế độ nhật triều không đều, hàng ngày có 1 lần nước lên xuống; vào kỳ nước kém, trong ngày thường có 2 lần triều lên xuống. Vào kỳ nước cường, biên độ thủy triều lớn nhất trung bình khoảng 1,2-2m. Dòng chảy ở bãi đá ngầm Quế Đường là dòng chảy xoáy, đầu hè dòng chảy có hướng thịnh hành là Đông Bắc. Cuối mùa hè dòng chảy thịnh hành hướng Đông, vận tốc trung bình 0,2-0,4 hải lý/giờ. Thời kỳ chuyển mùa đông sang mùa hè dòng chảy thịnh hành là hướng Bắc, vận tốc trung bình 0,3-0,4 hải lý/giờ.


Nhà giàn Quế Đường là một trong 6 trạm nghiên cứu thuộc cụm kinh tế - khoa học và dịch vụ trên thềm lục địa phía Nam. Theo sự phân chia địa quân sự thì Quế Đường là lô 5 trong 6 lô của khu vực dầu khí I (gọi tắt là DKI) và nằm ở trung tâm của khu vực DKI.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
6. Ba Kè

Bãi ngầm Ba Kè nằm ở trong khoảng vĩ độ từ 07032’34’’N - 07053’37’’N và kinh độ 111032’34’’E - 111045’42’’E, gồm các Bãi Vũng Mây, Bãi Ba Kè, Bãi Đất, Bãi Đinh, các vị trí bãi ngầm này nằm trên cùng một khu vực bãi ngầm có độ sâu dưới mặt nước trong khoảng từ 3,2-100m; bãi ngầm nằm theo hướng Bắc Đông Bắc - Tây Tây Nam, vị trí cách bãi Quế Đường 74 hải lý về phía Đông. Chiều dài bãi ngầm khoảng chừng 50km; chiều rộng nơi rộng nhất khoảng 24km. Điểm bãi ngầm Ba Kè có độ sâu 3,2 dưới mặt nước, vị trí cách Vũng Tàu khoảng 579km về phía Đông Nam.


Ba Kè (địa danh căn cứ cách mạng). Tên địa danh Ba Kè thuộc thị trấn Cái Ngang, huyện Tam Bình, Vĩnh Long “Từ cuối năm 1946 đến cuối tháng 9-1949, các lực lượng vũ trang đánh địch hàng chục trận trên các tuyến lộ giao thông và đồn bót, giải phóng hoàn toàn huyện Tam Bình, thị trấn Cái Ngang, Ba Kè,… Đầu năm 1949, lần đầu tiên lực lượng vũ trang Vĩnh Long dùng súng bộ binh bắn tan xác một chiếc máy bay của địch tại quận lỵ Tam Bình”. Vai trò của Cái Ngang hiện rõ. Cái Ngang đã trở thành một điểm chiến lược quan trọng, mặc dù có vẻ trống trải. Các đơn vị lẻ tẻ của địch chưa dám dòm ngó đến từ nhiều năm liền.


Đặc điểm nổi bật của khu vực Ba Kè là khu vực biển hoạt động nhạy cảm và hết sức phức tạp, nước ngoài thường xuyên sử dựng tàu nghiên cứu, tàu cải dạng, tàu chiến vào thăm dò địa chấn, trinh sát, quấy rối, vi phạm chủ quyền của ta. Ngoài ra, có nhiều tàu cá Hồng Công, Philippines… xuống đánh bắt trái phép hải sản khu vực này. Hoạt động của tàu nước ngoài tập trung nhiều vào các tháng 3, 4, 5 và tháng 9 tháng 10, thời kỳ sóng yên, biển lặng. Bởi vậy công tác sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ các nhà trạm Ba Kè luôn căng thẳng, yêu cầu rất cao.


Thực hiện chủ trương xây dựng Cụm kinh tế - khoa học - dịch vụ (DK1), từ ngày 12 đến 16 tháng 6 năm 1989, Bộ Giao thông - Vận tải phối hợp với Bộ Tư lệnh Công binh tiến hành lắp dựng xong nhà giàn đầu tiên tại bãi ngầm Ba Kè (tên địa danh hành chính là Trạm kinh tế - khoa học - dịch vụ Ba Kè, thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Trạm Ba Kè A (DKI/4) thiết kế theo kiểu khung nhà liên kết với chân đế pông tông bơm bê tông đánh chìm, định vị bằng các cột bê tông chôn sâu xuống thềm san hô. Tháng 8 năm 1993, Nhà nước ta tiếp tục xây dựng Trạm kinh tế - khoa học - dịch vụ Ba Kè B (DKI/9) cách trạm cũ 7 hải lý. Ngày 22 tháng 8 năm 1993, 1 khung gồm 8 cán bộ, chiến sĩ nhà giàn (DKI/9) Tiểu đoàn DK1 ra tiếp nhận, chốt giữ bảo vệ Trạm kinh tế - khoa học - dịch vụ Ba Kè B tiếp tục làm nhiệm vụ là lực lượng tại chỗ bảo vệ nhà trạm và quản lý khu vực biển và vùng trời được phân công. Ngày 13 tháng 8 năm 1998, xây dựng xong Trạm kinh tế - khoa học - dịch vụ Ba Kè C (DKI/20) và 1 khung nhà giàn (DKI/20) ra tiếp nhận chốt giữ trạm Ba Kè C. Ngày 19 tháng 8 năm 1998 xây dựng xong trạm Ba Kè Đ (DKI/21) và khung nhà giàn (DKI/21) ra tiếp nhận chốt giữ trạm Ba Kè Đ. Như vậy, đến năm 1998, nhà nước ta xây dựng 4 trạm dịch vụ trên bãi ngầm Ba Kè. Kết cấu của nhà vững chắc, có thể chống chọi, chịu đựng sóng trên cấp 12.


Nguồn: VNsea.
 

humxam75

Xe điện
Biển số
OF-89375
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
3,944
Động cơ
443,511 Mã lực
Nơi ở
Andromeda
Cụ Pain có biết giàn Hải Thạch và Mộc Tinh đã dựng lên chưa và ở đâu ko?
 

chauchau

Xe điện
Biển số
OF-1134
Ngày cấp bằng
4/8/06
Số km
4,011
Động cơ
615,039 Mã lực
cụ Pain minh hoạ vài cái ảnh hoặc toạ độ mấy khu nhà giàn đó thì tốt quá, có cái nhìn tổng quát hiểu được ý đồ chiến lược của nhà ta
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
cụ Pain minh hoạ vài cái ảnh hoặc toạ độ mấy khu nhà giàn đó thì tốt quá, có cái nhìn tổng quát hiểu được ý đồ chiến lược của nhà ta
Tọa độ của từng bãi ngầm thì đã có trong từng phần ở trên. Tựu trung, các nhà giàn đều nằm toàn bộ tại thềm lục địa phía Nam của tổ quốc và em xin phọt thêm tí thông tin vừa cóp được:P




1. Vị trí địa lý

Khu vực thềm lục địa phía Nam nằm ở phía Đông Nam bờ biển Việt Nam; có vị trí nằm trong giới hạn khoảng từ vĩ độ 07010’00’’N - 08030’00’’N và kinh độ 109000’00’’E - 112030’00’’E, thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Phía Đông Bắc và Đông khu vực DK1 là quần đảo Trường Sa; phía Nam là vùng biển của Việt Nam và vùng biển của các nước Malaysia, Indonesia; phía Tây là khu vực biển quần đảo Côn Đảo của Việt Nam.


Trong khu vực DK1, nếu lấy bãi cạn Quế Đường là vị trí gần trung tâm nhất thì khoảng cách từ Bãi cạn Quế Đường đến Vũng Tàu khoảng 254 hải lý; đến đảo Tri Tôn của quần đảo Hoàng Sa khoảng 481 hải lý; đến đảo Trường Sa thuộc quần đảoTrường Sa khoảng 99 hải lý; đến bờ biển của Malaysia khoảng 286 hải lý; đến đảo Na Tu Na Bắc của Indonesia khoảng 233 hải lý; đến khu vực ranh giới ven biển Thái Lan và Malaysia khoảng 509 hải lý. Khoảng cách từ bãi Quế Đường đến bãi Phúc Nguyên khoảng 32 hải lý; đến bãi Tư Chính khoảng 55 hải lý; đến bãi Phúc Tần khoảng 16 hải lý và đến bãi Ba Kè khoảng 7 hải lý.


2. Đặc điểm địa hình

Khu vực biển DK1 có đáy là một bãi thoải từ bờ kéo dài ra đến độ sâu 200m. Từ độ sâu trên 200m trở ra, độ sâu của đáy biển biến đổi nhanh và có độ dốc rất lớn. Trong khu vực DK1 có một dãy cồn cao gần sát mép nước, tạo thành những rạn san hô nổi, các điểm nhô cao cách mặt nước trong khoảng 3-20m; có 9 vị trí bãi ngầm được đặt tên: Tư Chính, Phúc Nguyên, Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đường, bãi Vũng Mây, bãi Ba Kè, bãi Đất, bãi Đinh. Các bãi này hình thành, phát triển theo hướng Đông Bắc - Tây Nam.


Các bãi ngầm trong thềm lục địa DK1 được cấu tạo bởi các lớp thủy thạch tra có độ dày tương đối lớn. Các bãi san hô ở đây phát triển thêm lục địa có độ sâu dày từ 500-1.700m; trải qua nhiều thời kỳ biến đổi của thiên nhiên, các lớp san hô ở đây phát triển chồng lên nhau, tạo thành các bãi san hô. Cùng với thời gian và những chấn động của địa chất, các đám san hô và các vùng đáy biển nông mỗi ngày một phát triển, nhưng do điều kiện phát triển không đều nên đã tạo thành những vòng đai san hô ngầm và các bãi san hô ngầm ở khu vực thềm lục địa DK1.
 
Chỉnh sửa cuối:

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
3. Điều kiện khí tượng hải văn

Điều kiện khí tượng hải văn ở khu vực vùng biển DK1 thể hiện rõ nét đặc trưng khí tượng của biển và đại dương: mùa hè tiết trời mát mẻ, mùa đông ấm hơn trong đất liền. Chế độ gió, thường có gió mạnh xuất hiện từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau, đây là thời kỳ thịnh hành của gió mùa Đông Bắc. Tháng 4 và tháng 10 là tháng ít có gió mạnh (vận tốc trung bình dưới 5m/giây), rất thuận tiện cho hoạt động của tàu thuyền. Từ tháng 6 đến tháng 9 là thời kỳ thịnh hành của gió mùa Tây Nam, thời gian này số ngày có gió mạnh bắt đầu tăng lên, trong tháng trung bình từ 10-15 ngày có gió mạnh.


Bão, thường xuất hiện từ tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau, trong đó tháng 11 là tháng có tần suất bão đi qua lớn nhất trong năm; trung bình hàng năm có 2-4 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động, với cường độ không lớn lắm và thường di chuyển theo hướng Tây - Tây Nam. Thời tiết ở khu vực này chia làm hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường xuất hiện từ tháng 5 năm trước đến tháng 1 năm sau; mùa khô từ tháng 2 đến tháng 4 trong năm.


Nhiệt độ không khí, tương đối đồng nhất, nhiệt độ trung bình trong năm xấp xỉ 27,70C. Chênh lệch nhiệt độ trung bình trong tháng không quá 10C. Chênh lệch giữa giá trị cực tiểu và cực đại trung bình trong năm không vượt quá 30C. Sương mùa ở đây rất ít xuất hiện; thỉnh thoảng mới có hiện tượng sương mù bốc hơi nhưng tan rất nhanh. Nhưng hiện tượng dông lại rất phổ biến, quanh năm tháng nào cũng có dông xuất hiện; thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 trong năm, số ngày có dông ít hơn, trung bình mỗi tháng chỉ có khoảng 1 ngày có dông; các tháng khác, số ngày có dông thường nhiều hơn.


Chế độ thủy triều, là chế độ nhật triều không đều, trong ngày có 1 lần nước lên xuống; vào kỳ nước kém, trong ngày thường có 2 lần triều lên xuống. Vào kỳ nước cường, biên độ thủy triều lớn nhất trung bình khoảng 1,2-2m; vào kỳ nước kém, biên độ thủy triều rất nhỏ, trung bình khoảng 0,2-0,5m.


Chế độ sóng, trong năm có hai mùa rõ rệt, phù hợp với 2 mùa gió (Đông Bắc và Tây Nam) có 2 hướng sóng đối lập nhau. Gió mùa Đông Bắc, hướng sóng chiếm ưu thế là hướng Đông Bắc, sau đó đến hướng Bắc hoặc hướng Đông; độ cao sóng trung bình khoảng 2m đến 2,5m, cực đại có thể đến 8m. Gió mùa Tây Nam, hướng sóng chiếm ưu thế là Tây Nam, sau đó đến Tây hoặc Nam; độ cao trung bình khoảng 1,5-1,7m, cực đại có thể đến 6m (không kể sóng trong bão). Trong các tháng chuyển tiếp (tháng 4 hoặc tháng 10), hướng sóng thay đổi theo hướng gió, không ổn định.


Chế độ dòng chảy ở đây là dòng chảy xoáy ở phạm vi lớn (do bãi ngầm luôn chìm sâu và phần lớn cách mặt nước từ 20-100m). Đầu mùa hè, dòng chảy thịnh hành theo hướng Đông Bắc, có vận tốc cực đại từ 1,5 đến 1,8 hải lý/giờ. Thời kỳ chuyển tiếp từ mùa hè sang mùa đông, dòng chảy thịnh hành theo hướng Đông, vận tốc trung bình từ 0,2 đến 0,4 hải lý/giờ. Thời kỳ chuyển tiếp mùa đông sang hè, dòng chảy thịnh hành theo hướng Bắc với vận tốc trung bình khoảng 0,3 đến 0,4 hải lý/giờ. Độ mặn của nước biển trong khu vực DK1 khoảng 33,4 đến 34 phần nghìn, tương đối đồng nhất và thấp hơn so với một số khu vực ở quần đảo Trường Sa.
Khu vực vùng biển DK1 nằm án ngữ đường hàng hải quốc tế quan trọng, từ Đông Bắc Á xuống Đông Nam Á và tuyến đường hàng hải chính qua biển Đông. Là khu vực biển có nguồn hải sản phong phú, với trữ lượng lớn, trong đó có nhiều loài thuộc dòng quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Đồng thời đây cũng là khu vực có nhiều mỏ dầu và khí tự nhiên với trữ lượng lớn, Việt Nam đã và đang khai thác phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


Với vị trí địa lý quan trọng và nguồn tài nguyên phong phú như vậy, nên vùng biển DK1 có vai trò vô cùng quan trọng cả về kinh tế chính trị, quốc phòng - an ninh và đối ngoại của nước ta. Song về điều kiện thời tiết khí hậu, hải văn ở đây diễn biến rất phức tạp, gây nhiều khó khăn cho các hoạt động tuần tra, kiểm soát, đóng quân chốt giữ bảo vệ chủ quyền vùng biển, hải đảo và thềm lục địa của Tổ quốc của các lực lượng Hải quân Việt Nam ở khu vực này.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
4. Quá trình xây dựng và bảo vệ Cụm kinh tế - khoa học - dịch vụ (DKI)

Ngày 3 tháng 7 năm 1989, hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (nay là Chính phủ) đã ra Chỉ thị số 160/CT chính thức tuyên bố thành lập Cụm kinh tế - khoa học - dịch vụ thuộc sự quản lý hành chính của Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo.
Năm 1989, Quân chủng Hải quân phối hợp với Bộ Tư lệnh Công binh, Bộ Giao thông vận tải, Tổng Cục dầu khí triển khai xây dựng 3 nhà giàn đầu tiên tại bãi ngầm Tư Chính (Lô 1), Phúc Tần (Lô 3) và Ba Kè (Lô 6). Năm 1990-1991, tiếp tục xây dựng 3 nhà giàn trên các bãi ngầm còn lại là Phúc Nguyên (Lô 2); Huyền Trân (Lô 4) và Quế Đường (Lô 5).


Tiếp theo, từ năm 1993-1998, ta tập trung đầu tư lớn, xây dựng phát triển mạnh số lượng, nâng cao chất lượng bền vững và khả năng hoạt động của các nhà giàn trên các bãi ngầm Lô 1, Lô 2, Lô 3, Lô 4, Lô 5 và Lô 6. Cụ thể là:



- Tại Lô 1 (Tư Chính), ngoài 2 giàn (DKI/IA và DKI/IB) xây dựng năm 1989, 1990; từ năm 1994, 1995, xây thêm các trạm DKI/11, DKI/12 và DKI/14.
- Tại Lô 2 (Phúc Nguyên), ngoài nhà giàn DKI/6 xây dựng năm 1990, năm 1995 xây dựng thêm nhà giàn DKI/15.
- Tại Lô 3 (Phúc Tần), nhà DKI/3 xây dựng năm 1989, tháng 12 năm 1990 bị bão làm đổ, đến năm 1993 xây dựng lại (hiện là nhà giàn DKI/2 Phúc Tần A) và năm 1996, 1997 xây dựng 3 nhà giàn DKI/16, DKI/17, DKI/18.
- Tại Lô 4 (Huyền Trân) năm 1991 xây dựng nhà DKI/7.
- Tại Lô 5 (Quế Đường), ngoài nhà giàn DKI/8 xây dựng năm 1991, năm 1997 xây dựng thêm nhà giàn DKI/19.
- Tại Lô 6 (Ba Kè), ngoài nhà giàn DKI/III xây dựng năm 1989, đến năm 1993 xây dựng thêm nhà trạm DKI/9, đến năm 1998 tiếp tục xây dựng nhà giàn DKI/20 và DKI/21.


Tính đến năm 2010, ta đã đầu tư xây dựng 20 nhà giàn trên 6 bãi ngầm ở khu vực DKI. Song do bão, sóng gió lớn nên nhà giàn DKI/3 (Phúc Tần) bị đổ năm 1990; nhà DKI/6 (Phúc Nguyên) bị đổ năm 1998; nhà DKI/5 (Tư Chính) bị đổ năm 1999 và nhà DKI/4 (Ba Kè) bị đổ năm 2000, đã làm 6 cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn DK1 hy sinh và nhà giàn DKI/1 (Tư Chính) cũng không còn nguyên vẹn, do sóng gió đánh nghiêng cũng bị rung lắc mạnh.


Hiện nay có 15 nhà giàn hiện diện vững chắc trên các bãi ngầm khu vực DKI; thường trực tại đây có các lực lượng bộ đội Hải quân, cùng cán bộ, nhân viên của các ngành bảo đảm hàng hải, khí tượng, thủy văn, dầu khí ngày đêm làm nhiệm vụ bảo vệ và phục vụ quốc kế dân sinh.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Các cụ cũng lưu ý là không riêng Trung quốc mà còn một số quốc gia ASEAN khác như Malaysia, Brunei, Philippine cũng yêu sách chủ quyền về Trường Sa. Năm 1991, Hải quân Malaysia cũn đã chiếm đóng trái phép một bãi ngầm thuộc cụm Tư Chính. Và như vậy, bản thân CBCS nhà giàn luôn phải đối mặt với sự rình rạp của khá nhiều nước. Chính vì vậy mà báo chí dùng từ " tàu lạ" cũng là mang hàm ý này, tất nhiên Trung quốc là nước hung hăng và đê tiện nhất nhưng ngoài ra còn có dăm ba ông em bé hơn cũng rình rình đớp trộm.
 

Viva la vida

Xe tăng
Biển số
OF-97013
Ngày cấp bằng
25/5/11
Số km
1,117
Động cơ
409,666 Mã lực
Các cụ cũng lưu ý là không riêng Trung quốc mà còn một số quốc gia ASEAN khác như Malaysia, Brunei, Philippine cũng yêu sách chủ quyền về Trường Sa. Năm 1991, Hải quân Malaysia cũn đã chiếm đóng trái phép một bãi ngầm thuộc cụm Tư Chính. Và như vậy, bản thân CBCS nhà giàn luôn phải đối mặt với sự rình rạp của khá nhiều nước. Chính vì vậy mà báo chí dùng từ " tàu lạ" cũng là mang hàm ý này, tất nhiên Trung quốc là nước hung hăng và đê tiện nhất nhưng ngoài ra còn có dăm ba ông em bé hơn cũng rình rình đớp trộm.
Còn suy nghĩ như cụ này, Vn còn sa lầy.
 

tenlua

Xe hơi
Biển số
OF-64133
Ngày cấp bằng
15/5/10
Số km
141
Động cơ
438,810 Mã lực
VN đang đàm phán với Samsung Heavy Industries và Jurong Shipyard để đóng 1 giàn khoan nửa nổi nữa chìm $600 triệu usd . Điều kiện thắng thầu của VN là đối tác phải sx cái giàn khoan từ A-Z tại VN nhưng Samsung và Jurong chỉ muốn sx phân đoạn Hull và Superstructure tại VN. Cuộc đàm phán đã được vài năm và đến giờ vẫn không có tin gì thêm coi bộ đã bước vào giai đoạn bế tắc . Có cụ nào làm ở Vietsovpetro chắc sẽ rõ phần nào về tiến triển của dự án này
 

tn09

Xe máy
Biển số
OF-123118
Ngày cấp bằng
5/12/11
Số km
73
Động cơ
381,138 Mã lực
Lính nhà giàn chắc khổ lắm các cụ nhỉ.
 

humxam75

Xe điện
Biển số
OF-89375
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
3,944
Động cơ
443,511 Mã lực
Nơi ở
Andromeda
Em chưa biết cụ Hùm ơi, cụ chi tí thông tin đi;;)
Em search được tin này thấy hay quá:
http://laodong.com.vn/Xa-hoi/Nguyen-Quynh-Lam-Nhac-truong-cua-gian-khai-thac-bien-Dong/125253.bld

(LĐ) - Số 148 - Thứ hai 01/07/2013 08:21
Trang chủ | Xã hội
Dáng người nhanh nhẹn, Nguyễn Quỳnh Lâm luôn tạo cho người đối diện một cảm giác dễ mến, cởi mở. Anh là một trong 15 cá nhân có thành tích xuất sắc được tôn vinh trong chương trình “Vinh quang Việt Nam” lần thứ X, do Tổng LĐLĐVN và Ban Thi đua khen thưởng TƯ tổ chức, trên cương vị Tổng Giám đốc Cty điều hành dầu khí Biển Đông.
Đầu năm 2009, khi BP và ConocoPhillips rút lui khỏi dự án khí Hải Thạch và Mộc Tinh (lô 05.2 và 05.3) và chuyển giao quyền lợi cho Tập đoàn Dầu khí VN (PVN), PVN đã quyết định thành lập Cty điều hành dầu khí Biển Đông để triển khai thực hiện dự án nhằm sớm đưa 2 mỏ trên vào khai thác.

Đây là dự án thuộc hàng “khủng”, có quy mô và mức độ phức tạp nhất từ trước tới nay trong ngành dầu khí. Nếu như trước đây, người Việt chỉ được cử vào các liên doanh điều hành chung, còn quyền điều hành thuộc phía nước ngoài đảm trách thì với dự án Biển Đông 1, 100% người VN đảm nhiệm - từ người chỉ huy cao nhất “nhạc trưởng”, chủ đầu tư cho đến các đơn vị tổng thầu thi công là TCty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí VN (PTSC) - Cty CP cơ khí hàng hải và Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro.

Dự án bao gồm việc đầu tư thiết kế, mua sắm, gia công chế tạo và lắp đặt: 2 giàn khai thác đầu giếng tại 2 mỏ Mộc Tinh và Hải Thạch, mỗi giàn có khối lượng 14.000 tấn; 1 giàn xử lý trung tâm có khối lượng lên đến 30.000 tấn cấu kiện sắt thép; xây dựng toàn bộ hệ thống đường ống nối từ giàn đầu giếng vào hệ thống đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn và hệ thống đường ống vận chuyển, cáp điện và cáp điều khiển nội mỏ; khoan 16 giếng khoan khai thác với tiến độ rất gắt gao - đưa dòng khí đầu tiên vào bờ trong quý II/2013.

Nguyễn Quỳnh Lâm đã bỏ nhiều thời gian, công sức, bám sát tiến độ dự án, khắc phục kịp thời khó khăn, vướng mắc của các nhà thầu thi công trên công trường. Kết quả, chỉ trong 30 tháng thi công, dự án đã hoàn thành đúng tiến độ các mốc quan trọng: Lắp đặt thành công giàn khai thác khí mỏ Mộc Tinh vào ngày 8.10.2011; giàn khai thác khí mỏ Hải Thạch vào ngày 26.6.2012 và giàn xử lý trung tâm vào ngày 10.10.2012; đang hoàn tất công tác chạy thử ngoài biển cho các giàn để đảm bảo kế hoạch có dòng khí đầu tiên vào giữa năm 2013, sớm hơn nhiều so với kế hoạch của nhà thầu BP đưa ra trước đây là năm 2014.

Tính đến khi hoàn thành, dự án Biển Đông 1 đã giành trọn kỷ lục về đạt mốc 17 triệu giờ công an toàn tại các công trường PTSC và VSP, đặc biệt tại công trường PTSC, dự án đã đạt mốc 11 triệu giờ - lớn nhất Việt Nam từ trước tới nay và cũng là chỉ tiêu hiếm thấy của các công trường xây lắp trên thế giới cho một dự án.
--------------------
Như vậy 2 giàn này đã được lắp đặt xong. Sở dĩ em quan tâm đến 2 giàn này là vì dự án này BP phải rút lui vì bạn Khựa phản đối dữ dội quá. Việc VN cắm được 2 giàn này xuống biển chắc cũng khiến bạn Khựa vô cùng tức giận. Vậy là ta đã ghim được thêm 2 nhát vào cái lưỡi bò tham lam.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Em còn 1 mớ hình về hai giàn này từ lúc đóng, hạ thủy đến kéo ra biển. Tự hào nhất là đội ngũ kỹ sư thiết kế, thi công phần lớn là 8X, các bạn trẻ thật tuyệt
 

Bình Mía

Xe tăng
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-14827
Ngày cấp bằng
16/4/08
Số km
1,269
Động cơ
525,939 Mã lực
Nơi ở
BVC - Buồn vui chia sẻ
Thằng BP giờ ngồi tiếc đến tụt cả lưỡi mất :D. Việt ta chẳng cần phải đao to búa lớn làm gì, cứ mặc mợ thằng TQ hăm dọa, gầm gừ như chó gặm xương và việc ta là ta cứ làm
 

humxam75

Xe điện
Biển số
OF-89375
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
3,944
Động cơ
443,511 Mã lực
Nơi ở
Andromeda
Em còn 1 mớ hình về hai giàn này từ lúc đóng, hạ thủy đến kéo ra biển. Tự hào nhất là đội ngũ kỹ sư thiết kế, thi công phần lớn là 8X, các bạn trẻ thật tuyệt
Cụ share cho mọi người đi :D
 

DODuySon

Xe tăng
Biển số
OF-146281
Ngày cấp bằng
19/6/12
Số km
1,856
Động cơ
379,453 Mã lực
Thằng BP giờ ngồi tiếc đến tụt cả lưỡi mất :D. Việt ta chẳng cần phải đao to búa lớn làm gì, cứ mặc mợ thằng TQ hăm dọa, gầm gừ như chó gặm xương và việc ta là ta cứ làm
Hình như TQ nó gây sức ép với BP ở thị trường đại lục nên BP nó mới phải toãi thôi cụ ạ.
 

Deming

Xe buýt
Biển số
OF-105894
Ngày cấp bằng
15/7/11
Số km
938
Động cơ
403,623 Mã lực
Nơi ở
nhà vợ
Còn suy nghĩ như cụ này, Vn còn sa lầy.
Cụ Viva hay hàm ý quá, nói không nói thẳng, chỉ dẫn và tranh luận cụ thể, cứ phán nhõn mỗi câu thế này, y như dân Tàu vậy...

Báo văn cáo với các cụ là có nhiều vụ chính xác là tàu ta đâm tàu ta luôn trên biển, có bằng chứng và kết luận đàng hoàng

Các cụ nên hiểu trên cái biển Đông ko chỉ mỗi ta và Khựa mà là có thể có tàu của bất cứ quốc gia nào qua lại, và khi không có bằng chứng cụ thể, ko xác định được chính xác thằng nào tát mình, thì "Lạ" là điều đương nhiên thôi ạ, ko phải bạ cái gì cũng quy Khựa,

Các cụ cũng nhớ là giờ thằng cờ hó ấy mong đợi mỏi mòn những sai lầm của ta để lu loa thiên hạ rằng là bịa đặt, rằng là vu khống, vậy khi ko xác định đc chính xác mà dám bô bô chỉ mặt nó nó là không sủa inh ỏi lên mới là "lạ"

Sai lè lè, ko có bằng chwgns nó còn lu loa đc chứ đừng nói chưa xác định đúng nó mà dám chỉ mặt nó chửi
 

Mouser

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-200226
Ngày cấp bằng
30/6/13
Số km
1,573
Động cơ
338,650 Mã lực
Website
www.facebook.com
Cụ Viva hay hàm ý quá, nói không nói thẳng, chỉ dẫn và tranh luận cụ thể, cứ phán nhõn mỗi câu thế này, y như dân Tàu vậy...

Báo văn cáo với các cụ là có nhiều vụ chính xác là tàu ta đâm tàu ta luôn trên biển, có bằng chứng và kết luận đàng hoàng

Các cụ nên hiểu trên cái biển Đông ko chỉ mỗi ta và Khựa mà là có thể có tàu của bất cứ quốc gia nào qua lại, và khi không có bằng chứng cụ thể, ko xác định được chính xác thằng nào tát mình, thì "Lạ" là điều đương nhiên thôi ạ, ko phải bạ cái gì cũng quy Khựa,

Các cụ cũng nhớ là giờ thằng cờ hó ấy mong đợi mỏi mòn những sai lầm của ta để lu loa thiên hạ rằng là bịa đặt, rằng là vu khống, vậy khi ko xác định đc chính xác mà dám bô bô chỉ mặt nó nó là không sủa inh ỏi lên mới là "lạ"

Sai lè lè, ko có bằng chwgns nó còn lu loa đc chứ đừng nói chưa xác định đúng nó mà dám chỉ mặt nó chửi
Ấy thế mà nhiều người vẫn nói bộ NG, CP không có cách đối phó, xử lý với anh Khựa đấy.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top