[Funland] Người đàn ông nguy hiểm nhất nước Mỹ

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Hàng rào Mcnamara

Trước hết phải kể đến hệ thống hàng rào mệnh danh là "hàng rào điện tử Mcnamara" (Mcnamara Line), còn gọi là "Chiến luỹ Maginot Phương Đông" (lấy tên một chiến luỹ nổi tiếng về sự kiên cố trên biên giới Pháp - Đức được xây dựng năm 1930-32).

Hàng rào này là phát minh của Roger Fisher, giáo sư Đại học Harvard. Sau đó phát minh này chính Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mcnamara giao cho Học viện Phân tích Quân sự (Institute for Defense Analysis) thiết kế, do Trung tướng Alffred Starbird chỉ đạo thi công và đưa vào hoạt động từ tháng 9 năm 1966.

Toàn tuyến hàng rào này dài 100 km, dọc theo giới tuyến quân sự Bắc - Nam, gồm hệ thống dây thép gai dày đặc, sử dụng 20 triệu "mìn sỏi (gravel mines), 25 triệu bom "bươm bướm" (button bomblets), 10 ngàn bom CBU-26B, cùng nhiều loại "mìn thông minh" và các "con rệp" (sensor) cảm nhận từ trường, mùi người, mùi xăng, tiếng động, vật di chuyển... phối thuộc nó là những đồn bốt liên hoàn, hệ thống các sân bay dã chiến có thể cất cánh và oanh tạc sau 10-15 phút từ khi nhận được tín hiệu.







 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Trong thời gian đầu, Hàng rào Mcnamara đã gây không ít khó khăn cho việc vận chuyển. Trước những phương tiện kỹ thuật hiện đại và quá mới mẻ đối với người Việt Nam, Đoàn 559 đã ít nhiều lúng túng. Nguyên nhân của sự lúng túng đó là: Tuy lực lượng đã huy động tới mức tối đa, tới cấp quân khu, nhưng chưa tìm được hình thức tổ chức hữu hiệu, chưa định hình được tư tưởng tác chiến và những giải pháp chiến thuật thích ứng.

Sự lúng túng kéo dài đến năm 1966. Phải từ năm 1967 trở đi bộ đội Trường Sơn mới từng bước giành thế chủ động, phân công và phối hợp tốt ba nhiệm vụ lớn: Mở đường, vận chuyển và chiến đấu chống trả. Qua thực tế chiến đấu, bộ đội Trường Sơn đã phát hiện ra hàng loạt nhược điểm của hàng rào Mcnamara. Từ đó đã tìm ra những giải pháp đối phó thông minh, nhạy bén. Cũng từ đây, sự lúng túng và bất lực lại dần dần chuyển qua phía Mỹ.

Từ sau cuộc Tổng tiến công (đầu năm 1968), các nhà chiến lược Mỹ thấy rằng phòng tuyến Mcnamara là hoàn toàn vô hiệu. Vả chăng, chính Mcnamara cũng đã từ chức. Các chuyên gia Mỹ thấy nguyên nhân chính của thất bại là:

"Hàng rào bị chọc thủng vì trên thực tế nó chỉ là một tuyến cố định, chứa đầy tính thụ động. Còn đối phương thì đầy tài nghệ trong việc "đánh lừa" những tai mắt điện tử của ta... Đã đến lúc phải bỏ khái niệm "tuyến" xơ cứng, không phù hợp với tính linh hoạt của kỹ thuật cao. Cần thay bằng khái niệm "trường điện tử". Xóa hẳn sự hạn chế về không gian, thời gian tiêu diệt địch. Có nghĩa là biến cả núi rừng xứ này thành "chiến trường tự động ngăn chặn."

 

vuthanhvan

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-29430
Ngày cấp bằng
18/2/09
Số km
1,791
Động cơ
500,060 Mã lực
Topic rất hay nhưng nhiều đoạn đọc bị mất hứng vì các thần gió....
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Chương trình ngăn chặn mới

Sau khi thấy hệ thống phòng tuyến cố định không có hiệu quả, giới quân sự Mỹ chuyển sang dùng một hệ thống ngăn chặn linh hoạt dựa trên kỹ thuật viễn thông quân sự hiện đại. Tổng thống Nixon coi phương sách mới này là có hiệu nghiệm hơn trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ C. Cliford liền huy động các quân chủng tham gia Chương trình ngăn chặn mới. Chương trình này gồm 2 hệ thống phối hợp với nhau: Hệ thống thám báo tự động và hệ thống đánh phá tự động.

- Hệ thống thám báo tự động mang mật hiệu "Igloo White" (Igloo White có nghĩa đen là “mái lều tròn tuyết trắng", một loại lều của thổ dân Esquimo miền Bắc Cực). Trung tâm Igloo White đặt tại Nakhon Phanorn (Thái Lan). Với hai máy tính khổng lồ IBM-360-65. trung tâm này quán xuyến toàn bộ những "thiết bị điện tử" đã rải xuống khắp 40.000 km2 trên Trường Sơn. Chúng kiểm soát từng vùng theo mã số, đánh hơi người, bắt âm thanh theo các tần số, phát hiện những vật di động..., xác định chính xác thời gian và đia điểm... rồi thông báo tức thì cho loại máy bay Night Hawk (diều hâu đêm săn mồi) ập đến đánh phá. Chi phí cho toàn bộ hệ thống thám báo tự động này là 1,7 tỷ USD. (The Vietnam War. Comprehensive and Illustrated history of the conflicl in Southeast Asia. London, p. 26. chuyển tiếp tự động (DART),)

Những "thiết bị điện tử” gồm khoảng gần 100 loại khác nhau được rải xuống đại ngàn Trường Sơn, mệnh danh "thám tử giấu mặt", "những kẻ gác đường".

Những máy ra đa nhỏ rải rác khắp các nẻo đường để phát hiện tiếng động hoặc tia hồng ngoại do các xe cơ giới phát ra, báo về Chỉ huy sở Trung tâm.

Những máy ngửi được mùi amoniac trong mồ hôi để gọi máy bay oanh tạc tới .









 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Có thể kể đến một số loại phổ biến nhất sau đây:

SPIKE BUOY: Cảm ứng âm thanh do máy bay thả cắm xuống đất, lẫn màu cây cỏ, lặng lẽ phát hiện tiếng động: Chân đi, xe chạy, người nói, chó sủa, gà gáy... được truyền tất cả về trung tâm.



ACOU BUOY: Loại máy cảm ứng có dù do máy bay thả xuống các khu rừng, nhẹ nhàng treo bám trên cành cây, lẫn vào lá, rất khó phát hiện, cũng làm nhiệm vụ như loại nói trên.

ASID; Cảm ứng địa chấn có tần số nhỏ nhất rồi báo tín hiệu về trung tâm. Do máy bay thả xuống rồi cắm sâu trong đất, bộ đội ta tìm thấy, thường gọi nó là "cây nhiệt đới".

ACOUSID: Máy cảm ứng địa chấn và âm thanh có hình dáng tương tự như Asid, nhưng có thêm khả năng cùng lúc truyền về trung tâm cả tiếng nói, âm thanh và những chấn động nhỏ nhất.

Đề phòng khi sóng bị nhiễu do đối phương phá sóng, do ảnh hưởng vật lý làm cho các máy trinh sát điện tử không báo về được Trung tâm, giới "kỹ thuật" Mỹ còn chế tạo ra một số phương tiện hỗ trợ: Máy "chuyển tiếp ", đặt trên phi cơ không người lái QU-22B bay ở độ rất cao, đi được vào vùng có hỏa lực phòng không dày đặc, nhận tín hiệu từ mặt đất rồi chuyển tiếp về Trung tâm. Sau đó Mỹ chế tạo thêm cái gọi là trạm "chương trình bảo trợ” mang tên “Commando Bo", tức hệ thống điều phối toàn bộ hệ thống trinh sát điện tử để có thể tiến hành chỉ huy tự động, đảm bảo cho không quân Mỹ tấn công chính xác trong mọi hoàn cảnh thời tiết.
 

Tanpo

Xe hơi
Biển số
OF-200262
Ngày cấp bằng
30/6/13
Số km
173
Động cơ
324,810 Mã lực
Em đánh dấu để tiện theo dõi ạ:)
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Kết hợp với những máy thám báo, có cả những con người thám báo thật: Đó là những nhóm biệt kích được tung vào các khu rừng rậm trên Trường Sơn (hoặc luồn rừng mà vào, hoặc nhảy dù). Họ ẩn nấp bên những con đường để theo dõi các đoàn người và xe cộ, vũ khí đi qua. Họ còn nghe trộm điện thoại giữa các binh trạm với các cấp chỉ huy và báo cáo về chỉ huy sở. Căn cứ vào các thông tin này, phối kiểm với các thông tin từ các sensor báo về, không quân Mỹ sẽ tổ chức đánh phá.

Trong cuốn sách viết về Đường Hồ Chí Minh mang tên Con đường máu (the Blood Road), sử gia Mỹ John Prados viết về sự phối hợp giữa thám báo với máy bay oanh tạc tại đèo Mụ Giạ năm 1964:

" Những đội thám báo lại đèo Mụ Giạ đã báo cáo có 185 chiếc xe tải tiến về Nam trong tháng 12 năm 1964. Vào tháng 2, các đội thám báo này đã theo dõi trong 27 ngày liên tiếp, đếm được 311 xe tải hướng về Nam và 172 chiếc tiến ra Bắc. Trong tháng 3, những con số tương ứng là 481 và 658. Chính trong hai tháng này khu vực đèo đã bị giội bom. Đến tháng 4 các đội thám báo vẫn tiếp tục hoạt động trong suốt gần một tháng, 640 là số xe tải tiến về Nam và 775 là số xe trở ra Bắc.

Tổng cộng, trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 1964 đến tháng 5 năm 1965, đã có 2.294 xe tải của quân đội Việt Nam tiến vào Nam và 2.492 xe đi theo hướng ngược lại. Lần đầu tiên những bức ảnh chụp từ trên không đã cho thấy những chiếc xe xi téc chở xăng dầu trên con đường mòn - bằng chứng rõ ràng về việc Hà Nội đã có ý định cho tăng cường mạnh mẽ nguồn lực.





 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Những phi cơ đến từ hàng không mẫu hạm Coral Sea đã mở cuộc tấn công ngăn chặn đầu tiên tại đèo Mụ Giạ vào ngày 28 tháng 2. Có 10 chiếc A-1H Skyraiders và 14 máy bay phản lực, A-4C Skyhawks và có thêm 2 phi cơ chụp ảnh. Những chiếc phi cơ đã thả xuống gần 1 tấn bom khoảng 500 đến 2.000 pound), một số được đặt lệnh nổ trong vòng 6 ngày sau đó... Vào ngày 21 tháng 3 những chiếc phi cơ của đội bay Hancock đã tấn công Mụ Giạ thuộc phần biên giới của Lào. Hành lang vận tải hiện tại đã bị cắt đứt…(John Prados. The Blood Road - The Hochiminh Trail and the Vietnam War. John Wiley & Song, Ine. p. 110.)

Mới đây, một hệ thống 450 cuốn băng ghi âm các phiên họp giao ban hàng tuần của tướng Abrams, Tổng Chỉ huy quân đội Mỹ ở Việt Nam từ 1968 đến 1972 đã được phép cho giải mật (hồ sơ The Abrams Tapes), đó là một tập hồ sơ dày khoảng 3.200 trang. Trong đó có nhiều thông tin về quan hệ giữa các nguồn thám báo với các vụ oanh lạc.

Dưới đây là một trong vô số những nội dung thuộc loại đó. (được ghi âm trong cuộc họp giao ban tình báo ngày 08/01/1971 của MACV (Weekly Inteligence Estimate Updates):

“Vào tháng 11/1971, với những dữ kiện đã thu thập, đủ để có thể thử nghiệm phương cách đánh dấu những mục tiêu (xâm nhập). Các trạm giao liên T-54, T-55, T-61 và T-62 (thuộc binh trạm 35 và 38) được chọn để thử nghiệm. Với các toán đầu của đoàn xâm nhập đang trên đường hướng về B3, chiều ngày 6 tháng 12, B-52 oanh tạc trạm giao liên T-54 và T-61.

Chiều ngày 14 tháng 12. hai phi tuần B-52 oanh tạc trạm T-62. MACV có kế hoạch sẽ sử dụng bom CBU để giội bom các binh trạm. Sư đoàn 320 đang chuyển quân. Binh trạm 35 (phụ trách B-1 và Khu V) thay đổi hệ thống trạm giao liên tình báo.





Thẩm định từ ngày 18 đến ngày 31/12/1972, các đơn vi thuộc sư đoàn 320 sẽ đi ngang các trạm giao liên T-31, T-35 và T-36, (MACV). Rải máy điện tử báo động và truy tầm. Sáng ngày 23 tháng 12, B-52 giội bom trạm giao liên T-31 bằng bom CBU. Chiều ngày 24 và sáng ngày 25, không quân chiến thuật và B-52 tiếp tục tấn công trạm giao liên này bằng bom CBU. Trạm giao liên T-36 bị tấn công ngày 28. T-35 bị tấn công ngày 29. Ngay ngày Tết tây, T-62 bị tấn công với hơn 500 tiếng nổ phụ.

Sau khi thuyết trình viên chấm dứt, Đại tướng Abrams lên tiếng. "Vì đây là kế hoạch tối mật, tôi lệnh cho các sĩ quan cao cấp có mặt trong phòng không được bàn về chương trình Island Tree hay những gì đã được nghe với bất cứ ai…"
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Hệ thống đánh phá tự động có mật danh là Commando Huýt, gồm rất nhiều loại vũ khí mới, kéo dài suốt 3 năm, từ tháng 11 năm 1968 đến tháng 3 năm 1972, chia làm 7 đợt có đánh số La Mã từ II đến VII, mỗi đợt kéo dài 6 tháng, với tổng số 300 ngàn phi vụ, trong đó có 3.100 phi vụ B.52. Tổng số bom của cả 7 đợt là 643 ngàn tấn các loại. Tính trung bình mỗi ngày có từ 180 đến 400 phi vụ không kích và 22 đến 30 phi vụ oanh kích của B.52 trên toàn dãy Trường Sơn. (Herman Gilster. The Air war in Southeast Asia. p. 18-21, 31-58, 218-224. Drew Middleton. Air War in Vietnam, p.99, 209)

Về máy bay, có thể kể đến tính năng của một số loại máy bay đặc dụng của Mỹ trong hệ thống này:

Dùng máy bay B.52 giội liên tục vào những vùng hiểm yếu để biến cả đất cả đá thành những lớp bụi dày hàng nhiều mét (B.52 có lượng bom gấp 10 đến 15 lần các máy bay thường). Không có máy ủi nào ủi hết được lớp đó. Mà xe thì không thể đi qua được một bãi bụi có thể lún ngập cả mui xe. Bom B.52 cũng biến những con đường hiểm trở bên sườn núi thành những bãi đá hộc khổng lồ, ngay cả dùng xe ủi cũng khó dọn dẹp, huống chi dùng sức người, làm sao dọn xong được trong một hai tiếng đồng hồ để xe đi qua!





 

Suzz

Xe điện
Biển số
OF-4444
Ngày cấp bằng
27/4/07
Số km
3,426
Động cơ
582,557 Mã lực
Nơi ở
GAP YEAR
Nếu JFK ko bị ám sát thì lịch sử có thay đổi không hả các bác
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Dùng loại máy bay AC-130, chuyên đánh vào ban đêm nên có tên là "diều hâu đêm", trang bị các phương tiện phát hiện từ trường, dùng tia hồng ngoại để nhìn rõ mọi vật trong đêm, xác định tín hiệu phát ra từ máy nổ của xe cộ để xác định mục tiêu và điều khiển loại pháo 40 ly tự động tìm diệt mục tiêu. Loại máy bay này khi mới xuất hiện đã gây tổn thất rất lớn cho các đoàn xe đi đêm. Vì dù xe có tắt đèn vẫn bị bắn trúng.

Khi hệ thống đường Hồ Chí Minh đã trở nên chằng chịt nhiều, thì giàu như nước Mỹ cũng không đủ bom để ngăn chặn tất cả các tuyến đường. Mỹ bắt đầu chọn những điểm hiểm yếu. Đó là những đoạn đường đi qua vách núi hiểm trở. Không quân Mỹ tập trung đánh vào khoảng trước 12 giờ đêm, là lúc xe đã rời những trạm xuất phát nhưng chưa vượt qua đoạn đường này. Vậy là xe sẽ ùn tắc lại từ 12 giờ đêm, đường rất hẹp nên xe không thể quay đầu trở lại điểm xuất phát. Tờ mờ sáng không quân Mỹ sẽ nhìn rõ mục tiêu để đánh phá.















Dùng máy bay thám báo hiệu OV-10, bay rất cao nên dưới đất không nhìn thấy và cũng không nghe được tiếng động, có máy quan sát từ rất xa để phát hiện mọi hiện tượng khả nghi dưới đất, báo về trung tâm để gọi máy bay tới.



 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Về bom đạn, cũng muôn hình vạn trạng: (Những tài liệu về các loại bom dưới đây là trích theo Nguyễn Việt Phương. Trường Sơn đường Hồ Chí Minh huyền thoại. sđd, tr.327-322. Chúng tôi chưa có điều kiện so sánh với tư liệu gốc của phía Mỹ)

- Bom công phá nổ ngay có nhiều loại, tùy mục tiêu:

Bom điện quang EO: Bom nặng 1-2 tấn, có camera lắp ở đầu giúp bom tự tìm đến mục tiêu, chuyên dùng để hủy diệt các công sự kiên cố.

Bom "tinh khôn" được dẫn bằng tia laser lao trúng mục tiêu...

AVE PATH là loại bom nặng 2.500 pound, có dù gắn ở đuôi. Ruột bom chứa đầy chất Propane (khí đốt). Bom cấu tạo nổ trên cao 5-8 m tạo ra một áp suất rất lớn, sẽ quét sạch mọi vật dưới hình chiếu của nó.

- Bom công phá nổ chậm cũng có nhiều loại khác nhau, phối hợp với nhau. Có thứ bom nổ chậm theo giờ. Có thứ bom nổ khi có chấn động của đoàn xe đi qua. Có thứ bom nổ khi có sóng từ hoặc tia hồng ngoại phát ra từ những xe cơ giới chạy qua...

Loại bom này thường được không quân Mỹ tập trung ném vào những đoạn sông có phà chở xe đi qua hoặc những đường ngầm để xe lội qua, ở những chỗ đó, bom thả xuống nước thì không có công binh nào có thể lặn mà tháo bom.

BLU-31: Loại bom 705 pound, khi lao xuống sẽ chui sâu vào lòng đất. Lúc xe đi qua, bom được kích thích bởi từ trường hoặc tiếng động, sẽ nổ tung. Nếu đào để phá bom thì cuốc xẻng nhiễm từ và tiếng động cũng làm cho bom nổ.

MK-36: Bom có sức phá rất lớn, thường được thả vào các trọng điểm như lưng đèo, đường qua hẻm núi, bến phà... Bom nằm chờ sẵn, khi một vật gì có trọng tải lớn đi qua (tăng, pháo...) thì nổ.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
- Loại bom sát thương người, có:

Dùng bom bi thả tràn lan trên các tuyến đường. Bom bi có bom mẹ chứa từ 400 đến 800 quả bom con. Khi thả bom rơi cách mặt đất gần 100 m thì bom mẹ nổ vỡ làm đôi, văng tất cả số bom con ra một khoảnh rộng khoảng 1ha. Bom con nổ khi chạm đất, văng ra hàng ngàn viên bi khắp mọi phía. Có khoảng 30% số bom con không nổ ngay, mà chỉ khi bị va chạm thì mới nổ.

Bom bi nổ gây thiệt hại rất nặng nề về người và xe cộ. Chỉ cần một viên bi bắn vào két nước là xe không chạy được. Chỉ cần một viên bi bắn vào bình xăng là xe không chạy được, thậm chí bị cháy, chỉ cần một viên bi bắn vào người lái xe cũng đủ làm cho xe tê liệt... Đây là một trong những đòn đánh rất ác liệt của không quân Mỹ. Chính bom bi đã từng gây tổn thương cho cả xe và người, làm cho nhiều đội xe tê liệt hàng tháng.

WAAPM: Bom vướng nổ đồng loạt hàng trăm quả. Bom rơi xuống nằm khắp rừng, không nổ ngay, chờ "sự lay động" bất thần nổ tung ra hàng vạn mảnh sát thương.

M-36: Loại bom nhỏ đựng trong "thùng", mỗi thùng có 182 quả. Khi thùng bom vỡ tung ra thì những quả bom con thay nhau nổ cả trên cao và dưới mặt đất. Bom này có tính năng sát thương trên phạm vi rộng.

CBU-24: Bom tròn tương tự như quả lựu đạn. Khi nổ văng hàng trăm viên bi, bộ đội thường gọi là “bom bi".

CBU-49: Bom nhỏ như bom bi, cỡ quả na, có 4 cái mắt. Trong quá trình rơi thì tự quay và tung ra 4 sợi dây màu xanh nhạt. Những sợi dây đó quàng vào bất cứ vật gì nó chạm phải, tạo thành “điểm tựa" giữ trái bom nằm im chờ nổ. Từ đó, bất cứ một va chạm nào như chuột, sóc chạy, chim nhảy, người đi qua vướng vào dây cũng khiến quả bom nổ tung. Do bị kích thích, những trái khác gần đó cũng nổ theo.

Sự nguy hiểm của loại bom này là nó nhiều tới hàng trăm trái, có quả nằm dưới đất, có quả mắc cành cây, sườn núi. Có loại nổ ngay kéo dài 10-15 phút. Có loại nổ chậm. Có loại khi bị chạm thì nổ ngay. Có loại sau một thời gian tự nổ bất ngờ. Khi chúng nổ, diện sát thương rộng, có khi nấp dưới khe cũng dính mảnh.



 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
DRAGON TOOTH: Bom răng rồng, mỗi máy bay lướt qua rải xuống hàng ngàn trái nhỏ tựa như chiếc "vuốt cọp" rải khắp trong rừng, dọc đường giao liên, nhằm "chặt chân" bất cứ ai giẫm phải nó.

GRAVEL: Hình dáng như viên đá cuội nhỏ. Ai giẫm phải nó nổ phá nát chân. Bộ đội Trường Sơn thường quen gọi là "bom sỏi".

Ngoài ra, còn có các loại "bom túi", bom "châu chấu”, "mìn lá”, "mìn nhảy", "mìn nhện"...

Tất cả các loại bom nhỏ này đều diệt bộ đội hành quân, diệt công binh cứu đường phá bom nổ chậm ... Hầu như khắp rừng và ở xung quanh các trọng điểm bom phá, hai đầu bến lội v.v... đều có những loại bom này. Những ngày đầu, khi Mỹ mới rải những bom này thì bộ đội, thanh niên xung phong vì chưa có kinh nghiệm nên bị thương rất nhiều...
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Đợt CH V, để hình dung cụ thể cách đánh trong "Chương trình ngăn chặn mới", hãy thử xét một đợt tiêu biểu trong 7 đợt của Commando Huýt: Đợt CH V, diễn ra từ 10/10/1970 đến 30/04/1971, mà theo tính toán quân sự thông thường thì "Việt cộng" không tài nào chịu đựng nổi:

“Trong chiến dịch này, bốn khung trọng điểm được chọn là Seng Phan (đường 128), đèo Phu La Nhích - Ta Lê (đường 20), đường 18 (đoạn dẫn về Tà Khống - Sê pôn) và đường 16 (ngay dưới vĩ tuyến 17, bên biên giới Lào).

Nhìn vào bản đồ, những vùng yết hầu này là những đường độc đạo: Một bên là núi, một bên là sông (Seng Phan), hay bến sông buộc phải chờ qua cầu ngầm (Phu La Nhích - Ta Lê). Còn đường 18 và 16 là hai con đường ngắn nhất và duy nhất dể đi về đường 9. Ngoài ra, cuối hai con đường này là sông lớn, có thể dùng để chuyên chở hay thả hàng hóa trôi sông xuôi về phía Nam (một phương pháp vận tải được áp dụng rất nhiều ở những khung đường có nhiều sông).

Trong chiến dịch CH V một ngày ngoài 27 đến 33 phi vụ B-52, trung bình còn có 300 phi vụ oanh kích của các phi cơ chiến thuật (F-4, F-105, A-4, A-7). Bình thường, tất cả các phi vụ hàng ngày được chia đều cho bốn khung trọng điểm. Tuy nhiên, đôi khi tất cả các phi vụ được dồn vào một khung nếu có ảnh thám không và máy báo động cho thấy công binh trên luyến đang cố gắng sửa chữa một khung đường nào đó.



 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Một ngày bỏ bom tiêu biểu của CH V xảy ra như sau: B-52 bỏ bom ba lượt, sáng, trưa và tối. Khoảng giữa những phi vụ B-52 là các phi vụ chiến thuật. Một số phi cơ này trang bị bom nổ chậm, với ngòi nổ được gài từ 2 đến 36 tiếng đồng hồ. Bom nổ chậm dùng trong khoảng giữa các phi vụ B-52, có mục đích ngăn chặn hoặc làm đình trệ các đoàn công binh sửa chữa cho đến khi có phi vụ B-52 kế tiếp. Ban ngày, song song với các phi vụ oanh kích là các chuyến bay thám thính, không ảnh, để định lượng kết quả của các phi vụ ngày hôm trước.

Thông thường, phía Mỹ có thể biết được ngay lập tức kết quả ngăn chặn lưu lượng xâm nhập: Nằm dọc và ngang các trục giao thông là những chuỗi máy truy tầm điện tử (cây nhiệt đới). Một chuỗi dài chừng hơn một cây số có năm đến bảy máy báo động và thu âm được "trồng" cách nhau 200-300 mét

(Một "chuỗi" không có nghĩa là những máy báo động nằm dính chung với nhau trên một sợi dây. Chuỗi ở đây là phi cơ cắm những máy báo động này theo một số thứ tự liên tục dài từng cây số, để qua tín hiệu của từng máy trong chuỗi, có thể biết được cả trung tâm của đối tượng và xu hướng vận động của đối tượng). Từ những tín hiệu của máy báo động, kết quả ngăn chặn từ những khung oanh tạc được thẩm định mau chóng.

Ngoài những phi vụ nói trên, hằng đêm còn có thêm khoảng 10 phi vụ AC-130, AC-119-K, dùng để săn lùng những đoàn xe vận tải lẻ, chạy thoát được từ những khung oanh tạc. Trung bình một B-52 chở được từ 26 đến 29 tấn bom (105 quả bom, 500 pound Anh; hay 42 quả bom 750 pound Anh). Các phi cơ chiến thuật thì chở 1,5 đến 3 tấn bom. Căn cứ vào trọng tải của các phi cơ trên, mỗi ngày bốn khung trọng điểm bi oanh tạc chừng 1700 tấn bom, tương đương 6.800 quả bom, 500 pound Anh.





 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
4.4. Biến mùa khô thành mùa mưa

Đây là một kế hoạch tối mật của không quân Mỹ, có mật danh là Operation Poppey, được áp dụng ở Việt Nam từ năm 1966 và ở Hạ Lào từ 1969: Phun vào bầu trời Trường Sơn những đám mây nitrate bạc để tạo ra mưa lớn giữa mùa khô, làm cho mọi tuyến đường đều vô dụng.

4.5 Khai quang bằng chất độc hóa học

Hàng triệu lít dioxin được thả xuống các khu rừng để triệt tiêu khả năng ngụy trang và ẩn náu của đối phương... Kế hoạch này mang mật danh kỳ cục là Ranch Hand, tức "bàn tay người chăn nuôi", mà tác dụng lại là hủy hoại lâu dài tất cả những gì là sự sống trên mặt đất và trong lòng đất, cùng sông nước, ao hồ...

Vì đây là việc làm vô nhân đạo và có thể bị coi là phạm pháp trên đất Mỹ, và cũng khó có nước đồng minh nào của Mỹ chứa chấp, nên nó được bí mật xây dựng bên cạnh đơn vị không quân số 62 của quân đội Sài Gòn tại căn cứ không quân Nha Trang, mang danh hiệu trá hình là Không đoàn 14. Kế hoạch này được thi hành lần đầu từ năm 1962.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Trong Nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm, Bệnh xá Đức Phổ, Quảng Ngãi đã mô tả:

"11.6.69: Khu rừng đầy những vết bom đạn, những cây còn lại bị úa vàng vì chất độc. Cả người cũng đã bị ảnh hưởng chất độc, toàn thể cán bộ đều mệt mỏi bơ phờ, tay chân rũ rượi, ăn uống không nổi. Ai cũng muốn động viên chính bản thân và động viên đồng chí mình vậy mà vẫn có những phút cái lo âu hiện lên rõ rệt và đằng sau nó thấp thoáng bóng dáng của sự bi quan." (Trích trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm, đoạn viết ngày 11/06/1969.)

Như vậy là "chiến trường điện tử" và "chiến tranh hóa học" không còn hạn chế trong việc ngăn chặn trên phạm vi hẹp, mà mở rộng ra toàn bộ không gian Trường Sơn, suốt chiều dài gần 1.000 km, chiều ngang 60-70 km.

Nhưng chỉ 2 năm sau, đến cuối năm 1970 thì hầu hết các chuyên viên sáng chế các chương trình tự động đó đều phải một lần nữa sửng sốt trước những thông tin chiến sự. Theo những con số do cơ quan tình báo chiến trường Mỹ cung cấp, từ năm 1969 đến năm 1970, mức thâm nhập qua đường Trường Sơn lên tới 348 đoàn, trong đó có 46 tiểu đoàn trang bị mạnh, 24.530 tấn vũ khí, có chuyến 335 máy bay các loại bí mật thả vũ khí xuống hành lang Lào...

John Mc. Connell, Tham mưu trưởng không quân Mỹ nói:

"Không lực Mỹ đang phái gánh chịu những tổn thất lớn trong cuộc chiến kỳ lạ dể giành những thắng lợi nhỏ nhoi... Tôi chưa bao giờ thất vọng như lúc này..." (Đoạn này trích của Nguyễn Việt Phương trong Trường Sơn đường Hồ Chí Minh huyền thoại, sđd, tập 1. tr.334, không thấy ghi rõ nguồn.)

Vậy là từ sau khi "Tuyến Maginot phương Đông" bị chọc thủng, đến "Chương trình Igloo White" bị phá sản, từ năm 1970 trở đi, kỹ thuật quân sự Mỹ bế tắc, không tìm được lời giải đáp mới nào lạc quan.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
4.6 Trực tiếp dùng bộ binh đánh phá và đóng chốt trên các tuyến đường

Sau khi dùng đủ mọi phương tiện hiện đại mà vẫn không đạt được mục đích, cả "Hàng rào Mcnamara" lẫn "Chương trình ngăn chặn mới" đều không ngăn chặn được con đường Hồ Chí Minh, giới quân sự Mỹ quyết định quay về giải pháp cổ điển là trực tiếp đưa bộ binh vào đánh chặn con đường này.

Thực ra ý tưởng này đã xuất hiện từ lâu, từ sau khi hàng rào Mcnamara bị vô hiệu hóa. Nhiều tướng lĩnh của Mỹ nghĩ rằng chỉ dùng không quân, hệ thống bom mìn và những máy móc thám báo không có tác dụng, nên cần trực tiếp đưa quân đội và vũ khí bộ binh để chặn đứng con đường này. Họ tính rằng dù có phải dùng tới nhiều sư đoàn và hàng ngàn máy bay thì vẫn "rẻ" hơn nhiều lần so với số quân đội phải đương đầu với đối phương trên các mặt trận ở miền Nam nếu không ngăn chặn được sự tiếp tế ở miền Bắc.

Tuy nhiên, chính quyền Mỹ vẫn gặp nhiều trở lực ở mặt trận quốc tế, đó là việc xâm phạm chủ quyền của các nước Lào và Campuchia, vì muốn làm như vậy phải xin phép Quốc hội. Vì lý do đó nên suốt thời kỳ Tổng thống Johnson còn đương chức, quân đội Mỹ không dám thực hiện ý đồ này.

Trong thẩm quyền của mình, Bộ Chỉ huy Quân sự Mỹ ở Việt Nam (MACV) chỉ được phép tung những nhóm thám báo và thả biệt kích vào những khu rừng rậm trên tuyến đường này để bí mật theo dõi các đoàn người và xe qua lại, nghe lén điện thoại của các binh trạm trên Trường Sơn... rồi báo cáo về cho cấp chỉ huy, không được đánh phá các mục tiêu.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top