[Funland] Người đàn ông nguy hiểm nhất nước Mỹ

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Để thực hiện FM, cần phải có một hệ thống tổ chức rất tinh vi và dày công bố trí.

- Tại Hà Nội, bộ phận B.29 thuộc Vietcombank dùng các mật mã, điện đài để liên lạc với miền Nam và liên lạc với các ngân hàng trên thế giới để nhận và gửi các lệnh chi tiền, chuyển tiền. Bộ phận đó vẫn do ông Mai Hữu Ích điều hành và trưởng phòng thanh toán Nguyễn Nhật Hồng (còn gọi là Ba Hồng) trực tiếp phụ trách.

Mười Phi:

"Với FM, các chiến trường miền Nam được chi viện tài chính rất nhanh. Một vụ FM chỉ thực hiện trong một ngày là xong thay vì nhiều tháng hành trình đầy rủi ro của đồng đô la giấy. Nguồn ngoại tệ chi viện cho miền Nam không bị hao mòn vì không còn phải trải qua lắm khâu đổi chác, vận chuyển như trước."

Ở trong Nam, một bộ phận có bí danh là N.2683 do ông Mười Phi làm Trưởng ban Tài chính đặc biệt của Trung ương Cục phụ trách. Một bộ phận đặt tại Sài Gòn. Cơ sở này trực thuộc Trung ương Cục, gọi là Ban Công tác đặc biệt. Nó là một "đối tác" đặc biệt của B.29. Đầu mối và cùng là cơ sở của N.2683 là một đại thương gia có khả năng chi tiền mặt cho N.2683. Rồi theo thông báo của N.2683, B.29 lại chi trả cho họ bằng cách chuyển ngân vào tài khoản của họ ở các ngân hàng nước ngoài.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Mười Phi:

"Đây cũng là một loại đường mòn Hồ Chí Minh, nhưng không dùng ô tô, tàu thủy, máy bay hay đường ống, cho nên không có vết chân người. Chỉ có những lệnh chuyển tiền thôi. Ngay trong sào huyệt của Mỹ - Ngụy, ta phải hình thành một cơ cấu bình phong hợp pháp phục vụ cho cách mạng miền Nam, phải tồn tại hoạt động suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ để hoàn thành nhiệm vụ cho đến ngày hoàn toàn giải phóng. Anh Phạm Hùng cho tôi danh sách năm người để tôi chọn. Tôi chọn anh Ba Châu và nhắc anh Phạm Hùng nên cho anh Ba Châu đi học thêm tiếng Khmer, học tình báo rồi hãy vào Phnom Penh giúp chúng tôi..." (Nguyễn Quang Sáng. Người lính ngân hàng Lữ Minh Châu... Đặc san Công an TP Hồ Chí Minh. số ra các ngày 13, 20, 27-07-1996 và số ra các ngày 3 và 10)

Lữ Minh Châu, Phó Ban N2683 :

"Sau khi tối nghiệp về Tài chính - Ngân hàng tại trường Đại học Tài chính Moskva, tháng 12/1964 tôi về đến Hà Nội. Ngay ngày hôm sau, anh Sáu Tiêm, Phó Ban Tổ chức Trung ương đảng gọi tôi đến, và đưa tôi sang gặp anh Lê Đức Thọ và anh Phạm Hùng... Các anh cử tôi vào hoạt động công khai, hợp pháp trong lòng Sài Gòn..."

"Chiến trường mở rộng, nhu cầu tiền càng nhiều, càng nhanh càng tốt và phải cung cấp cho nhiều nơi. AM không thể đáp ứng được các nhu cầu, phải tìm cách làm tốt hơn. Cách đó không có gì khác hơn là phải vận dụng các nghiệp vụ mua bán và thanh toán quốc tế của ngân hàng và quan hệ nhiều nơi. Phương pháp này chúng tôi gọi tắt là FM có nghĩa là phương pháp mới.".

Với biện pháp FM, nói cách khác, với hoạt động ngân hàng đặc biệt trong thời kỳ chống Mỹ tại miền Nam, chúng tôi "Ban Công tác đặc biệt" trực thuộc Trung ương Cục miền Nam, với các loại bí số D.270 và N.2683, mà tôi là Phó Trưởng ban, anh Mười Thăng Long là Trưởng ban, đã cung cấp các loại tiền nhanh chóng, đủ và đúng theo yêu cầu của Cục Hậu cần miền Nam."
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
huyển tiền cho các căn cứ.

Sau khi lấy được tiền Z, một khâu rất quan trọng nhưng lại đầy rủi ro là chuyển về các vùng căn cứ.

Quy ước là chỉ nhận tiền lớn và đã đóng gói, có dấu của ngân hàng để đỡ mất công đếm. Sau khi nhận, tiền được cất trong các kho phân tán tại các cơ sở rải rác khắp nội thành, do Tư Trần An sắp đặt và Dân Sanh quản lý. Cũng chính Dân Sanh là người tổ chức vận chuyển. Tiền giấy chở nhiều là rất nặng, Dân Sanh phải tổ chức một loạt đường vận chuyển hợp pháp để kết hợp chở hàng, chở khách với việc chở tiền. Đây cũng là cả một kỳ công.

Mười Phi:

"Trần An đã thiết lập những kho chứa kiên cố, bí mật để giấu tiền chờ giao, chờ chuyển, xe hơi có thể ra vào chở hàng thuận tiện. Phía Dân Sanh cũng có hệ kho của mình. Dân Sanh tổ chức thêm xe tải chở đậu vào Chợ Lớn bán rồi mua phân tro tải về Suối Sâu. Năm Đậu tải phân đồng thời tải luôn cả tiền về giao cho Ba Công để chuyển tiền về R.

Dân Sanh đã tự tạo cho mình một cơ cấu bình phong dày đặc gồm một đoàn xe tải, hai tàu đi buôn về miền Trung, làm nhiều thứ việc, phối hợp với Phương Mai, Thu Hương, Dân Cường.

Về sau C.130 đã có cả đoàn bốn mươi xe tải mua bán gạo với cao nguyên và Trung Bộ, giao tận đại lý gạo tại Buôn Ma Thuột. Nơi đó, Khu VI cử người đến nhận lại tiền, giấu trong gạo. Đồng thời có hai chiếc tàu Phương Mai và Thuận Phong mua bán bia từ Sài Gòn chở ra Huế, Đà Nẵng. Trên đường ra miền Trung, tàu dừng lại Vũng Rô (Phú Yên) ban đêm chờ bộ đội giải phóng ra khơi nhận tiền, đưa lên núi cho Khu V”
 

nhadatuytin

Xe container
Biển số
OF-86292
Ngày cấp bằng
23/2/11
Số km
6,125
Động cơ
464,847 Mã lực
đọc thớt này em ngộ ra đc khối hình thức rửa tiền vào VN
tks lão lầm
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Tiền mặt các loại, chủ yếu bằng đô la Mỹ và tiền Sài Gòn, theo cả hai phương thức chi viện AM và FM cuối cùng đều được tập trung về các vùng căn cứ kháng chiến, do các cơ quan tài chính và ngân tín trực tiếp quản lý điều hành phân phối theo các nhu cầu kháng chiến.
Về việc vận chuyển tiền cho các căn cứ, một trong những người trực tiếp tham gia là bà Đỗ Thị Lệ Hồng, nay là Phó Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương tỉnh Cần Thơ, kể lại:

"Trước khi về miền Tây, tôi là lính của anh Trần Dương, tức anh Ba Thái, Ban Kinh - Tài Trung ương Cục. Tôi được phân công vào một nhóm có nhiệm vụ chuyển tiền từ Campuchia về cho các đơn vị; thuộc Trung ương Cục. Chúng tôi sắm những con thuyền có gắn máy, đóng vai đi buôn gạo, buôn trái cây dọc sông Mê Kông, vận chuyển hàng từ Phnom Penh về Nam Bộ.

Có khi một tháng một lần, khi vài tháng một lần. Bên dưới đáy thuyền có giấu tiền. Chúng tôi phải bố trí những chuyến hàng rất cẩn thận, vì đó là tài sản của ****, của bao nhiêu đơn vị đang cần đến nó cho công cuộc kháng chiến. Tiền chở về được đưa về những địa chỉ nhất định, có người tiếp nhận.

Tuy là lính của anh Trần Dương, nhưng trong thời kỳ chiến tranh chưa bao giờ tôi biết mặt anh. Chúng tôi đi về, gặp nhau, giao nhận tiền... thường đều bịt kín mặt, chỉ thấy con mắt. Trong hoàn cảnh ác liệt lúc đó, đảm bảo bí mật là yêu cầu tối quan trọng. Phải không ai nhận được mặt nhau, để nhỡ kẻ địch bắt được ai thì cũng không dễ lần ra đầu mối.

Trong số những anh em đến vùng căn cứ, có không ít những người hoạt động trong nội thành. Những người đó lại càng phải giữ bí mật, không ai nhận diện được. Có những trường hợp chúng tôi thậm chí không nhìn thấy người nhau, không thấy dáng đi của nhau, mỗi người một bên bức vách bằng lá, trao đổi với nhau một số điều cần thiết, để lại tài liệu, thỏa thuận những mật hiệu và những con số..., sau đó mỗi người một ngả.

Chính vì vậy kẻ địch khó có thể phát hiện và tìm ra manh mối của các cơ sở cách mạng, cả trong thành lẫn ngoài vùng căn cứ."
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Đối với các vùng căn cứ thuộc miền núi và cao nguyên hẻo lánh mà hệ thống ngân hàng không vươn tới được, thì buộc phải dùng phương pháp thủ công như trên đã nói, tức là người mang tiền đi.

Còn đối với các vùng căn cứ gần các thị trấn hoặc thị xã, thì phương pháp chuyển ngân đã được sử dụng. Với phương pháp này, C130 bố trí các đầu mối trong thị trường tiền tệ quốc nội của Nam Việt Nam để chuyển tiền từ N.2683 tới các thị trấn, thị xã, ở đó có người của các khu căn cứ tới nhận.

Một trong những tuyến chuyển ngân quan trọng nhất là chuyển từ C130 tại Sài Gòn về các tỉnh miền Tây. Đối với miền Tây, từ sau cuộc Đồng Khởi, việc thu đảm vụ tại chỗ ngày càng eo hẹp. Quân đội đối phương lấn chiếm và quản lý rất chật chẽ các vùng nông thôn. Do đó không có khả năng tự túc về tài chính mà phải nhờ sự chi viện từ Trung ương thông qua Trung ương Cục, cụ thể là qua tuyến C.130 rót về.

Người đảm đương công việc này không phải là ai khác mà chính là thân phụ của Lữ Minh Châu, Trưởng ban N.2683.

Thân phụ Lữ Minh Châu là ông Lữ Văn Buổi, một cán bộ lão thành cách mạng hoạt động từ thời Tiền khởi nghĩa. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ông đóng vai trò một doanh nhân người Hoa (gia đình ông vốn là dòng họ Minh Hương đã sinh sống ở Cà Mau từ 3-4 thế kỷ trước). Ông chuyên kinh doanh ngành xây dựng. Lĩnh vực của ông là thầu xây dựng các khu chợ thuộc các thị xã và thị trấn ở miền Tây Nam Bộ, suốt từ Sài Gòn đến Cà Mau.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Trong kinh doanh, việc nhận tiền và chuyển tiền qua hệ thống ngân hàng là việc hoàn toàn thường tình. Ông có phong độ chững chạc của một doanh nhân lớn, công việc của ông lại rất rõ ràng và cụ thể, không ai có thể nghi ngờ được. Khi nhận được "chỉ thị" từ con trai, ông cho chuyển các khoản tiền của C.130 về điểm quy ước là chợ Cà Mau.

Ở Cà Mau có một cơ sở kính doanh của ông nhận khoản chuyển ngân đó. Họ rút ra thành tiền mặt. Lượng tiền mặt đó được đóng thùng như những thùng hàng bình thường rồi chuyển tới các sạp hàng ngay giữa chợ Cà Mau. Người của các Quân khu VIII, Quân khu IX nhận được mật hiệu thì đến đó để nhận "hàng".

Giữa một khu chợ sầm uất, đông đúc và ồn ào như chợ Cà Mau thì việc có người đem tới những thùng hàng nào đó và có người khác tới nhận mang đi là chuyện hoàn toàn bình thường, không ai để ý, cũng không ai có thể nghĩ được rằng việc chuyển giao những khối tiền lớn cho các căn cứ kháng chiến lại được thực hiện ở đây.

Từ đó cho tới ngày giải phóng miền Nam, tuyến đường chuyển ngân qua tay ông Lữ Văn Buổi là tuyến đường quan trọng nhất, là nguồn dinh dưỡng tài chính cơ bản cho toàn miền Tây Nam Bộ.

Sau ngày giải phóng miền Nam, ông Lữ Văn Buổi đã trút bỏ cái "phần đời" của một nhà thầu khoán, đồng thời cũng thôi công tác cách mạng, sống cuộc đời thanh bạch của một chiến sĩ cách mạng lão thành trong lĩnh vực tài chính của miền Nam.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Chi trả:

Sau khi đã nhận và đưa tiền về các khu căn cứ, thì nhiệm vụ tiếp theo là của B.29. Lữ Minh Châu báo bằng mật mã ra Hà Nội cho Nhật Hồng để lo toan việc thanh toán cho đối tác, bằng cách chuyển tiền tới tài khoản của họ ở nước ngoài .

Mười Phi :

"Vì vậy trong lòng của hệ thống Ngân hàng Trung ương Hà Nội có một bộ phận cơ mật đặc biệt chuyên trách, vừa phối hợp với những đầu cầu mối quan hệ đặt ở nước ngoài, ví dụ như tại Hong Kong, tại Paris, Lon don, vừa phối hợp với chúng tôi..."

Lữ Minh Châu:

"Phải làm rất nhiều việc khá phức tạp để đảm bảo ăn khớp và an toàn, nhất là phải phối hợp với B.29 xây dựng và thực hiện các loại quy ước và mật mã để hợp đồng thực hiện..."

Nguyễn Nhật Hồng:

"FM xuất phát từ ý muốn của ta: thương nhân cung ứng đồng Sài Gòn (Z) trước và chịu nhận trả ngoại tệ sau ở nước ngoài. Đây giống như một kiểu "đào hối", có lợi cho phía Giải phóng và tất nhiên đảm bảo lợi ích thiết thực của thương nhân làm ăn với ta.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Nghiệp vụ ngân hàng ở đây là sự chuyển tiền bằng điện hối hoặc chuyển tiền bằng séc cầm tay. Nhưng đặc biệt ở chỗ đây là một kiểu thanh toán tay ba. Quỹ đặc biệt B.29 Hà Nội chuyển trả tiền thay cho chiến trường nhận tiền Z. Thời gian và không gian khác nhau.

Chuyển tiền bằng điện hối: B.29 giữ vai trò "Ngân hàng chuyển tiền”, Khách hàng yêu cầu chuyển tiền là Ban Tài chính đặc biệt N.2683, cũng tức là người mua hàng. Người nhận tiền ở nước ngoài là cơ sở đại diện của người đã cung cấp tiền Sài Gòn. Ngân hàng thực hiện chuyển tiền trả là nơi giữ tài khoán cho B.29 tại hải ngoại.

Tất cả đều quy ước trước: Loại tiền và số tiền đều mã hóa theo những yếu tố quy ước... Chẳng hạn, tại Hong Kong, BOC Hong Kong chọn giúp hai cơ sở ngân hàng để thực hiện nhiệm vụ giữ tài khoản và trả tiền theo điện hối và séc từ Việt Nam phát hành. Theo quy ước cơ sở này gọi là Anh Bảo, còn đồng đô la Mỹ quy ước là X19...

Chuyển trả tiền bằng séc cầm tay. B.29 thông qua cơ sở trả tiền ở nước ngoài là ngân hàng giữ tài khoản, thực hiện trả tiền cho người cầm séc. Bộ phận N.2683 tại Sài Gòn là người ký phát séc. Người cầm séc là nhà cung cấp vật tư và hàng hóa cho vùng giải phóng, cũng là người hưởng séc. Nội dung của tờ séc là để trả tiền, nhưng quy ước lại là "một tờ lịch" của bất cứ một ngày nào đó đã qua. Những yếu tố ngày, tháng, năm trên tờ lịch cùng những yếu tố về số tiền, loại tiền, địa điểm trả tiền... đều được mã hóa theo quy ước, chính là "số máy điện thoại" được ghi trên tờ lịch. Tờ lịch cũ như tờ giấy lộn, nhưng lại là một tờ séc chuyển tiền cầm tay vô danh của FM. Nếu người cầm tờ séc này bị địch bắt, thì hình thức tờ lịch không nói lên điều gì.

Nội dung là chuyển tiền bằng điện hối, séc. Nhưng sự thể hiện trên giấy trắng mực đen thì không ai biết đó là cái gì cả! Tất cả đều đã được quy ước. Lộ một khâu nào trong dây chuyền là xem như hết! Rất may là ta đã làm việc trót lọt đến tận ngày 30/04/75. Theo tổng kết, FM chiếm đến 1/3 tổng kim ngạch chi viện."
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Trong thanh toán quốc tế, tức là chi trả cho những doanh nhân ở Sài Gòn đã giao tiền Z cho C.130 và tiền lót đường cho các sĩ quan quân đội Campuchia, phía C.130 và B.29 có trách nhiệm chi trả bằng ngoại tệ nhưng không phải trả trực tiếp, mà trả vào các tài khoản do họ quy định ở các ngân hàng nước ngoài.

Như vậy phải có những cơ sở ngân hàng nước ngoài tại các trung tâm giao dịch liên quan đến hệ thống thanh toán này, chủ yếu là Hong Kong, Bắc Kinh, Paris, London.

Ở Hong Kong, như trên đã nói, đã có Ngân hàng BOC. ở London và Paris thì Liên Xô đã giúp Việt Nam bằng cách cho sử dụng các chi nhánh ngân hàng quốc gia Liên Xô tại Paris là Eurobank và tại London là Narodnybank. Các Ngân hàng này đã đứng ra nhận các khoản tiền của BOC gửi sang (theo lệnh của B.29). Các ngân hàng đó cũng nhận các khoản tiền giúp đỡ của bà con Việt kiều. Sau đó, cũng theo lệnh của B.29, các ngân hàng này chuyển tiền chi trả vào tài khoản của các khách hàng như đã nói ở trên.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Ông Nguyễn Nhật Hồng, phụ trách B.29 giải thích về cơ chế này:

"Địa bàn quốc tế của B.29 đã lồng vào địa bàn quan hệ thanh toán của Ngân hàng Ngoại thương, tại thị trường tư bản có Paris, Hong Kong, London, Rome, Bruxelles, Tokyo, Stockholme, Zurich, Bangkok, Vientiane, Phnom Penh. Tại thị trường xã hội chủ nghĩa có Moskva, Berlin, Bắc Kinh, Quảng Châu.

Tại đây, các ngân hàng là đại lý của Ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có tài khoản tiền gửi ngoại tệ tự do chuyển đổi với kim ngạch rất lớn, chủ yếu là vốn của B.29 dự trữ để thực hiện thanh toán đặc biệt và kinh doanh ngoại hối. Có một số ngân hàng tại các nước tư bản biết rõ nghiệp vụ này là góp phần chuyển viện trợ quốc tế cho miền Nam chống Mỹ nhưng họ đã tự giác bảo mật chuyện đó.”

Trong công việc thầm lặng và công phu này, phải nhắc đến công lao to lớn của một người cộng sản Pháp tên là Charles Hilsum, ông làm Giám đốc của Eurobank ở Paris từ 1946 đến 1965. Chính ông là người đã thiết kế những đường dây này và nối nó với những hệ thống ngân hàng ở Lon don và các ngân hàng khác.

Ông đã trực tiếp sang Việt Nam những năm đầu thập kỷ 60 để hướng dẫn các cán bộ thuộc B.29 về những thủ tục thanh toán quốc tế trong hệ thống ngân hàng thế giới, mà lúc đó Ngân hàng Việt Nam còn ít nhiều ấu trĩ. Đặc biệt, ông cũng cung cấp nhiều kinh nghiệm về những biện pháp tránh rủi ro trước hệ thống giám sát của các ngân hàng Mỹ.
 

Gangnam

Tầu Hỏa
Người OF
Biển số
OF-171717
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
40,526
Động cơ
1,123,545 Mã lực
Tuổi
46
Em đọc bài của cụ Lầm và cụ Ba Cu đúng như kiểu đi học ngày xưa, mỗi đoạn phải đọc đi rồi lại đọc lại cho thật hiểu mới đọc tiếp đoạn sau. Cảm ơn hai cụ và mong các cụ tiếp tục post để em được mở rộng tầm mắt.
 

Nhạc

Xe container
Biển số
OF-45568
Ngày cấp bằng
5/9/09
Số km
9,322
Động cơ
554,922 Mã lực
Nói chung là ngưỡng mộ cái quyền lực thứ 4
VN thì nên được xếp vào tai họa thứ 5
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Tiếp nhận và phân phối

Tại B.2 và các địa bàn khác do Trung ương Cục miền Nam chỉ đạo, có đơn vị kho quỹ là C 32 trực thuộc Ban Kinh - Tài (BS.107) của Trung ương Cục miền Nam. Đó là đầu mối, là tổng quỹ tiếp nhận các nguồn tiền mặt từ Trung ương phân bổ vào theo AM và do N.2683 cung cấp theo FM.

Ông Nguyễn Thành Nguyên, người phụ trách kế toán của C.32:

"Tôi là Trưởng Kế toán và quản lý kho bạc, ký hiệu đơn vị tôi là BL/C32/BSL07. Anh Hai Cảnh phụ trách kho quỹ. Tôi được phân công theo dõi toàn bộ khoản tiền Trung ương chi cho B qua 2 con đường. Tiền đô la được Trung ương chuyển theo đường bộ qua đường dây của Đoàn 559 (Trường Sơn) vào thẳng đến C.32. Tiền ngụy Sài Gòn, riel Campuchia, tiền kip Lào được giao chuyển từ nhiều con đường đến C.32...

Số cán bộ của C.32 lo chế biến có các anh Lý Hồng, Thanh Châu, anh Giàu, anh Năm Hải, anh Ba Hài. Các anh này là cán bộ phụ trách, mỗi chốt đều có thêm một số đồng chí khác cùng làm việc...
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Mỗi lần Trung ương có gửi tiền mặt đô la hoặc có chuyển khoản đô la đều có điện báo vào C.32, tôi đều vào sổ để đối chiếu số liệu với các bộ phận liên quan.

Hàng tháng, quý, năm, kế toán chúng tôi đều có lập báo cáo viết và bảng cân đối kế toán nộp lên Ban Kinh - Tài. Ông Trần Dương là Phó ban, ông Hai Xô, Thường vụ Trung ương Cục, là Trưởng ban. Ký hiệu Ban Kinh - Tài Miền là BSL07."

Phạm Bạn, thượng tá an ninh, nguyên chiến sĩ cận vệ Trung ương Cục miền Nam:

"Một hôm, ông Hai Xô cho gọi năm anh em bảo vệ (trong đó có tôi) đến giao nhiệm vụ, ông nói đại ý, hiện có một số hàng cần bảo quản giữ gìn, đây là bí mật quốc gia, các chú phải coi trọng và bảo vệ an toàn tuyệt đối cho dù phải hy sinh cả tính mạng mình”.
Không có các thủ tục xuất, nhập, giấy tờ, biên bản. Chúng tôi chỉ biết đào hầm bí mật chắc chắn để chứa những hòm sắt dài độ 50 cm dày khoảng 20 cm, nặng chừng 12 kg, trong ruột có một hộp gắn thiếc nặng chừng 3 kg. Bình thường các hộp đó để trong hầm, được canh gác nghiêm mật ngày đêm. Khi có động thì anh em tháo bỏ vỏ, cho các hộp vào ba lô con cóc, mỗi người mang bốn hộp bí mật chuyển cất giấu ở các cứ dự phòng.

Chúng tôi làm công việc thầm lặng này một cách tự giác và nghiêm mật, tôi cảm thấy ngoài ông Hai Già (tức ông Hai Xô) và Ba Thái thì không còn ai biết "kho báu" cất giấu ở chỗ nào...
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Vào một buổi chiều mùa khô năm 1972, hàng chục trực thăng quần đả và đổ bộ xuống trảg; sát cứ Kinh - Tài Miền. Nguy cơ bị chụp chỉ còn trong gang tấc. Anh em cảnh vệ đã tính đế phả mở đường máu để cứu nguy thủ trưởng, hoặc chiến đấu đến người cuối cùng để bảo vệ "kho báu". Song chính lúc đó, nhờ sự bình tĩnh và dày dạn kinh nghiệm chiến trường của ông Hai, chúng tôi đã giữ bí mật lực lượng cho đến khi màn đêm sập xuống, bọn địch không dám nống ra. Thời cơ ấy cho chúng tôi cắt rừng chuyển cứ suốt đêm, đảm bảo người và tài sản an toàn đến nơi ở mới.

Sau này, giải phóng miền Nam, chúng tôi mới được biết mình đã từng bảo vệ "kho bạc" có đến hàng triệu đô la trong bom đạn không hề suy suyển một xu. Trong số năm người thì bốn người đã qua đời vì chất độc màu da cam và các cơn bệnh hiểm nghèo, nay chỉ còn lại mình tôi. Còn ông Hai Già - người thủ trưởng năm xưa của chúng tôi thì nay đã ở tuổi 91..."
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Trong hệ thống phân phối tiền từ Trung ương Cục tới các phân khu, có hệ thống các kho quỹ của khu và tỉnh. Nói đến chữ kho, người ta thường hình dung ra những ngôi nhà kín cổng cao tường, với những két sắt kiên cố... Nhưng cái gọi là Kho của các khu và các tỉnh thời kỳ này thực ra chỉ là một chiếc hòm sắt.

Bà Đỗ Thi Lệ Hồng (đã kể ở trên) sau khi làm công tác vận chuyển tiền, năm 1970 đã được phân công phụ trách kho quỹ của Khu IX, bà kể

"Cơ ngơi kho quỹ của tôi chỉ là một chiếc bàn nhỏ và một chiếc hòm sắt vốn là thùng đựng đạn đại bác, có nắp kín, không thấm nước. Tiền để trong đó. Công việc tôi được giao là cấp phát tiền theo lệnh của khu cho các đơn vị. Tiền đó chủ yếu là để chi tiêu cho các đơn vị như mua sắm, trả tiền thuê mướn, vận chuyển. Còn tiền lương thì tất cả miền Tây lúc đó không có, chỉ có sinh hoạt phí.

Mức sinh hoạt phí của mọi người như nhau. Bản thân tôi cũng như tất cả các đồng chí khác, từ lãnh đạo khu cho tới nhân viên, đều được hưởng một khoản sinh hoạt phí mà tôi không nhớ là bao nhiêu, chỉ nhớ rằng tính ra thì khoản sinh hoạt phí hàng tháng chỉ mua được một ống kem đánh răng và một chiếc bàn chải.

Còn cái "kho" của tôi thì thường xuyên phải dìm xuống sình (bùn) ba đến bốn lần một ngày. Mỗi lần có máy bay, có đại bác bắn thì người phải chui vào hầm, "kho" thì dìm xuống sình để nếu lính càn tới không tìm thấy tiền, bom đạn bắn phá thì cũng không bị hư nát. Khi có người đến lãnh tiền, giao tiền lại phải kéo chiếc "kho" đó lên. Kéo lên xong thì rửa tay cho sạch. Làm xong công việc, lại đưa kho xuống sình. Tay tôi vì thế suốt ngày lấm lem vì sình..."
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top