Gần đây rất nhiều hội nhóm hay cá nhân bài trừ mì chính. Cá nhân mình thì vẫn dùng trong khi vợ hay lầm bầm rằng anh hay cho nhiều...
Nhật là quê hương của mì chính, thực tế bên nhật mình thấy nhiều clip nấu ăn đầu bếp bên đó họ vẫn dùng.
các cụ cứ yên tâm dùng, miễn liều lượng hợp lý.
Ăn mì chính có thể gây chóng mặt, buồn nôn và suy giảm trí nhớ, điều này đúng hay sai? (Hằng, 34 tuổi, Hà Nội).
vnexpress.net
**********************************************************************************************************
Ăn mì chính có gây suy giảm trí nhớ?
Ăn mì chính có thể gây chóng mặt, buồn nôn và suy giảm trí nhớ, điều này đúng hay sai? (Hằng, 34 tuổi, Hà Nội).
-------
Trả lời:
Trước đây, mì chính (bột ngọt) từng là gia vị được ưa chuộng. Gần đây, nhiều gia đình đã loại bỏ mì chính vì nỗi lo gia vị này có thể gây chóng mặt, buồn nôn và gây suy giảm trí nhớ.
Tuy nhiên, các tổ chức như JECFA (Ủy ban các Chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm thuộc Tổ chức Lương thực Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới), EC/SCF (Ủy ban Khoa học về Thực phẩm của Cộng đồng chung châu Âu), Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) xác nhận rằng mì chính là gia vị có thể sử dụng hàng ngày.
Mì chính về bản chất là glutamate, một axit amin có hầu hết trong các thực phẩm thịt, cá, trứng, sữa và cả rau củ quả. Sau khi ăn, 95% mì chính sẽ được chuyển hóa tại ruột non, cung cấp năng lượng cho sự hoạt động của ruột non. Còn lại dưới 5% sẽ được chuyển hóa tại gan tạo thành glutamine.
Não bộ của chúng ta có hàng rào máu não, không phải chất nào cũng có thể xâm nhập qua hàng rào này để vào bên trong. Glutamate không đi được vào đường tuần hoàn, không vào huyết tương hay hệ thống não bộ. Do đó, mọi người có thể yên tâm sử dụng mì chính trong chế biến món ăn mà không cần quá lo về nguy cơ suy giảm trí nhớ.
Mì chính có đặc điểm mang lại hương vị umami, hay còn gọi vị ngọt cho món ăn; đồng thời umami còn có tác dụng làm hài hòa các vị cơ bản khác là chua, đắng, ngọt. Các nghiên cứu cho thấy khi kết hợp sử dụng bột ngọt trong món ăn giảm muối, vừa bớt được lượng muối tiêu thụ mà vẫn thấy ngon miệng.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm
Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia