[Funland] Người đàn ông nguy hiểm nhất nước Mỹ

Cúc cù cu

Xe điện
Biển số
OF-162903
Ngày cấp bằng
24/10/12
Số km
3,221
Động cơ
370,614 Mã lực
Nơi ở
ngọn đa
Có 5 loại hình tình báo được MacNamara thực hiện theo kế hoạch là:
- Thứ nhất liên quan đến việc thu thập tình báo về Bắc Việt Nam. Những tin tức này được thu thập thông qua việc cài cắm điệp viên và thông qua các biện pháp điện tử, thu tin và viễn thông.

- Thứ hai, hoạt động chiến tranh tâm lý nhằm vào cả hai mục tiêu là giới lãnh đạo và dân chúng Việt Nam để khai thác tối đa tác động và tạo ra sự chia rẽ. Theo chỉ đạo của Colby, CIA đã bắt đầu tiến hành một số hoạt động này vào năm 1963 và Kế hoạch 34A kiến nghị "tiếp tục các chương trình đã được CIA phê chuẩn" theo hướng "mở rộng các hoạt động này", bao gồm "việc hỗ trợ một phong trào chống đối (cả thật và giả)"

- Thứ ba liên quan đến súc ép chính trị. Dạng này bao gồm các hoạt động bán quân sự chuyên sâu được vạch ra để làm cho Miền Bắc VN ý thức được tính nghiêm trọng và giá phải trả cho sự tiếp tục dính líu vào Lào và Nam Việt Nam. Các hoạt động này bao gồm việc phá hoại các cơ sở kinh tế và an ninh quan trọng của Bắc Việt Nam. Nếu Hà Nội không bị thuyết phục thì sẽ có “các hành động trả đũa nặng nề hơn"

- Thứ tư trở lại vấn đề thúc đẩy việc hình thành một phong trào chống đối. Hoạt động này được coi là khía cạnh chủ chốt của kế hoạch được đề ra: Điều được mọi người thừa nhận là sự phát triển thành công của một phong trào chống đối ở Bắc Việt Nam với tư cách là một bộ phận không tách rời của Kế hoạch 34A có thể mang lại sức ép hữu hiệu đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, buộc chính phủ Bắc VN đánh giá lại và chấm dứt chính sách xâm lược của họ. Các nhà vạch kế hoạch của MACV và CIA cho rằng đây là chìa khoá của cả kế hoạch tổng thể. Thúc đẩy phong trào chống đối là cách để làm tăng "nhiệt độ” ở Bắc Việt Nam

- Thứ năm là hoạt động phá hoại thông qua việc tập kích đường không và đường biển cùng với hoạt động thám báo phối hợp với không kích nhằm vào Bắc Việt Nam.
 

Cúc cù cu

Xe điện
Biển số
OF-162903
Ngày cấp bằng
24/10/12
Số km
3,221
Động cơ
370,614 Mã lực
Nơi ở
ngọn đa
1, Đối với mạng lưới gián điệp - biệt kích và đánh lạc hướng mình được thực hiện theo hình thức:
- Từ 1964 đến 1969, bộ phận này được biết với mật danh OP34. Vào cuối 1967, nó có thêm hai nhiệm vụ nữa, đó là bay trinh sát và tham gia chương trình đánh lạc hướng. Dưới thời CIA, việc tung các toán biệt kích dài hạn vào Bắc Việt Nam là vô cùng khó khăn và phần lớn gặp thất bại. Washington đã không quy định rõ về nhiệm vụ của các toán này. Theo OPLAN34, nhiệm vụ của các toán biệt kích là thành lập tổ chức chống đối ở miền Bắc. Vì nhiệm vụ này chưa bao giờ được Washington chính thức cho phép nên họ được giao nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo, phá hoại, và chiến tranh tâm lý. Các toán biệt kích được chỉ thị phải tránh tiếp xúc với dân chúng trong khi thực thi các nhiệm vụ được giao. Năm 1966, một lần nữa nhiệm vụ lại thay đổi. Lần này trọng tâm là thu thập tin tức tình báo và thiết lập các mối quan hệ với dân, và nhiệm vụ thứ yếu là chiến tranh tâm lý và phá hoại. Sự thay đổi này được thể hiện trong bản kế hoạch 15 tháng, theo đó các toán gián điệp - biệt kích được cài cắm hoặc điều chỉnh vị trí để bám theo các tuyến đường chính nối với đường mòn Hồ Chí Minh ở Lào. (Cái này Mỹ đã thất bại, chính điều này các cụ cũng đã thấy phần nào khi xem phim Ván bài lật ngửa có nói qua phi vụ Mỹ thả dù cho biệt kích xuống Bắc VN)

- Không chỉ nhiệm vụ của các toán gián điệp-biệt kích dài hạn thường xuyên bị thay đổi do sự thiếu tin tưởng của mấy ông ở Lầu Năm Góc, mà bản thân từng điệp vụ cũng bị giám sát một cách hết sức chặt chẽ. Nhưng chính các toán đấy sau khi rơi xuống miền Bắc Vn thì đã bị công an mình vô hiệu hoá hết. Đến 1967, hoạt động của các toán biệt kích thất bại và nhiệm vụ của OP34 lại bị xem xét lại một lần nữa.

- Lý do cho sự xem xét lại này là: "người ta tin rằng với thời gian hoạt động ngắn và cơ động cao, các toán có khả năng tồn tại và đưa trở về cao hơn". Trên thực tế, việc xâm nhập và đưa các toán biệt kích trở về đã trở thành tiêu chí đánh giá thành công của điệp vụ. Trong năm 1968, thiếu tá George Gaspard là người chỉ huy hoạt động biệt kích ở Bắc Việt Nam. Trước khi nhận nhiệm vụ này, Gaspard đã từng được biệt phái sang CIA ở Triều Tiên với nhiệm vụ giúp phát triển chương trình chống xâm nhập cho cảnh sát Nam Triều Tiên. Đó là một công việc đầy thử thách vào thời điểm Bắc Triều Tiên đang cố tung một số lớn điệp viên vào miền Nam. Theo Gaspard, "chúng tôi đã giết 119 người... đó là vào năm 1967, chúng tôi không bắt được ai làm tù binh vì điều đó rất khó... họ không chịu đầu hàng. Lúc đấy Gaspard đã chuyển từ chống xâm nhập sang tổ chức các toán biệt kích xâm nhập vào miền Bắc. Mục tiêu Gaspard đặt ra cho các toán là: "đưa họ xâm nhập, đón họ trở về và thu được một số thông tin từ họ. Điều này quả là rất ý nghĩa khi mà tất cả 500 biệt kích mà CIA tung vào Bắc Việt Nam không có ai được đưa trở về Nam Việt Nam.

- Vào cuối năm 1967, OP34 được bổ sung nhiệm vụ đánh lạc hướng. Nhưng chính mỹ không biết là phần lớn các toán biệt kích cài cắm đã bị vô hiệu hoá và khống chế và phía mình đang tiến hành chống lại kế hoạch này bằng việc sử dụng các toán bị bắt làm gián điệp đôi. Căn cứ vào đấy mình không chỉ biết được các biện pháp nghiệp vụ và mục tiêu của kế hoạch này mà còn cung cấp các thông tin giả thông qua việc liên lạc vô tuyến điện. Chương trình đánh lạc hướng có mật danh là Forae hy vọng làm cho Bắc VN tin là mối đe doạ lật đổ từ bên trong còn lớn hơn nhiều so với những toán biệt kích đã bị bắt. Forae bao gồm 6 hoạt động được tướng Westmoreland phê chuẩn miệng ngày 14-3-1968. Như vậy, đến 1968, OP34 được chia ra làm ba bộ phận: OP34A, hoạt động gián điệp, OP34B, xâm nhập biệt kích và OP34C, hoạt động đánh lạc hướng là vì thế... Vụ này chính CIA đã bị mình vô hiệu từ khi bắt đầu thực hiện. Nhưng công đầu phải nói đến cụm tình báo chiến lược A22 của mình ở SG. Chắc các cụ biết đấy chính là cụ Vũ Ngọc Nhạ đấy
 
Chỉnh sửa cuối:

Cúc cù cu

Xe điện
Biển số
OF-162903
Ngày cấp bằng
24/10/12
Số km
3,221
Động cơ
370,614 Mã lực
Nơi ở
ngọn đa
2, Hoạt động ngầm trên biển

- Cũng được kế thừa từ CIA, trách nhiệm tiến hành nhiệm vụ này được giao cho nhóm hoạt động trên biển, hay OP37. Tháng Giêng 1964, Bộ phận cố vấn hải quân - tên bình phong của nhóm - được thành lập tại Đà Nẵng. Năm 1965, một bộ phận nhỏ có tên Nhóm nghiên cứu hàng hải được thành lập. Về cơ bản, nhóm này có chức năng tham mưu còn Bộ phận cố vấn hải quân là người tiến hành các hoạt động ngầm trên biển cụ thể.

- Tương tự như OP34, nhiệm vụ của OP37 thường xuyên thay đổi trong giai đoạn 1964-1969. Trong khoảng thời gian này, nhiều hoạt động khác nhau đã được tiến hành. Hoạt động ngầm trên biển bao gồm: các cuộc tập kích trên biển với sự yểm trợ của không quân như: phá hoại, bắt giữ cán bộ Bắc Việt Nam, dùng tàu nhanh bắn phá các mục tiêu trên bờ, ngăn chặn và phục kích các tàu vận tải của miền Bắc cho miền Nam, phân phát hàng chiến tranh tâm lý, bắt cóc công dân miền Bắc mà chủ yếu là ngư dân để phục vụ chương trình chiến tranh tâm lý, tung các toán gián điệp và biệt kích qua đường biển và thu thập tin tức tình báo ven biển.

- Nhiệm vụ của các điệp vụ trong từng giai đoạn phụ thuộc vào quyết định của Lầu Năm Góc. Ở tầm chính sách thường xuyên có sự xem xét lại và thay đổi nhiệm vụ của hoạt động trên biển. Sự kiện nổi tiếng của hoạt động này chính là sự kiện các tàu nhanh của OP37 dính líu vào sự kiện Vịnh Bắc Bộ 8-1964.

- Nhóm thám báo và lực lượng đặc biệt của hải quân (SEAL), bao gồm một đơn vị SEAL của hải quân và các nhân viên thám báo, đã huấn luyện các toán biệt kích Việt Nam về hoạt động ven biển dọc theo bờ biển miền Bắc. Nhóm này hỗ trợ và cố vấn cho các thuỷ thủ Việt Nam về chiến thuật, sử dụng vũ khí, xác định phương hướng và hoạt động trên các tàu tốc độ cao mang tên "Nasty". Những thuỷ thủ này chịu trách nhiệm trực tiếp tiến hành các hoạt động trong lãnh hải miền Bắc. Các nhân viên Mỹ không được phép tham gia bất kỳ hoạt động nào của OP37. Chỉ có nhân viên người Việt dưới sự điều hành của cơ quan an ninh bờ biển trực thuộc Tổng nha kỹ thuật chiến lược được phép Bắc tiến. Cơ quan an ninh bờ biển là đối tác Việt Nam của Nhóm cố vấn hải quân.
 
Chỉnh sửa cuối:

Cúc cù cu

Xe điện
Biển số
OF-162903
Ngày cấp bằng
24/10/12
Số km
3,221
Động cơ
370,614 Mã lực
Nơi ở
ngọn đa
3. Chiến tranh tâm lý

- Hoạt động này được gọi là tuyên truyền "đen" vì các thông tin và hoạt động được gán cho các nguồn thông tin không tồn tại hoặc bị bóp méo. Nói một cách khác, đối tượng nghe, trong trường hợp này là giới lãnh đạo và nhân dân của miền Bắc, sẽ cho rằng các nguồn thông tin đó không phải từ Hoa Kỳ mà là từ nơi khác. Thực chất món này Mỹ yếu nhất vì mới ti toe làm thôi, thua xa các nghệ thuật chiến tranh tâm lý của các nước đã từng thực hiện như TQ hay mình. CIA chỉ đạo các chiến dịch tuyên truyền chống các địa bàn bị từ chối thuộc khối Liên Xô, nhưng mục tiêu chiến lược của những hoạt động này không mấy khi rõ ràng.

- Theo chính sách của Mỹ thì ít nhất họ không được khuyến khích có hành vi bạo lực chống lại chính phủ của họ. Hay nói cách khác, thông qua đài phát thanh họ biết được sự thật nhưng sự thật đó không nhằm kích động họ có hành động giải phóng cho mình bằng bạo lực. Khi CIA tham gia chiến tranh tâm lý, giới quân sự chính thống lại xem nhẹ cái gọi là hoạt động tâm lý chiến này. Các chuyên gia hoạt động tâm lý chiến thường bị các sĩ quan chiến đấu coi thường. Lầu Năm Góc không coi chiến tranh tâm lý là một phần quan trọng trong chiến lược chiến tranh nói chung.

- Người thực hiện chương trình này là Herb Weisshart. Xuất phát từ kinh nghiệm bản thân khi hoạt động tại Triều Tiên và Trung Quốc, Weisshart triển khai một chương trình "tờ rơi, gói quà rải qua đường không, chương trình phát thanh tâm lý, những bước triển khai bước đầu của một phong trào chống đối giả mạo và hoạt động trên biển sử dụng các tàu nhỏ cho chiến tranh tâm lý. Theo Weisshart, chương trình của CIA nhằm vào giới lãnh đạo và dân chúng Bắc Việt Nam. Chương trình chiến tranh tâm lý của SOG cũng nhằm mục tiêu tương tự. Weisshart và trung tá Norbert Richardson chỉ đạo chương trình chiến tranh tâm lý này. Trước đó, Richardson được phân công đến làm việc tại bộ phận chiến tranh tâm lý của Trung tâm CIA Sài Gòn. Cuối mùa xuân 1964, Trung tá Martin Marden trở thành chỉ huy trưởng hoạt động tâm lý chiến. Nhưng ông Marden chỉ có chút ít kinh nghiệm về vấn đề này và những người dưới trướng của ông cũng tương tự như vậy. Họ có thể đã trải qua hoạt động đặc biệt nhưng chưa hề tham gia hoạt động chiến tranh tâm lý.

- Chiến tranh tâm lý chống lại Bắc Việt Nam bao gồm các hoạt động sau: Tạo ra trên danh nghĩa một phong trào chống đối có tên Gươm thiêng ái quốc với mục đích gây ra ấn tượng là có một phong trào chống đối đang hoạt động ở miền Bắc; và tiến hành tuyên truyền tâm lý đối với số ngư dân bị bắt tại đảo Thiên Đường. Khởi đầu từ năm 1965, hoạt động tuyên truyền tâm lý này có mục đích thuyết phục những công dân miền Bắc bị bắt cóc là phong trào Gươm thiêng ái quốc là có thật và đang hoạt động ở vùng giải phóng thuộc miền Bắc. Các hoạt động khác bao gồm: đài phát thanh, rải truyền đơn và quà tâm lý, các lá thư giả gửi cho cán bộ và công dân Bắc Việt Nam từ nước thứ ba; làm tiền giả, và đặt các loại bẫy nổ ở Lào.

- Kết quả thì loại hình này cũng bị thất bại và không thành công. Một người đã từng làm trong bộ phận này là đại uý John Harrell - Trung tâm chiến tranh đặc biệt tại Fort Bragg có nói lại : Hoàn toàn không có hoạt động huấn luyện nào từ Trung tâm chiến tranh đặc biệt... Chúng tôi hoàn toàn không có nhiệm vụ huấn luyện. Chúng tôi không có bài tập thực hành nào về công tác tuyên truyền". Harrell cũng không được huấn luyện về chiến tranh tâm lý. “Chúng tôi chưa bao giờ thực sự đi sâu vào vấn đề này. Họ giới thiệu cho chúng tôi về khái.niệm, một số kỹ thuật chiến tranh tâm lý và nghe một số ví dụ nhưng chúng tôi không hề được đào tạo thật sự về hoạt động này. Tôi không hề có khái niệm về những việc sẽ phải làm cũng như các loại tài liệu mà tôi phải xử lý ngoài những tài liệu mật. Tôi không biết chúng liên quan đến vấn đề gì. Harrell rơi vào vị thế lãnh đạo một bộ phận mà mình chỉ hiểu biết chút ít.
 

Cúc cù cu

Xe điện
Biển số
OF-162903
Ngày cấp bằng
24/10/12
Số km
3,221
Động cơ
370,614 Mã lực
Nơi ở
ngọn đa
Và phần 4 là Hoạt động ngầm chống lại đường mòn Hồ Chí Minh chính là phần mà lão Lầm đã nói ở trên cho các cụ nghe. Còn nhiều nữa, em nói sau. Trả lại cho lão lầm tiếp tục tý ạ :D
 

Cúc cù cu

Xe điện
Biển số
OF-162903
Ngày cấp bằng
24/10/12
Số km
3,221
Động cơ
370,614 Mã lực
Nơi ở
ngọn đa
Để thay đổi không khí, tặng các cụ mấy cái bản đồ mà Mỹ đã chụp và đo vẽ ở Việt Nam thời kỳ oánh nhau với mình tý cho đỡ nhàm :D
Đây là bản đồ chụp đường ranh giới ở sông bến hải năm 1957. Chính cái này dùng để thực hiện phân chia theo hiệp định hai miền đới
 

Cúc cù cu

Xe điện
Biển số
OF-162903
Ngày cấp bằng
24/10/12
Số km
3,221
Động cơ
370,614 Mã lực
Nơi ở
ngọn đa
Đồng Hới nơi có sân bay quân sự của Mỹ được chụp và đo vẽ năm 1968
 

Cúc cù cu

Xe điện
Biển số
OF-162903
Ngày cấp bằng
24/10/12
Số km
3,221
Động cơ
370,614 Mã lực
Nơi ở
ngọn đa
Căn cứ quân sự Chu Lai chụp và đo vẽ năm 1968
 

Cúc cù cu

Xe điện
Biển số
OF-162903
Ngày cấp bằng
24/10/12
Số km
3,221
Động cơ
370,614 Mã lực
Nơi ở
ngọn đa
Căn cứ quân sự Đà Nẵng - Chụp và đo vẽ năm 1969
 

Cúc cù cu

Xe điện
Biển số
OF-162903
Ngày cấp bằng
24/10/12
Số km
3,221
Động cơ
370,614 Mã lực
Nơi ở
ngọn đa
Căn cứ quân sự ở Quy Nhơn - Chụp và đo đạc năm 1968
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
18,165
Động cơ
697,036 Mã lực
Em thêm mấy phát ảnh giai đoạn "xoay chuyển" :D









 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

tn09

Xe máy
Biển số
OF-123118
Ngày cấp bằng
5/12/11
Số km
89
Động cơ
381,138 Mã lực
hóng tí cho zui thôi.:P
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top