[TT Hữu ích] Người đàn ông nguy hiểm nhất nước Mỹ

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Tại chiến trường Liên khu V, nguồn tiền Trung ương đưa vào được Ngân tín Khu V, thuộc Ban Tài-mậu Liên Khu ủy, tiếp nhận, quản lý và phân phối. Nếu phải chế biến từ đô la Mỹ ra tiền Sài Gòn, thì ngân tín các tỉnh được giao trách nhiệm thực hiện chế biến phân tán lẻ, theo sự chỉ đạo về số lượng và tỷ giá tối thiểu của Tài-mậu Khu ủy V ...

Ông Võ Văn Kiểu, người phụ trách Ngân tín Bình Định:

"Năm 1968 tôi được Ngân hàng Trung ương cử đi B1, phụ trách Trưởng Tiểu ban Ngân tín, trực thuộc Ban Tài-mậu Tỉnh ủy Bình Định Nguồn tiền mặt đô la Mỹ, Trung ương giao cho Khu, Khu giao cho Tỉnh quản lý và chế biến. Số lượng đô la cần chế biến ra tiền Sài Gòn cũng như tỷ giá tối thiểu giữa đô la và tiền Z đều do Khu ủy chỉ đạo. Người trực tiếp phụ trách là ông Tám Tú, tức đồng chí Nguyễn Quang Lâm, Thường vụ Khu uỷ V phụ trách Tài-mậu.

Tiền đô la từ căn cứ chiến khu cần chuyên tới vùng ven thành phố Quy Nhơn, do cán bộ ngân tín phụ trách. Còn các cán bộ hoạt động "hợp pháp" trong thành phố thì liên hệ với các cơ sở thương nhân để đặt yêu cầu, xác định số lượng và tỷ giá. Nguyên tắc là "tiền trao cháo múc”. Lấy "Núi Bà" vùng ven chiến khu làm nơi giao nhận tiền.

Từ đây, tiền Sài Gòn tiếp tục do các cán bộ ngân tín đưa về căn cứ các nơi theo chỉ đạo của Tỉnh và Khu ủy. Trong những cán bộ Ngân tín làm nhiệm vụ này, hiện ở Bình Định còn nhiều người đang công tác tại các ngành. Như anh Thao, Giám đốc Vietcombank Quy Nhơn hiện thời, đã từng làm nhiệm vụ trên, khi đó anh Thao mới 17, 18 tuổi..."
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Quyết toán 10 năm

Cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc với thắng lợi trọn vẹn. Quỹ Ngoại tệ đặc biệt cùng với B.29 và guồng máy kinh tài của **** ở khắp các chiến trường miền Nam chấm dứt nhiệm vụ lịch sử của mình. Theo Chỉ thị của Bộ Chính trị, trực tiếp là Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị, những người đã làm việc âm thầm bao năm trong guồng máy này đã tiến hành việc "quyết toán", đúng với nghiệp vụ ngân hàng...


Các chiến trường đã tiến hành đối chiếu các số liệu về tiếp nhận viện trợ của Trung ương bằng ngoại tệ qua Quỹ đặc biệt suốt những năm chống Mỹ đến 30/04/1975. Trên cơ sở đó, đôn đốc chuyển nộp lại số tiền mặt ngoại tệ chưa sử dụng đến để thống nhất và tập trung sử dụng theo yêu cầu của tình hình mới sau chiến tranh.

Dưới đây là nội dung bản Báo cáo Quyết toán, do ông Mai Hữu Ích thực hiện:

"Kết quả nhận viện trợ của tổ chức, của nhân dân và các tổ chức quốc tế và kết quả chi viện cho các chiến trường từ năm 1964 đến 1975 như sau:

"a/ Trong phần viện trợ bằng ngoại tệ tự do cho miền Nam, sung vào quỹ ngoại tệ đặc biệt, điểm 1 phần thu, ghi là của Tổ chức X từ 1964 đến 1975 số ngoại tệ lên đến 626.042.653,52 USD, chính đó là sự ủng hộ của Trung Quốc.

b/ Chính phủ Cuba có ủng hộ bằng 200.000 tấn đường, rải làm 4 đợt trong 4 năm từ 1967 đến 1970. Ban bán thu ngoại tệ được 3.824.349 bảng Anh, quy ra đô la Mỹ vào Quỹ Ngoại tệ đặc biệt là 9.131.280 USD.

c/ Chính phủ Nam Tư ủng hộ cho miền Nam là 1.200.000 USD (một đợt năm 1970: 200.000 USD, một đợt năm 1973: 1.000.000 USD).

d/ Việt kiều Thái Lan ủng hộ trong các năm 1971, 1972, 1974 (do Văn phòng Trung ương **** nhận và chuyển vào Quỹ) là 4.348.083 USD.

e/ Một nhân sĩ quốc tế ủng hộ miền Nam bị bão lụt trong hai năm 1970 và 1971 số tiền là 2.021.616 USD
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Đến cuối năm 1975 tồn quỹ đặc biệt là:

(678.701.847,36 - 529.270.079,98) = 149.431.767,38 USD". (Mai Hữu Ích. Báo cáo tổng kết công tác ngoại tệ đặc biệt từ 1964-1975. Lưu trữ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.)

Bảng quyết toán trên cũng khớp với lời kể của ông Nguyễn Nhật Hồng, người trực tiếp phụ trách B.29:

“Từ 1965 đến 1975, B.29 đã tiếp nhận sáu trăm bảy mươi tám triệu bảy trăm ngàn đô la Mỹ (số tròn), trong đó hơn sáu trăm hai sáu triệu đô la là tiền viện trợ đặc biệt, hơn hai mươi bốn triệu đô la là tiền của các tổ chức và nhân dân quốc tế ủng hộ, gần 21 triệu đô la là tiền lãi kinh doanh chuyển đổi và gửi ngoại tệ ở nước ngoài, gần bảy triệu rưỡi đô la là lãi từ tiền dự trữ của chiến trường sau giải phóng...”
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Đến khi chiến tranh kết thúc, bản kết toán sau đây cho thấy những số liệu về tồn quỹ từ các dạng khác nhau và các nguồn khác nhau:

“Tồn quỹ dự trữ đặc biệt do B.29 điều hành đến cuối năm 1975: 149. 431.767,38 USD

Tồn quỹ ngoại tệ từ các chiến trường nộp về (B.2 và K.5 thực hiện hết sức nghiêm chỉnh): 53.803.36 USD

Tổng cục Hậu cần quân đội giao lại 508.673,29 USD

B.29 tiếp tục điều hành quản lý tác nghiệp quỹ đặc biệt, thu lãi tiền gửi ở nước ngoài, và cả tiền gửi tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam: 14.730.374,94 USD

Tổng cộng quyết toán thu 218.474.176,61 USD

Nhìn lại toàn bộ cuộc vận hành của khối lượng tiền kể trên, bằng cả AM và FM, rõ ràng rằng đã có cả một guồng máy tuyệt vời, được thực hiện bởi một đội quân đông đảo gồm những chiến sĩ thầm lặng ở B.29, N.2683, ở khu căn cứ, trên những tuyến đường máu lửa của Đoàn 559, Đoàn 759, và cả những người thầm lặng hoạt động ở hải ngoại...

Đó chính là một binh chủng không thể thiếu cho sự nghiệp giải phóng miền Nam. Để thực hiện nhiệm vụ này, không những chỉ có tấm lòng và của cải của nước bạn, của các nhà hảo tâm mà còn có cả tài năng, ý chí và lòng trung thành tuyệt đối của họ.

Cuối cùng, cũng đáng nêu lên một tình tiết là: Nếu phía Mỹ đã biết nhiều hoặc ít về những con đường mòn trên bộ, trên biển và đã tính đến chuyện đối phó, thì về con đường chuyển ngân này cả Mỹ lẫn Chính quyền Sài Gòn hầu như không biết gì.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Thời đó tình báo Mỹ không những không biết, mà lại đoán định rất sai về những hoạt động tài chính của Trung ương Cục.

Thí dụ: Trong cuộc giao ban hằng tuần vào chiều thứ Bảy, ngày 13/12/1971 tại phòng họp của tướng Abrams - Tổng Chỉ huy quân đội Mỹ ở Việt Nam (đã được ghi âm lại và nay đã giải mật), một nhân viên tình báo của CIA tên là James Graham đã báo cáo rằng:

"Có một kế hoạch của Liên Xô viện trợ vàng cho Việt Nam, với mức 9 tấn mỗi năm. Việt Nam tìm cách bán số vàng đó tại thị trường London để lấy ngoại tệ mang qua Campuchia mua các hàng hóa cần thiết rồi chuyển ra đường C-4 vào B-2. Việc mua bán này được thực hiện qua một môi giới là viên trung tá quân đội Hoàng gia Campuchia lúc đó tên là Um Savuôt."

Như vậy là tìm yếu tố thì họ có thể có, và cũng chỉ một vài thôi. Nhưng nội dung, ý nghĩ và mối liên hệ giữa các yếu tố đó thì Mỹ đã hiểu hoàn toàn sai: Việc một thương gia người Hoa nhập vàng về bán tại Sài Gòn là chuyện kinh doanh bình thường đã được hiểu là Liên Xô viện trợ vàng cho Việt Nam.

Chuyện Ngân hàng Narodnybank của Liên Xô ở London giúp Việt Nam trong việc thanh toán cho các "khách hàng" lại được hiểu là Việt Nam đem bán vàng ở thị trường London để lấy ngoại tệ trong khi thực ra thì ở London, Việt Nam đã có ngoại tệ rồi, chỉ cần nhờ các tay buôn vàng chuyển ngoại tệ đó ra tiền Sài Gòn (Z) và tiền riel (R) và nhờ các ngân hàng Liên Xô đứng ra thanh toán giúp thôi ...

Trung tá Um Savuôt là nhân vật có thật, nhưng không phải là người môi giới trong việc chuyển vàng của Liên Xô ra hàng hóa, mà là môi giới trong việc nhận tiền lót đường cho các xe chở vũ khí từ cảng Sihanoukville về khu giải phóng...
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH TRÊN BIỂN

Ngay trong thời kháng chiến chống Pháp, đã có nhiều chuyến tàu và thuyền buồm chuyên chở vũ khí từ miền Bắc vào miền Nam, từ miền Trung vào miền Nam, từ Thái Lan về Nam Bộ. Từ khi bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cũng từ năm 1959, một đơn vị đặc nhiệm nữa được giao nhiệm vụ mở một con đường trên biển để tiếp tế cho miền Nam.

Đơn vị được giao nhiệm vụ này thuộc Tổng cục Hậu cần, thành lập vào tháng 07/1959. Do đó, đơn vị này có biệt danh là Đoàn 759. Ban đầu chỉ là một đơn vị nhỏ cỡ tiểu đoàn - Tiểu đoàn 603, do Thượng úy Lưu Đức chỉ huy. Tiểu đoàn này đặt tại cửa sông Gianh, tỉnh Quảng Bình, được tổ chức dưới hình thức "Tập đoàn đánh cá sông Gianh".

Tập đoàn đánh cá này không dùng tàu thuyền của vùng sông Gianh, mà lại bí mật ra tận Nghệ An đặt làm những loại thuyền gỗ hai đáy, theo mẫu mã do một cán bộ của Ban Thống nhất Trung ương đưa, khác hẳn các thuyền ngoài Bắc.

Nơi được giao đóng 10 con thuyền đầu tiên vào cuối năm 1959 là làng Trung Kiên, xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Đến nay, hai trong số những người tham gia đóng những con tàu đó là các ông Võ Văn Nhậm và Phan Anh Phúc vẫn còn sống. Ông Nhậm kể lại:

"Hồi đó có ai nói đến tàu không số với đường Hồ Chí Minh trên biển đâu. Bí mật mà! Chúng tôi chỉ được thông báo là đóng tàu đánh cá, tàu được đóng hai đáy để cất vật dụng tránh cướp biển. Nói thế chứ chúng tôi đều biết, mình đang làm nhiệm vụ đặc biệt. Anh em thì thầm với nhau, tàu phục vụ miền Nam đấy."
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Đến ngày 23/10/1961, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 97/QĐ do Trung tướng Hoàng Văn Thái, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng ký, về việc thành lập Đoàn 759 trực thuộc Bộ Quốc phòng, cử Trung tá Đoàn Hồng Phước làm Đoàn trưởng, Võ Huy Phúc làm Chính ủy. Thượng tá Võ Bẩm được giao nhiệm vụ làm Tư lệnh Đoàn 759, vì chính ông cũng là người đã từng đi biển vận chuyển vũ khí trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, và ông cũng là người đưa ra kiến nghị với Bộ Quốc phòng tổ chức lại tuyến đường này.

Lúc mới thành lập, Đoàn 759 chỉ có 38 cán bộ, trong đó có 20 người vừa từ chiến trường Nam Bộ ra.

Tháng 08/1963, Quân ủy Trung ương quyết định giao Đoàn 759 cho Quân chủng Hải quân và đến ngày 29 tháng 1 năm 1964 thì đổi phiên hiệu Đoàn 759 thành Lữ đoàn 125 Hải quân, do Tư lệnh và Chính ủy Bộ Tư lệnh Hải quân trực tiếp chỉ đạo.

Sau đó ít lâu Lữ đoàn 125 Hải quân chuyển trụ sở từ số 83 Lý Nam Đế Hà Nội xuống số 106 đường Hồng Bàng, Hải Phòng.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Cuộc thử thách đầu tiên là vào Tết âm lịch năm 1960, tức ngày 27 tháng Giêng năm đó. Chiếc tàu đầu tiên xuất phát chở theo 5 tấn súng và đạn 500 kg vải, 400 kg nylon đi mưa, một số lớn thuốc men, đặc biệt là thuốc chống sốt rét.

Một bức điện đã được đánh đi từ Trung ương:

"Gửi Tỉnh ủy Quảng Nam,

Trung ương gửi cho các đồng chí Quảng Nam một số súng bằng đường biển. Thuyền sẽ vào bến Hố Chuối dưới chân đèo Hải Vân. Hãy cử người đón từ đêm mùng 1 Tết âm lịch. Nhận được, báo cáo..." (Nguyên Ngọc. Có một con đường mòn trên biển Đông. Nxb Trẻ, Tp. HCM, 2000, tr. 22.)

Người đi đón là Trưởng ban Quân sự Tỉnh ủy Quảng Nam - Nguyễn Chơn. Chờ đợi cả tháng trời không thấy tàu đến. Con tàu đó đã bị địch bắt ngay khi mới tới chân đèo Hải Vân. Toàn bộ số hàng mang theo phải thả xuống biển để phi tang. Năm người đi trên tàu đều bị bắt, bốn người hy sinh, một người bị đày ra Côn Đảo và bị địch tra tấn nhiều năm nhưng không khai báo, mãi đến 1974 sau Hiệp định Paris mới được trả về...
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Rút kinh nghiệm chuyến tàu đầu tiên thất bại, Đoàn 759 phải tính toán một hình thức tổ chức chặt chẽ và thông minh hơn. Để thực hiện được vận tải trên biển:

1/ Phải thăm dò đường đi nước bước, phải tổ chức những chuyến đi trinh sát để biết quy luật hoạt động của đối phương, phải chọn những tuyến đường và những thời điểm tốt nhất...

2/ Phải có những loại tàu vận tải thích hợp, vừa giống thuyền đánh cá của từng vùng, vừa che giấu được vũ khí, vừa phải có những thiết bị cần thiết để tự vệ, vừa có cách để thủ tiêu tàu nếu cần.

3/ Phải tổ chức thủy thủ đoàn giàu kinh nghiệm, hiểu địa phương, hiểu luật đi biển, những thủy thủ đó vừa rất can trường, vừa tuyệt đối trung thành, như một đội quân cảm tử.

4/ Quan trọng nhất là tổ chức các bến bãi tiếp nhận. Chuẩn bị tốt việc tiếp đón và bốc dỡ nhanh để tàu kịp ra khơi.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Thăm dò và xác định phương án

Đầu năm 1961, Quân ủy Trung ương quyết định phải dùng những cán bộ và chiến sĩ vốn là dân sở tại mới thông thạo đường đi nước bước và mới tránh được hệ thống tuần tra của đối phương. Quân ủy Trung ương điện vào các tỉnh ven biển phía Nam yêu cầu mỗi tỉnh cử một thuyền ra Bắc.

Nội dung bức điện mật gửi từ Trung ương:

"Gửi Trung ương Cục và tất cả các tỉnh ven biển miền Nam, các tỉnh tổ chức bí mật cho thuyền vượt biển ra Bắc báo cáo tình hình bến bãi, tình hình địch bố phòng ven biển và tuần tiễu trên mặt biển. Rồi trực tiếp dẫn tàu vào ..."
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Bí thư Khu ủy miền Tây, Nguyễn Thành Thơ nhớ lại:

"Tôi nhớ đầu năm 1961 có điện từ Trung ương vào. Chỉ được nhận chứ không được đánh đi, nội dung bức điện là báo Thường vụ Khu ủy chúng tôi phải tổ chức cho người đi đường biển ra Hải Phòng, ngoài đó sẽ đón để bàn việc đưa vũ khí đi vô. Chúng tôi thấy việc này quan trọng vô cùng, nên bàn kế hoạch để ba tỉnh ủy chọn ba đồng chí trung kiên đi biển giỏi. Vĩnh Bình giới thiệu đồng chí Nguyễn Thanh Lồng, Bạc Liêu giới thiệu đồng chí Bông Văn Dĩa; Rạch Giá giới thiệu ông Tư Mau. Chúng tôi làm việc với từng đồng chí giải quyết yêu cầu để lên đường”. (Bông Văn Dĩa chính là người mà ngay từ năm 1947 đã điều khiển thuyền buồm đi Thái Lan để mua vũ khí rồi chở về cho Nam Bộ.)

Vào khoảng giữa năm 1961, những "con cá kình" của sông biển Nam Bộ đã mở đường đột phá ra Bắc:

- Hai con tàu của Bến Tre do Đặng Bá Tiên và Lê Công Cẩn lên đường. Ngày 09/06 năm đó, một chiếc đã cập vào Hà Tĩnh, ngày 28/08 một chiếc đã cập vào Thanh Hóa.

- Tàu của Cà Mau do Bông Văn Dĩa phụ trách xuất phát từ Cà Mau, đến ngày 07/08 đã vào cửa sông Nhật Lệ.

- Tàu của Trà Vinh do Thuyền trưởng Nguyễn Thanh Lồng và Thuyền trưởng Hồ Văn In dẫn đầu, bị dạt sang Ma Cao, cuối cùng được đưa về Quảng Châu và theo đường bộ về Hà Nội.

- Tàu của Bà Rịa do Nguyễn Văn Phe dẫn đầu, dạt sang Hải Nam và đến giữa năm 1962 mới về tới miền Bắc...
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Những chuyến đi mở đường kể trên đã giúp cho bản thân các thủy thủ hiểu được tình hình trên biển, quan trọng hơn nữa là giúp cho Trung ương kiểm nghiệm được các tình huống để tìm ra giải pháp. Tổng Bí thư Lê Duẩn đã trực tiếp gặp các đoàn thủy thủ và trao đổi để nắm bắt tình hình. Các tướng Nguyễn Văn Vịnh, Trần Văn Trà đã cùng các đoàn bàn định kế hoạch cụ thể. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã dành thì giờ tiếp các thủy thủ và căn dặn: "Mỹ có thể đưa quân vào, phải chuẩn bị lâu dài để đánh thắng quân đội có trang bị hiện đại của Mỹ nữa..." (Lịch sử Lữ đoàn 125 Hải quân. Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2001. tr.28-30.)

Sau khi trao đổi kỹ với các đoàn, Quân ủy Trung ương quyết định: Về phương tiện, miền Bắc sẽ đóng tàu để đảm bảo về mặt kỹ thuật đi biển, đảm bảo ngụy trang tối đa để tránh sự kiểm soát của địch. Đội hình do Đoàn 759 phụ trách. Điều quan trọng là thăm dò bến bãi và cách thức đưa vũ khí lên bờ. Quân ủy Trung ương quyết định cử một tàu trở lại miền Nam, do Thuyền trưởng Bông Văn Dĩa phụ trách để thẩm định một trong ba phương án sau đây:

1/ Lấy các đảo Thổ Chu, Phú Quốc, Nam Du, Hòn Ông, Hòn Bà làm căn cứ để xây dựng hầm cất giấu vũ khí. Tàu từ ngoài Bắc đưa "hàng" về đó rồi các tàu thuyền trong đất liền ra chở dần về.

2/ Chọn một số điểm thuộc khu vực Hòn Chuối hay các cửa sông để thả hàng xuống biển. Sau đó sẽ dùng thuyền đánh cá để vớt hàng lên đưa vào bờ.

3/ Nếu hai phương án trên không thuận lợi thì chọn phương án dự phòng: Tìm một số cửa sông thuộc khu vực Cà Mau để đưa thẳng hàng vào.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Tháng 04/1962, Bông Văn Dĩa trở vào Nhật Lệ và sử dụng chính chiếc tàu mà năm trước anh đã đi ra để trở vào Nam. Trong chuyến trở về Nam lần này, thuyền chưa mang vũ khí. Riêng Bông Văn Dĩa đã mang về một khẩu súng ngắn do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng anh trước lúc khởi hành. Sau 10 ngày; ngày 18/04, anh đã vào cửa Bồ Đề thuộc Cà Mau. Tới nơi, Bông Văn Dĩa báo cáo với Khu ủy để tổ chức thăm dò ba phương án kể trên.

"Sau khi nghe báo cáo tình hình và ý kiến chỉ đạo của Trung ương, Khu ủy Khu IX quyết định thành lập một đơn vị chuyên trách "chỉ đạo công tác vận tải chiến lược đường biển”, lấy phiên hiệu là HN75. HN75 có nhiệm vụ khảo sát toàn bộ vùng biển khu vực Cà Mau, xác định bến bãi tiếp nhận hàng, báo cáo kết quả cho Khu ủy."

Qua thăm dò thì thấy phương án 1 và 2 không thể thực hiện được. Vì tàu tuẫn tiễu của đối phương dày đặc, nếu đưa vũ khí lên đảo rồi mới đưa vào đất liền thì thời gian có mặt ở ven biển dài hơn và xác suất chạm trán với địch rất cao. Vì lẽ đó, HN75 đề nghị cho chọn phương án 3. Lý do là: có thể lợi dụng thời cơ tàu phóng thẳng vào bến bãi trên đất liền, rút ngắn thời gian bị địch phát hiện, sau đó lại dễ cất giấu cả tàu thuyền lẫn vũ khí.

“Theo đề xuất của Tổ trinh sát HN75, Khu ủy đồng ý chọn các điểm ven biển Cà Mau làm bến tiếp nhận, với điều kiện phải di dân ra khỏi các cửa sông, rạch từ biển vào 5 đến 10 km, ổn định vành đai bên ngoài căn cứ. Lấy sông Vàm Lũng và Kiến Vàng làm 2 bến tiếp nhận chính. Sông Rạch Gốc, sông Bồ Đề cùng với rạch Cái Bần và Rạch Già làm bến dự bị."
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Tháng 07/1962. Trung ương có lệnh gọi Bông Văn Dĩa trở ra để báo cáo.

Để đề phòng rủi ro, Khu ủy Khu IX đã cử 2 tàu ra Bắc để báo cáo, đề phòng có tàu bị trục trặc ngang đường. Quả nhiên, chiếc tàu do Phan Văn Nhờ, tức Tư Mau phụ trách, xuất phát ngày 24/07/1962 ra đến Đà Nẵng ngày 30/07 thì bị địch bắt giữ. Chiếc tàu thứ hai do Bông Văn Dĩa phụ trách đi sau (ngày 26/07/1962) thì đã thoát, cập bờ biển Nam Định ngày 1 tháng 8 và ngay sau đó được đưa lên Hà Nội. Ngày 2/08 anh làm việc với lãnh đạo Quân ủy Trung ương và trực tiếp trao đổi với Tổng Bí thư Lê Duẩn

Phương án đưa tàu vào cửa sông đã được lựa chọn. Về tàu, sẽ dùng tàu do xưởng đóng tàu Hải Phòng đặc chế cho công việc này. Tàu sẽ vào các cửa sông Nam Bộ và tổ chức bến bãi ở đó để tiếp nhận vũ khí. Quân ủy Trung ương và đích thân Tổng Bí thư Lê Duẩn đã lựa chọn Bông Văn Dĩa phụ trách chiếc tàu đầu tiên chở vũ khí vào Nam. Tổng Bí thư nói:

"Sẽ giao cho đồng chí dẫn đường đi chuyến đầu tiên. Đồng chí sang Bộ Tổng Tham mưu kết hợp kẻ đường cho con tàu sẽ vào Cà Mau.”
Chiếc tàu đầu tiên này mang tên "Phương Đông 1", do Bông Văn Dĩa làm Chính trị viên, Lê Văn Một làm Thuyền trưởng và 10 thủy thủ
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Lê Văn Một là ai? Ở trên đã nói về Bông Văn Dĩa, một thuyền trưởng tài ba đầy kinh nghiệm. Vậy tại sao chuyến đi đầu tiên quan trọng nhất này, thuyền trưởng lại là Lê Văn Một?

Thực ra Bông Văn Dĩa và Lê Văn Một đã từng là một cặp bài trùng khăng khít, tuyệt vời từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Từ năm 1946 - 1947 hai người đã từng "cùng hội cùng thuyền" trong việc vận chuyển vũ khí bí mật từ Thái Lan về Nam Bộ trong đơn vị Bộ đội hải ngoại Cửu Long nổi tiếng thời đó. Sự phân công giữa hai người ngay từ thời đó đã là: Lê Văn Một - Thuyền trưởng, Bông Văn Dĩa - Chính trị viên.

Nhưng xuất thân của hai người thì rất khác nhau. Bông Văn Dĩa xuất thân từ một gia đình nông dân, chuyên về sông biển, chài lưới. Còn Lê Văn Một thì xuất thân từ một gia đình quyền quý, dân Tây (vào làng Tây). Cha của Lê Văn Một chính là ông Lê Văn Giỏi, Đốc học của tỉnh Mỹ Tho. Vào làng Tây, lại làm đốc học, hẳn là giàu có: Có một biệt thự sang trọng ở tỉnh Mỹ Tho.

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Lê Văn Một mang tên Tây là Abel Rene và theo học trường Tây. Đến tuổi vị thành niên, anh theo học trường Thủy quân của Pháp. Khi tốt nghiệp anh được biên chế trong đội lính thủy Pháp trên chiếc tuần dương hạm lớn nhất của Pháp ở Đông Dương thời đó là chiếc Lamottet Picquet.

Nhưng con đường của Abel Rene cũng giống như con đường của biết bao trí thức, điền chủ và quan chức ở Nam Bộ: Do Pháp đào tạo, làm cho Pháp, hưởng bao nhiêu bổng lộc của Pháp, nhưng không chịu được ách thống trị Pháp. Đi trên chiếc tuần dương hạm khắp đó đây, Abel Rene vẫn chưa tìm được đường đi cho đời mình. Khi cách mạng bừng nổ, anh đã thấy con đường đó: Anh cùng bạn bè trên chiếm hạm quyết định đánh chìm con tàu rồi đi theo kháng chiến.

Tìm đến kháng chiến, anh gặp nhà lão thành cách mạng Dương Quang Đông, người đang tổ chức những chuyến đi biển phía Tây để tiếp tế cho cách mạng. Anh gặp Bông Văn Dĩa trong công việc này và hai người bắt đầu gắn bó với nhau trên con tàu Chiến Thắng, mà anh là Thuyền trưởng, Bông Văn Dĩa là Chính trị viên. Sang Thái Lan, anh gặp một gia đình người Thái rất có cảm tình với cách mạng Việt Nam, không những đã nuôi nấng anh mà còn dùng nhà mình làm cơ sở như một trạm trung chuyển để đưa vũ khí từ đó về miền Nam.

Tình cảm đối với một nước Việt Nam đang vùng lên chiến đấu cho độc lập tự do, lại do phong cách của Lê Văn Một, một thủy thủ có học vấn, nghĩa khí... đã đưa gia đình người Thái tới một quyết định: gả con gái cho Lê Văn Một... Sau đó đôi bạn Việt - Thái trở về Việt Nam tham gia kháng chiến. Cô gái Thái trở thành bộ đội cụ Hồ. Hai con trai sinh đôi của anh sau đó cũng đi bộ đội.



 

bulongocvit

Xe buýt
Biển số
OF-102553
Ngày cấp bằng
18/6/11
Số km
617
Động cơ
402,493 Mã lực
Em mới nghe qua cái danh "người đàn ông nguy hiểm nhất nước Mỹ", có các cụ mở thớt em cũng phải đọc thêm mới được.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Tới ngày tập kết, Lê Văn Một ra Bắc nhận nhiệm vụ mới, để lại vợ và hai con nhỏ ở miền Nam.

Ngoài Bắc, Lê Văn Một được phân công phụ trách trưởng bến của cảng Cẩm Phả. Đến khi có chủ trương đưa cán bộ miền Nam tập kết về phục vụ chiến trường B, thì đương nhiên Lê Văn Một đứng số 1 trong danh sách mà Đoàn 759 tính đến, vì anh là một thuyền trưởng được đào tạo căn bản, lại từng kinh qua chiến đấu 9 năm ở miền Nam. Lần ra Bắc thứ nhất, Bông Văn Dĩa đã tìm gặp anh ở Cẩm Phả. Lần này, "cặp bài" đó lại bắt tay cùng nhau thực hiện một chuyến đi mở đường...

Trong nhật ký của Lê Văn Một, anh kể rằng mình từ giã đơn vị lại bến cảng Cẩm Phả, trở về căn cứ bí mật của Đoàn 759 tại Hải Phòng, có mật danh là Z10. Tại đây, anh bắt đầu một cuộc sống mới: về công việc, anh được đưa đi tham gia những lớp huấn luyện bắn súng các loại: súng ngắn, súng trường, trung liên và cả đại liên. Chế độ ăn uống được ưu đãi để bồi dưỡng trước khi đi một chặng đường gian nan. Mức ăn của giám đốc bến cảng Cẩm Phả lúc đó là 0,6 đ/ngày thì bây giờ được ăn 1,8 đ/ngày, trước khi đi thì 3,5 đ/ngày. Trong giờ nghỉ được đọc các loại sách báo nói về những người anh hùng hy sinh cho Tổ quốc như: Thép đã tôi thế đấy của N. Ostrovsky, Viết dưới giá treo cổ của J. Fucík...

Tàu "Phương Đông 1" rời bến Đồ Sơn (Hải Phòng) ngày 11/10. Ra bến tiễn thủy thủ đoàn có Phó Thủ tướng Phạm Hùng, Bí thư Trung ương Cục Bộ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Trung tướng Trần Văn Trà, Bộ trưởng Bộ Giao thông Phan Trọng Tuệ và Ban lãnh đạo Đoàn 759. Riêng với Lê Văn Một thì những người như Ung Văn Khiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Giao thông Phan Trọng Tuệ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Hà Huy Giáp... đều là những người mà anh đã từng chở trên thuyền của mình thời kỳ 1948-1949 từ Thái Lan về Nam Bộ ..

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Chỉ 5 ngày sau, sáng sớm ngày 16/10 đoàn đã vào tới cửa Vàm Lũng, Cà Mau. Đây là chiếc tàu đầu tiên chở vũ khí vào Nam an toàn.
Thuyền trưởng Lê Văn Một viết trong Nhật ký về lúc tàu nhổ neo:

“22 giờ 30 đêm 11 tháng 10 năm 1962. Tàu nổ máy rời miền Bắc chờ hơn 30 tấn vũ khí về Nam sau hơn 7 năm ở miền Bắc. Tàu tiến từ từ, chạy máy nhỏ rẽ sóng lướt ra khơi, xa dần chiếc thuyền anh em ở lại đang vẫy tay chào tiễn biệt..." (Nhật ký Lê Văn Một. Thuyền trưởng tàu không số đầu tiên trên biển Đông. Nxb Trẻ)

Hồi ký Bông Văn Dĩa:

“Đoàn 125 giao cho chúng tôi một tàu trọng tải 30 tấn. Đêm 09/10/1962 chúng tôi cho hàng và vũ khí xuống tàu lại bến Đồ Sơn. 8 giờ đêm ngày 11/10 chúng tôi rời bến Đồ Sơn... Đến 6 giờ sáng 16/10/1962 tàu chúng tôi vào cửa Vàm Lũng, xã Tân An... Khi tàu lọt vô cửa Vàm Lũng thì tôi lập tức báo tin vui cho đoàn 125 và Trung ương biết. Chúng tôi dưa tàu tới nơi quy định là Chùm Gọng, lập tức cho ghe thuyền bốc sang hàng, vũ khí rời đi nơi khác, xa tàu đậu.

Kế đó Trung ương báo tin cho biết, phải liên tiếp đón 3 tàu đi theo con đường đồng chí Dĩa đã đi... Việc đón 3 tàu sau cũng được chu đáo và an toàn tốt đẹp ..." (Lưu trữ gia đình Bông Văn Dĩa. )



 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Đó là tâm trạng của người đi. Còn những người ở lại? Vì không trực tiếp nếm trải những sự kiện trên hành trình, nên thay cho vất vả là những nỗi lo lắng giày vò ruột gan. Trong Hồi ký Bông Văn Dĩa nói là đã báo tin ngay cho Trung ương. Nhưng do phải qua nhiều khâu của Cơ yếu, nên phải 3 hôm sau, tức ngày 19/10, Khu IX mới báo tin này ra Trung ương.

Tướng Đồng Văn Cống nguyên Cục trưởng Cục Tác chiến, kiêm Trưởng phòng B Quân ủy Trung ương, lúc đó là người được giao trực tiếp theo dõi diễn biến của con tàu Không số đầu tiên. Ông kể lại:

"Người đi rất lo lắng. Người ở lại còn lo lắng hơn. Theo dự kiến, đi 5 ngày thì đến. Nhưng sáng nào cứ đến giờ giao ban thì Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng hỏi thế nào rồi? Mới đi 1 ngày, đến ngày thứ 2 ông đã hỏi. Ngày thứ 3, thứ 4, thứ 5, sáng nào ông cũng hỏi. Tôi sốt ruột nhưng chỉ biết lắc đầu. Sau đó cả những ngày thứ 6, thứ 7, thứ 8 cũng không có tin lức gì. Tôi là người trực tiếp theo dõi hàng ngày, càng bồn chồn lo lắng. Điện đánh đi không có trả lời. Không biết họ sống hay chết!

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top