Em cũng đồng ý 1 phần quan điểm của cụ Lát nhưng cũng xin bổ sung 1 ít quan điểm của mình
1. TQ xưa nay luôn tự cho mình là nước lớn là trung tâm và luôn coi các nước nhỏ xung quanh là chư hầu. Việc đem quân đánh các nước nhỏ của TQ thì có nhiều lý do: ngứa mắt thì đánh, lừa dối t thì t đánh.... quan trọng lúc ấy lực của TQ thế nào, nếu nó lực mạnh, khỏe, quân thiện chiến, vua không phải bận tâm nhiều thì thích thì nó đánh. Khi đánh thì nó cần cái cớ thôi, tình cơ nhà Hồ rơi vào hoàn cảnh ấy, nên sớm hay muộn không cớ này cớ nọ thì nhà Hồ khả năng cao vẫn bị đánh. Nếu nhà Hồ khéo léo hơn thì có thể chậm lại vài năm nhưng e nghĩ vẫn bị đánh.
2. Hoàn cảnh nhà Minh bấy giờ, Chu Đệ mới lên ngôi, cách lên ngôi của Chu Đệ cũng là bài học cho chính bản thân ông ta: thế lực cát cứ mạnh, quân nhiều, nên Chu Đệ tìm cách giảm bớt sức mạnh của các thế lực địa phương. Cách hay nhất là mở ra các cuộc chinh phạt lân bang tận dụng sức mạnh quân sự các thế lực địa phương: vừa thể hiện uy quyền thiên tử mới lên ngôi, vừa giảm bớt sức mạnh quân sự thế lực cát cứ, thuận lợi cho việc tập quyền trung ương.
3. Nhà Hồ lên ngôi giống cái cách nhà Trần lên ngôi, tuy nhiên cái quan trọng nhất là nhà Hồ đã bại trận trước quân Minh, nên nhà Hồ bị đánh giá thấp hơn nhiều. Năm xưa nhà Trần mà thua quân Mông thì có khi trong sử Việt nhà Trần cũng k khác nhà Hồ. Đương nhiên là lịch sử không có nếu.
Quan điểm của em: thằng hàng xóm nhà mình luôn lăm le không chiếm đất thì bắt nạt, nên bản thân mình phải cố mạnh dần lên