[TT Hữu ích] Người đàn ông nguy hiểm nhất nước Mỹ

cwise

Xe lăn
Biển số
OF-94242
Ngày cấp bằng
6/5/11
Số km
10,291
Động cơ
486,460 Mã lực
nhìn ảnh các bác các chú ngày xưa đi chiến đấu thưong thật, toàn thanh niên trẻ măng, trang bị k có một cái gì,
 

phongquang

Xe tải
Biển số
OF-135420
Ngày cấp bằng
21/3/12
Số km
404
Động cơ
369,279 Mã lực
Nơi ở
Quê
nhìn ảnh các bác các chú ngày xưa đi chiến đấu thưong thật, toàn thanh niên trẻ măng, trang bị k có một cái gì,
Trang bị lý tưởng và ý chí đó cụ!
Cảm ơn 2 cụ đã mất công biên soạn cho bà con!
 

Picnic

Xe tải
Biển số
OF-116537
Ngày cấp bằng
12/10/11
Số km
444
Động cơ
389,350 Mã lực
Em trả lại thớt cho lão Chim để lão í tiếp vụ E.S và D.E
Cảm ơn thông tin cụ Lầm, giờ em mới biết có một khối lượng tiền usd lưu thông Bắc - Nam.
Cụ 3C tiếp tục anh Sờ nâu đần đi, em vẫn thắc mắc tại sao chú này lại làm thế, liệu vì tiền, ai đó ép hay thích nổi tiếng ?
 

Cúc cù cu

Xe điện
Biển số
OF-162903
Ngày cấp bằng
24/10/12
Số km
3,106
Động cơ
370,614 Mã lực
Nơi ở
ngọn đa
Cảm ơn thông tin cụ Lầm, giờ em mới biết có một khối lượng tiền usd lưu thông Bắc - Nam.
Cụ 3C tiếp tục anh Sờ nâu đần đi, em vẫn thắc mắc tại sao chú này lại làm thế, liệu vì tiền, ai đó ép hay thích nổi tiếng ?
Ok. Có gì tối mai m hầu cụ vụ này. Hn em hơi bận, mà cũng phải hóng gió tý xem có gì mới không... :D
 

Picnic

Xe tải
Biển số
OF-116537
Ngày cấp bằng
12/10/11
Số km
444
Động cơ
389,350 Mã lực
Trận Bầu Bàng: Đó là vào cuối năm 1965 đầu năm 1966...
Trong trận Bầu Bàng, bộ đội chủ lực Giải phóng đã đánh bại cả một sư đoàn bộ binh của Mỹ, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 2.000 lính Mỹ. Trung đoàn Bình Giã thuộc Sư đoàn 9 được trang bị đầy đủ, đã nhanh chóng diệt gọn một tiểu đoàn lính Mỹ thuộc lữ đoàn dù 173 ...
Đoạn này, tính "tuyên truyền" nhiều hơn tính lịch sử. Một trận đánh mà diệt hơn 2000 lính Mỹ thì chắc sẽ đi vào lịch sư thê giới, hơn cả đôr bô Normandi.
http://en.m.wikipedia.org/wiki/Battle_of_Ap_Bau_Bang_II
 
Chỉnh sửa cuối:

phopho

Xe buýt
Biển số
OF-81221
Ngày cấp bằng
27/12/10
Số km
673
Động cơ
419,271 Mã lực
Trang bị lý tưởng và ý chí đó cụ!
Cảm ơn 2 cụ đã mất công biên soạn cho bà con!
Thấy thương các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh quá. Ngay cả bây giò mấy triệu quân dân Bắc Triều Tiên cũng mang trong mình lý tưởng cháy bỏng và ý chí sắt đá sẵn sàng hy sinh mạng sống để giải phóng nhân dân Hàn Quốc khỏi ách cai trị của quân tai sai và đế quốc Mỹ xâm lược, thật đáng thương.
 

aladanh

Xe tăng
Biển số
OF-81397
Ngày cấp bằng
29/12/10
Số km
1,645
Động cơ
436,444 Mã lực
Riêng tàu 176 đã đi hai chuyến đều phải quay về (chuyến 28/05 và chuyến 25/07/1970). Đến chuyến đi thứ ba có 18 thủy thủ, do Thuyền trưởng Lê Xuân Ngọc và Chính trị viên Huỳnh Trung chỉ huy. Tàu lên đường ngày 11/11 vào hướng Cồn Lợi, Bến Tre. Đêm 21/11/1970, đụng tàu đối phương, tàu quyết định đâm thẳng vào tàu của Mỹ, đồng thời tất cả các cây súng đều nhả đạn, làm tàu Mỹ bị thương.

Tàu 176 lao nhanh vào bờ và đã lẻn được vào một con kênh. Nhưng tàu đối phương nã pháo tới tấp Thuyền trưởng quyết định cho thủy thủ lên bờ và hủy tàu. Phía thủy thủ tàu 176, 10 người hy sinh, thuyền trưởng Ngọc cụt một chân, số còn lại lẩn vào rừng và gặp được quân Giải phóng... Từ đó nhân dân ở đây đặt tên địa điểm này là Cồn Tàu ...
Chú Ngọc sau này được đô đốc Xuân tác thành, đứng ra lập gia đình và có thêm 2 anh con trai. Anh cả sau này được đi học tại học viện hải quân Nha trang, về tên lửa tàu ngầm (năm 1995) và tiếp nối truyền thống của bố. Chỗ chân cụt của chú thỉnh thoảng lại......chồi thêm xương ra ngoài nên vài năm phải đi cắt 1 lần. Chú mất cách đây cũng hơn chục năm rồi!
 

Matizcoi

Xe ba gác
Biển số
OF-30934
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
22,686
Động cơ
-333,029 Mã lực
Hơ, hình như chuyển đề tài rồi hở các cụ?
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Trong lúc chờ lão Chim hóng, nhân tiện vụ biệt kích và tài liệu đến hạn giải mật, em up tiếp quả "Vụ tập kích Sơn Tây"

CÁi này chắc chắn nhiều cụ đã biết, em chỉ xin tóm lược lại những nét chính + những tấm ảnh có liên quan

Vụ này tóm tắt như sau: Phi công Mỹ lái máy bay bắn phá miền Bắc bị bắn rơi và bắt sống nhiều. Những tin tức thu thâtpj được cho thấy Bắc Việt giam giữ những phi công này ở một trại giam gần Sơn Tây.

Người Mỹ đã lên kế hoạch công phu, tỉ mit, chi tiết, huy động nhiều phương tiện chiến tranh để giải cứu những phi công này

Họ đã dùng trực thăng chở biệt kích bay vào tận trại giam rồi hạ cánh mà không bị phát hiện.

Nhưng trại giam trống không. Cuộc hành quân đặc biệt kết thúc mà không phi công nào được cứu.

Nếu được so sánh, có thể nói vụ tập kích này có quy mô lớn hơn rất nhiều vụ tập kích và bùm chíu Bin Laden bên Pakistan :D

Sau đây, phần tóm lược bắt đầu :D :D :D
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Vụ tập kích Sơn Tây
Nhà xuất bản Công an nhân dân
Năm xuất bản: 1987
Người dịch: Lê Trọng Bình - Lâm Hải Hồ

Nguyên bản tiếng Anh: The Raid
Nhà xuất bản: Harper - Row Publishers
Tác giả: Benjamin F.Schemmer

Số hóa: Colorwind

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
TRẠI TÙ SƠN TÂY

Khi những tù binh Mỹ, đã nằm trong trại giam Sơn Tây, họ mới hiểu được rằng: bay trên bầu trời Bắc Việt không phải dễ dàng để kiếm sống, hàng trăm tù binh khác đã bị bắt rải rác đó đây, trên các địa phương miền Bắc Việt Nam, lần lượt đến cái thị xã nhỏ bé này.

Người tù binh Mỹ đầu tiên là trung úy hải quân Everett Alvarez, đã biết được thế nào là nhà tù Bắc Việt. Máy bay chiến đấu của anh ta là một trong hai chiếc bị bắn rơi ngày 5 tháng 8 năm 1964, sau khi ném bom cảng Hải Phòng, theo lệnh của Tổng thống Johnson, sau vụ Vịnh Bắc Bộ.

Cuộc chiến tranh không tuyên bố của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam bắt đầu. Những vụ ném bom ở miền Bắc cũng leo thang nhanh chóng, bình quân khoảng 70 lần chiếc máy bay đi oanh tạc trong một ngày, và vì vậy số máy bay bị bắn rơi cũng ngày càng nhiều, phi công Mỹ tiếp tục đi vào nhà tù. Cuối 1965 đã có 61 tù binh Mỹ “may mắn” được vào nhà tù Bắc Việt.

Trong năm 1966, mỗi ngày đã tăng lên 223 lượt chiếc máy bay đi ném bom miền Bắc. Những người Bắc Việt đã thiết lập và bố trí lực lượng phòng không mạnh nhất chưa từng thấy trên thế giới. Họ đã bắn rơi khá nhiều máy bay Mỹ, trung bình cứ 10 ngày có 8 chiếc bị bắn rơi. Trong năm đó, lại có thêm 86 phi công Mỹ được đưa về “khách sạn vỡ tim”. Đó là một bộ phận của khám Hỏa Lò, một nhà tù khổng lồ cũ kỹ của người Pháp ở Hà Nội, nơi mà Bắc Việt dùng nhốt những người mới bị bắt để thẩm vấn trong những tuần lễ đầu tiên.









 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Vào cuối năm 1967, những cuộc oanh tạc trên miền Bắc đã tăng lên 300 lần chiếc mỗi ngày, và hầu như hàng ngày, đều có máy bay Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng và trên phần đất eo dài như cán xoong của Việt Mặc dù những đội máy bay trực thăng Mỹ đã cố gắng tìm kiếm, cũng chỉ cứu được 13% những phi công bị bắn rơi trong khoảng thời gian đó. Những phi công rơi trên biển, giữa trạm "YAN-KY" trong vịnh Bắc Bộ và trạm "DI-XI" ngoài khơi miền Bắc của Việt Nam, hoặc rơi trên đất Nam Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia thì may mắn hơn, còn những phi công rơi trên đất Bắc, gần như mười phi công có tới chín bị trúng đạn chết, còn một bị bắt cầm tù.

Trong năm 1967, những cuộc không chiến trên miền Bắc xảy ra ngày càng dữ dội và tốn kém nhất. Ngày 31-10-1968, Tổng thống Johnson phải ra lệnh chấm dứt hoàn toàn cuộc ném bom miền Bắc. Thời gian này có thêm 143 máy bay bị bắn rơi, 56 tù binh được ném vào các nhà tù Bắc Việt. Rải rác đó đây còn có 917 người Mỹ khác bị mất tích trong lúc hành sự. Vào cuối năm 1968, tất cả đã có 927 phi công Mỹ chết và 356 người bị bắt làm tù binh. Những phi vụ trên miền Bắc lúc bấy giờ đã được hạn chế trong những chuyến bay trinh sát.

Những phi công Mỹ bị bắn rơi trên miền Bắc Việt Nam ở vào trạng thái rối loạn thần kinh nặng nề trước khi chạm đất. Trong những trường hợp thông thường, trên 90% phi công được phóng ra từ các máy bay của họ để xuống mặt đất an toàn, không bị thương, nhưng trên miền Bắc Việt Nam thì lại là chuyện khác. Bảy trong số mười phi công còn sống đã kể lại những điều gì xảy ra từ các máy bay, làm cho họ phải bị thương trầm trọng





 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
ắt buộc phải bay trên bầu trời đầy tia lửa đạn, đầy hỏa tiễn và súng cỡ nhỏ, phi công Mỹ bay đến mục tiêu mất một giờ, đôi khi phải hai giờ. Điều này làm cho họ vượt ra ngoài giới hạn an toàn đã định, mà phần nhiều máy bay của họ, bay với tốc độ 400 hải lý giờ hoặc nhanh hơn. Có khi phải bay với tốc độ siêu âm. Họ phải cố gắng chống trả xung lực từ bốn đến tám lần, thân thể của họ bị ép vào ghế, vào cạnh buồng lái và họ cố chống lại khi bị phóng ra.

Những chiếc ghế dùng để bật tung người ra không được chuẩn bị tốt lắm. Khi phi công ấn hay kéo tay phóng, anh ta tưởng chừng như bị một quả đạn pháo 37 ly bắn ra khỏi máy bay, cho đến lúc chiếc dù tự động mở ra, lúc đó anh ta mới được khoan khoái để lái chiếc dù chạm xuống mặt đất.

Nhưng điều đó lại không xảy ra như thế ở Bắc Việt, mà phần lớn những phi công khi thuật lại những nỗi khó khăn đến cực độ trong việc tìm vị trí, để khi bị phóng ra khỏi máy bay, bị quay cuồng trong không khí, tay chân khỏi bị lực siêu âm xé rời ra, rồi rơi xuống đất.

Những phi công Mỹ lái máy bay chiến đấu, được khóa lại bởi chiếc đai da để giữ họ trong ghế ngồi, nhưng phần lớn những phi công khi bay trên bầu trời Bắc Việt, họ đã tháo lỏng đai da, để ngả người ra phía sau ghế nhìn kính ra-đa khi bay vào mục tiêu, hoặc nhìn ngang để đề phòng máy bay MIG, và một khi họ bị trúng đạn, thì không đủ thời gian để sử dụng chiếc khoá nữa. Nhảy ra với tư thế này thường bị gãy tay và đầu gối bị chạm phải sườn buồng lái, hoặc bị chấn thương nặng khác. Họ đã oán giận những kỹ thuật viên Mỹ chưa có cách nào sáng chế ra được loại đai da buộc vai ấy tự động kéo thẳng lại khoảng nửa giây đồng hồ, trước khi bật tung người ra ngoài là đủ.



http://giaoduc.net.vn/Uploaded/quyhoi/2012_12_22/dien bien phu 10.jpg



 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Những phi công Mỹ trong lúc phóng ra, không hy vọng gì để thoát khỏi bị bắt; cho dù họ được phóng ra và xuống đất an toàn. Trên các vùng Bắc Việt họ thường bị bắt rất nhanh, vì họ là những người Mỹ cao to, rất trắng hoặc rất đen, nên dễ bị trông thấy trên một đất nước của 21 triệu người châu Á thấp nhỏ.

Người Bắc Việt quá lắm cũng chỉ mất ba tuần lễ để bắt một phi công Mỹ, khi bị bắn rơi đang tìm cách tẩu thoát. Một phi công hải quân đã quyết định không ra bờ biển mà đi vào rừng, hy vọng tìm một địa điểm CIA trên đất Lào, nhưng người Bắc Việt đã tìm thấy chiếc mũ và dùng chó để theo dấu vết của anh ta, thế là anh ta đã bị tóm. Có người đã chạy trốn trên quãng đường dài, nhưng cũng chỉ sau 12 ngày bị người Bắc Việt bắt được, đó là đại tá George E. Day 40 tuổi, là phi công lái chiếc F.100. Anh ta bị bắn rơi vào ngày 26-8-1967, tay phải bị gãy ba chỗ, đầu gối bị trẹo xương, nhưng anh ta đã cố gắng để vượt qua khu phi quân sự, lội qua những cánh đồng lúa, băng qua rừng rậm trong một thời gian khá lâu.

Thân thể các phi công bị gãy, bị ra máu nhiều trước khi chạm đất, nhưng cái kinh khủng nhất của họ là sự phẫn nộ đến cực độ của dân làng. Vì vậy những phi công bị bắt, bị dẫn đến “khách sạn vỡ tim” Hà Nội, thường bị nhổ nước bọt, bị la hét, v.v… đó là những điều sỉ nhục nhất đối với họ.

Sau những giai đoạn thẩm vấn đầu tiên họ đã phải khai họ tên, cấp bậc và số quân… và trước thái độ hòa nhã của những quân nhân Bắc Việt, họ đã lần lượt khai hết những điều hiểu biết của họ, rồi họ được ăn uống, nhưng thức ăn cũng chẳng có gì là thú vị, ngoài những canh bắp cải không có mùi vị gì.

Nhà tù Hỏa Lò mà những phi công Mỹ được vào đây, đã phong cho nó cái tên “khách sạn Hilton Hà Nội”, nơi mà cách đây 40 năm, người Pháp đã xây cất để giam giữ những người cộng sản cao cấp Việt Nam, bây giờ người Việt Nam lại dùng nơi này giam cầm những người chống đối họ, và những phi công Mỹ




 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
356 người Mỹ bị cầm tù năm 1970 được đưa đến Hỏa Lò là lúc họ đang ở cái tuổi thanh xuân của cuộc đời, trung bình là tuổi 32, người lớn tuổi nhất trong bọn họ là đại úy không quân và trung úy hải quân có vợ và hai con. Trong số này 85% đã bay trên 15 phi vụ vào miền Bắc, cho đến khi số phận của họ được quyết định.

Thiếu tá không quân Elmo Baker cũng được đưa đến Sơn Tây, đã bị tù hai năm ba tháng, khi bị bắn rơi ở chuyến bay thứ 61, trong trận ném bom Bắc Giang, cách Hà Nội 28 dặm về phía Bắc, nơi mà các phi công Mỹ được viếng thăm thường xuyên và tỏ ra thích thú. Baker 35 tuổi, người cao lớn, quê ở bang Kennet, đã đỗ cử nhân văn chương và tiến sỹ về điện trước lúc ông ta sang Việt Nam, lái chiếc F.105 và được phóng ra khỏi máy bay khi nó sắp nổ tung. Chiếc dù của ông ta vừa chạm đất, những người Bắc Việt hầu như đã chờ sẵn, các họng súng chĩa thẳng vào mặt ông ta. Ông ta không chút hy vọng gì để thoát thân, họ đã bắt ông và dùng trực thăng đưa về “khách sạn vỡ tim” Hà Nội. Ba tuần lễ sau ông ta được đưa đến bệnh viện Bạch Mai điều trị, ở đó được 30 ngày, rồi được “gửi” đến nơi triển lãm những phi công Mỹ để cho các phái đoàn hòa bình đến tham quan. Ông ta may mắn được gặp Tom Hayden, người cầm đầu đoàn khách hoạt động vì hoà bình vào ngày 11 tháng 11 năm 1967.

Người Bắc Việt đã nói cho phái đoàn này biết Baker bị gãy xương đùi và đã được chữa khỏi. Người bạn tù của Baker cũng bị bắn rơi và được “triển lãm” là đại úy Carrigan, anh ta cũng được đưa đi gặp một vài vị khách thuộc tổ chức “Phụ nữ đòi hòa bình”. Lúc đó anh ta đã tỏ ra hối hận về những tội lỗi của mình đối với dân Bắc Việt Nam.

Hai mươi bảy tháng sau khi bị bắn rơi, ngày 19-12-1969, Baker và Carrigan được chuyển đến Sơn Tây, họ đã thấy thiếu tá không quân Irby David Terrell, bị bắn rơi tháng 1-1968, ở một gian buồng bên cạnh. Họ không ngờ đến đây lại được gặp nhau nhanh hơn khi còn ở trong đơn vị không lực.



 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Trong buồng giam vuông vắn họ lắng nghe những tiếng rủ rì, sống động của những câu chuyện trao đổi với nhau bằng lối đánh Morse gõ vào tường. Họ đã dùng ám hiệu báo cho nhau: có hai người mới đến, trong đó có một người đầu hói. Bọn Baker thường liên lạc với nhau trong nhà giam bằng cách đứng sát vào tường, dùng khuỷu tay gõ vào tường báo động cho nhau biết ngừng hoạt động mỗi khi cán bộ bảo vệ đến gần. Vốn là một trí thức, thích nghiên cứu, Baker lại tìm ra lối thông tin mới như: cạo râu và cắt tóc là hai gõ - có nghĩa là tôi muốn truyền tin. Ông ta dùng ám hiệu thông báo: tôi là thiếu tá Baker với 11 người khác vừa từ “triển lãm” đến đây. Chúng ta đang ở đâu đây? Chỉ một lúc sau, đã nhận được tín hiệu: “Các anh đang ở trại Hy Vọng thị xã Sơn Tây”. Đột nhiên tín hiệu truyền tin ngừng bặt, do tiếng gõ vào tường báo rằng: bảo vệ đi kiểm tra. Trại Sơn Tây lại chìm trong im lặng.

Sáng ngày 11-12-1969. Baker và các bạn tù mới đến, được cán bộ trại cho biết: “Đây là trại tù lao động”. Thế là Baker được nhận một ống bằng thép để đập gạch cũ xây dựng nhà giam mới, vì nhà giam cũ không có đủ chỗ để chứa các phi công Mỹ ngày càng nhiều. Baker phấn khởi nghĩ rằng: “Họ đã cho mình một phương tiện truyền tin mới, tốt hơn. Nhất là được ở ngoài trời tắm nắng trong bầu không khí mát mẻ”.

Baker bắt đầu đập gạch với dụng ý dùng tín hiệu để truyền tin. Baker miêu tả cho các bạn biết về những tù nhân mới đến và các thông báo khác. Tưởng như Baker là người tù siêng năng, người bảo vệ lại chuyển đến cho y một đống gạch lớn nữa. Baker tiếp tục đánh đi một tin khác: “Thằng cha ấy không đọc được ám hiệu”. Baker nhận được tín hiệu báo trở lại, trại tù bắt đầu hoạt động. Ngày 24-5-1968 có 20 tù binh được chuyển từ khách sạn Hilton Hà Nội tới.

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Ngày 18-7-1968, trại tù tiếp nhận thêm 20 người. Nhóm cuối cùng có 15 người chuyển đến vào ngày 28-11-1968, đại úy Wes Schierman là một người trong nhóm cuối cùng đã bị giam trong ba tháng, bị bắn rơi ngày 28-8-1965.

Những phi công bị bắn rơi, đã được chuyển đi rất nhiều trại trước khi đến trại Sơn Tây nhỏ bé này. Sơn Tây không phải là một nơi sáng sủa, vui vẻ gì nhưng thường xuyên có ánh mặt trời rọi xuống. Trong ngày lễ tạ ơn Chúa năm 1968, những tù nhân ở đây đặt cho trại Sơn Tây cái tên là trại “Hy Vọng”. Khác với trại khác, ở đây họ có thể trông thấy nhau và nói chuyện với nhau, họ cho đó là một thế giới mới. Đời sống tù binh Mỹ ở Sơn Tây dễ chịu hơn, nhiều tù binh từ các trại khác được chuyển đến lại được gặp nhau.

Theo định kỳ, người Bắc Việt lại chuyển số tù binh cấp bậc cao đi nơi khác, không rõ họ có mưu kế gì. Điều này làm đảo lộn mọi sinh hoạt trong nhà tù Sơn Tây. Việc thông tin giữa các buồng giam với nhau cũng bị gián đoạn khá dài.

Cũng như tất cả sỹ quan cao cấp, Clower đã lập bảng danh sách những tù nhân và ghi nhớ trong trí óc tù nhân còn sống trên đất Bắc Việt Nam. Đến tháng 5-1970 đã có tất cả 370 tên, trong đó Baker đã nhớ được 357 người. Clower đã liên lạc với các buồng giam khuyến khích các bạn tù thu nhặt từng mẩu tin nhỏ có liên quan đến trại.

Các tù nhân ở Sơn Tây, có nhiều thì giờ ở bên ngoài hơn là ở trong trại vì do yêu cầu mở rộng khu trại. Họ sử dụng những tù binh Mỹ để xây cất nhà bếp, nhà ăn, đập gạch vụn để xây bức tường mới bên ngoài là “ổ nha phiến” và “quán bia” (những khu vực do tù binh đặt ra để nhớ và thông tin với nhau).



 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Mùa đông ở Sơn Tây thật là gay gắt đối với tù binh Mỹ. Trại tù lạnh và ẩm, rất ẩm ướt. Con kênh chảy qua bên ngoài tường khu trại, nước đã lên quá cao làm cho khu trại gần như bị lụt. Trại thiếu thốn mọi thứ. Qua những năm tháng bị giam cầm ở Sơn Tây, tù binh Mỹ chỉ nghĩ đến việc được về với gia đình. Họ biết việc trốn thoát là điều vô vọng. Do vị trí của trại nằm biệt lập giữa đồng ruộng nên họ nảy ra ý nghĩ “giải thoát” là biện pháp tốt nhất. Nhưng liệu có ai biết họ đang ở đây? Hầu như mỗi tuần đều có máy bay Mỹ bay trên bầu trời Bắc Việt chụp ảnh những cơ sở có tường bọc chung quanh. Nhưng khu trại Sơn Tây nhìn từ không trung xuống có thể giống như một nông trại, một khu đồn điền, hay là một trường học, nên các tù nhân bèn nghĩ ra một kế hoạch với hy vọng có thể báo cho những người nghiên cứu những bức ảnh chụp của máy bay trinh sát biết đó là trại giam tù binh Mỹ.

Tù binh được giao các việc lặt vặt ngoài sân trại, như: đào rãnh, đào giếng, chuyển đất đá, nhưng dưới sự canh phòng của những người bảo vệ. Những người bảo vệ không hề để ý rằng trong lúc làm việc, tù binh đã cố ý xếp đất đá mới đào lên theo những hình thức kỳ dị. Quần áo của họ phơi ngoài sân, cũng được tù binh nghĩ ra cách vắt lên dây thế nào cho thật kỳ lạ để cho các bức ảnh chụp của các máy bay biết được. Một hôm máy thu phát điện đặt sát tường bên ngoài khu trại bị hỏng, cán bộ trại không thể chữa được. Họ phải hỏi trong đám tù nhân có ai biết gì về máy điện không? Thật là một cơ hội tuyệt diệu, tạo cho họ có thêm tin tức tình báo bên ngoài khu trại. Tù nhân dùng tín hiệu xin ý kiến chỉ đạo của các sỹ quan tù cao cấp, lập tức họ được lệnh thi hành. Hai người tù được dẫn ra xem máy, họ đã quan sát kỹ chung quanh khu trại và trao đổi với nhau, có vẻ như thảo luận về cái gì của máy đã hỏng hóc. Và họ đã tạo ra được nhiều giờ để được ở ngoài, mà không muốn nói đến những cái hỏng hóc chính của máy. Người Bắc Việt không hiểu gì về máy móc nên các tù nhân có nhiều điều kiện để “thay phiên” nhau ra chữa máy, và lại được dịp quan sát bên ngoài nhiều hơn. Cứ như vậy nhiều tù nhân lại được gọi ra để chữa, và họ lại được dịp thực hiện những chỉ thị mới của những sỹ quan tù cấp cao Mỹ.

 
Thông tin thớt
Đang tải
Top