[Funland] "Nguyên" và "Cựu" khác nhau như thế nào vậy các bác?

muadem

Xe cút kít
Biển số
OF-30520
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
16,512
Động cơ
648,909 Mã lực
Nơi ở
xanh cỏ đến, đỏ ngói đi
Túm lại: nguyên hay cựu cũng chỉ để nói về người nào đó đã từng giữ chức vụ nào đó trong quá khứ, nay vì lí do nào đó mà thôi (nghỉ hưu, chuyển công tác, chết, ...)
Thông thường: Nguyên dùng vào những vị trí cao cấp, quan trọng. Cựu những thành phần còn lại.
 

C69BS

Xe máy
Biển số
OF-729527
Ngày cấp bằng
18/5/20
Số km
62
Động cơ
72,536 Mã lực
Ở xứ mình thì Nguyên được dùng khi nói một người đã rời khỏi chức vụ một cách "yên bình", thường mang hàm ý nể trọng. Ở các chức vị cao trong chính phủ thì "Nguyên" khi về hưu rồi vẫn được hưởng các quyền lợi tương ứng với vị trí ấy.
Cựu được dùng khi vị đó phạm tội, bị truy tố, bị kết án, bị thu hồi chức vụ,......"Cựu" thì thường đi kèm với thu hồi quyền lợi.
Đơn giản hơn thì "nguyên" là người tốt, "cựu" là kẻ xấu.
Một người có thể được/bị gọi là "nguyên" hay "cựu", tùy vào thời điểm vị đó có bị kết án hay không.
Nói như cụ thì Cựu chiến binh cũng là xấu ạ :D
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
7,657
Động cơ
562,971 Mã lực
Chắc cụ ít nghe các cụ Nguyên lãnh đạo ở xứ ta rồi. Nguyên chính là Cựu, mà lại ko dùng Cựu :))
Cựu thì nghe giống kiểu đã quá khứ nay bị mất cái chức đó rồi, nguyên nghe dù quá khứ nhưng lại như vẫn "y nguyên", nó vẫn oai hơn
Như trong cơ quan, không ghi là vụ phó, phó phòng nhưng lại ghi là phó vụ trưởng, phó trưởng phòng. Vẫn được dính tí trưởng...:)
 

tienaka

Xe điện
Biển số
OF-440445
Ngày cấp bằng
27/7/16
Số km
4,973
Động cơ
264,410 Mã lực
Nơi ở
đang load
Vụ này trước e nghe có cụ bảo. Phe ta gọi là nguyên. Phe địch gọi là cựu
 

Au79 Dragon

Xe điện
Biển số
OF-445989
Ngày cấp bằng
18/8/16
Số km
4,267
Động cơ
252,001 Mã lực
Nhiều cụ lấy thông tin trên gu gồ xong mô ly phê đi thành ra nó buồn cười. Nguyên gốc đây:


"Nguyên" hay "cựu": Dùng thế nào mới đúng?
Đang đọc Tuổi trẻ cười, em thấy có bản so sánh cách dùng từ giữa "nguyên" và "cựu" nhưng không rõ ràng, lên hỏi bác GG thì bác cũng nhiệt tình cho ra cả tá ý kiến. Và có một đặc điểm chung đều là "Chưa có căn cứ", chỉ là nói thế thôi. Nhân đây, em có tổng hợp lại một số cái nổi bật, mời mọi người cho ý kiến:
- Ý kiến thứ nhất (theo Tuổi trẻ cười):
+ "Cựu" dùng để chỉ người từng giữ chức vụ đó nhưng nay đã nghỉ hẳn rồi, không còn làm việc nữa.
+ "Nguyên" dùng để chỉ những người trước đây từng giữ chức vụ đó nhưng nay đã chuyển công tác và giữ chức vụ khác (nói chung là còn làm việc, chưa nghỉ).

- Ý kiến thứ 2
Hai từ "nguyên" và "cựu" có ý nghĩa giống nhau; chỉ một nhân vật đã từng đảm đương chức vụ (cao nhất) nào đó. Tuy nhiên cách dùng lại có chút phân biệt:

+ "Nguyên": (=vốn là) mô tả (hoạt động) của nhân vật trước đây khi đang đương chức.

+ "Cựu": (=đã cũ) mô tả (hoạt động) của nhân vật khi đã rời chức vụ.
Ví du: (Xin phép được dùng danh xưng ông/bà trước khi sử dụng từ nguyên/cựu cho nhân vật trong ví dụ)
Ở đây sẽ đề cập đến Ông Võ văn Kiệt với 2 thời điểm: lúc đương chức thủ tướng ra lệnh xây đường dây cao áp Bắc - Nam, và lúc nghỉ hưu nói về hòa giải dân tộc.
* Nguyên Thủ tướng Võ văn Kiệt đã lệnh xây dựng đường lưới điện 500 KV Bắc - Nam với lời hứa: "Nếu đóng điện không thành công thì tôi xin từ chức".

>>> Lý giải: Công trình đường lưới điện 500 KV Bắc - Nam (đã) được Thủ tướng Võ Văn Kiệt phát lệnh khởi công vào ngày 5/4/1992. Bây giờ khi ông đã rời chức vụ (và đã đi xa), thuật lại chuyện của ông về thời điểm đó, ta dùng từ "nguyên", để chỉ rõ vốn khi ông đương chức, ông đã nói thế.

* Cựu Thủ tướng Võ văn Kiệt đã công khai đặt vấn đề hòa hợp - hòa giải dân tộc. Ông phát biểu: "Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng của người cộng sản hay của bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả."

>>> Lý giải: Trả lời phỏng vấn BBC năm 2001 (lúc đã rời chức), ta dùng từ "cựu", để chỉ rõ ông nói câu đó sau khi hết làm thủ tướng.
- Ý kiến thứ 3
Nguyên và cựu nhìn chung là giống nhau, chỉ người đã từng giữ chức vụ nào đó trong quá khứ. Khác biệt cơ bản là ai đó đang đương chức bị cách chức thì sau đó ko thể gọi là nguyên mà chỉ là cựu.

Ví dụ: Một bộ trưởng bị cách chức trong quá khứ thì đương nhiên sẽ ko được Đảng và nhà nước gọi là nguyên, nhưng dân dã vẫn gọi là cựu được.

Tóm lại nguyên cách gọi của Đảng và nhà nước ta cho những người trong Đảng đã từng giữ chức vụ nào đó trong quá khứ, còn dân dã thì gọi là cựu. Nếu ông ấy bị cách chức thì Đảng và nhà nước khi nhắc đến tên ông ấy sẽ ko gọi nguyên nữa, nhưng dân dã vẫn gọi là cựu
 

HI_CLASS

Xe điện
Biển số
OF-53175
Ngày cấp bằng
19/12/09
Số km
4,938
Động cơ
502,874 Mã lực
Nơi ở
chốn hẹn hò
Nguyên hay cựu đều chỉ ng từng làm chức vụ nào đó và giờ đã nghỉ. Nguyên là chỉ những ng đag còn sống hàm ý trag trọng, vẫn còn mang tư cách đã làm chức đó và dc lương bổng về hưu và chế độ phúc lợi theo chức vụ đó sau khi về hưu. Cựu là mag nghĩa chug, rộng hơn, dùng cho cả ng còn sống hay đã mất. Với ng còn sống thì có thể chức vụ đó bé hoặc chức to nhưng bị tước tư cách là "nguyên", vdu như Mr Vũ Huy Hoàng or Đinh La Thăng...
 

Au79 Dragon

Xe điện
Biển số
OF-445989
Ngày cấp bằng
18/8/16
Số km
4,267
Động cơ
252,001 Mã lực
Nguyên hay cựu đều chỉ ng từng làm chức vụ nào đó và giờ đã nghỉ. Nguyên là chỉ những ng đag còn sống hàm ý trag trọng, vẫn còn mang tư cách đã làm chức đó và dc lương bổng về hưu và chế độ phúc lợi theo chức vụ đó sau khi về hưu. Cựu là mag nghĩa chug, rộng hơn, dùng cho cả ng còn sống hay đã mất. Với ng còn sống thì có thể chức vụ đó bé hoặc chức to nhưng bị tước tư cách là "nguyên", vdu như Mr Vũ Huy Hoàng or Đinh La Thăng...
Đã mất người ta dùng Cố chứ không dùng 2 từ kia. Tuy nhiên nếu chỉ để nói chuyện thì chả quan trọng.
 

HI_CLASS

Xe điện
Biển số
OF-53175
Ngày cấp bằng
19/12/09
Số km
4,938
Động cơ
502,874 Mã lực
Nơi ở
chốn hẹn hò
Đã mất người ta dùng Cố chứ không dùng 2 từ kia. Tuy nhiên nếu chỉ để nói chuyện thì chả quan trọng.
Cố là từ chỉ để nói ng đã mất thôi, với hàm ý trag trọng, vdu cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Còn Cựu là từ mag nghĩa rộng, dùng để chỉ ng từng làm chức vụ nào đó, dù to hay nhỏ.
 

Au79 Dragon

Xe điện
Biển số
OF-445989
Ngày cấp bằng
18/8/16
Số km
4,267
Động cơ
252,001 Mã lực
Cố là từ chỉ để nói ng đã mất thôi, với hàm ý trag trọng, vdu cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Còn Cựu là từ mag nghĩa rộng, dùng để chỉ ng từng làm chức vụ nào đó, dù to hay nhỏ.
Thì cụ bảo "Cựu là mag nghĩa chug, rộng hơn, dùng cho cả ng còn sống hay đã mất" là không chính xác, em chỉnh lại còn gì.
 

tuanhvt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-118080
Ngày cấp bằng
25/10/11
Số km
5,597
Động cơ
379,343 Mã lực
Em thấy báo nước ta gọi mấy ông TT, TTg nước ngoài vẫn là "Cựu" ạ
Mà mấy ông này cũng hạ cánh bình yên sao ko gọi là "Nguyên" ạ??? :-??
Hay chỉ dùng "Nguyên" cho cán bộ lãnh đạo nước ta?
Em cũng thấy như này, ví dụ báo lề phải hay gọi là Cựu chủ tịch Kim Nhật Thành hay Giang Trạch Dân,....
 

HI_CLASS

Xe điện
Biển số
OF-53175
Ngày cấp bằng
19/12/09
Số km
4,938
Động cơ
502,874 Mã lực
Nơi ở
chốn hẹn hò
Thì cụ bảo "Cựu là mag nghĩa chug, rộng hơn, dùng cho cả ng còn sống hay đã mất" là không chính xác, em chỉnh lại còn gì.
Ah, cựu vẫn dùng cho cả ng còn sống và đã mất mà bởi nó mang ý chung. Vdu cụ Bảo Đại vẫn dc nhắc là "Cựu hoàng Bảo Đại" đấy thôi.
 

DaewooBC212MA

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-294254
Ngày cấp bằng
29/9/13
Số km
4,772
Động cơ
362,766 Mã lực
Tuổi
37
Nơi ở
Khu đô thị Văn Quán
Cựu chiến binh: đang từ vất vả đánh trận bỏ mạng bất kỳ lúc nào, bỗng nhiên được nghỉ, thêm vài cái huy chương vẻ vang: đây là từ cựu tốt. Các anh chiến binh rất thích
Cựu giáo chức: giáo viên về hưu. Dạy dỗ nhiều rồi giờ nghỉ ngơi. Có thành quả rồi: cựu tốt, các giáo viên rất thích
Cựu quan chức nội địa: đang có bổng lộc, ngon nghẻ. Bỗng nhiên phải về lĩnh lương hưu: cựu này là cựu xấu, quan chức không thích. Mềnh là mềnh không thích. Mình thích được gọi là nguyên cơ: theo kiểu vẫn y nguyên, vẫn còn sung, vẫn còn lộc. Vậy nhá
Cựu quan chức nước ngoài: cựu tốt. Phục vụ nhân dân xong nghỉ. Viên mãn rồi
Công nhận ngôn ngữ biến ảo cụ nhỉ? Giải nghĩa thì có đấy nhưng nó chỉ bao quát phạm vi rộng nhất chứ không bao quát hết, cũng có những trường hợp ngoại lệ/bất quy tắc. Giờ mà có ai đó nói là "nguyên chiến binh" thay cho "cựu chiến binh" thì...
 

Wave cùi bắp

Xe điện
Biển số
OF-584511
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
2,144
Động cơ
160,864 Mã lực
Tuổi
41
Em cũng thấy như này, ví dụ báo lề phải hay gọi là Cựu chủ tịch Kim Nhật Thành hay Giang Trạch Dân,....
Đặc cách "Nguyên" chỉ dùng cho lãnh đạo nước ta thôi vì chế độ chúng nó ko iu việt, lãnh đạo kotrong sạch như ta :))
 

Au79 Dragon

Xe điện
Biển số
OF-445989
Ngày cấp bằng
18/8/16
Số km
4,267
Động cơ
252,001 Mã lực
Ah, cựu vẫn dùng cho cả ng còn sống và đã mất mà bởi nó mang ý chung. Vdu cụ Bảo Đại vẫn dc nhắc là "Cựu hoàng Bảo Đại" đấy thôi.
Em nghĩ đấy là cách hành văn tùy tiện, còn nói chuyện thì nó thoải mái hơn trừ những phát ngôn mang tính cộng đồng cao như diễn văn, truyền hình,...
 

MEC V6

Xe điện
Biển số
OF-694172
Ngày cấp bằng
9/8/19
Số km
2,731
Động cơ
128,475 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
- Ý kiến thứ nhất (theo Tuổi trẻ cười):
+ "Cựu" dùng để chỉ người từng giữ chức vụ đó nhưng nay đã nghỉ hẳn rồi, không còn làm việc nữa.
+ "Nguyên" dùng để chỉ những người trước đây từng giữ chức vụ đó nhưng nay đã chuyển công tác và giữ chức vụ khác (nói chung là còn làm việc, chưa nghỉ).
Theo e hiểu nguyên là còn làm cựu là đã hạ cánh
 

Teen

Xe điện
Biển số
OF-43892
Ngày cấp bằng
20/8/09
Số km
2,365
Động cơ
484,071 Mã lực
Cựu thì nghe giống kiểu đã quá khứ nay bị mất cái chức đó rồi, nguyên nghe dù quá khứ nhưng lại như vẫn "y nguyên", nó vẫn oai hơn
Như trong cơ quan, không ghi là vụ phó, phó phòng nhưng lại ghi là phó vụ trưởng, phó trưởng phòng. Vẫn được dính tí trưởng...:)
Cảm ơn cụ đã tường minh í của em :))
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top