Ở xứ mình thì Nguyên được dùng khi nói một người đã rời khỏi chức vụ một cách "yên bình", thường mang hàm ý nể trọng. Ở các chức vị cao trong chính phủ thì "Nguyên" khi về hưu rồi vẫn được hưởng các quyền lợi tương ứng với vị trí ấy.
Cựu được dùng khi vị đó phạm tội, bị truy tố, bị kết án, bị thu hồi chức vụ,......"Cựu" thì thường đi kèm với thu hồi quyền lợi.
Đơn giản hơn thì "nguyên" là người tốt, "cựu" là kẻ xấu.
Một người có thể được/bị gọi là "nguyên" hay "cựu", tùy vào thời điểm vị đó có bị kết án hay không.
Không hẳn thế cụ.
Nguyên hay Cựu (chỉ chức danh) đều là đã qua chức đó. Nguyên - Trước, Cựu - Cũ. Nguyên... nhắc đến với hàm ý tôn trọng, coi trọng hoặc vốn là làm. Cựu là kém tôn trọng và bình thường cũng như mọi người, sẽ không bao giờ làm nữa.
Ví dụ: Mấy ông bạn nói với nhau trong tiệc rượu: Chào Cựu Chủ tịch thì không hẳn là xấu ở đây mà là xuồng xã.. Một số đài báo phương tây goi Cựu TBT chứ không gọi Nguyên TBT không có nghĩa xấu hay phạm gì cả.
"Nguyên" với chức danh thì trang trọng, tôn trọng (Chủ tich, TBT) nhưng với nghề nghiệp thì kém trang trọng hoặc "có vấn đề" (nhân viên ngân hàng, cán bộ công an)
Ngược lại: Cựu với nghề nghiệp thì trang trọng (cựu chiến binh, cựu giáo chức), nhưng với chức danh lại kém trang trọng, có vấn đề (cựu TBT,...)