[Funland] Người đàn ông nguy hiểm nhất nước Mỹ

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Cứ 24 giờ vệ tinh Cosmos 355 của Liên Xô thường bay ngang qua căn cứ Eglin hai lần với độ cao khoảng 70 hải lý. Cũng với độ cao này, vệ tinh Big Bird (Đại điểu) của Hoa Kỳ có thể chụp những ảnh về địa hình ở Xi-bê-ri cho phép một chuyên viên không ảnh thiện nghệ có thể tìm thấy được ngay cả một căn chòi nào mới dựng lên ở giữa vùng này.

Các loại khảo sát điện tử hồng ngoại tuyến thậm chí có thể dò biết được căn chòi này được sử dụng bao nhiêu lần. Cứ mỗi lần là 13 ngày hoặc ít hơn, các chuyên viên phân tích tình báo đều biết rõ, các cuốn phim trong vệ tinh Cosmos được tháo ra và chuyển về trung tâm nghiên cứu để tìm dấu vết về những dấu hiệu biến đổi như thế.

Thường xuyên Liên Xô cho phóng đến hai vệ tinh vào quỹ đạo trong cùng một thời điểm nào đó, như vậy thì việc phát hiện ra mô hình trại giam Sơn Tây lại càng có thể xảy ra sớm hơn. Ngoài ra, một chiếc tàu kéo của Liên Xô đang hoạt động tại vịnh Mexico, rõ ràng là với mục đích thu thập tin tức tình báo qua hệ thống điện tử.

Như vậy thì không có cách gì có thể che giấu nổi màn lưới Ra-đa về việc có thêm nhiều chuyến máy bay tấp nập lên xuống tại bãi tập số 3 và việc huấn luyện không thể xúc tiến trong sự hoàn toàn im lặng của máy truyền tin mặc dù mật mã và làn sóng phát tuyến thường xuyên thay đổi.

Các chuyến máy bay lên xuống thực tập và các làn phát sóng truyền tin có thể gợi cho chiếc tàu kéo của Liên Xô một “dấu hiệu” khả nghi đủ để yêu cầu vệ tinh Cosmos 355, hoặc một vệ tinh đặc biệt khác được phóng lên quan sát thật kỹ bãi tập dã chiến số 3 tại căn cứ Eglin.

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Nhưng Simons không thể bắt tay vào việc huấn luyện người của ông ta về một cuộc tập kích ngay trong lòng đất Bắc Việt Nam với một loại “bản đồ thực tập” có sẵn tại căn cứ Fort Leavenworth.

Vì lẽ đó, các chuyên viên kế hoạch quyết định xây dựng một loại mô hình có thể tháo rời và cất giấu vào ban ngày được.

Có thể dùng loại gỗ 2x4 và vải bạt để dựng vách tường và doanh trại. Cổng chính, cửa lớn và cửa sổ thì có thể được sơn vẽ hoặc cắt hình ngay trên vải bạt. Như vậy thì trại giam Sơn Tây có thể “cuộn tròn” lại và cất giấu đi, các cọc gỗ 2x4 có thể được nhổ lên và các lỗ đất sâu dùng để cắm cọc sẽ được che đậy lại để không phơi dấu vết về chu vi trại giam. Các buổi tập dượt ban ngày sẽ được hạn chế theo chương trình mỗi ngày bốn tiếng đồng hồ vào các thời điểm mà vệ tinh Liên Xô không ở vào vị trí chụp được căn cứ.

Để che giấu sự thật, Simons sẽ mượn cớ nói với binh sĩ của ông ta rằng mô hình này là một cái “làng xã” nào đó mà họ sẽ tập kích vào. Nhưng ông ta muốn việc dựng mô hình phải thực hiện gấp cho xong. Ông ta đã tạm có đầy đủ tư liệu cần thiết để thi hành công tác.

Blackburn đã yêu cầu DIA cho thực hiện một chuyến bay trinh sát có chụp ảnh rõ ràng về toàn bộ khu vực mục tiêu. Việc này đã được cơ quan CIA lo giúp và hoàn tất vào tháng tám. Blackburn cũng đã liên hệ với Milt Zaslov ở cơ quan NSA, người lo phối hợp về việc yêu cầu cung cấp các loại tin tức thu thập bằng máy điện tử cho Lầu Năm Góc.

Cho đến thời gian này thì “hồ sơ mục tiêu” về Sơn Tây đã được đựng đầy trong nhiều tủ đứng có ngăn kéo. Trong đống hồ sơ này có cả một bộ bản đồ đặc biệt loại tỉ lệ lớn về toàn bộ khu vực mục tiêu, được in riêng chỉ có vài bản sao (tỷ lệ 1: 50.000 phân Anh); có nhiều tấm ảnh chụp lớn nhỏ khác nhau về vùng địa thế từ Sơn Tây đến sông Đà, 65 dặm về hướng Tây: nhiều tấm ảnh đặc biệt chụp rõ các ngả đường quanh co từ đất Lào vào vùng mục tiêu; và nhiều tấm ảnh khác về ngay chính khu vực mục tiêu, có hai tỉ lệ xích, mỗi ô vuông nhỏ trên tấm ảnh ngang với 100 và 200 mét vuông trên thực tế.

Uỷ ban kế hoạch biết rõ từng ngọn cây trong toàn khu trại Sơn Tây: và trong vòng vài ngày sau buổi họp thứ nhất tại Washington, 710 cọc gỗ bề dài 6 bộ, bề cạnh 2x4, và 1.500 yard vải bạt được chở đến bãi tập dã chiến số 3.

Tại một nơi nào đó trong căn cứ Eglin, nhiều loại cây to được đào gốc lên và trồng lại tại khu vực mô hình để tạo ra vẻ giống như các loại cây thật thực tế tại trại giam, mục tiêu để cho trực thăng thực tập bay ngang qua và đáp xuống ngay trong sân trại để cho toán tập kích của Simons hoạt động.

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Các chi tiết về tình báo cũng hết sức được quan tâm đến trên suốt đoạn đường bay dài từ đất Lào vào vùng mục tiêu và trở về. Uỷ ban kế hoạch được biết là các ảnh vừa do máy bay trinh sát SR-71 chụp được không có dấu vết gì về có đổi thay lớn tại khu kế cận mục tiêu, chỉ có một địa điểm huấn luyện báo động phòng không được phát hiện ở cách 3,3 dặm về hướng đông nam của trại giam, và có nhiều loại xe lớn nhỏ di chuyển về hướng nam và tây của vùng mục tiêu, số lượng xe cộ nhiều hơn thường lệ.

Các chuyên viên kế hoạch cũng được biết thêm một điều khác: các tấm không ảnh chụp được kể từ ngày 6 tháng 6 đến nay cho thấy dấu hiệu là trại tù Sơn Tây có vẻ “ít sinh hoạt” hơn thường lệ.

Một vài cuộc “máy bay oanh kích” của Mỹ đang được thực hiện một cách khác thường tại vùng phía Bắc Lào đến vùng hướng tây Sơn Tây trong suốt thời gian toán nghiên cứu kế hoạch của Blackburn đang thảo luận về dấu hiệu “giảm mật độ sinh hoạt” đã được phát hiện tại khu trại giam.

Sau này Manor có ghi chú trong bản báo cáo sau khi hoàn tất công tác đệ trình Bộ tổng tham mưu hỗn hợp rằng: “Nhiều nguồn tin tình báo khác đã giải thích rõ ràng về các dấu hiệu đổi thay mật độ sinh hoạt này”. Nhưng ông ta không nói rõ thêm ngay cả trong bản tài liệu tối mật, rằng: “nguồn tin tình báo khác” ấy là gì hoặc có thể người ta cũng không cho ông ta biết. Có thể chính ngay cả Manor và các chuyên viên kế hoạch khác về công tác Sơn Tây cũng không biết dấu hiệu này có nghĩa là trại tù Sơn Tây không những chỉ có vẻ “ít sinh hoạt” mà thôi, thật ra trại tù đã trống rỗng.

Có ý kiến cho rằng các tù binh, mà một vài người Mỹ đang cố gắng giải thoát khỏi trại tù Sơn Tây, đã bị di chuyển ra khỏi khu vực mục tiêu kể từ tháng bảy năm 1970 vì một trận lụt nhân tạo do một vài người Mỹ khác thực hiện quanh vùng kế cận bằng các chuyến bay tạo mưa lụt với hóa chất. Nhưng bởi vì chiến dịch Popeye và các hoạt động hữu quan được xếp vào loại công tác tối mật trong chiến tranh Việt Nam cho nên các chuyên viên kế hoạch về vụ Sơn Tây và những người tham gia vào chuyến đi tập kích, đều không biết gì về các sự kiện trên.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Chương trình thực hiện mưa nhân tạo được xúc tiến dưới nhiều mật danh khác nhau: “Chiến dịch Đồng hương”, rồi đến “Chiến dịch Trung gian”, đến khi các loại mật danh này bị “tiết lộ” thì dùng đến “Chiến dịch Popeye”- Toàn bộ chương trình này kéo dài từ tháng ba năm 1967 đến tháng bảy năm 1972, và không phải là một chương trình nhỏ bé.

Có tất cả 2.602 chuyến bay được xuất phát, gần bằng với số chuyến bay oanh tạc thả bom đã được thực hiện trên vùng trời Bắc Việt Nam trong suốt các năm 1970 và 1971. Mục đích của chương trình này là làm “tăng cường các trận mưa trong mùa gió mùa hàng năm”, sử dụng các loại hóa chất gồm có chất bạc và chì để tạo ra các đám mây lạnh. Với chương trình này, người ta hy vọng rằng sẽ làm chậm trễ các đường dây tiếp tế vào đường mòn Hồ Chí Minh, do mưa nhân tạo gây ra mặt đường lầy lội trơn trượt, sụp lở và cuốn trôi đi các đoạn cầu gỗ nhỏ bắc qua sông suối. Hơn nữa, vì Bắc Việt Nam thường dùng các dòng suối trên đất Lào, theo các nhánh chảy vào sông Cửu Long, để thả trôi vật liệu xuống miền Nam.

Thông thường đồ tiếp liệu được đựng trong các thùng gỗ tròn, nếu bị bom thì vẫn nổi lềnh bềnh, ngập xuống trồi lên cho nên một mục đích khác nữa của chương trình này là làm cho các dòng suối này ngập tràn nước, biến thành “thác lũ”. Lại có thêm một phần hoạt động tối mật hơn nữa nằm trong chương trình làm thay đổi thời tiết do CIA thực hiện ở miền Bắc nước Lào là cho đổ xuống hàng tấn hóa chất như loại “nhũ tương” trên các đường mòn và dọc theo các bờ sông, đã bị thấm ướt do mưa nhân tạo. Loại nhũ tương này làm cho các đường mòn trở nên không thể nào đi được, đầy rẫy đất cát trơn, sụt lở, còn các bờ sông thì bị sụt lở, gây ra lũ lụt.

Trong thời gian lệnh ngừng thả bom do Tổng thống Johnson chỉ thị vào ngày 1-11-1968, tất cả “các hoạt động hóa chất dọc theo biên giới Bắc Việt Nam đã chấm dứt không bao giờ tái diễn nữa”. Nhưng hoạt động ngang qua đất Lào vào ngay trên đất Lào, thì lại được tăng cường.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Tất cả những hoạt động hóa chất trong suốt năm 1969 đều được thực hiện ở Bắc Lào, tại một khu vực mục tiêu nhỏ cạnh biên giới Bắc Việt Nam. Khu vực này nằm ở hướng tây hoặc tây nam Hà Nội - và Sơn Tây.

Vào năm 1970 thì khu vực mục tiêu được mở rộng ra bao gồm luôn cả vùng đông nam Lào, khu vực hướng tây Hà Nội và Sơn Tây cũng được nới rộng gấp đôi. Nội trong năm đó, 277 lượt bay hoạt động đã được xuất phát, 8.312 “đơn vị hóa chất” đã được thả xuống. Đây là số lượng cao vào hàng thứ ba tính theo hàng năm trong suốt thời gian sáu năm mà chiến dịch Popeye hoạt động. Và hầu hết các công tác thả hóa chất này được thực hiện trong thời gian giữa tháng 8 và tháng 11.

Có phải các loại công tác này đã gây ra trận lụt ở Sơn Tây, hoặc làm ngập tràn thêm những trận lụt hàng năm thường xảy ra vào thời gian này tại vùng hướng tây ở Bắc Việt Nam, làm cho tù binh phải sơ tán đi chỗ khác hay không? Không hiểu vì lý do gì mà các số liệu liên hệ của hoạt động năm 1970 không còn được lưu giữ. Nhưng số liệu của năm 1971 thì vẫn còn, và trong hồ sơ tháng 6 năm này có ghi chú rõ là đã đo được mực nước mưa cao 16 phân Anh tại vùng núi đồi đất Lào, hướng tây và tây nam Sơn Tây.

Các chuyên viên phân tích dữ kiện tại Lầu Năm Góc đã tính ra rằng trong số mực nước dâng cao 16 phân Anh ấy, có 7 phân Anh là do chiến dịch Popeye gây ra. Có một điều đáng lưu ý là hầu hết các chuyến bay công tác năm 1971 đều được thực hiện tại vùng viễn nam đất Lào, trong khi đó thì đa số các chuyến bay của năm 1970 lại hướng trọng tâm mục tiêu vào miền Bắc, tại khu vực hướng tây và tây nam Sơn Tây.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Vào năm 1970, trời mưa như thác đổ tại vùng Bắc Lào vào Bắc Việt Nam.

Các chuyên viên khí tượng giỏi nhất trên thế giới cũng sẽ ấp úng không thể giải thích nổi tại sao trong cùng một vùng mà năm này thì mưa như trút nước còn năm sau thì lại ít mưa.

Nhưng nếu chính vì chiến dịch Popeye đã tạo ra nhiều trận mưa lũ mùa hè trên đất Lào và gây ra trận lụt tháng bảy tại khu vực trại giam Sơn Tây vào năm 1970 thì cũng chẳng mấy ai biết được điều đó. Bộ Quốc phòng phỏng định rằng, trong suốt sáu năm thực hiện các công tác hóa chất tạo mây mưa, chỉ có 1.400 viên chức được quyền biết về các hoạt động này.

Số người này bao gồm cả các phi hành đoàn và “nhân viên yểm trợ” đã thực hiện 2.602 chuyến bay liên hệ, và đã chuyển vận 47.409 “đơn vị hóa chất” lên các loại máy bay dùng cho chiến dịch Popeye. Có thể tính ra là mỗi năm chỉ có khoảng 230 người được tuyển chọn kỹ về an ninh để được quyền tham gia vào việc hoạch định, vận chuyển khiêng bốc hóa chất, và thực hiện độ 435 chuyến bay công tác.

Như vậy, Popeye là một chiến dịch “tối mật của tối mật”.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Trong bản danh sách thông báo, không thấy nêu tên cơ quan DIA. Lẽ ra thì phải có mới đúng, và như thế thì chính cơ quan DIA phải thông báo lại cho uỷ ban kế hoạch tập kích Sơn Tây được rõ. Nhưng trên thực tế thì ngay cả các viên chức quan trọng chuyên trách về nghiên cứu của DIA trong việc yểm trợ cho cuộc tập kích cũng không biết mảy may gì về chiến dịch Popeye.

Còn cơ quan CIA thì không phải lúc nào cũng thông báo cho Bộ tổng tham mưu hỗn hợp biết về các công việc họ làm tại vùng “lãnh thổ riêng biệt” của họ trên đất Lào.

Tình trạng này thật hết sức phức tạp và mơ hồ một cách cố tình gây ra nhiều câu hỏi thắc mắc trong công tác tập kích Sơn Tây.

Một vài viên chức cao cấp trong giới tình báo; vào khoảng tháng bảy hoặc đầu tháng tám có biết được sự kiện số tù binh ở Sơn Tây đã được di chuyển đi chỗ khác trước đó không? Có phải số tù binh này bị sơ tán vì trận lụt do hoạt động mưa nhân tạo của Mỹ gây ra không? Và nếu đúng như vậy thì việc các chuyên viên lập kế hoạch Sơn Tây đã không được thông báo cho biết trước về sự kiện tù binh đã bị sơ tán rồi có phải là do nguyên nhân các chuyên viên kế hoạch này không được phép biết đến chiến dịch Popeye? Một thời gian dài sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, các câu hỏi này mới được nêu ra.

Vào tháng tám năm 1970, các chuyên viên kế hoạch Sơn Tây chỉ biết có một điều là có dấu hiệu “giảm sinh hoạt” tại khu trại giam và trong các tuần lễ trước mắt, họ phải đương đầu với các điều kiện thời tiết bất thường. Chính Manor sau này đã viết trong bản báo cáo công tác rằng: “Đại khái trong hai tháng trước ngày tập kích một số lượng mưa bão gần bằng mưa bão trong năm năm qua đã đổ ập xuống Bắc Việt Nam, Nam Việt Nam và Lào”.

Khắp cả ba vùng này đã hứng chịu cảnh “thời tiết xấu nhất” kể từ bao năm qua. Như vậy thì việc chụp không ảnh để cung cấp nguồn tin tình báo mới nhất vào phút chót, sẽ là điều vô cùng khó khăn. Như vậy cũng có nghĩa là việc ấn định thời điểm cho công tác tập kích cũng sẽ khó khăn.

Phải chăng ta có thể nghĩ rằng một chiến dịch tối mật của Hoa Kỳ đã vô tình suýt làm nguy hại đến sinh mạng của số tù binh Mỹ ở Bắc Việt Nam lẫn cả tính mạng của binh sĩ và phi hành đoàn đang cố gắng lên đường đi giải cứu số tù binh ấy.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Không một nơi nào ở Bộ tham mưu chỉ huy không quân chiến lược Omaha Nebraska, hoặc bất kỳ nơi nào khác của SAC (Chỉ huy không quân chiến lược) được phép biết một điều gì về cuộc tập kích Sơn Tây. Mặc dầu vậy SAC vẫn phải cung cấp số lớn tin tình báo mà Manor và Simons cần. Các đội tiếp nhiên liệu của SAC, cũng như các đường giao thông tiếp vận của nó phải yểm trợ cuộc tập kích.

Trong khi nhóm làm kế hoạch của Blackburn tiếp tục những buổi họp từ ngày 10 đến 14 tháng 8 thì một toán máy bay trinh sát gồm 7 chiếc Buffalo Hunter được giao cho Manor sử dụng nhằm giúp nhóm người làm nhiệm vụ của ông kiểm tra được giờ chót tình hình ở trại Sơn Tây và tình hình chiến đấu của Bắc Việt. Ít ra nhiều nhiệm vụ ở độ cao của SR-71 cũng làm được một số việc, nhưng các nhà giải thích ảnh cần những không ảnh để kiểm soát kết quả của ảnh chụp theo tỷ lệ nhỏ từ những máy ảnh kỹ thuật có tiêu cự cực dài, chụp bao trùm một bề rộng 10 dặm trên mặt đất.

Các phi đội của SAC phải bay cho cả hai loại nhiệm vụ, nhưng không một ai ở Ohama hiểu tại sao. Các nhà giải thích ảnh của SAC cũng không được biết việc đó nhằm mục đích gì. Sau cuộc tập kích Manor có nhiệm vụ dặn “trong tương lai, nếu khi nào những vốn quý trinh sát của SAC được sử dụng thì một sĩ quan của Văn phòng trung tâm đòi hỏi tình báo trinh sát của SAC” phải thuyết trình về hoạt động này.

Ông ta tiếp tục giải thích rằng, kinh nghiệm cho thấy là gặp khó khăn trong việc phối hợp những yêu cầu trinh sát của JCTC (Nhóm nhiệm vụ hỗn hợp trường hợp bất ngờ) với Trung tâm trinh sát của SAC ở căn cứ không lực Offutt như việc không một nhân viên nào của SAC được phép biết hoạt động này. Một “sự hiểu biết cặn kẽ của những yêu cầu Manor đề nghị, sẽ giúp nhiều trong việc đạt được kết quả mong muốn”.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Còn một khó khăn khác. Do mưu kế đánh lừa của nền hành chính quân sự, SAC chịu trách nhiệm về tất cả việc trinh sát ở độ cao (Những vệ tinh, U-2 và SR-71) chỉ trừ một phần của kế hoạch trinh sát ở độ thấp của không lực SAC chịu trách nhiệm về những máy bay (RPV) điều khiển từ xa hoặc máy bay không người lái những chiếc Buffalo Hunter và các chuyến bay ở độ thấp không người lái cho những nhiệm vụ trinh sát Ở Bắc Việt Nam;

nhưng Bộ chỉ huy không lực chiến thuật (đặc biệt là không lực thứ 7 ở Sài Gòn) hoạch định nhiệm vụ bay có người lái ở độ thấp, thường thường là với máy bay RF-4 hoặc RF-101. Những trách nhiệm hỗn hợp bắt các nhà làm kế hoạch của Lầu Năm Góc thực hiện những sứ mệnh phức tạp và sôi động như vụ tập kích Sơn Tây. Nhất là khi mà văn phòng trinh sát của Bộ tham mưu hỗn hợp không thể nói cho SAC (chỉ huy không lực kỹ thuật) hay là không lực thứ 7 biết Lầu Năm Góc đang tìm kiếm gì hoặc khi nào phải đánh vào các mục tiêu được trinh sát đó.

Một phần của sự lộn xộn là cố tình để ngăn ngừa những sự tiết lộ, trong đó có một phần là do tình cờ. Nhưng tại tổng hành dinh của SAC một trung tá trẻ tên là John Dale thắc mắc với tư cách là chỉ huy trinh sát bằng máy bay cho SAC. Ông đã thực hiện nhiều nhiệm vụ bằng chiếc Buffalo Hunter trên một phần Bắc Việt Nam liền trong 2 năm mà không ai chú ý đến, và những chiếc máy bay trinh sát săn bắt của ông ta cũng không thu lượm được gì.

Bảy lần bị bắn trong khi bay từ giữa đầu tháng 9 đến cuối tháng 10 ít nhất có hai chiếc bị bắn rơi bởi những tay súng Bắc Việt Nam và 4 lần “thất bại kỹ thuật” do thời tiết gây ra. Mỉa mai thay một trong những máy bay đó, bay vào ngày 12 tháng 7 ngày mà hai ngày trước khi các tù binh Mỹ ở Sơn Tây bị di chuyển.

Hai trong những tù binh Mỹ đó là Elmo Baker và Larry Carrigan, đang ở ngoài sân của trại tù thì trông thấy máy bay bay đến gần. Họ mừng quýnh rồi vẫy tay để nói với thế giới bên ngoài: “Chúng tôi ở đây, chúng tôi đang ở đây”. Nhưng có điều không may, trong số 127 triệu tấm ảnh của Buffalo Hunter chụp trên Bắc Việt Nam mà giấy nay chứa đầy trong những hồ sơ của DIA lại không có được một bức ảnh nào của lần bay đó.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Lần chụp sau cùng của Buffalo Hunter là hoàn hảo. Người ta cho rằng nó mang về những bức ảnh chụp từ độ cao trên ngọn cây, gần sát trên những bức tường của nhà tù Sơn Tây, để cho thấy “tầm cao, màu sắc và những nét mặt” của mỗi người trong nhà tù Sơn Tây.

Những ảnh chụp tuyệt diệu đó do máy bay tính toán kỹ đã thực hiện quá sớm và chụp vào một khoảng chân trời cách xa trại tù. Khi ông giám đốc Bennett của DIA trông thấy ảnh, ông ta hồi tưởng lại “Tôi đã khóc suốt 2 ngày liền”. Bởi vì ông ta chỉ có thể nói theo trí tưởng tượng của mình rằng Sơn Tây có thể trống hoặc là đông đảo nông dân đi thăm ruộng lúa”.

Tập thể tình báo cho rằng nếu bay thêm những phi vụ gần trại tù có thể báo hiệu cuộc tập kích. Họ quyết định phải dựa vào sự “xâm nhập trên độ cao” đối với số ảnh còn lại. Những chiếc SR-71 sẽ cất cánh từ căn cứ không lực của Kadena, Okinawa nhưng phim chụp thì phải đưa nhanh về cho các nhà giải thích ảnh của DIA trong đội trinh sát kỹ thuật thứ 67 của SAC ở căn cứ không lực Yokota, Nhật Bản, rồi gửi về Washington để xem kỹ thêm.

Vì những người của DIA bổ nhiệm cho SAC không được phép biết vụ tập kích nên các nhà giải thích ảnh ở Yokota phải tìm kiếm những thay đổi trong hệ thống phòng không của Bắc Việt và những điều động quân sự trên con đường cắt rộng 10 dặm mà ảnh của SR-71 đã chụp được. Họ đã làm một công việc tốt. Như lời của một người trong bọn về sau nói lại: “Họ đã xác nhận được vị trí của mỗi một nòng súng trong khoảng 50 dặm cách xa nơi đó”.

Chỉ có những nhà giải thích ảnh của DIA bổ nhiệm thẳng cho nhóm Hỗn hợp hành động bất ngờ của Manor mới đọc thấy sự việc tiến triển như thế nào ở Sơn Tây. Nhưng không phải mọi việc đều đã dễ dàng. Bởi thời tiết bất thường ở phần đất Đông Nam Á vào giữa năm 1970 này, nên mục tiêu thường bị mây che phủ hoặc khuất trong những bóng đen nặng nề.

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Tại DIA Bennett và phụ tá của ông ta là Stewart quyết định rằng đến giờ phải áp dụng những “vốn quý” khác. Đó là cho xâm nhập một điệp viên CAS vào gần mục tiêu. Như cho một điệp viên nào đó có thể “đạp xe đạp” bên ngoài trại tù Sơn Tây đến đó làm như hỏng xe để quan sát vào bên trong cổng chính của trại tù, nghe ngóng có giọng nói của người Mỹ nào không?

Việc ngăn cấm xâm nhập vào và không cho tiếp tế trở lại đã được hủy bỏ phần nào do lệnh của Tổng thống Nixon. Bennett đi gặp Moorer về sự xâm nhập mà ông ta đề nghị, để trù tính thời gian cho chính xác, điệp viên có thể lọt vào và trở ra an toàn. Đô đốc Moorer đồng ý, ông ta ra lệnh cho Bennett kiểm soát lại với CIA và “điều tra xem có nên cho một toán CAS xâm nhập hay không? Và phải làm trên cơ sở hết sức kín đáo”.

Khi người ta hỏi: “Việc đó ra sao” thì Moorer cho biết: “Bị phản đối”. Ông ta giải thích: “Trong một nước và một xã hội bị đóng kín như Bắc Việt, thì một người dân da trắng nổi bật ra như là một mục tiêu dễ bị phát hiện, dễ bị để ý. Còn sử dụng một điệp viên người Việt Nam, thì chúng ta không thể tin được. Và như vậy thì kết quả là con số không. Rồi vì sự việc có thể dẫn tới khả năng người Bắc Việt Nam có thể đoán được vụ tập kích để bố trí phục kích”.

Được hỏi: “Ông có biết rằng đã có một toán CAS hoặc một điệp viên được đưa vào trước đây hay không” thì Moorer đáp sau khi dừng lại một lát: “Không, tôi không nghĩ rằng có một điệp viên nào đã vào đấy”.

Tuy nhiên, ông nói thêm: “Có thể có một toán ở bên Lào, nhưng mà toán đó chẳng cung cấp được một tin nào. Những hoạt động có tính chất như thế đang diễn ra ở biên giới Bắc Việt Nam, nhưng mà nó không đóng góp được gì cho vụ tập kích Sơn Tây cả, tôi nhớ như vậy”.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Tập dượt

Trong vụ tập kích Sơn Tây, những chiếc HH-53 sẽ bay từ 3 đến 4 tiếng đồng hồ để đến mục tiêu.

Nhưng không bay nhiều trên mặt nước, chỉ một ít sông ngòi và hồ ở Lào và Bắc Việt Nam, chỉ bay ba giờ rưỡi bay vòng những đồi và núi quanh co theo con đường mà DIA và NSA đã vạch ra để che giấu sự xâm nhập vào Sơn Tây, tránh qua những chốt ra-đa của Trung Quốc và Bắc Việt Nam đã được biết vị trí. Mỗi một lần quanh co phải được tính toán kỹ thời gian để làm sai những khoảng cách phát hiện của ăng-ten ra-đa Việt Nam.

Việc huấn luyện những chuyến bay ở Eglin mất nhiều thì giờ nhưng không buồn tẻ. Một vài trong những chuyến bay tập đó đúng là sởn gai ốc, thí dụ những chiếc C-130, hoạt động với hết khả năng của nó như các kỹ sư hàng không vẫn gọi là tiến sát đến cái chết. Ba chiếc C-130 sẽ tham gia vào cuộc tập kích. Một chiếc loại giải cứu HC-130 sẽ tham dự ở những giai đoạn đầu của chuyến bay và tiếp nhiên liệu cho các trực thăng trên không ở đất Lào.

Hai chiếc C-130 khác được trang bị đặc biệt, với khí cụ bay mới và hệ thống hồng ngoại dò tìm (chưa hề sử dụng trước đây) thích hợp nhằm chống lại những “ổ tình báo” ở mỗi điểm quanh co dọc theo những con đường dẫn đến mục tiêu.

Một trong những chiếc C-130 đó sẽ cầm đầu hướng dẫn lực lượng tập kích gồm 5 chiếc HH-53 và thêm một chiếc HH-3 hoặc UH-1 để thả pháo sáng xuống trại tù. Chiếc C-130 thứ hai sẽ hướng dẫn chiếc A-1, lực lượng oanh tạc yểm trợ bay xuyên qua được mạng lưới ra-đa của Bắc Việt.

Đội bay của hai chiếc C-130 phải luyện tập chính xác các vai trò xoay trở và bay thành đội hình, khi gặp trường hợp một trong hai chiếc bị bắn rơi hoặc bị hỏng hóc máy móc dọc đường mà phải ở lại. Đó không phải là một khả năng không thể xảy ra, nhưng cũng không phải là một trong những vấn đề hiếm có.

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Thiếu tá L.Franklin thuộc phi đội hoạt động đặc biệt thứ 7 của không lực và trung tá P.Blosch thuộc phân độ 2 phi đội hoạt động đặc biệt thứ nhất, đã từng bay một số phi vụ C-130 nhưng chẳng có phi vụ nào giống như những phi vụ này. Tốc độ thường của một C-130 bay ở độ thấp là khoảng 250 hải lý.

Blosch và Franklin giờ đây đang tìm cách bay với tốc độ 105 hải lý và gần như đã không điều khiển được máy bay, vì gần mất hết tốc lực. Họ phải bay chậm như vậy bởi vì một trong hai chiếc HH-3 và UH-1 sẽ đổ quân tiến công xuống bên trong những bức tường của trại tù. Hai chiếc này cũng không đủ sức để mang đủ máy móc của chính nó dùng để bay cho chính xác và phải chở thêm đội đột kích.

Còn chiếc trực thăng to hơn thì lại không thể sử dụng được, vì khoảng trống bên trong khu trại Sơn Tây quá hẹp. Những chiếc “trực thăng mẹ” C-130 giống như là những con chó trinh sát cho chuyến bay đường dài vào Sơn Tây: cả hai trực thăng HH-3 và UH-1 đều không đủ sức thực hiện sứ mệnh mà nó phải bay, nó vừa đủ bám sát sau các cánh của những chiếc máy bay, giống như các tay lái xe đua vẫn chạy theo sau những chiếc xe đua phía trước trong những vòng đầu để tiết kiệm nhiên liệu và có thêm tốc độ.

Thật là điên rồ. Muốn lái một loại máy bay C-130 với tầm thấp như vậy thì Blosch và Franklin phải dùng 70% độ vòng quay tốc lực của chong chóng, điều mà họ chỉ áp dụng trong trường hợp hạ cánh mà thôi. Bay chậm như vậy thì tất cả 4 động cơ phải phối hợp với nhau một cách hoàn hảo.

Nếu một trong những động cơ này không hoạt động thì các đặc điểm về việc vận hành của máy bay C-130 trở nên kém hiệu lực. Và lẽ tất nhiên phi công không thể nhảy dù một cách an toàn được vì quá thấp. Blosch và Franklin chỉ có thể kéo cần điều khiển tốc lực vừa kịp để tăng lên 140 hải lý, và trong suốt 3 giờ rưỡi bay đến với việc điều chỉnh 70% vòng quay như đã nói ở trên thì chiếc C-130 không ổn định và không thể dùng hệ thống tự động để điều khiển.
 

Picnic

Xe tải
Biển số
OF-116537
Ngày cấp bằng
12/10/11
Số km
376
Động cơ
389,350 Mã lực
Vụ Sơn Tây của cụ L. và 5 tuyến đường mòn hay thật.
Hình như trong chuyến đi của CT nước, kô chỉ có mỗi lá thư của Bác đc trao đổi mà còn nhiều hồ sơ khác = Niềm tin chiến lược Việt-Mỹ :)
 

metalins

Xe tăng
Biển số
OF-69519
Ngày cấp bằng
30/7/10
Số km
1,720
Động cơ
445,299 Mã lực
Cụ nào thích classic rock thì nghe mấy bài thời phản chiến. Thập kỷ 50-60 là thời kỳ hoàng kim của nước Mỹ cũng như của cả nhân loại kể cả về kinh tế, văn hóa, nghệ thuật... ngoại trừ điều tồi tệ cho thế giới là chiến tranh lạnh giữa 2 phe với tiêu biểu là sự khốc liệt của chiến tranh Việt Nam.

[video=youtube;dpWEv9Q0XQ4]http://www.youtube.com/watch?v=dpWEv9Q0XQ4[/video]

[video=youtube;InRDF_0lfHk]http://www.youtube.com/watch?v=InRDF_0lfHk[/video]

@cụ Lầm: Em nghĩ tiêu đề thớt ko còn phù hợp nữa. Nên đổi thành "Những câu chuyện Việt-Mỹ trong quá khứ và tương lai"
 

thngaylangthang

Xe ngựa
Biển số
OF-130800
Ngày cấp bằng
14/2/12
Số km
25,192
Động cơ
1,653,488 Mã lực
Nơi ở
Đó đây, langthang
E cũng xếp hàng để đọc
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Hơn nữa, Blosch và Franklin cũng hiểu rằng “cần phải rất thận trọng trong việc thay đổi tốc lực hoặc lái các đường bay ngoằn ngoèo” giữ cho được thăng bằng trong khi hạ cánh với điều kiện kỹ thuật này là một sự nguy hiểm.

Nếu dùng quá tốc lực một cách đột ngột thì hoặc là máy bay sẽ mất thăng bằng hoặc là làm cho nó lao nhanh xuống đất. Với tốc độ 105 hải lý chiếc C-130 cũng không có thể phản ứng kịp để bay lên cao một cách an toàn khi máy ra-đa báo có chướng ngại vật ở phía trước.

Trong khi đó thì đường bay đến mục tiêu phải bay qua vùng Bắc Thái Lan, Lào và vùng phía tây của Bắc Việt Nam lại đòi hỏi phải thực hiện nhiều đoạn bay quanh co lên xuống. Riêng có việc điều khiển này thôi cũng đã tỏ ra quá phức tạp, đến nỗi Manor đã quyết định bổ sung thêm một người lái thứ 3 vào phi hành đoàn của chiếc C-130 vào giữa giai đoạn của chương trình huấn luyện.

Viên phi công của chiếc C-130 còn nhiều việc rắc rối khác phải đối phó. Như khi đến mục tiêu phải thả pháo sáng để rọi khu doanh trại và sau đó thả pháo khói để đánh lạc hướng, làm rối loạn hàng ngũ và lung lạc tinh thần các toán canh gác Bắc Việt Nam. Nhưng trong giai đoạn huấn luyện bay thử thì một vài pháo sáng do Franklin thả xuống bị tịt ngòi.

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Cuộc tập bay càng trở nên phức tạp, khó khăn khi các trực thăng, C-130 và A-1 bắt đầu tham gia tập dượt chung. Những máy bay A-1 với đầy đủ bom, hỏa tiễn và xăng dầu, phải bay với tốc độ khoảng 145 hải lý để giữ thăng bằng, và cần phải có một chiếc C-130 bay kèm để hướng dẫn chúng đến mục tiêu.

Chiến thuật bay vòng và bay theo hình chữ S đã được nghiên cứu kỹ để những chiếc máy bay bay với tốc độ 105 hải lý vẫn có thể liên lạc được với những chiếc máy bay với tốc độ 145 hải lý. Như vậy, nếu có trường hợp một chiếc C-130 nào bị bắn rơi hoặc bị hỏng hóc thì những chiếc trực thăng hoặc các chiếc A-1 còn lại vẫn có thể tiếp tục hướng dẫn những chiếc C-130 E khác đến mục tiêu.

Toàn thể phi hành đoàn đã tập dượt cách bay ngoằn ngèo lên xuống vào ban đêm với tầm cao sát ngọn cây, trên vùng đất lởm chởm của miền Bắc tiểu bang Georgia và dãy núi Great Smoky dưới ánh trăng lờ mờ. Để dưới đất không phát hiện được, phi công phải cố gắng giữ cho đội hình bay sát nhau nhờ ánh đèn mờ của buồng lái, chứ không sử dụng đèn báo hiệu ngoài cánh để giữ khoảng cách khi bay trong ban đêm.

Phi công sử dụng ống nhòm điện tử có gắn mắt kính trông thấy được tầm thấp trong bóng đêm, nhưng ánh đèn mờ trong buồng lái lại làm cho việc sử dụng loại ống nhòm này ít hữu hiệu. Tuy nhiên, trong buồng máy bay phía sau, các chuyên viên cơ khí và các xạ thủ vẫn có thể dùng những ống nhóm này để theo dõi các máy bay bay phía sau.

Tất cả các đường bay này đều phải thực hiện trong sự im lặng (không mở máy vô tuyến liên lạc). Và vì thời tiết trên đất Lào và Bắc Việt Nam rất bất thường cho nên họ phải tập dượt bắt liên lạc với nhau thường xuyên khi bay qua các đám mây hoặc sương mù che kín mặt đất Trong suốt chương trình huấn luyện này các phi hành đoàn của Manor đã phải tập dượt 1017 giờ bay để sẵn sàng cho việc thi hành tập kích Sơn Tây.

Họ không để xảy ra một tai nạn nào trong 368 phi vụ trong những điều kiện khắt khe nêu trên. Tất cả đều được hưởng tiền phụ cấp giờ bay. Vào trung tuần tháng 9, họ đã sẵn sàng phối hợp với lực lượng của Simons để cùng tham gia giai đoạn huấn luyện hỗn hợp, tập dượt các cuộc đột kích ban đêm vào mục tiêu “cái làng kia” ở gần bãi tập dã chiến số 3.

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Trong khi các phi công của Manor toát mồ hôi, rồi lại bị lạnh cóng trên bầu trời thì những lính tình nguyện của Simons lại đổ mồ hôi trên xạ trường C-2 tại căn cứ Eglin. Tất cả 103 người tình nguyện đều là loại “lính mũ nồi xanh” có kinh nghiệm, được lựa chọn theo sức vóc và thể lực của họ.

Nhưng khi họ đến căn cứ Eglin thì Simons và Sydnor lại bắt đầu “uốn nắn thêm” vào thứ tư ngày 9 tháng 9, suốt trong một giờ trước bữa điểm tâm trong ngày huấn luyện đầu tiên. Simons bắt đầu hướng dẫn toán tình nguyện tập thể dục. Đầu tiên ôn lại sáu bài thao diễn cơ bản số 1. Hít đất 12 lần mỗi ngày mà bất cứ cựu quân nhân nào cũng còn nhớ rõ và tiếp theo là chạy 2 dặm đường dài.

Ngày hôm ấy họ chạy 3 phút, đi bộ một phút, rồi chạy lại. Chương trình tập luyện ngày càng tăng lên, và họ lại hít đất 8 lượt, mỗi lượt 12 lần, và chạy 2 dặm không nghỉ. Trong tuần lễ đầu chương trình huấn luyện được coi như là “xả hơi”, mỗi ngày 7 giờ học về xạ kích, hệ thống truyền tin và tập luyện liên lạc, định hướng máy bay trực thăng, phá hoại, tuần tiễu cộng thêm thực tập về vượt ngục và kiếm sống. Và mỗi ngày nếu chương trình tập luyện chấm dứt trước giờ ấn định thì lại tập thêm về điền kinh.

Tối ngày 17 tháng 9 bắt đầu huấn luyện ban đêm, xạ kích và nhận định mục tiêu trong bóng tối. Cả hai chương trình này được thực hiện dưới đất và từ trên máy bay trực thăng. Sydnor và Meadows lúc nào cũng ở bên cạnh từng xạ thủ để hướng dẫn bắn trúng vào tiêu điểm của mục tiêu với số điểm tối đa mục tiêu này là chòi canh hướng tây bắc và cổng chính của trại giam.

Chương trình huấn luyện khác được thực tập từ việc di động việt dã, kiểm soát làng xã, lục soát nhà cửa, phá hoại chướng ngại, và thu dọn mục tiêu cho đến việc tiếp thu các bài học cứu thương do bác sĩ Cataldo dạy về cách băng bó các vết thương nơi trận địa, chống hoảng loạn, gãy tay chân và chích thuốc an thần. Nhiều giờ được dành thêm cho việc huấn luyện đột kích

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Meadows chỉ dẫn cho toán tình nguyện từng bước một bắt đầu bằng cách ra dấu hiệu bằng tay:

- Ngón tay cái chỉ xuống: Nguy hiểm - có kẻ địch hoặc tình hình không tốt - chuẩn bị vũ khí để bắn.
- Ngón tay cái chỉ xuống kèm theo hai ngón di động và chỉ hướng phía trước: kẻ địch đang ở hướng đó.
- Bàn tay nắm lại, từ bụng đưa thẳng cánh tay ra trước: coi chừng bị phục kích - tránh xa và chuẩn bị nổ súng.
- Bàn tay quay vòng trên đầu với một ngón tay chỉ thẳng lên trời: Thành lập ngay vòng đội hình phòng vệ.
- Ngón tay cái chỉ lên: Được rồi - tình hình an toàn - chuẩn bị tiến lên.

Bài tập của Meadows gồm có 8 trang về thực tập các dấu hiệu nêu trên. Một phần huấn luyện bổ sung gồm có: Việc thực tập bắn các loại pháo hiệu đủ màu khác nhau để gọi máy bay trực thăng trong trường hợp khẩn cấp, việc sử dụng hỏa châu để đánh dấu địa điểm đổ bộ và các thủ tục đặc biệt về truyền tin dùng cho toán tấn công khi đã đáp xuống đất để liên lạc với nhau và để gọi máy bay đến pháo kích khi cần thiết.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top