[Funland] Người đàn ông nguy hiểm nhất nước Mỹ

Biển số
OF-190773
Ngày cấp bằng
21/4/13
Số km
1,299
Động cơ
339,240 Mã lực
Nơi ở
Du lịch khắp thế gian
Nghe lại tường cái Cụ đang trốn ở sân bay Mát Xờ Cơ Va nới Hót kia!
 

noithatthehemoi

Xe hơi
Biển số
OF-160682
Ngày cấp bằng
14/10/12
Số km
127
Động cơ
349,798 Mã lực
Hay hay quá.Thế mới hiểu được thế nào là chiến tranh.Thế nào là khoa học quân sự.Đánh dấu mai em coi tiếp
 

goldmonkey

Xe container
Biển số
OF-74355
Ngày cấp bằng
1/10/10
Số km
8,637
Động cơ
500,276 Mã lực
Hay quá! Sao thời đi học em chẳng thấy lịch sử nói đến nhỉ?
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
18,165
Động cơ
697,036 Mã lực
Dùng Air Cambodia và Air France

Hình thức vận tải hàng không dân sự là hình thức vận chuyển "công khai nhưng lại tuyệt mật". Đó là con đường vận tải Bắc - Nam dành cho những cấp đặc biệt quan trọng (cấp tướng, cấp ủy viên Trung ương.) hoặc lớp người được ưu tiên (thương binh nặng, phụ nữ, trẻ em...). Đó chính là tuyến vận tải hàng không dân dụng bình thường của Vương quốc Campuchia (Air Cambodia) bay từ Phnom Penh đi Hà Nội, hoặc từ Phnom Penh đi Quảng Châu, Hong Kong rồi theo đường sắt hoặc đường hàng không về Hà Nội.

Sở dĩ công khai vì nó sử dụng một loại đường bay thương mại bình thường như mọi đường bay khác. Nhưng nó cũng là tuyệt mật vì nó gài vào trong đường bay bình thường những "hành khách" không bình thường. Tất cả đều phải mang tên giả, có căn cước giả, mua vé theo một đường dây được tổ chức rất chu đáo, do một bộ phận đặc biệt của "Ban Cán sự K" lo liệu.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
18,165
Động cơ
697,036 Mã lực
Máy bay của Air Cambodia được quyền bay ngang lãnh thổ miền Nam Việt Nam, đó cũng là việc bình thường trong thông lệ hàng không quốc tế, cũng như máy bay của Nam Việt Nam được phép bay từ Sài Gòn qua không phận Campuchia để đi Bangkok, Tây Âu. Con đường này rất an toàn, vì nó là sự mạo hiểm được bọc lót dưới một hình thức công khai hợp pháp.

Tất nhiên đó là sự mạo hiểm có cân nhắc rất kỹ: Một là, đối với máy bay của Vương quốc Campuchia, cả chính quyền Sài Gòn lẫn Mỹ đều không ngờ rằng nó lại là tuyến vận tải tối quan trọng như thế. Hai là, vì cả Mỹ và chính quyền Sài Gòn đều rất sợ những liên đới quốc tế nếu đụng chạm đến chủ quyền của Vương quốc Campuchia. Chính Thái tử Sihanouk đã từng tuyên bố nếu Mỹ đụng chạm đến chủ quyền của đất nước ông, ông sẽ lập tức yêu cầu các nước xã hội chủ nghĩa, trước hết là Trung Quốc, can thiệp để bảo vệ Campuchia.
 

vnr_82

Xe điện
Biển số
OF-4446
Ngày cấp bằng
27/4/07
Số km
2,992
Động cơ
575,808 Mã lực
Hay. E lầm thì phải :D
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
18,165
Động cơ
697,036 Mã lực
Hơn nữa đây cũng là sự mạo hiểm được tổ chức rất chu đáo: Từ căn cước giả, tên giả, đến lai lịch giả đều có một bộ phận chuyên trách thu xếp sử dụng đến những phương tiện hiện đại bậc nhất lúc đó. Khi đã có đủ những giấy tờ hợp pháp đó, lại phải bọc lót suốt từ khâu soát vé đến khâu kiểm tra hành lý. Tại đây đều có những người của "Ban Cán sự K". Loại nhân viên này thường không phải là cán bộ cách mạng mà là những nhân viên có lý lịch rõ ràng, không có chút gì khả nghi. Thường đó là người Hoa, người Ấn kiều, người Lào, người Khmer... có cảm tình với cách mang Việt Nam.

Đã có hàng ngàn cán bộ cao cấp đi ra đi vào miền Nam bằng con đường này, tức là bay qua không phận của miền Nam Việt Nam, mà chưa xảy ra một vụ nào rắc rối. Con đường này cũng đã đảm nhiệm vận chuyển những tài liệu, khí tài quan trọng như máy móc, điện đài, hàng triệu đô la để chi viện cho miền Nam.

Những gia đình và con em cán bộ miền Nam cũng đi ra Bắc bằng con đường này. Đặc biệt là việc di chuyển cả hàng ngàn học sinh trường Nguyễn Văn Trỗi ra Bắc, cũng theo tuyến hàng không này. Những bệnh binh, thương binh, những người ốm nặng... thường cũng được đưa theo con đường này để kịp thời ra Bắc chạy chữa, an dưỡng ...
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
18,165
Động cơ
697,036 Mã lực
Ông Trần Đình Vân, nhà văn, nhà báo, tác giả của cuốn Sống như anh kể :

"Vào đầu thập kỷ 60, tôi đi B bằng máy bay, từ Hà Nội sang Phnom Penh. Khi đến sân bay Gia Lâm, chỉ vài phút trước khi ra máy bay thì tôi được thông báo mình phải nhận trách nhiệm áp tải một chuyến hàng đặc biệt của Trung ương gửi sang Phnom Penh.

Tôi nhìn thấy đó là khoảng 20 đến 30 bó hàng vuông vắn giống như những lô hàng rau quả hộp xuất khẩu. Đương nhiên, tôi không biết đó là hàng gì, và tôi cũng thừa hiểu rằng tôi không có quyền được biết.

Nhưng tôi vẫn cứ áp tải theo máy bay sang đến Phnom Penh. Khi đến sơn bay, tôi là người nhận hành lý ký gửi. Ngay sau đó có xe đưa cả tôi và số hàng đó về một ngôi nhà dành riêng ở Phnom Penh, tức một cơ sở của ta ở bên đó. Sau đó xe chở ngay những "đồ hộp xuất khẩu" đó đi theo đường bộ bí mật vào vùng giải phóng.

Còn tôi cũng vào vùng giải phóng làm nhiệm vụ chuẩn bị ra tờ báo Giải phóng. Nhiều năm sau, sống ở trong vùng giải phóng, tôi mới biết hóa ra chính mình đã từng là người chủ một kiện hàng mấy triệu đô la. Kể ra trong đời có được 2-3 tiếng đồng hồ làm chủ một tài sản mấy triệu đô la đối với tôi là một điều kỳ thú, dù chỉ là lúc ở trên trời thôi... Như vậy, ngoài việc làm văn nghệ, tôi cũng đã đóng góp một phần nào đó cho công lác kinh tế tài chính của miền Nam."
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
18,165
Động cơ
697,036 Mã lực
Tổ chức tuyến đường này cũng là một kỳ công của những cán bộ hoạt động tại Campuchia và những Việt kiều bên đó. Trong đó phải kể đến những bàn tay tổ chức tinh vi của ông Nguyễn Gia Đằng (Tư Canh), nguyên Trưởng ban Cán sự K, và một số cán bộ người Hoa và người Ấn, (trước hết là ông Lục Tác Huyền người phụ trách khâu lữ hành của Air France ở Phnom Penh, ông Check Nguyễn Cang (người lai Ấn Độ), phụ trách khâu lữ hành ở sân bay Pochentong...)

Ông Tư Cam kể:

"Để mở đường này, chúng tôi phải giải quyết rất nhiều việc hóc búa. Giấy tờ lên máy bay tất nhiên không thể mang tên thật, để tránh mọi rủi ro. Tất cả đều là giấy tờ do chúng tôi làm, tên giả, nhưng dấu và chữ ký của cảnh sát thì thật. Rồi phải bố trí người vào các đường dây của hàng không. Chúng tôi còn phân công một bộ phận chuyên trách những hành khách VIP, một bộ phận cho hành khách thông thường. Hai bộ phận này không biết công việc của nhau."

Một trong những nhân viên lữ hành (người làm khâu quan trọng và nguy hiểm nhất như kiểm tra vé, căn cước, via, nhận diện, cân hành lý) ở sân bay Pochentong là ông Check Nguyễn Cang, một người Ấn Độ lai Việt Nam, ông có bố là một thương gia lớn người Ấn Độ tại Sài Gòn từ lâu đời, lấy vợ Việt Nam và có nhiều con.

Ông Cang đã bí mật hoạt động cho Việt Minh từ thời kháng chiến chống Pháp, dưới cái vỏ là một viên chức làm cho Air France ở Sài Gòn. Sau Hiệp đỉnh Genève, đến năm 1955, ông sang Phnom Penh làm cho Air Cambodia với cái tên hoàn toàn Ấn Độ là Check Kesath. Với một lý lịch như thế, ông không bị ai để ý. Nhưng chính ông là một trong những đầu mối chính lo các giấy tờ, đồng thời ông cũng là nhân viên cửa ga. Ông hoạt động ở đó suốt trong những năm chiến tranh, cho đến tháng 03/1975 thì không may ông bị chính quyền Polpot phát hiện và đem đi thủ tiêu.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
18,165
Động cơ
697,036 Mã lực
Trong hệ thống vận chuyển quá cảnh bằng đường hàng không, không chỉ có những tuyến vân chuyển "hành khách" và hàng hóa Bắc - Nam, mà còn có cả những tuyến vận chuyển hàng không quốc tế, bằng cargo (máy bay vận tải), chở hàng hóa từ nhiều nơi trên thế giới về Phnom Penh và được chuyển tiếp về vùng giải phóng bằng đường ô tô. Tuyến đường này đã được bố trí để cung cấp nhiều thứ nhu yếu phẩm cho kháng chiến như thuốc men, dụng cụ y tế, máy móc, điện đài...

Một trong những người đảm đương việc này là ông A Huấn, một thương nhân Hoa kiều đã nhiều năm sống ở Phnom Penh, chuyên về kinh doanh xuất nhập khẩu giữa Pháp và Campuchia. Ông đã nhận những "com mang" của vùng giải phóng để mua các loại hàng kể trên tại Pháp, có khi tại các nước châu Âu và Bắc Mỹ rồi chở theo cargo của Air France về Phnom Penh.

Là một ông chủ kinh doanh lớn về xuất nhập khẩu, việc ông mua hàng từ Pháp hay bất cứ nước nào đưa về Phnom Penh là chuyện hoàn toàn bình thường: thuốc men, máy móc, điện đài, dụng cụ y tế... đều là hàng dân dụng. Việc đó không có gì lạ đối với hệ thống hải quan cũng như hệ thống an ninh của Pháp, Campuchia.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
18,165
Động cơ
697,036 Mã lực
Điều bí mật là khâu tiếp theo; Từ Phnom Penh, những hàng đó đã được bí mật chuyển về biên giới.

Ông A Huấn kể lại:

"Tôi phải dùng 4-5 chiếc xe hơi cá nhân, mỗi thứ một kiểu. Mỗi lần đi ra vùng giải phóng tôi dùng một loại xe khác nhau, nhằm không tạo ra sự "quen biết" đối với các trạm gác dọc đường. Đối với những món hàng đặc biệt, thường không nặng lắm, thì tôi trực tiếp chở bằng các xe này. Hàng phổ biến nhất là các loại thuốc chống sốt rét, chống ghẻ lở, lại có loại thuốc trợ lực đặc chủng dành cho người phải ngồi trong hầm bí mật lâu khỏi bị ngất do ngạt thở...

Đặc biệt là tôi được đặt mua rất nhiều thuốc tăng lực cho các chiến sĩ, mà tiếng Pháp gọi là Pharmaton Forle. Loại thuốc này thời đó được sử dụng bình thường ở Pháp, rất có công hiệu đối với những người cần phải làm những việc cực kỳ nặng nhọc, vượt quá sức người bình thường. Theo tôi biết thì loại thuốc này có thể sử dụg cho các chiến sĩ trước mỗi đợt chiến đấu, khi cần xung phong, khi phải chạy nhanh trên một đoạn đường dài, khi leo núi cao... Nó cũng có thể dùng cho những chiến sĩ biệt động đặc công khi cần ngâm mình dưới nước nhiều ngày.

Phương thức thanh toán của tôi với vùng căn cứ rất đơn giản. Khi tôi tới nơi, theo thỏa thuận trước, tôi chỉ báo có bao nhiêu thứ hàng, tên là gì, số lượng bao nhiêu, giá bao nhiêu... Phía bên kia không bao giờ phải mở ra, cân, đong, đo, đếm. Chúng tôi tin nhau. Còn bản thân tôi thì chỉ nhận được một tờ giấy có ghi mật hiệu. Tờ giấy đó tôi cũng chẳng dùng làm gì, vì chỉ vài hôm sau số liền thanh toán đã được đưa vào tài khoản của tôi”
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
18,165
Động cơ
697,036 Mã lực
BINH CHỦNG TIỀN VÀ NHỮNG CON ĐƯỜNG CHUYỂN NGÂN

Để tất cả các binh chủng và các mặt trận kể trên có thể triển khai và hoạt động được, cần có một thứ mà ở bất cứ đâu và lúc nào cũng không thể thiếu: Tiền.

Tiền để lo ăn, lo mặc cho bộ đội, cho chiến sĩ, cho các cơ quan, đoàn thể.

Tiền để lo mua sắm hàng hóa, phục vụ mọi nhu cầu vật chất và tinh thần cho bộ máy kháng chiến - từ cục pin cho các điện đài tới những viên thuốc của các bệnh xá, giấy cho việc ấn loát, từ chiếc xe honda của anh giao liên tới những chiếc máy in báo, in giấy tờ và cả những giấy "căn cước" cho những chiến sĩ hoạt động nội thành...

Tiền để xây dựng các cơ sở bí mật khắp thành thị và nông thôn miền Nam...

Tiền còn để mua những con đường an toàn và bí mật, để vận chuyển vũ khí đến các chiến trường. Nhiều khi, tiền còn dùng để thuê cả những mảnh đất an toàn cho anh em cán bộ làm nhà tạm lánh bên nước bạn để tránh những trận càn quét, những trận mưa bom.

Như vậy, luôn luôn phải có một "binh chủng" rất quan trọng: Binh chủng tiền. Đó là một mặt trận vô cùng quan trọng và ác liệt không kém gì mặt trận quân sự. Đó cũng là nơi thể hiện xuất sắc ý chí Việt Nam, sự thông minh và sáng tạo và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. trong "binh chủng tiền" ấy, đã có nhiều chiến sĩ hoạt động thầm lặng cả ở ngoài Bắc và trong Nam, cả trong và ngoài nước, hoàn toàn như "một đơn vị đặc nhiệm". Mục này dành riêng để nói về binh chủng đó.
 

ranieu3007

Xe tải
Biển số
OF-115922
Ngày cấp bằng
8/10/11
Số km
290
Động cơ
389,007 Mã lực
Tiếp đi Cụ ơi. Em vẫn đang hóng ợ
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
18,165
Động cơ
697,036 Mã lực
Thời kỳ trước khi ra đời "Quỹ Ngoại tệ đặc biệt"

Ngay từ năm 1955, sau khi bàn giao những khu vực kháng chiến cho đối phương và tổ chức tập kết phần lớn lực lượng ra Bắc, những cơ sở còn lại ở miền Nam vẫn có hàng loạt nhu cầu về tài chính. Một phần những nhu cầu đó được giải quyết tại chỗ bằng nhiều cách khác nhau:

Biên niên sử Tài chính ****:

"Sau Hiệp định Genève năm 1954, nguồn tài chính gồm số tiền Đông Dương đổi cho dân còn dư, số vàng, tiền để lại trước khi đi tập kết, được Trung ương ****, Chính phủ tiếp tục gửi vào. Trung ương Cục miền Nam đã cấp một phần cho **** bộ Đặc biệt Tây Nam, một phần cho các tỉnh (mỗi tỉnh khoảng 1 triệu đồng) để hoạt động, một phần giao cho các đồng chí hoạt động bí mật vào các đô thị làm kinh tế, kết hợp hoạt động cách mạng. Cán bộ, đảng viên ở lại miền Nam, phần đông tự lao động nuôi mình để hoạt động cách mạng, sống hợp pháp, ăn ở trong dân, được dân nuôi nấng, đùm bọc, che chở. ..

Khi Xứ ủy Nam Bộ từ căn cứ ở Bạc Liêu, Rạch Giá về hoạt động bí mật trong Sài Gòn, Ban Tài chính Xứ ủy mang theo một số vàng, bán lấy tiền chi dùng vào việc mua nhà cửa, sắm xe hơi, mở xưởng cưa Dân Sanh ở khu vực ngoại ô Sài Gòn để làm bình phong cho cơ quan Thường vụ Xứ ủy làm việc.

Ban Tài chính Xứ ủy lập ra một số cơ sở kinh doanh hợp pháp như: cơ sở vận tải đường sông và đường bộ: một đoàn xe tải 40 chiếc chở hàng, kết hợp chở tiền cho Khu VI, hai tàu buôn làm đại lý chở hàng cho hãng bia BGI, kết họp chở tiền cho Khu V, hai tàu vận chuyển hàng tuyến Sài Gòn - Đà Nẵng - Huế, đóng ghe xuồng bán cho dân; lập nhà máy xay xát lúa, mở tiệm vàng ở chợ Phú Nhuận..."
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
18,165
Động cơ
697,036 Mã lực
Ngoài phần tự lo như trên, theo yêu cầu của Xứ ủy Nam Bộ, của Khu ủy V và Trị Thiên, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đã bắt đầu phải lo chuyện tiền bạc cho miền Nam. Tiền bạc đó đương nhiên phải là tiền Sài Gòn. Sở Quản lý Ngoại hối, và sau đó là Cục Ngoại hối thuộc Ngân hàng Quốc gia Trung ương được giao đảm nhiệm việc này.

Trong mấy năm đầu, Trung ương chưa có nguồn viện trợ quốc tế bằng ngoại tệ, mà chỉ có những nguồn viện trợ trực tiếp bằng hàng hóa, vật tư của các nước xã hội chủ nghĩa, cho nên biện pháp đầu tiên là dùng ngân sách Nhà nước để mua tiền Sài Gòn tại thị trường nước ngoài, chủ yếu là tại Hong Kong. Ngoài ra, ở chi nhánh Vĩnh Linh cũng đã thực hiện dịch vụ hối đoái giữa tiền miền Bắc và tiền Sài Gòn. Số tiền lo cho miền Nam lúc đó nếu so với các giai đoạn về sau thì không phải là lớn, nhưng so với khả năng của miền Bắc đương thời thì thấy đây cũng là một cố gắng vượt bậc.

Một báo cáo năm 1956 của Sở Quản lý Ngoại hối;

"Trong năm ta đã đổi tiền miền Nam:

- Mua 32.734.439 đồng (tiền Sài gòn - kể cả số 20.000.000 mua ở Hong Kong, tỷ giá tính ra là 1 đồng MN = 46,02 đồng MB).

- Bán 29.665.723 đồng, phần lớn để phục vụ nhu cầu của Ban Quan hệ Bắc - Nam, nhưng do ta đổi vào được rất ít nên gần suốt năm không thỏa mãn được nhu cầu này, trừ lúc cuối năm mua ở Hong Kong. Số mua bán nói trên gồm cả hoạt động của Vĩnh Linh là.

+ Mua 236.302 đồng

+ Bán 229.273 đồng

Số tồn quỹ đến ngày 31/12/1956 là 3.058.840 đồng ở Trung ương và 7.029 đồng ở Vĩnh Linh.” (Sở Quản lý Ngoại hối. Báo cáo quyết toán năm 1956, ngày 23/01/1957. Lưu trữ Ngân hàng nhà nước)

Qua bản báo cáo quyết toán kể trên, có thể thấy được rằng vào thời kỳ này, hằng năm số tiền lo toan cho miền Nam không lớn lắm, khoảng hơn 30 triệu đồng tiền Sài Gòn, chỉ tương đương nửa triệu đô la Mỹ. Tình hình miền Nam lúc đó chưa đặt ra những nhu cầu lớn về tài chính. Phong trào cách mạng lúc này còn đang trong thời kỳ âm ỉ, thậm chí có những vùng và có những bộ phận tê liệt.

Trong hoàn cảnh đó, ngoài nguồn kinh phí của Trung ương cấp còn một giải pháp quan trọng nữa là dựa vào dân. Hầu hết cán bộ nằm vùng đều ở trong tình thế "điều” hoặc "lắng". Những cán bộ này sống với nhân dân. Trong khá nhiều trường hợp, những nhân sĩ, những trí thức, những nhà tư sản có lòng yêu nước đã cưu mang cán bộ và tổ chức cách mạng.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
18,165
Động cơ
697,036 Mã lực
Từ năm 1959, cục diện miền Nam đi theo chiều hướng mới: tiến công cách mạng. Nhiều vùng căn cứ đã hình thành. Nhiều tổ chức quần chúng, nhiều đơn vị bộ đội, nhiều cơ quan của Xứ ủy, của các khu, các tỉnh phải triển khai hoạt động trong tình hình mới.

Mười Phi:

"Đặc điểm của nền kinh tế vùng do chính quyền Sài Gòn kiểm soát là thị trường tự do, hàng hóa dồi dào, hoàn toàn có khả năng giải quyết "hậu cần tại chỗ". Chỉ còn một vấn đề là: Có tiền." (Mười Phi. Góp ý cho Lịch sử Kinh tế Việt Nam, sđd.)

Đến lúc này thì tài chính là vấn đề nóng bỏng. Không có tiền thì không thể triển khai các hoạt động đó. Tiền đô la và tiền Sài Gòn chi viện cho miền Nam trở thành một yêu cầu khẩn cấp, có ý nghĩa sống còn.

Muốn tăng cường chi viện cho miền Nam bằng ngoại tệ mạnh thì phải có nguồn thu. Nhưng thu về xuất khẩu và dịch vụ đối ngoại cũng như thu kiều hối tại miền Bắc lúc đó còn rất eo hẹp, không đủ trang trải cho nhập khẩu và các nhu cầu chi phí đối ngoại khác. Cục Ngoại hối phải gánh trách nhiệm lo toan ngoại tệ cho miền Nam: vận động bạn bè quốc tế, kể cả đặt vấn đề đàm phán với chính phủ các nước bạn, để có viện trợ bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, lấy tiền đó đổi ra tiền Sài Gòn (gọi là "chế biến"). Đó là ngân khoản chi viện dành riêng cho kháng chiến ở miền Nam.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
18,165
Động cơ
697,036 Mã lực
Trong 6 năm (1960-1965), Trung ương đã chi viện cho miền Nam 1.104 triệu đồng tiền Sài Gòn, tương đương với 18,4 triệu đô la, chiếm 34,8 % tổng thu của ngân sách miền trong các năm đó. (Năm 1960, Trung ương chi viện cho miền Nam là 14 triệu đồng tiền Sài Gòn, tương đương 233.000 đô la, chiếm 18% tổng số thu ngân sách miền. Đến năm 1965 thì số chi viện của Trung ương tăng lên tới 655 triệu, tương đương với gần 11 triệu đô la, chiếm 44% tổng số thu ngân sách miền. Lịch sử Tài chính Việt Nam, tập 2, Hà Nội, 1995, sđd, 330-331)

Tổng thu của ngân sách miền cũng tăng lên từ 1.494 triệu đồng tiền Sài Gòn năm 1965 đã tăng lên 5.827 triệu năm 1968, tương đương 582.700 tấn thóc. Phần chi viện của Trung ương năm 1968 cho miền Nam (chưa kể Khu V) đã lên tới 30 triệu đô la, bằng 272% số tiền Trung ương chi viện năm 1965 (11 triệu đô la) và gấp trên 128 lần số Trung ương chi viện năm 1960 .

Sau năm 169, vùng giải phóng bị thu hẹp, biên giới Việt Nam - Campuchia lại liên tục bị càn quét. Nguồn thu tại chỗ không đủ bảo đảm chi tiêu. Trước đó, các tỉnh Nam Bộ chẳng những thu đủ chỉ mà còn nộp về miền hàng trăm triệu, giờ đây cũng chỉ đủ đảm bảo cung cấp với mức thấp nhất cho nhu cầu địa phương. Nguồn thu nhập chủ yếu của ngân sách miền lúc đó là số chi viện của Trung ương.

Từ giữa thập kỷ 60, Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân ở miền Bắc. Từ đây, việc đưa viện trợ vật chất vào Nam, cả bằng đường Trường Sơn lẫn đường biển đều khó khăn hơn trước. Bộ Chính trị đã giao cho ông Phạm Hùng, ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, phụ trách vấn đề chi viện miền Nam. Đến năm 1 965, ông Phạm Hùng đã đề xuất với Bộ Chính tri một quyết định có ý nghĩa lịch sử: Lập riêng tại miền Bắc một "Quỹ Ngoại tệ đặc biệt", lấy từ các nguồn viện trợ quốc tế để trực tiếp chi viện cho miền Nam.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
18,165
Động cơ
697,036 Mã lực
"Quỹ Ngoại tệ đặc biệt" - B.29

Về hình thức hoạt động công khai chính diện, "Quỹ Ngoại tệ đặc biệt" có danh nghĩa Cục Ngoại hối của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam để khi cần thiết có thể làm các thủ tục hợp pháp. Còn về điều hành, nó không phải là một đơn vị trong Ngân hàng Quốc gia. Để đảm bảo tuyệt đối bí mật và an toàn, Quỹ này chịu sự chỉ đạo đơn tuyến. Nét độc đáo trong cách tổ chức này là: Lấy cái công khai làm bình phong cho cái bí mật, mọi hoạt động của cái bí mật đều lấy danh nghĩa của cái công khai.

Như vậy, trong thực tế B.29 tồn tại và hoạt động như một "Ngân hàng Ngoại hối đặc biệt", phục vụ riêng cho việc chi viện chiến trường bằng ngoại tệ.

Biên chế của B.29 trong thời gian 10 năm (1965- 1975) là trên mười người. Người trực tiếp điều hành hoạt động của B.29 là ông Mai Hữu Ích, lúc đó là Phó Cục trưởng Cục Ngoại hối, đồng thời là ủy viên Ban Viện trợ miền Nam.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
18,165
Động cơ
697,036 Mã lực
Ông Mai Hữu Ích:

" Về chức năng, nhiệm vụ của "Quỹ Ngoại tệ đặc biệt": Theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 1965, Ngân hàng nhà nước đã thành lập tại Cục Ngoại hối - Vietcombank - một tổ chức chuyên trách nghiệp vụ thanh toán đặc biệt với danh nghĩa là Phòng B.29 hay là Quỹ đặc biệt với biên chế mười cán bộ có nhiệm vụ chính trị và chuyên môn là:

1/ Tập trung các nguồn vốn ngoại tệ về viện trợ và ủng hộ cho miền Nam vào "Quỹ đặc biệt".

2/ Nắm vững tính chất từng nguồn vồn đó để xây dựng phương án chi viện cho các chiến trường, đệ trình Trung ương duyệt và đảm bảo chi viện bằng ngoại tệ được tuyệt mật và kịp thời cho tiền tuyến trong bất cứ tình huống nào.

3/ Bảo vệ và điều chuyển vốn ngoại tệ của Quỹ đặc biệt này để tránh thiệt hại về ngoại tệ mất giá và phá giá, cố gắng tranh thủ được lãi suất cao để tăng tích luỹ ngoại tệ cho Nhà nước.

4/ Báo cáo kịp thời, chính xác tình hình cho Thủ tướng Chính phủ để phục vụ cho sự chỉ đạo chi viện cho tiền tuyến được chặt chẽ..." (Báo cáo tổng kết công tác ngoại hối đặc biệt từ 1964-1975 và từ 1976 đến cuối năm 1978. lưu trữ Ngân hàng nhà nước)

Tài sản ngoại tệ thuộc "Quỹ Ngoại tệ đặc biệt" là dành riêng cho miền Nam nên được điều hành một cách hoàn toàn độc lập, không liên quan gì đến vốn ngoại tệ công khai của Nhà nước tại miền Bắc. Vốn của Quỹ Ngoại tệ Đặc biệt B.29 được gửi tại Vietcombank. Đến lượt mình Vietcombank lại gửi vốn đó ở nước ngoài, tại các ngân hàng đại lý quốc tế lớn đáng tin cậy. Như vậy, B.29 được coi như "khách hàng gửi tiền đặc biệt" và "ngân hàng đại lý đặc biệt" trong quan hệ với Vietcombank.

Mọi nguồn thu của "Quỹ Ngoại tệ đặc biệt" cũng nằm ngoài ngân sách Nhà nước. B.29 tiến hành hạch toán kế toán riêng, mọi hoạt động thu, chi đều có báo cáo định kỳ đơn tuyến cho cấp trên, trực tiếp là Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị (khi Phó Thủ tướng Phạm Hùng về Nam lãnh đạo Trung ương Cục)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top