E tò mò gúc thử thì ra Spinoza Triết gia thế kỷ 16 nổi tiếng với luận điểm cầu Nguyện không có tác dụng , tác phẩm có cuốn Đạo Đức học , cuối đời bán bút dạo vs bơm vá đường phố
Chê bai một tư tuỏng từ cách đây 4 thế kỷ kể ra không tương xứng nhưng với luận điểm về cầu Nguyện của Ngài ý thì chỉ có thể nói Ngài là một triết gia lồng kính . Cả Einsten và Spinoza đều không biết gì đến Phật Giáo do PG mãi đến những năm 1930 mới xuất hiện những ấn phẩm đầu tiên ở phương Tây .
Spinoza phát biểu đại ý rằng nếu Thượng đế toàn năng đã tạo ra những gì tốt nhất dành cho loài người thì việc cầu nguyện thêm các phép lạ từ Thượng đế là hoàn toàn vô tác dụng, Thượng đế không phải đại lý phép lạ vì nếu vậy sẽ chỉ tạo ra sự hỗn độn. Vì quan điểm này mà ông bị các giáo sĩ Do Thái đuổi cổ khỏi đạo.
Thượng đế của Spinoza là Thượng đế có mặt ở mọi nơi trong mọi vật, người ta gọi là quan điểm phiếm thần. Nhưng không giống với "vạn vật hĩu linh" của Tàu.
Spinoza cũng là người đưa ra cách giải thích đơn giản, hợp lý và thực tế đối với các khái niệm Hạnh phúc, Tốt và Xấu....trong tác phẩm của mình. Một đặc trưng rất Do Thái mà ông thể hiện là con người giao ước với Thượng đế chứ không tín phục vô điều kiện trước Ngài.
Các tài liệu nghiên cứu và các bản dịch kinh Phật xuất hiện ở Đức, Anh và Nga khá sớm cùng với việc Phạn ngữ có chung cấu trúc ngôn ngữ gốc giống tiếng tây các loại nên Phật giáo được phương tây tiếp cận và dịch thuật gần với bản chất tư tưởng gốc hơn, không bị bóp méo hay sai biệt. Các nhà khoa học như Anh Tanh nhìn thấy sự gần gũi giữa khoa học và tư tưởng Phật giáo ở cả khía cạnh duy lý và duy nghiệm, điều này người Việt Nam ta hay hiểu nhầm hay cố ý hiểu sai rằng Anh Tanh hay các nhà tây lông bị thuyết phục bởi Phật giáo từ góc nhìn tôn giáo. Phật giáo chỉ tha hóa thành một thứ "tôn giáo" khi đi qua ngả Trung Hoa.