[TT Hữu ích] Người đàn ông nguy hiểm nhất nước Mỹ

Cúc cù cu

Xe điện
Biển số
OF-162903
Ngày cấp bằng
24/10/12
Số km
3,106
Động cơ
370,614 Mã lực
Nơi ở
ngọn đa
- Ngày 06-06-07-2013, Nicolás Maduro là tổng thống Venezuela, cho biết ông đã quyết định "đồng ý cho Snowden tị nạn vì mục đích nhân đạo. Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega cho biết ông có thể chấp nhận yêu cầu tị nạn Snowden của "nếu tình hình cho phép". Hai ông này cũng nói vuốt đuôi mặc dù biết chắc rằng E.Snowden sẽ không thể tới mình được. Nhưng không nói, anh em lại hiểu nhầm thì khổ, nên vẫn phải nói :D.

- Ngày 07-07-2013, Alexei Pushkov, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Duma nói với báo chí là Venezuela có thể là "cơ hội cuối cùng" cho E.Snowden nhằm tránh bị dẫn độ sang Mỹ.

- Ngày 08-07-2013, Ông báo The Guardian phát hành phần thứ hai của cuộc phỏng vấn video đầu tiên với Snowden. Snowden nói là: E.Snowden tin rằng chính phủ Hoa Kỳ "sẽ nói rằng tôi đã phạm tội nghiêm trọng, tôi đã vi phạm Luật gián điệp. Họ sẽ nói rằng tôi đã hỗ trợ kẻ thù của chúng tôi".

- Ngày 10-07-2013, Glenn Greenwald người giám hộ cho Snowden nói rằng: E.Snowden không cung cấp thông tin mật cho Trung Quốc hoặc Nga, theo vu cáo của tờ New York Times ngày 24-06-2013. Theo đó có nói Trung Quốc đã có được "tháo các nội dung của máy tính xách tay của mình" trước khi E.Snowden rời Hồng Kông. (Em dự món này cũng đang nghi binh là chính)

- Ngày 12-07-2013, Snowden sẽ gửi một bức thư cho các nhóm nhân quyền yêu cầu họ tới gặp ở sân bay Sheremetyevo và nói đó là "một chiến dịch bất hợp pháp của các quan chức trong chính phủ Hoa Kỳ để từ chối quyền của mình xin tị nạn". Tại buổi làm việc, E.Snowden xin tị nạn lâu dài tại một quốc gia châu Mỹ La tinh.

- Ngày 24-07-2013, Anatoly Kucherena, luật sư của Snowden, nói rằng Snowden có thể sống ở Nga . (Em dự ông này cũng đang bị Nga chi phối về cách phát ngôn khi chính Putin đã gạt ý định cho E.Snowden tị nạn. Nhưng không thể nói theo kiểu công khai)


Em tạp thời post thế, nhường lại cho lão Lầm. Còn những thông tin E.S có là gì? những ai tiếp xúc với E.S để lấy thông tin. Đặc biệt hơn là ông tình báo khựa đã có gì ở E.S thì em post sau cho ly kỳ. Nhưng ly kỳ là chính ở màn dàn dựng có một không hai của uỷ ban an ninh quốc gia mỹ với các thứ mà E.S đã mang theo. :D
 
Chỉnh sửa cuối:

tenluatomahoc

Xe tăng
Biển số
OF-132010
Ngày cấp bằng
23/2/12
Số km
1,303
Động cơ
384,200 Mã lực
Nơi ở
Cổ Nhuế, Hà Nội
Em cũng oánh dấu để ngâm cứu ạ. Hôm nay em xem 1 video trên internet về chiến tranh việt nam được HD hóa thấy khủng khiếp quá. hixhix
 

besame123456

Xe tải
Biển số
OF-165573
Ngày cấp bằng
7/11/12
Số km
246
Động cơ
348,760 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa Hà Nội
"Hồ sơ Lầu Năm góc" là một tập hợp những tài liệu thuộc loại tối mật của Bộ Quốc phòng Hoa kỳ có liên quan đến những chính sách của chính quyền **** Dân chủ đối với vấn đề Việt Nam trong thập kỷ 60.



Hồ sơ tiết lộ quá trình Mỹ canh thiệp vào Việt Nam sau thất bại của thực dân Pháp; sự can dự của Mỹ đối với tình hình Nam Việt Nam trong đó có cả vụ đảo chính giết chết người đứng đầu chế độ Sài Gòn là Tổng thống Ngô Đình Diệm; việc Mỹ ngày càng dấn sâu vào cuộc chiến trong đó có việc mở rộng sang lãnh thổ Lào, Campuchia và đánh phá miền Bắc Việt Nam v.v...













Lịch sử và thời sự là tớ chịu đới
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Em oánh võng qua chỗ lão 3C, cung cấp cho các cụ mợ mấy quả ảnh về ông em Xì Nâu Đần nhá:















 

VCHDHN

Xe lăn
Biển số
OF-146690
Ngày cấp bằng
22/6/12
Số km
10,951
Động cơ
973,179 Mã lực
Các cụ nên bình chọn xem ai là người đàn ông nguy hiểm nhất Việt Nam bây giờ. Em cho rằng khó đấy, mãi vẫn là ẩn số X thôi.
 

HÀNH KHẤT

Xe tăng
Biển số
OF-20014
Ngày cấp bằng
15/8/08
Số km
1,404
Động cơ
512,830 Mã lực
Nơi ở
Chỗ có Bia
Ông Hào cũng còn lưu giữ được một tấm ảnh quý mà 14 người đã chụp chung làm kỷ niệm hôm rời viện. (Hiện nay trong lưu trữ của Lữ đoàn 125 vẫn còn hồ sơ về tàu 43, trong đó có đủ danh sách ba thủy thủ hy sinh, tên của 14 thủy thủ còn sống, trong đó có Lưu Công Hào cùng những sự kiện liên quan đến việc điều trị và trở về của họ, rất khớp với những gì ghi trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm, ngày 10 thăng 4 năm 1968 và với những lời ông Hào kể lại)

Tàu 235: do Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh và Chính trị viên Nguyễn Tương chỉ huy, tổng số thủy thủ là 20 người, ra đi ngày 08/02/1968, bị theo dõi sát nên phải trở lại bến ngày 11/02. Đến ngày 27/02 tàu lại lên đường. Vào tới Hòn Hèo thuộc Khánh Hòa thì tàu bị 12 chiến hạm và hàng chục hải thuyền của Mỹ bao vây. Không còn lối thoát, tàu quyết định thả hết hàng xuống biển rồi chuyển vị trí khác để không lộ vị trí thả hàng, sau đó đánh trả quyết liệt. Đến phút chót, chỉ huy mới cho phá hủy toàn bộ tàu. Thủy thủ vượt lên bờ tiếp tục chiến đấu, trong số 20 người thì 14 người đã hy sinh, trong đó có thuyền trưởng và chính trị viên. Số còn lại một người bị bắt, năm người thoát vào rừng, tìm đường trở về miền Bắc tiếp tục phục vụ Đoàn 125.

Dưới đây, chúng ta thử đối chiếu những đoạn nhật ký của tàu 235 và những đoạn tường thuật của đối phương trên đài Tự Do:

Nhật ký tàu 235: .

“Đi hai ngày, hai đêm trên vùng biển quốc tế, đến ngày 29/2/1968 vị trí C 235 ở ngang vùng biển Nha Trang.

18 giờ ngày 29/2: máy bay trinh sát của địch phát hiện ra tàu

20 giờ cùng ngày, 235 vẫn quyết định chuyển hướng vào bờ.
Bác Tương chính là anh trai ông anh cùng cơ quan với em, quê gốc Cẩm Hải- Cẩm Phả - Quảng Ninh, hiệnnay 2 cụ thân sinh ra bác Tương vẫn còn, đều trên 90 tuổi. Năm ngoái gia đình mới tìm được phần mộ bác ấy tại Nghĩa trang Liệt sỹ tỉnh Phú Yên và đưa về quê nhà truy điệu. Khi tìm, bác ấy có báo mộng cho bác em trai là "Bác ko muốn về vì nhớ đồng đội trong này..." nghe cảm động lắm các cụ ạ
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Về ý nghĩa này có thể nêu một vài thí dụ tiêu biểu:

Vũ khí mới đương đầu với chiến dịch "Sóng tình thương": Chiến dịch “Sóng tình thương” do quân đội Sài Gòn tiến hành từ đầu tháng Giêng năm 1963 nhằm càn quét các khu rừng ở Nam Bộ, đánh phá kho tàng, các cơ sở của khu ủy, quân khu... nhưng đến lúc này thì quân dân Nam Bộ đã được chi viện nhiều loại vũ khí mới nhờ 4-5 con tàu không số liên tục đưa vào trong đó đặc biệt có công lao của bốn con tàu Phương Đông.

Trong số các vũ khí mới, đã xuất hiện súng trường CKC, K.44, súng chống tăng B.40 và mortier, là những thứ lần đầu tiên Nam Bộ được trang bị. Với loại vũ khí này, Quân khu IX đã thành lập thêm 1 Trung đoàn bộ binh và 1 Trung đoàn pháo binh. Quân giải phóng có thể đương đầu với xe lội nước, những chiếm hạm nhỏ trên sông của đối phương.

Trước đó, những đoàn thuộc Hạm đội nhỏ trên sông đi lùng sục khắp nơi, dùng súng trường không có tác dụng. Đã có lần anh em kể lại rằng, một lính Sài Gòn đi ngang một căn cứ còn vỗ mông nói rằng: "Đạn tụi bay bắn không lủng đâu, thôi đừng bắn, trầy sơn tàu của tụi tao." Nhưng từ đầu 1963 thì tình hình đã khác, mà đối phương không ngờ.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Dịp đó thuyền trưởng Lê Văn Một có mặt ở các bến thuộc Khu IX và chứng kiến những trận càn. Anh tham gia vào việc bảo vệ tàu và khi cần thiết thì cho nổ. Anh viết trong nhật ký:

"Khoảng cuối tháng 11/1962, hai chiếc số 3 và 4 cùng kiểu với mình nhưng máy khác tốt hơn chở hai chuyến hàng vô đậu gần mình. Nói chung Khu IX hàng về đầy đủ nhất. Lúc này, nhân dân càng phấn khởi.

Khoảng năm 1963, địch càn với chiến dịch "sóng tình thương" mình cùng ông Sao ở lại tàu để phá hoại nếu chúng vào. Còn anh em bố trí chống càn. Cũng may trong chiến dịch này, nhờ số đạn chống tăng của tàu mình chở về nên anh em du kích kiếm ăn bội. Cứ việc một trái làm một tàu, nhưng phải ăn. Nằm gần bờ, nhưng tàu chạy ngang khoảng 20 bước cho nó một trái thì tắt máy là bọn địch chết lăn cù, không trở tay kịp.

Vì thế trong chiến dịch này, chúng bỏ lại vùng Cà Mau gần 20 tàu lớn nhỏ, kéo xác tàu về nằm ở Cà Mau đầy hai bên bờ... mình tưởng nó kéo dài chiến dịch "sóng tình thương". Nhưng khoảng cuối tháng Chạp ta thì kết thúc, chỉ cho máy bay phản lực bay thật sát ngọn đước, kêu thật to để khủng bố tinh thần nhân dân và rút lui luôn..."

Trận Ấp Bắc: Theo báo cáo của Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ, Tham Mưu trưởng Quân khu VII thì riêng trong năm 1963, Đoàn 759 đã tổ chức được 28 chuyến tàu, chở 1.318 tấn vũ khí vào chiến trường Nam Bộ. Số vũ khí này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tạo ra những chiến thắng có ý nghĩa bước ngoặt ở miền Nam, trong đó có trận thắng vang dội là trận Ấp Bắc ngày 02/01/1963, phá tan 1.891 đồn bốt, phá rã 623 đồn bốt khác ở miền Trung Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Trận thắng này đã mở ra khả năng đánh bại chiến thuật "Trực thăng vận", "Thiết xa vận" của Mỹ.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Tờ báo The Washington Post, ngày 07/01/1963 viết:

"... Những người Cộng sản coi đầy là chiến thắng lớn đầu tiên... Quan trọng hơn, họ đã phát triển thành công những kỹ thuật đương đầu được với những công nghệ của Mỹ cung cấp cho miền Nam Việt Nam...".

Nhờ có DKZ, cối 81, đại liên 12,7 mm, tháng 09/1963, Cà Mau đã nhổ được 2 cái "đinh" nguy hiểm là căn cứ Cái Nước và Đầm Dơi, diệt hàng trăm quân, có cả Quận trưởng.

Tỉnh trưởng An Xuyên (Cà Mau) là Nguyễn Thành Hoàng báo cáo về Phủ Tổng thống:

" Vũ khí của Việt cộng vượt ra ngoài tất cả các ước tính của chúng ta. Việt cộng đã dùng Cối 81, Đại liên 12,7 mm, DKZ 75... là những thứ mà quân đội Việt Nam Cộng hòa chưa có. Đạn của chúng rất dồi dào, điều mà trước đây chúng chưa bao giờ làm được." (Báo cáo số 1803/NA3/M ngày 15/09/1963 của thiếu tá Tỉnh trưởng tỉnh An Xuyên)
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Trận Ba Gia, Vạn Tường: Đó là những trận thắng lớn ở miền Trung (Quảng Ngãi, 07/1965). Trong trận Ba Gia, quân Giải phóng Quân khu V đã diệt gọn một chiến đoàn, hai tiểu đoàn, phá hủy 15 xe, bắn rơi 18 máy bay. Trận Vạn Tường là trận đánh trực diện với quân Mỹ. Kết quả là 916 lính Mỹ bị hạ, 18 xe tăng bị diệt, 22 máy bay bị bắn rơi ...

Trận Bầu Bàng: Đó là vào cuối năm 1965 đầu năm 1966. Khi đó quân đội Mỹ đã bắt đầu tràn vào miền Nam Việt Nam, trực tiếp tham gia chiến đấu. Vấn đề đặt ra là: quân đội Giải phóng có thể đương đầu với quân đội Mỹ hay không. Để đương đầu với quân đội Mỹ, không chỉ có ý chí, quyết tâm, sức người mà còn phải có vũ khí, mà là vũ khí tốt.

Trước yêu cầu đó Đoàn 125 đã tổ chức gấp rút bốn chiếc tàu chở 187 tấn vũ khí vào miền Tây Nam Bộ, đặc biệt trong đó có ba quả thủy lôi lớn, súng tự động AK, kính ngắm và súng bắn tỉa... để kịp thời trang bi cho các sư đoàn chủ lực vào đây. Một số trung đoàn đã được trang bị những vũ khí hiện đại của Liên Xô. Nhờ đó, Quân ủy Trung ương đã quyết định đối mặt với các đơn vị quân đội Mỹ.

Trong trận Bầu Bàng, bộ đội chủ lực Giải phóng đã đánh bại cả một sư đoàn bộ binh của Mỹ, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 2.000 lính Mỹ. Trung đoàn Bình Giã thuộc Sư đoàn 9 được trang bị đầy đủ, đã nhanh chóng diệt gọn một tiểu đoàn lính Mỹ thuộc lữ đoàn dù 173 ...
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Từ những chiến thắng quyết định đó, kết quả không chỉ là việc tiêu diệt bao nhiêu quân Mỹ, bao nhiêu đơn vị, mà còn là một sự khẳng định của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương: “Không sợ quân Mỹ, có thể đương đầu với quân Mỹ và có thể chiến đấu giành thắng lợi cả trong Chiến tranh Cục bộ”. Đó là một kết luận vô cùng quan trọng vào những năm này. (Trận Bình Giã (Bà Rịa) diễn ra từ 2-12-1964 đến 3-1-1965, lúc đó quân Mỹ chưa vào Việt Nam. Sau đó Trung đoàn tham gia trận đánh được mang tên Bình Giã và tham gia trận đánh trực diện với quân đội Mỹ tại Bàu Bàng (Bình Dương) ngày 12-11-1965.)

Trận đánh chìm tàu chiến Mỹ Ballon Rouge Victory: Một thí dụ nữa đó là vai trò của bốn quả thủy lôi khổng lồ hiệu KB của Liên Xô, được chở từ miền Bắc vào Cà Mau, mỗi quả nặng 1.075 kg dùng để đánh những tàu chiến lớn. Sau khi thủy lôi được đưa vào bến Cà Mau, Đoàn 962 được lệnh chở 4 quả thủy lôi này tới Trà Vinh, tới Bến Tre và tiếp đó tới bến Cần Giờ thuộc Quân khu VII. Tại đây bốn quả thủy lôi đã phát tuy tác dụng lớn lao. Bốn quả thủy lôi đó đã được bộ đội Rừng Sác bố trí để đánh chìm một tàu chiến lớn của Mỹ mang tên Ba lon Rouge Victory trên sông Lòng Tàu.







 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Thứ hai, ngoài ý nghĩa sinh tử về việc cung cấp vũ khí và nhu yếu phẩm cho những vùng xa xôi, con đường vận tải biển tuy tổn thất lớn nhưng có ưu thế hơn đường bộ là tốc độ rất cao. Vận chuyển trên đường bộ mất hàng mấy tháng trời mới tới nơi. Vận chuyển trên biển, tuy gian nan, nguy hiểm hơn nhưng nếu không phải quay đi quay lại thì cùng lắm chỉ 1 tuần là hàng đã tới nơi ...

Vấn đề tốc độ càng có ý nghĩa quan trọng trong cuộc Tổng tấn công Mùa xuân 1975. Lúc đó, để thực hiện chỉ thị "Thần tốc", "Đại thần tốc" của Đại tướng Tổng tư lệnh, phải kịp thời chuyển thật nhanh những vũ khí hạng nặng và hàng chục ngàn cán bộ, chiến sĩ vào miền Tây, kịp thời hợp đồng tác chiến với cánh quân đường bộ, Đoàn 125 đã vận chuyển thần tốc tới 130 lần với 143 chuyến tàu, chở 8.721 tấn vũ khí hạng nặng gồm 50 xe tăng và đại pháo, đưa 18.741 cán bộ và chiến sĩ, vượt 65.721 hải lý để kịp thời tham gia chiến đấu.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Thứ ba, đường Hồ Chí Minh trên biển rất gian nan, nhưng xét về hiệu quả thì rất cao. Tỷ lệ tổn thất lại rất thấp, trong 168 chuyến đi, có 30 lần chạm trán phải chiến đấu, không một tàu nào bị bắt sống hay đầu hàng, có 11 lần phải phá hủy tàu, tổn thất về hàng khoảng 7%, có nghĩa là 93% tới đích, trong khi tỷ lệ mà Quân ủy Trung ương cho phép là 50%.

Nếu tính về "chi phí" trên mỗi tấn “hàng hóa", thì đường biển "rẻ" hơn rất nhiều so với vận tải đường bộ. 100 tấn vũ khí chở bằng đường thủy, trên một con tàu, chỉ cần 10-15 hay tối đa là 20 chiến sĩ. Nếu vận tải bằng đường bộ thì 100 tấn đó cần đến cả một sư đoàn nếu là khuân vác cả một tiểu đoàn nếu là vận tải bằng cơ giới. Còn chi phí nguyên liệu nếu vận tải bằng cơ giới trên đường bộ thì lượng xăng dầu tốn gấp hàng trăm lần so với vận tải đường thủy. (7% là con số của Đại tá Trương Thái Ất, Chủ nhiệm Chính trị Đoàn 125 (sđd, tr.506). Còn riêng miền Tây thì việc vận chuyển thuận lợi hơn, nên theo Đại tá Khưu Ngọc Bây thì mức tổn thất chỉ là 5,6 %
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Thứ tư, ngoài những ý nghiã về vận tải và tiết kiệm kể trên, con đường trên biển còn đảm đương một sứ mệnh cực kỳ quan trọng, đó là vận chuyển những món hàng "đặc biệt", có tầm quan trọng sống còn đối với công cuộc kháng chiến ở Việt Nam. Hàng "đặc biệt" có nhiều loại, đó là những thứ máy móc đặc chủng không thể vận chuyển bằng đường bộ như những dụng cụ đặc biệt về y tế, những chiếc máy đặc chủng của nước bạn giúp đỡ để chế tạo những giấy tờ giả đủ các loại cho cán bộ đi lại công khai trên toàn miền Nam. Đó là những loại hóa chất đặc biệt để chế tạo vũ khí như thuốc nổ để chế tạo các ngòi nổ, ngòi cháy, sản xuất các loại đạn tại các công binh xưởng ở miền Nam. Trong nhiều trường hợp khẩn cấp, những con tàu không số cũng mang theo các loại tiền, nhiều khi tới hàng triệu đô la.

Ngoài các loại hàng đặc biệt kể trên, có một thứ "hàng" vô cùng quan trọng nữa đó là “các cán bộ trọng yếu, các chuyên gia đặc biệt” phụ trách những lĩnh vực tối quan trọng của miền Nam. Như trên đã nói, chính con tàu không số 69 đã chở bà Nguyễn Thụy Nga, vợ Tổng Bí thư Lê Duẩn vào Nam hoạt động.

Trên con tàu này còn có nhiều Đại tá thuộc các lĩnh vực: Đại tá Nguyễn Thiện Thành, vua của philatop thời kháng chiến chống Pháp tại căn cứ địa miền Nam, sau khi ở Liên Xô về lại trở vào Nam lo toan công tác kinh tế. Một chuyên gia được mệnh danh là vua chất nổ cũng đi trên con tàu này.

Một số cán bộ lãnh đạo cấp cao của Trung ương Cục đã từng được bố trí đi trên các con tàu này. Trong đó có hai trường hợp tiêu biểu là Bí thư Khu ủy và ủy viên Thường vụ Trung ương Cục miền Nam Võ Văn Kiệt và Đại tướng Lê Đức Anh, Tư lệnh Quân khu miền Tây.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
VẬN CHUYỂN "QUÁ CẢNH"

1. Vận chuyển qua cảng Sihanoukville

Mở tuyến

Bước sang thập niên 1960, nhu cầu chi viện vật tư, hàng hóa và vũ khí cho miền Nam sau phong trào Đồng khởi tăng lên. Nhưng đó cũng lại là thời kỳ mà trong phe xã hội chủ nghĩa bắt đầu có những bất đồng, trước hết là sự bất đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc. Sự bất đồng này ảnh hưởng trực tiếp đến việc chi viện cho miền Nam. Những nguồn viện trợ của Liên Xô, nhất là vũ khí, chiếm phần lớn nhất và quan trọng nhất trong viện trợ, lại gặp khó khăn trong việc vận chuyển qua đất Trung Quốc. Do đó, Việt Nam phải tìm một con đường khác để nhận và vận chuyển hàng viện trợ, nhất là vũ khí vào Nam. Con đường đó chỉ có thể là đường thủy. Hướng được lựa chọn là Campuchia.

Như đã nói ở chương 2, Ngô Đình Diệm đã tiến hành ám sát hụt Thái tử Sihanouk, điều đó càng đẩy Chính phủ Campuchia gắn bó thêm với phe xã hội chủ nghĩa, trước hết là với Việt Nam.

Để củng cố mối quan hệ tối cần thiết này, ngay từ cuối những năm 1950, phía Việt Nam đã cử Giáo sư Ca Văn Thỉnh sang làm Đại sứ tại Phnom Penh. Ca Văn Thỉnh vốn là đốc học tỉnh Bến Tre từ thời Pháp, sau đó trở thành thầy giáo dạy trường Trung học tại Sài Gòn mà Sihanouk là học trò. Quan hệ thầy trò chắc chắn đã góp phần rất quan trọng vào việc thắt chặt mối quan hệ Việt Nam - Campuchia.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Một cán bộ "hồi chánh" về làm việc cho Bộ Chiêu hồi từ năm 1967 đã nhận xét:

"Phái đoàn của Ca Văn Thỉnh đã góp một phần không nhỏ trong việc chuẩn bị và tiến hành cuộc chiến ngày nay."

Với quan hệ tốt đẹp giữa hai nước và trước những đe dọa của Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm, Thái tử Sihanouk sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong việc vận chuyển vũ khí. Tất nhiên, đối với các tướng tá của Campuchia, ngoài tình hữu nghị, cũng còn phải có những lợi ích vật chất.

Từ đó, đã mở ra con đường thủy để chuyên chở vũ khí thẳng từ Liên Xô tới cảng Sihanoukville mà nay là cảng Komponsom, rồi đưa về những kho đặt rải rác dọc biên giới. Từ các kho này hàng được vận chuyển về các địa điểm khác nhau trong vùng căn cứ.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Đặt cơ sở

Từ năm 1966, cường độ chiến tranh tăng lên mức ác liệt. Chi viện bằng đường bộ không đủ. Con đường vận tải trên biển bị kiểm soát gắt gao từ sau "Vụ Vũng Rô" (tháng 02/1965). Con đường qua cảng Sihanoukville càng trở nên trọng yếu. Tháng 07/1966, Trung ương Cục quyết định thành lập Đoàn Hậu cần 17, chuyên trách việc tổ chức tiếp nhận hàng chi viện từ miền Bắc qua cảng Sihanoukville, rồi từ đó qua nhiều tuyến vận tải khác nhau vào tới tận B2, tức Nam Bộ.

Hàng hóa do nước bạn viện trợ khi chở đến cảng này được chuyển vào một kho riêng mà các bạn Campuchia hay gọi là "kho Việt cộng". Từ đây, có các “đường dây" của Ban Kinh - Tài đến nhận và chuyển về vùng giải phóng. Người phụ trách chính công tác này tại Phnom Penh là ông Nguyễn Gia Đằng, tức Tư Cam, ủy viên Ban Cán sự Việt kiều Campuchia (bí danh là ban Cán sự K).

Có những thời kỳ, phải chấp nhận mức giá "lót đường” rất cao: Tiền lót đường được tính theo giá 2 đô la/1 kg vũ khí và 1 đô la/1 kg các loại hàng khác. Mức giá này luôn thay đổi, tùy theo tuyến đường nào và viên tướng nào quản lý tuyến đường đó. Có những thời kỳ các viên tướng không chịu lấy tiền, mà đòi đổi vũ khí. Cũng theo ông Tư Cam, có trường hợp phải chấp nhận chia cho họ 30% số vũ khí quá cảnh.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Bản thân Sihanouk sau này cùng có kể lại với sử gia Pháp Jean Lacouture về việc này và với nội dung khá trung thực:

"Các vũ khí chở đến càng Sihanoukville được chia 1/3 cho Chính phủ của tôi, 2/3 cho phía Việt Minh, chưa kể còn những khoản hối lộ khác cho tướng Tham Mưu trưởng Lonnol...” (Norodom Sihanouk. L’Indochine vue de Pekin. Entretiens avec Jean Lacouture. Paris )

Trong Báo cáo tổng kết công tác ngoại tệ đặc biệt từ 1964 - 1975, tác giả có nói về việc vận chuyển theo tuyến này như sau:

“Từ 1966 - 1969, việc đưa vũ khí và vật tư hàng hóa cho chiến trường từ Liên Xô qua đường sắt liên vận gặp trắc trở, ta đã vận dụng sách lược với chính quyền Sihanouk và Lonnol, đưa hàng từ Liên Xô vào cảng Sihanoukville, sử dụng cảng và địa bàn K để đưa vào miền Nam. Quỹ ngoại tệ đã chi trả chi phí vận tải và chi phí "lót đường” cho nhà chức trách Campuchia số tiền là 36.642.653,52 USD, nhờ vậy mà chiến nường đã nhận được:

20.478 tấn vũ khí,

1.284 lấn quân trang,

731 tấn quân y,

65.810 tấn gạo;

5.000 tấn muối ".
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top