hay quá bác ơi, em ủng hộ bác nếu có cuộc thay đổi về cách quản lý Nhà Nước. Mình là dân đen không làm được gì khác đâu, họ có bao giờ lắng nghe ta đâu???
Có tin mới cho các cụ đây, chúng ta chờ xem nhé:
Cán bộ ban hành văn bản trái luật có thể bị xử lý hình sự
Theo quy định mới của Chính phủ, cán bộ, công chức vi phạm trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thủ tướng vừa ký ban hành nghị định về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó, quy trình xem xét trách nhiệm tập thể, cá nhân của người, cơ quan đã ban hành văn bản trái pháp luật được phân định như sau.
Cơ quan ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật phải tổ chức kiểm điểm, xác định trách nhiệm của tập thể và báo cáo cơ quan cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Người đứng đầu cơ quan trong việc ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật cũng phải bị xem xét trách nhiệm.
Cán bộ, công chức trong quá trình tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, thông qua văn bản, tùy theo tính chất, mức độ lỗi và nội dung trái pháp luật của văn bản phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về kỷ luật cán bộ, công chức.
Trường hợp cán bộ, công chức có vi phạm trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị để nghị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nghị định cũng nêu rõ cán bộ, công chức nếu không tổ chức kiểm tra, xử lý các văn bản thuộc thẩm quyền kiểm tra, xử lý; không báo cáo khi phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật... sẽ bị xác định là vi phạm pháp luật.
Nghị định có hiệu lực từ 1/6.
Ra văn bản trái luật: Sẽ xử lý người ban hành
Sẽ chấm dứt chuyện “lảng lảng, im im” khi cơ quan chức năng phát hiện văn bản trái pháp luật.
Lâu nay, khi phát hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản pháp luật sai ít khi xử lý người đứng đầu cơ quan ban hành vì Nghị định 135/2003/NĐ-CP về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật quy định còn chung chung. Trong khi việc kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật rất quan trọng, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, minh bạch, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân…
Chính vì thế, Chính phủ đã khắc phục các khiếm khuyết trên bằng Nghị định số 40/2010/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 1-6-2010...
Văn bản trái pháp luật: Phải công khai
Theo Nghị định 40, kết quả xử lý văn bản trái pháp luật phải được công bố công khai: Đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, đăng
Công báo, trên trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành (đối với văn bản do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cấp tỉnh ban hành), hoặc niêm yết tại trụ sở cơ quan ban hành hoặc các địa điểm khác do chủ tịch UBND cấp huyện, chủ tịch UBND cấp xã quyết định (đối với văn bản do cấp huyện và cấp xã ban hành). Thời gian công khai các việc trên trong vòng ba ngày làm việc kể từ ngày có quyết định xử lý.
Người dân tìm văn bản tại phòng cung cấp văn bản miễn phí của báo Pháp Luật TP.HCM. Ảnh: HTD
Trước đây, Nghị định 135 chỉ quy định chung chung: “Việc bãi bỏ, hủy bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật phải được đăng
Công báo hoặc công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương”...
Như vậy, so sánh với Nghị định 135, quy định này đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng minh bạch hóa (việc xử lý văn bản trái pháp luật phải được công bố công khai), đồng thời quy định rõ thời hạn phải công bố, đưa tin…
Xử lý người ban hành
Một quy định đáng chú ý khác tại Nghị định 40 là việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với người, cơ quan ban hành văn bản trái pháp luật. Theo Điều 34 của nghị định, cơ quan ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật phải tổ chức kiểm điểm, xác định trách nhiệm, báo cáo cơ quan cấp trên. Nghị định còn đề cập việc xem xét trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan ban hành văn bản sai. Khi có thông báo, kiến nghị mà không thực hiện việc tự kiểm tra, xử lý văn bản trái pháp luật, hoặc không thực hiện thông báo kết quả xử lý theo quy định thì sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật về cán bộ, công chức.
Theo TS Lê Hồng Sơn, lâu nay vẫn còn việc “lảng lảng, im im… nhưng không phải phổ biến khi Bộ Tư pháp tuýt còi một văn bản nào đó sai luật. Tuy nhiên, trong Nghị định 40, tình trạng trên vẫn chưa được xử lý rốt ráo. Cách khác là vẫn chưa có một cơ chế độc lập cho cơ quan, người làm công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật vì chưa có cơ chế ủy quyền mạnh tương đối độc lập trong vấn đề kiểm tra, xử lý văn bản (gần như cơ chế tài phán)… vì Bộ Tư pháp có vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện, kiểm tra văn bản pháp luật sai trái…” - ông Sơn nói.