[Funland] Người đàn ông nguy hiểm nhất nước Mỹ

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Nhưng từ khi Nixon lên làm Tổng thống, con người cứng rắn và liều lĩnh này đã quyết định và được nhiều tướng tá ủng hộ, trong đó có tướng Westmoreland lúc đó là Tổng Chỉ huy quân đội Mỹ tại Việt Nam. (Tuy nhiên Mỹ cũng không được tự do hành động trên đất Lào như một số sách báo đã mô tả. Trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, mỗi lần cho máy bay oanh tạc trên đất Lào, MACV phải xin phép bên dân sự Bộ Ngoại giao Mỹ. Mục tiêu và tọa độ ném bom phải được Đại sứ Mỹ ở Vientiane thông qua trước 48 tiếng. Khó khăn đó của không quân Mỹ chính là một thuận lợi mà phía Việt Nam đã triệt để lợi dụng.)

Để thực hiện ý đồ này, Mỹ đã tổ chức nhiều đợt hành quân. Trong đó tiêu biểu nhất là cuộc hành quân mang tên “Lam Sơn 719", là một chiến dịch đồ sộ nhằm cắt ngang hệ thống đường Hồ Chí Minh.

Chiến dịch này mở đầu từ ngày 08/02/1971, với sự tham gia của hơn 40 nghìn quân Sài Gòn, 6.000 quân Mỹ, gần 600 xe tăng và xe bọc thép, hơn 300 khẩu pháo hạng nặng, khoảng 1.000 máy bay, trong đó có hơn 60 máy bay lên thẳng để trực tiếp đổ bộ sau chiến dịch "Phượng hoàng vồ mồi" đánh chiếm các điểm xung yếu, các hệ thống kho tàng trên đường Hồ Chí Minh. Để quốc tế hóa chiến dịch này, Mỹ còn huy động cả quân đội của Thái Lan và quân đội phái Hữu của Lào để tham gia một số mũi tiến công. Chiến dịch này kết thúc vào ngày 23/03/1971.









 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Theo những số liệu của không quân Mỹ cung cấp thì trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 đã phá được phần lớn hệ thống kho tàng, hạ sát được 13 ngàn chiến sĩ Giải phóng, phá hủy được 500 xe vận tải. Con số này cũng trùng khớp với con số của Bộ Tư lệnh Mỹ ở Việt Nam MACV công bố trong buổi họp mật ngày 25/03/1971. Họ coi đó là một trong những trận đánh thành công nhất trong chiến tranh Việt Nam. (Project CHICO: Commando Hunt V, p.p.72-74 (trích theo tài liệu do Nguyễn Kỳ Phong cung cấp cho tác giả, Dòng sử Việt, sđd, tr.25). Đến ngày 05/06/1971, MACV lại nhận được tin tình báo mới cho biết số thương vong của quân Giải phóng là 16.224 người (Theo Vietnam Chronicle: The Abrams Tapes, 1968-1972, p.635, do Nguyễn Kỳ Phong cung cấp cho tác giả).)

Tuy nhiên, để đánh giá thắng lợi hay thất bại của một chiến dịch thì phải xem mục đích cuối cùng của nó có đạt được hay không. Mục đích của chiến dịch này không chỉ là phá hoại kho tàng và tiêu diệt lực lượng của đối phương, mà mục đích chính là chặn đứng con đường Hồ Chí Minh, đã không đạt được. Cụ thể là ngay sau khi chiến dịch kết thúc, quân đội Sài Gòn bị tiêu diệt một số rất lớn, một Đại tá (Nguyễn Văn Thọ) bị bắt sống. Ngay sau đó, hệ thống đường Hồ Chí Minh lại được phục hồi, con đường tiếp tế vẫn không bị ngăn chặn.

Lúc đó, một Giáo sư của Đại học Harvard là William Haseltine nhận xét:

"Tình trạng bất lực của chiến tranh tự động hóa đã trở nên quá rõ ràng khi Việt cộng đủ sức tiến đánh ồ ạt cả quân Mỹ và quân Việt Nam Cộng hòa khi hai lực lượng này mở cuộc hành quân sang đất Campuchia. Lúc đó thì cảng Sihanoukville đã bị phong tỏa hoàn toàn rồi. Vậy các đồ tiếp tế lấy ở đâu nếu không phải là từ con đường mòn ấy?"





 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Vô hiệu hóa loài "diều hâu đêm" AC-130

AC-130 là sự tổng hợp về chiến tranh điện tử, nó thể hiện sự nhạy bén cao độ của công nghiệp chiến tranh Mỹ trong việc rút tỉa từ thực tiễn chiến trường để cải tiến kịp thời các phương tiện chiến tranh. Những máy bay AC 130D, AC130E xuất hiện vào cuối năm 1968, vốn chỉ là những máy bay vận tải C130, chuyên thả pháo sáng trên Trường Sơn để xoi đường cho các máy bay khác đánh phá. Bộ đội, thanh niên xung phong gọi đó là "chủ nhiệm đèn dù”.

Có một dạo bẵng hẳn loại máy bay C130. Đến năm 1968, nó tái xuất hiện với tên mới là AC-130, với nhiệm vụ mới là săn đuổi và đánh các xe vận tải ban đêm. Giới nghiên cứu Mỹ đã nhận ra những ưu điểm của C130: Có tốc độ bay tương ứng với nhiệm vụ săn xe tải, vòng lượn hẹp thích hợp với việc phát hiện và truy lùng xe lẩn trốn, có thể hạ thấp độ cao dễ dàng, thời gian bay kéo dài gấp 2-3 lần phản lực...

Từ đó họ trang bị khí tài hiện đại cho nó thành máy bay chiến đấu ban đêm. Nó có kính quan sát ban đêm, có các loại khí tài hồng ngoại, có ống phát tia cực tím nên ban đêm cũng nhìn rất rõ mục tiêu dưới đất. AC-130 được lắp súng bắn rốc-két, có máy ngắm chỉnh mục tiêu tự động. AC-130 có thể cùng một lúc diệt xe, phá hàng, diệt người.

Năm đầu xuất hiện, các chiến sĩ xe, pháo và công binh Trường Sơn rất lo ngại AC-130. Trong 2 năm 1969 và 1970 nó gây tổn thất khá lớn, có đơn vị mất tới 60-70% phương tiên.

Nhưng tình hình đó không kéo dài. Chẳng bao lâu, qua thực tiễn sinh tử các chiến sĩ Trường Sơn đã phát hiện ra những chỗ yếu của AC-130: Đặt những đèn đỏ, đèn vàng lấp loé trong những đoạn đường rừng, AC-130 tập trung đánh vào những mồi giả đó, thế là trút bom vào chỗ không người. Trong khi đó những đoàn xe lớn dùng đèn ngầm bí mật đi ...





 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Các khí tài hồng ngoại, bắt tia cực tím không thể phân biệt được tia nhiệt ở mặt đất phát ra từ vật gì. Công binh đã thử đánh lừa nó bằng cách chọn những chỗ ở chân núi cao, đốt lửa trong thùng phuy, hoặc phát động máy nổ dưới công sự... AC-130 bắt được tín hiệu liền nhào tới ngay. Trên sườn núi đã có những cây súng thiện xạ phục sẵn. Chờ AC-130 hạ thấp độ cao chuẩn bị oanh tạc thì các khẩu cao xạ cũng bất ngờ nổ súng tạt sườn...

"Phát minh" đó được phổ biến còn nhanh hơn cách cải tiến C130 thành AC-130. Lần lượt có hàng loạt chiếc bị bắn rơi trước khi kịp bắn xuống mục tiêu. Khi đã bị rơi nhiều quá, các phi công Mỹ phải bảo nhau không nên bay thấp, không nên bám dai...

Từ cuối năm 1970, AC-130 thường phải bay ở độ cao trên 3.000 m. Như thế thì đuổi xe không kịp, bắn cũng khó trúng. Khi thấy cao xạ pháo bắn lên mạnh thì thậm chí còn phải lảng xa mục tiêu. Từ kinh nghiệm đó, trên các trục giao thông chính của Trường Sơn, khi có những đoàn xe lớn đi qua, thường bố trí phối hợp như sau: Một mặt mở các mạng "xương cá" hai bên đường, có ngụy trang kỹ. Khi có báo động các lái xe phải tạt ngay vào nhánh "xương cá" và tắt ngay máy. Thế là AC-130 mất hút mục tiêu. Mặt khác, kèm với những đoàn xe vận tải, có hệ thống phòng không cơ động rất mạnh. Máy bay tới là nổ súng bắn lên, máy bay không dám hạ thấp để tìm kiếm mục tiêu, chỉ lượn vòng trên cao rồi bỏ đi. Cả đoàn xe lại từ xương cá chui ra, nổ máy, tiếp tục hành trình...



 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Chống và phá bom, mìn:

Một biện pháp tích cực nữa là phải tìm cách phá bom, mìn và các phương tiện thám báo. Dần dần công binh đã có cách phá được tất cả các loại :

Muốn phá bom mìn, việc trước hết là phải theo dõi được bom mìn rơi và xác định được địa điểm. Mỗi cung đường 15-20 km được phân công cho một đại đội công binh hoặc thanh niên xung phong phụ trách quản lý. Các đại đội này đều phải bố trí đài quan sát cảnh giới (chủ yếu với địch trên không) bảo đảm 24/24 giờ không vắng mặt.

Do kinh nghiệm quan sát, đài quan sát chỉ nghe tiếng máy bay vọt qua, lao xuống đã biết đó là loại máy bay gì, có thả thứ gì xuống hay không, thả cái gì, bao nhiêu, hướng nào... Tất cả các câu hỏi đó đều phải được báo cáo kịp thời, chính xác.

Nhận được điện báo cáo, chỉ huy đại đội cử ngay 2-3 tổ trinh sát, đem theo công cụ khẩn cấp để phá, gỡ. Cách phá thì ban đầu rất khó, và cũng đã phải trả giá bằng nhiều máu. Dần dần, các cán bộ kỹ thuật đã khám phá ra các quy luật bí ẩn của mỗi loại bom, mìn, dụng cụ thám báo, rồi với kinh nghiệm dày dạn của các chiến sĩ công binh, hầu như không có thứ kỹ thuật nào của Mỹ thả xuống là không phá được. Khi phát hiện ra cách phá, công binh hướng dẫn ngay cho các đơn vị. Đối với các loại bom, mìn khác nhau, họ phải tìm ra những giải pháp khác nhau để phá.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Chống bom bi: Để chống lại bom bi, từ năm 1966-1967, sau những tổn thất khá nặng nề về xe và về người, Cục trưởng Cục Quản lý xe Vũ Văn Đôn đã kiến nghị một giải pháp: Mặc áo giáp cho xe và cho người. Biện pháp này đã được Bộ Tư lệnh phê chuẩn:

Trên nóc xe đặt một "giàn mướp", gồm có phên tre lát trên một tấm tôn dày. Qua thử nghiệm thấy bom bi không xuyên thủng được chiếc áo giáp này. Những két đựng xăng cũng được mặc áo giáp bằng tôn dày 5 mm hàn vào khung sắt ốp sát thùng bên dưới sàn xe. Hai cánh cửa ca bin cũng ốp phên tre và tôn để bảo vệ tính mạng cho người lái. Bản thân người lái được trang bị mũ sắt và áo giáp chống bom bi. Kết quả là đã giảm trên dưới 50% mức tổn thất. Cụ thể năm 1965, số xe bị hỏng và phá hủy chiếm 35%, số lái xe thương vong là 21%. Từ 1968, 1969 mức độ đánh phá của không quân Mỹ tăng gấp 2,5 lần trước nhưng mức hư hỏng chỉ là 12,5%.

CÓ điều "giáp" của xe bằng phên tre, "đả trượt..".



 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Phá bom từ tính chờ nổ là việc khó khăn nhất, nhưng cuối cùng cũng trở thành đơn giản và rất an toàn:

Nếu tổ quan sát thấy ban đêm mà có máy bay nhào xuống, bom rơi nhẹ không có tiếng nổ, thì chắc chắn đó là loại bom từ tính (còn gọi là bom "N"). Lập tức trinh sát phải lần theo hướng, tuyệt đối không mang theo vật gì bằng sắt thép. Khi tìm được thì đánh dấu. Sáng rõ, thấy phía đuôi có cánh xòe ra. Tổ tiếp cận bom mang theo xẻng bằng đồng, dây thừng chắc, đòn xeo, bộc phá để tiến hành phá bom. Cách phá bom phải tùy từng tình huống cụ thể:

Nếu bom ở vị trí không xung yếu thì dùng bộc phá cho nổ.

Nếu bom ở bên vực thì đánh bật xuống vực.

Nếu ở nơi mà bom nổ có thể nguy hiểm cho kho tàng, đường sá thì phải tháo bằng cách cắt đuôi để hủy bộ phận kích nổ, tức là khống chế bom ở trạng thái "tĩnh". Khi di tản hết kho vũ khí rồi mới cho bom nổ.

Trường hợp bom rơi vào chỗ đất tơi xốp thì bom chui rất sâu, không thể đào moi được, thì áp dụng phương pháp kích thích sự cảm ứng từ trường bằng các cách:

1/ Buộc dây vào một thanh sắt hoặc một cục nam châm làm vật kích thích, nằm ở xa, có chỗ ẩn nấp để tránh mảnh bom, cầm dây kéo qua kéo lại vật kích thích sát quả bom, lúc nhanh lúc chậm, khi đúng tần số thì sẽ kích nổ được bom.

2/ Thả một khung dây vào lỗ hút bom, dùng điện ắc quy tạo tần số dao động đột biến liên tục, sẽ kích thích bom nổ.







 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Đối với những bãi bom từ trường quá rộng (như trường hợp ở đèo Phunanhích - đường 20 ở nam đường 9...) thì phải dùng máy phóng từ đặt trên xe bọc thép rồi phát sóng từ đột ngột có thể phá hàng loạt bom.

Điều rất phức tạp về kỹ thuật là tần số kích nổ của các "mô-đen" trên các quả bom từ là một ẩn số: Dòng điện từ phát ra phải hợp tần số thì mới có khả năng kích thích bom nổ. Nếu dòng điện quá lớn hay quá nhỏ đều không làm bom nổ. Đã có không ít trường hợp, kích nổ mãi mà bom không nổ, nhưng đến khi có một tốp 3 xe tải đi qua thì bom liền gầm lên. Phải qua nhiều "bài học máu” mới dần dần biết được cách phá loại bom này.

Đối với những loại bom từ trường thả xuống sông, nếu lặn xuống phá thì không được. Trước đây cũng có phương án cho người lặn xuống kéo bom lên bờ rồi phá. Nhưng như vậy thời gian gặp rủi ro rất lớn và thời gian để thực hiện chương trình không thể kết thúc trước khi trời sáng. Cuối cùng một sáng kiến đã được đề xuất:

Dùng canô tốc độ cao chở theo sắt thép. phóng nhanh qua khu vực có bom từ trường. Những bom đó thường nổ sau 30-40 giây khi bị kích nổ. Nếu những chiếc xe tải đi qua đó thì không thể nào thoát khỏi tổn thương. Nhưng canô lướt rất nhanh trên mặt sóng thì khi bom nổ, canô đã vượt xa được hàng trăm mét.

Với phương án này chỉ một chiến sĩ lái canô, có thể làm nổ hàng trăm quả bom trong một lúc. Sau đó xe tiếp tục đi qua... Đó là điều hình như cũng chưa có trong lịch sử chiến tranh thế giới.

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Phá "bom vướng" - CBU-49:

Kinh nghiệm cho biết: Máy bay lao xuống, không thấy bom rơi, chỉ nghe tiếng rào rào trên nóc rừng, kèm theo hàng loạt tiếng rơi bục bịch xuống đất, thì các tổ trinh sát nhận ra ngay đó là bom vướng CBU-49. Với loại bom này, công binh đã tìm ra mấy cách phá hữu hiệu:

Dùng "công sự di động" là nửa chiếc vỏ phuy 200 lít xẻ dọc, ngoài bện rơm hoặc cỏ, bên trong có thanh gỗ ngang để nhấc theo người. Một cây sào dài để kích nổ.

Chiến sĩ phá bom, đội mũ sắt, mặc giáp, cầm sào vừa đi vừa nhấc theo "công sự, tiến dần vào khu vực có bom vướng, dùng sào lay nhẹ sợi dây, khiến cho bom nổ. Sau đó núp kín trong công sự, chờ hết tiếng nổ, lại đi đến khu vực khác phá tiếp.

Tiến vào hiện trường với công sự di động, ném gói bộc phá vào vùng có bom vướng, kích nổ hàng loạt (gói bộc phá khoảng 50 g).

Rải sẵn những bó cây nhỏ trên nhiều hướng, mỗi bó đều có buộc dây, đầu kia của dây kéo xuống công sự. Sau khi máy bay Mỹ thả bom vướng, tổ phá bom thận trọng luồn vào công sự rồi kéo dây, rung cây để kích thích bom nổ hết.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Phá bom "răng rồng", mìn "sỏi”, mìn "túi":

Dựa vào phát hiện của đài quan sát và các tổ trinh sát, công binh mặc áo giáp, đi giày có bảo vệ, nhặt bom vứt xuống hố nước. Có thể dùng vồ đập phá, hoặc dùng xe tải lốp mới chạy đè lên cho nổ hết.

- Vô hiệu hóa bom "điện quang", bom "thông minh":

Mỹ không thể sử dụng bom điện quang ban đêm, vì đêm tối làm mất tác dụng của các thiết bị vô tuyến trên đầu bom. Công binh dần dần hiểu rõ chức năng, tác dụng và nhược điểm của nó, nên tìm nhiều cách chống lại: Hoặc làm biến dạng mục tiêu, hoặc tạo ra màn khói che mờ, hoặc dựng lên những mục tiêu giả...

Nghệ thuật ngụy trang mục tiêu thật và ngụy tạo mục tiêu giả như xe tải, đại bác... thì chiến sĩ Trường Sơn đã kế thừa nhiều kinh nghiệm từ thời đánh Pháp. Quả bom điện quang không tìm thấy mục tiêu đã định, cũng không quay trở lại được, đành “rơi bậy". Còn gặp mục tiêu giả thì bom rơi vào và nổ vô ích.

Bom thông minh nhất thiết phải được dẫn tới đích bằng "máng" tia lade. Mỗi quả bom đều có bộ phận điện tử cảm ứng tia lade dẫn đường. Khi phóng bom, trên không phận mục tiêu oanh kích phải có phi cơ tốc độ chậm, bay lượn vòng và phóng cái "máng" lade để đưa những trái bom tới đích.

Nhưng cao xạ Trường Sơn rất mạnh, không cho máy bay hướng dẫn được tự do lượn vòng. Đợi đúng vào lúc máy bay này thu hẹp đường vòng, các khẩu cao xạ đồng loạt "khạc lửa”. Chiếc phi cơ phóng tia lade phải vội vàng đổi hướng làm bom mất mục tiêu. Kinh nghiệm thực tế hàng trăm trận cho thấy hầu như không có viên phi công Mỹ nào dám liều lĩnh vào lưới đạn cao xạ. Do vậy, bom lade thực tế đã không có hiệu quả gì ở Trường Sơn.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Dùng các loại mồi để lừa đối phương

Arthur Dom men, phóng viên báo Los Angeles Times:

"Bắc Việt dùng mồi giả, đồng thời họ đặt ở đó tên lửa phòng không dày đặc, thế là hàng loạt máy bay sa vào bẫy."

Mồi giả có rất nhiều loại:

Có khi đó là những hình nộm chiến sĩ đang cầm súng thấp thoáng dưới các gốc cây, vừa đủ để máy bay thám báo "phát hiện". Thế là hàng loạt oanh tạc cơ được điều tới đánh phá. Pháo cao xạ đã chờ sẵn ở dưới rồi!

Có khi là một xe cảm tử bật đèn pha và phóng nhanh một đoạn để thu hút máy bay Mỹ lao vào săn đuổi. Trong khi đó cả đoàn xe lẳng lặng lăn bánh an toàn, còn chiếc xe cảm tử thì đột ngột lao vào nơi ẩn nấp đã chuẩn bị sẵn.

Có khi là những máy phát tín hiệu giả của xe tải tung tín hiệu vào không trung, chẳng mấy chốc máy bay Mỹ lao tới đánh phá. Tại đó không có chiếc xe tải nào, mà chỉ có các đơn vị phòng không nghênh tiếp và các đội thanh niên xung phong chuẩn bị dây thừng đi trói phi công Mỹ nhảy dù.

Những máy phát hiện nhiệt năng của động vật cũng đã nhiều lần bị đánh lừa: Thay cho những đoàn quân đi, là những đàn súc vật, lập tức máy gọi hàng đoàn máy bay đến oanh tạc

Những máy phát hiện mùi mồ hôi cũng bị đánh lừa bằng những lọ nước tiểu của cả người và gia súc được treo khắp trong một tuyến rừng "không trọng điểm", làm cho không quân Mỹ liên tiếp bị báo động rằng đang có hàng sư đoàn Việt cộng đi qua... Khi máy bay tới thả bom bi dày đặc thì cũng là lúc những đoàn quân đã vượt qua nguy hiểm theo những con đường khác rồi!
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Xử lý các dụng cụ thám báo

Những biện pháp chống đỡ.

+ Các máy cảm ứng thường có cấu tạo thêm một bộ phận tự hủy để chống tháo gỡ. Vậy trước tiên là phải làm liệt chi tiết này. Thao tác được nghiên cứu, học tập và phổ biến ngay.

+ Với loại có dù treo trên cây, nếu cao quá thì bắn hủy, nếu thấp thì hạ xuống, cũng làm như với loại trên.

+ Với loại cây nhiệt đới (ASID, ACOUSID): Cắt ngay cần ăng ten.

+ Đối với những thứ khó tháo gỡ thì đơn giản nhất là áp 200 g thuốc nổ vào (gói theo kiểu bộc phá) cho nổ cắt đôi khí tài là xong.

Những biện pháp lợi dụng để đánh trả:

Tiến thêm một bước nữa, những kỹ sư, công binh kỹ thuật giỏi còn có thể tận dụng được những linh kiện của các thiết bị điện tử Mỹ. Có trường hợp các chiến sĩ còn dùng chính phương tiện của Mỹ để lừa máy bay và sở chỉ huy Mỹ, làm chúng lạc đích, thậm chí đánh vào nhau.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Hàng ngàn tấn bom đổi một chiếc cassette cũ: Từ năm 1968, Mỹ bắt đầu rải những vật thám báo (sensor) xuống tuyến đường vận tải Tây Bình Trị Thiên và Nam Lào. Ban đầu các đoàn vận tải không biết vì lý do gì mà cứ xe nổ máy, chiến sĩ gọi nhau lên đường là có ngay máy bay tới bắn phá, ẩn nấp xong, lên đường, thì máy bay lại tới.

Ban đầu, ban chỉ huy nghi rằng có thám báo. Cho ngừng hành quân để lùng sục khắp vùng. Vẫn tuyệt nhiên không bắt được một tên biệt kích nào. Nhưng những chiến sĩ đi lùng sục trong rừng lại tìm thấy rất nhiều vật lạ. Giới kỹ thuật nhạy bén "ngửi" ngay thấy chuyện gì đó: Có thể đó là những tên “thám báo” điện tử? Nghiên cứu kỹ, thấy quả đúng như vậy.

Ngay sau đó, một binh trạm trưởng thuộc Binh trạm 34 tên là Nguyễn Khang đã này ra sáng kiến:

Dùng nó để lừa nó. Một kế hoạch đã được thực hiện gấp rút. "Vặt râu” tất cả các sensor để nó ngừng hoạt động. Sau đó mở bản đồ, chọn những hẻm núi không có người, không có đường sá, cho những sensor hoạt động. Binh trạm xin một chiếc đài cũ của ban chỉ huy, ghi tiếng xe chạy, máy nổ... và đưa tới một địa điểm hoang vắng gọi là hang Chó Sói ở phía Tây Trường Sơn.

Sau khi các sensor được cắm lại "râu” như cũ thì bật đài. Quả nhiên chỉ mươi, mười lăm phút sau, toàn bộ Tư Lệnh binh đoàn ngạc nhiên nghe thấy tiếng ù ù như tiếng xay lúa, đó là âm thanh quen thuộc khi có B.52 đến. Đúng là hàng đoàn B.52 tới rải bom liên tục ở hang Chó Sói?

Từ thành công đó, Nguyễn Khang lại đề nghị xin một chiếc đài nữa, ghi âm một xưởng máy đang hoạt động. Cũng làm như trên, và một địa điểm khác không người, gọi là Hẻm Cù Là, trên đỉnh núi Pagơnham, thuộc Tây Trường Sơn. B.52 lại tới. Sau đó bên Tình báo quân đội cho biết: Mỹ đã đưa tin: “Hôm trước đã đánh phá tan nát một đoàn xe lớn của Việt cộng. Hôm sau đã phát hiện một xưởng máy giũa Trường Sơn và đã biến nó thành cát bụi.”

Suốt 15 ngày sau đó, Trạm 34 lại dùng đài phối hợp với những sensor, hôm thì tiếng nói cười của các chiến sĩ Sư đoàn 35, hôm thì tiếng vận chuyển đại bác qua đèo ... Tổng cộng suốt 15 ngày, B.52 đều đến đánh phá vào khu vực không người. Mỗi lần đã có hàng ngàn tấn bom rải xuống, tiêu diệt được một chiếc cassette cũ kỹ...
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Với những kết quả rất hiệu nghiệm kể trên, hình như các chiến sĩ Đoàn 559 còn đi xa hơn nữa: Dùng Mỹ đánh Mỹ. Cũng theo phương pháp trên, những chiếc cassette được đặt bí mật vào sát các khu căn cứ của Mỹ. Và thật bất ngờ: cũng bị giội bom.

Việc này làm cho Bộ Chỉ huy Mỹ kinh hoàng, bối rối. Nhiều giả thiết được đặt ra. Mà theo logic rất Mỹ thì cái giả thiết được lưu ý nhất là: Tình báo Bắc Việt Nam đã có cách gì đó lọt được vào hệ thống mạng chỉ huy tối mật của quân đội Mỹ.

Họ đã đánh giá quá cao trình độ tin học của đối phương lúc đó. Họ không ngờ rằng thực ra đó chỉ là một sáng kiến rất Việt Nam của một anh tiểu đội trưởng tên là Nguyễn Khang, chỉ chuyên nghề binh trạm thôi, chứ không phải là chuyên gia xuất sắc gì về kỹ thuật informatic trong chỉ huy chiến trường..
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Điều thú vị nữa là cho đến tận bây giờ hình như cái logic rất Mỹ đó vẫn còn tiếp diễn trong đầu óc nhiều người Mỹ, trước hết là các cơ quan tình báo của Mỹ. Mới tháng 1 năm 2008 vừa qua, dư luận Mỹ lại một lần nữa xôn xao về việc CIA cho công bố những tài liệu đã được "giải mật", cho biết rằng phía Việt Nam đã lọt được vào hệ thống thông tin của Bộ Chỉ huy quân đội Mỹ để ra lệnh cho máy bay Mỹ ném bom vào các căn cứ Mỹ!

Cuốn Lịch sử Cơ quan tình báo tín hiệu Mỹ SIGINT (American Signals Inteligence) trong chiến tranh Việt Nam viết:

"Cơ quan An ninh Quốc gia vùa mới công bố những tài liệu cho thấy rằng trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, có một số lần những đơn vị tình báo của Bắc Việt Nam đã thành công trong việc thâm nhập các hệ thống thông tin của Liên quân, và từ phía bên trong hệ thống này họ đã kiểm soát được kênh chuyển tin. Nhưng đôi khi họ còn làm được nhiều hơn thế.

Đã có một vài lần những người cộng sản, bằng cách thông tin qua các mạng lưới sóng radio của Liên quân, đã có thể kêu gọi pháo binh và không quân của Liên quân tấn công vào những đơn vị của Hoa Kỳ."

Chuyện này vẫn đang làm cho dư luận Mỹ sửng sốt. Steven Aftergood, Giám đốc Cơ quan Khoa học Liên bang Mỹ FAS (Federation of American Scientists), nói với hãng tin AFP rằng: "Đó là điều mà tôi chưa bao giờ được nghe tới từ trước đến nay." (Washington (AFP). NSA Release Hislory of America SIGINT and the Vietnam War.)
 

DODuySon

Xe tăng
Biển số
OF-146281
Ngày cấp bằng
19/6/12
Số km
1,856
Động cơ
379,453 Mã lực
Cụ Lầm có thể cho chút thông tin lý lịch trích ngang của tướng Đinh Đức Thiện được k? truyền thông chỉ đề cập đến các vị tướng chỉ huy mặt trận như : Chu H Mân, Lê T Tấn, Văn T Dũng... mà rất ít nhắc đến những vị tướng chỉ huy hậu cần, vận tải ...thầm lặng đóng góp cho chiến thắng.
 

Cúc cù cu

Xe điện
Biển số
OF-162903
Ngày cấp bằng
24/10/12
Số km
2,471
Động cơ
370,614 Mã lực
Nơi ở
ngọn đa
Trong thời gian Lão Lầm chưa post tiếp, em xin hầu các cụ tiếp những vụ mà tình báo CIA cũng như các kế hoạch dùng hệ thống gián điệp của CIA chống phá lại con đường vận chuyển của mình tý cho xôm ạ
 

ranhroi

Xe đạp
Biển số
OF-193504
Ngày cấp bằng
11/5/13
Số km
24
Động cơ
328,440 Mã lực
2 bac cho e oanh dau de? doc dan nhe
 

Cúc cù cu

Xe điện
Biển số
OF-162903
Ngày cấp bằng
24/10/12
Số km
2,471
Động cơ
370,614 Mã lực
Nơi ở
ngọn đa
cuộc khủng khoảng ở Nam Việt Nam đối với chính phủ do Ngô Đình Diệm vào nửa đầu năm 1963 cùng với sự không hài lòng của tổng thống Mỹ lúc đất JFK đối với khả năng của CIA trong việc thực hiện những hoạt động bán quân sự có quy mô lớn chống lại Bắc Việt Nam đã khởi động tiến trình vạch kế hoạch dẫn đến việc mở rộng hoạt động bí mật của Washington ở Đông-Nam Á. Ngày 17-6-1963, Bộ chỉ huy quân sự Thái Bình Dương đệ trình bản thảo kế hoạch hoạt động lên Hội đồng tham mưu trưởng liên quân. Bản kế hoạch này đề xuất hàng loạt hoạt động ngầm sẽ được thực hiện để chống lại miền Bắc nằm trong một kế hoạch tổng thể mang tên Kế hoạch 34A - được biết đến với tên tiếng Anh là OPLAN34A. Mục đích hoạt động này là buộc chính phủ Bắc Việt phải giảm bớt, và khi có thể, chấm dứt sự hỗ trợ đối với hoạt động cách mạng ở miền Nam.
 

Cúc cù cu

Xe điện
Biển số
OF-162903
Ngày cấp bằng
24/10/12
Số km
2,471
Động cơ
370,614 Mã lực
Nơi ở
ngọn đa
Cùng với kết luận số 273 của Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ là kết quả của Hội nghị Honolulu. Bản kết luận cho phép gia tăng các hoạt động ngầm chống lại miền Bắc. Tổng thống Johnson phê duyệt kết luận này vào 26-10, chỉ 4 ngày sau khi Tổng thống JFK bị ám sát. Theo bản ghi nhớ của Roger Hilsman, trợ lý ngoại trưởng về Viễn Đông, kết luận này đã khởi động toàn bộ chương trình hoạt động. Một kế hoạch chung của CIA và MACV về việc tăng cường các hoạt động ngầm chống lại miền Bắc VN sẽ được hoàn thiện ở Sài Gòn và chuyển về Washington vào 20-12. Các hoạt động bán quân sự ở Nam Lào chống phá đường mòn Hồ Chí Minh của mình cũng được đưa vào kế hoạch này của Mỹ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top